ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU Mô tả cách thức

Một phần của tài liệu Du thao CIDHARMEF lan 4 - 13-09-2019 (Trang 72 - 74)

- Kiểm tra đánh giá liên tục trong quá trình học

7. ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU Mô tả cách thức

Mô tả cách thức

Thực hiện nội dung “Góp phần nâng cao nền dược học Việt Nam” trong sứ mạng của mình, Khoa Dược đã thay đổi chương trình đào tạo Đại học theo định hướng chuyên ngành, qua đó, sinh viên năm thứ 5 được chọn học chuyên ngành dược chuyên sâu theo 5 hướng là: sản xuất - đảm bảo chất lượng thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc, quản lý - cung ứng thuốc, dược lâm sàng và dược liệu - dược cổ truyền. Chương trình định hướng chuyên ngành được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu, phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp mà sinh viên mong muốn hành nghề sau khi ra trường.

Sau khi ra trường, dược sĩ có thể tham các lớp đào tạo liên tục do khoa Dược tổ chức hoặc học tiếp sau đại học theo các chuyên ngành.

Hàng năm tổ chức đều đặn từ 4 đến 8 lớp đào tạo liên tục (chuyên sâu) nhằm cập nhật kiến thức chuyên ngành cho các Dược sĩ đang công tác tại các cơ sở chuyên môn [H7.07.01.01], [H7.07.01.02]. Việc tổ chức đào tạo chuyên sâu thực hiện theo quy định của Luật Dược 2016, Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính Phủ về thi hành Luật Dược [H7.07.01.03], [H7.07.01.04]. Sau mỗi khoá học, Khoa Dược tổ chức khảo sát, lấy ý kiến các học viên về nội dung, chương trình học đồng thời định hướng chủ đề cho khoá học tiếp theo. Trước khi bắt đầu Khoá học khoảng 2-2,5 tháng, Khoa Dược xây dựng hồ sơ gửi Trung tâm Đào tạo nhân lực Y tế theo nhu cầu xã hội - Đơn vị được nhà trường

72

giao phụ trách quản lý, tổ chức và cấp chứng chỉ đào tạo - để thực hiện thông báo tuyển sinh, thu học phí [H7.07.01.02]. Cấu trúc của một chương trình đào tạo theo quy định phải bao gồm: nội dung về pháp luật, nội dung chuyên môn chuyên sâu và nội dung về kỹ năng. Do đó, các học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực công tác. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Y tế về việc cấp chứng chỉ hành nghề, các Dược sĩ hàng năm phải tham gia đào tạo liên tục. Chi phí thu được từ việc tổ chức các lớp học được chi trả cho giảng viên giảng dạy (khoảng 30%) và bộ phận điều hành, quản lý (khoảng 10%), còn lại phục vụ cho chi phí vận hành, chi thường xuyên của Khoa, Trung tâm, Trường [H7.07.01.05].

Đối với các lớp đào tạo sau đại học, Khoa Dược có đầy đủ loại hình đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên Khoa 2 và Chuyên Khoa 1. Trong từng loại hình đào tạo, các học phần thiết kế chuyên sâu phù hợp với chuyên ngành và mang tính liên thông giữa các loại hình từ Thạc sĩ lên Tiến sĩ hoặc Chuyên Khoa 1 lên Chuyên Khoa 2.

Khoa cũng tham gia vào nhiều dự án hợp tác nghiên cứu với các trường đại học trong và nước; thực hiện nghiên cứu theo đặt hàng của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp [H7.07.01.06], [H7.07.01.07].

Hoạt động đào tạo liên tục, hợp tác nghiên cứu là cơ hội để giảng viên của Khoa cập nhật liên tục kiến thức mới, xu hướng nghiên cứu mới trên thế giới và giúp giảng viên cũng như Khoa tăng được số lượng bài báo khoa học, đặc biệt là bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Đồng thời giúp tăng thu nhập cho giảng viên tham gia giảng dạy, điều hành, quản lý [H7.07.01.08], [H7.07.01.09].

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

Khoa có kế hoạch triển khai các lớp đào tạo liên tục, có kênh truyền thông để thông tin đến các đối tượng phù hợp.

Khoa Dược có mối quan hệ tốt với các Sở y tế/viện/trung tâm nghiên cứu/trường đại học/doanh nghiệp trong nước và một số trường đại học nước ngoài.

Khoa Dược phối hợp tốt với Trung tâm Đào tạo nhân lực Y tế theo nhu cầu xã hội trong việc tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo.

Giảng viên của Khoa được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn chuyên sâu và có đam mê nghiên cứu khoa học.

Điểm yếu

Các lớp đào tạo liên tục hiện nay chỉ giới hạn trong lĩnh vực dược lâm sàng, quản lý dược; chưa mở rộng sang các lĩnh vực chuyên môn khác.

Khoa chưa liên kết được các nhóm nghiên cứu lại với nhau để có thể thực hiện các nhiệm vụ khoa học chuyên sâu.

Việc đào tạo và nghiên cứu đang bị bó hẹp trong lĩnh vực chuyên môn Dược thuần tuý, chưa có sự kết nối với các lĩnh vực khác trong ngành y tế.

Cơ hội

Quy định của Bộ Y tế yêu cầu các Dược sĩ phải tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm.

73

Việc triển khai đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức chuyên môn cần được chú trọng phát triển mạnh mẽ hơn để tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng sẵn có và mở rộng cơ hội hợp tác.

Việc tổ chức đào tạo liên tục là xu thế.

Thách thức

Khoa cần có cơ chế năng động hơn để thích nghi với những thay đổi sắp tới (nếu có).

Sự cạnh tranh với các đơn vị khác vì theo Luật Dược thì các cơ sở đào tạo, Hội nghề nghiệp đều có thể có chức năng tổ chức đào tạo liên tục.

Đề xuất các kiến nghị

Cần thành lập bộ phận có nhiệm vụ tìm hiểu, khai thác nhu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ chính trị.

Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan Y tế như Sở Y tế để phối hợp tổ chức các lớp đào tạo cho địa phương.

Phối hợp với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan trong tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức.

Phải luôn được đầu tư để đảm bảo là cơ sở tiên phong trong đào tạo chuyên sâu, đào tạo các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của lĩnh vực dược.

Một phần của tài liệu Du thao CIDHARMEF lan 4 - 13-09-2019 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)