Bản chất của thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm.. Bộ phận tư bản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Ngọc
Mã sinh viên: 11202805 Lớp: Kinh tế chính trị Mác Lênin_36
Hà Nội, tháng 05/năm 2021
Trang 2Lời mở đầu
Bên cạnh khủng hoảng kinh tế, sự cạn kiệt tài nguyên,… thì thất nghiệp cũng được coi là một trong những “khuyết tật” của nền kinh tế thị trường Có thể thấy thất nghiệp luôn là mối quan tâm của toàn xã hội Nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người lao động Sinh viên sau khi ra trường chiếm một phần lớn trong lực lượng lao động, song họ là những người được đất nước đặt niềm tin và kì vọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Nhưng tình trạng thất nghiệp của sinh viên lại đang là vấn đề báo động đối với mỗi quốc gia
Trang 3I Lý luận của Mác Lênin về thất nghiệp
1 Bản chất của thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm Tỷ lệ
thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực
lượng lao động xã hội
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động)
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau Kinh
tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ) Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu) Kinh tế học cổ điển và tân
cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường) Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp
2 Nguyên nhân thất nghiệp
Trang 4Trước C.Mác đã có không ít những học thuyết kinh tế giải thích nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhưng C.Mác là người đầu tiên vận dụng quan điểm triết học và thực tiễn để giải thích nguyên nhân một cách chính xác và đầy đủ nhất Những quan niệm của ông về vấn đề này là tiền đề để các nhà kinh tế học sau này nghiên cứu và phát triển
Để có thể hiểu được nguyên nhân thất nghiệp chúng ta phải hiểu được các bộ phận tư bản liên quan đến nó: tư bản bất biến và tư bản khả biến
Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển
vào sản phẩm, tức không thay đổi về lượng giá trị của nó được gọi là tư bản bất
biến (ký hiện là c)
Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi vê lượng,
được gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v)
Nói theo một cách nhìn khác tư bản bất biến là một bộ phận tư bản dung để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản được dùng để mua sức lao động
Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản Còn tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến cần thiết để hình thành sản xuất (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản
Để thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo giá trị và cấu tạo kỹ thuật thì C.Mác đã dùng một phạm trù khác là cấu tạo hữu cơ của tư bản Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản càng tăng theo sự tăng lên của chủ cấu tạo giá trị của tư bản nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng tăng lên Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, nhưng tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống một cách tương đối Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối Đây chính là nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp
Trang 5Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi khi khoa học công nghệ phát triển các nhà
tư bản sẽ đầu tư máy móc hiện đại phục vụ quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động mà không tốn quá nhiều nhân công Vì thế máy móc hiện đại thay thế
vị trí con người dẫn đến tình trạng cung lao động thừa ra từ đó gây ra thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ là 0% vì trên thực tế trong quá trình tích luỹ tư bản sự mở rộng quy mô sản xuất và giãn thải công nhân là không ăn khớp về mặt thời gian, không gian và số lượng Do đó trên phạm vi toàn xã hội luôn có một bộ phận công nhân thất nghiệp Như vậy chúng ta cần phải dự tính và coi một mức thất nghiệp nhất định là cần thiết và đáng mong muốn
3 Phân loại thất nghiệp
Theo lý do thất nghiệp
Mất việc: Nhân sự ng bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào
đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp
Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người đó có điều không hài
lòng với đơn vị làm việc của mình nên chủ động xin thôi việc
Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm.
Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, hiện muốn đi làm trở lại
nhưng chưa có được vị trí thích hợp
Theo tính chất
Thất nghiệp tự nguyện
Thất nghiệp không tự nguyện
Theo nguyên nhân
Thất nghiệp tự nhiên:
Thất nghiệp tạm thời/thất nghiệp ma sát: Xuất hiện khi người lao động thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn (từ lúc họ rời công việc cũ cho đến khi họ tìm được công việc mới)
Thất nghiệp cơ cấu: Nó là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có những thay đổi khiến người lao động không thể thích nghi được Họ buộc phải tìm đến các ngành nghề khác hoặc địa phương khác để tìm việc
Trang 6 Thất nghiệp thời vụ: Một số công việc như làm part time dịp hè hoặc giải trí theo mùa (công viên nước, trượt băng, trượt tuyết…) chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định trong năm Khi đoạn thời gian này qua đi thì người làm các công việc đó sẽ thất nghiệp
Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong
chu kỳ kinh tế Nguyên nhân sinh ra loại thất nghiệp này là do trạng thái tiền lương cứng nhắc Nó là dạng thất nghiệp không tồn tại vĩnh viễn, sẽ biến mất
nếu có đủ điều kiện tiên quyết
II Liên hệ thực tiễn vấn đề thất nghiệp ở độ tuổi lao động nói chung và sinh viên nói riêng ở Việt Nam
1 Thực trạng
a) Thực trạng chung
Ngày 29/3/2021 Tổng cục Thống kê công bố: “Trong quý 1/2021, ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lần lượt là 2,42% và 2,20%, tăng so với cùng kỳ năm ngoái (tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi quý 1/2020 là 2,34%; thiếu việc làm là 1,98%)”
Quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19 Kết quả điều tra lao động việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm
so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Trong quý đầu năm 2021, cả nước có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường lao động là sự gia tăng mức thu nhập từ công việc của người lao động
so với quý trước và cùng kỳ năm trước
Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới (tương ứng là giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước)
Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu
Trang 7người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36%
so với cùng kỳ năm trước
Số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước
Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch vụ là 1,76% Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn có
tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần
Trang 8trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần trăm Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực
kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: %
Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, các quý
giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: %
Trang 9b) Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường ở Việt Nam
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thông kê tính đến quý 4 năm 2020, nước ta
có 55,14 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tăng 1,03% so với quý trước Trong đó lao động giới tính nam chiếm 52,48% (28,94 triệu người) Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đại học trở lên là 6,285 nghìn người chiếm 11.4%, lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 75,36%, còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng
và dạy nghề từ 3 tháng trở lên Có thể thấy sinh viên sau ra khi ra trường chiếm một phần không nhỏ trong lực lượng lao động nước ta ngày nay
Tuy nhiên trong số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có một bộ phận người vẫn trong tình trạng thất nghiệp Quý 4 năm 2020, có 2,16% số lao động thất nghiệp cả nước bao gồm lao động chưa qua đào tạo, qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc dạy nghề từ 3 tháng trở lên Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm con số lớn, khoảng 25% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này
Số lao động thất nghiệp trình độ đại học trở lên trên phạm vi toàn quốc năm
2020
Đơn vị: Nghìn người
Quí 1 1,118.2 539.2 579.0 208.5 65.7 142.8
Trang 10Quí 2 1,336.2 691.4 644.8 172.5 78.5 94.1 Quí 3 1,252.4 508.7 743.6 333.5 107.9 225.7 Quí 4 1,192.9 446.9 746.1 297.9 85.0 212.9
Do diễn biến tình hình dịch Covid khá bất ổn và phức tạp nên nhìn chung số lao động thất nghiệp trong năm 2020 tăng giảm không đồng đều Quí 1 măm 2020
tỷ lệ thất nghiệp ở lao động có trình độ đại học trở lên là 18,64%, cuối quí 4 năm
2020 tỷ lệ thất nghiệp đó tăng lên đáng kể rơi vào khoảng 25%, tức tăng lên 6,36% Xét theo giới tính tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học trở lên ở nữ luôn nhiều hơn so với nam cụ thể là 68,49% quí 1/2020, 71,47% quí 4/2020, tăng lên khoảng 1,04% Như vậy tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường vẫn tăng theo từng quí, sự chênh lệch thất nghiệp nam và nữ là khá lớn
Số lao động thất nghiệp trình độ đại học trở lên ở nông thôn và thành thị năm
2020
Đơn vị: Nghìn người
Chung Đại học trở lên Chung Đại học trở lên
Số lao động thất nghiệp ở thành thị trong năm 2020 đã tăng 82,6 nghìn người trong khi ở nông thôn số lao động thất nghiệp lại giảm 7,8 nghìn người.Tính đến thời điểm cuối quí 4/2020 số lao động thất nghiệp ở thành thị lớn hơn so với nông thôn là 45,4 nghìn người, đây là sự chênh lệch khá lớn so với tổng thể lao động thất nghiệp ở hai vùng
Trang 11Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ở thành thị lớn hơn đáng kể so với nông thôn Điển hình là quí 4/ 2020 tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ đại học trở lên ở nông thôn chỉ chiếm 13,59% trong khi đó ở thành thị là 35,53% cao hơn 21,94%, đây là sự chênh lệch lớn Trong năm 2020, số sinh viên thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn đều tăng lên Cụ thể như sau: số sinh thất nghiệp có trình độ đại học trở lên ở thành thị tăng đến 78,1 nghìn người (55%) Điều đó cho thấy tình hình dịch Covid và nhiều biến động xảy ra trong năm
2020 đã làm gia tăng khổng lồ số lượng sinh viên thất nghiệp ở thành thị Bên cạnh đó, ở thành thị số sinh viên thất nghiệp sau ra trường chỉ tăng 11,4 nghìn người (17,11%), mặc dù đây là một con số không nhỏ nhưng nó cho thấy sự gia tăng thất nghiệp ở sinh viên nông thôn là ít hơn nhiều so với thành thị
Như vậy tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường dù là khác biệt về điều kiện sống, giới tinh hay khu vực đều đang tăng lên Nói cách khác, số lượng sinh viên thất nghiệp ngày càng nhiều Nó ảnh hướng trực tiếp đến tâm lý những người đang còn là sinh viên Vì vậy chúng ta cần phải biêt được nguyên nhân để từ đo đưa ra giải pháp hợp lý để giảm thiểu tối đa số lượng sinh viên thất nghiệp
2 Nguyên nhân chính
Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹthường thiên
về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,… và con cái thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường
Những thông tin trên như là một hồi chuông cảnh báo cho thực trạng định hướng nghề hiện nay khi mà các học sinh hầu như không có một định hướng nghề cho bản thân, không biết mình thích gì và có thể làm gì sau này, đâu là điểm mạnh
và điểm yếu của bản thân? Không biết định hướng và lựa chọn cho mình ngành học phù hợp, sinh viên sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, kết quả học tập sút kèm, không có sự yêu thích và tâm huyết,… Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp thành công