Kết quả kinh doanh năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 31 - 39)

- PGD Cổ B

2.2.2. Kết quả kinh doanh năm

* Công tác huy động vốn:

- Tổng nguồn vốn bao gồm cả nguồn tiền gửi KKH của BHXH, nguồn ủy thác tiết kiệm vàng 6.763 tỷ VNĐ trong đó:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn

Tổng nguồn vốn 6.763 tỷ VNĐ

Nguồn nội tệ 5.327 tỷ VNĐ

Nguồn ngoại tệ quy đổi 1.067 tỷ VNĐ Nguồn vàng quy đổi 369 tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn:

Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn

Chú thích:

(1): Nguồn nội tệ

(2): Nguồn ngoại tệ quy đổi (3): Nguồn vàng quy đổi

- Tổng nguồn vốn loại trừ tiền gửi KKH của BHXH, tiền gửi tiết kiệm bằng vàng: 5.398 tỷ VNĐ, trong đó:

+ Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: 5.398 tỷ VNĐ trong đó:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Tổng nguồn vốn 5.398 tỷ VNĐ

Nguồn vốn không kỳ hạn và <12 tháng 2.364 tỷ VNĐ Nguồn vốn CKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 443 tỷ VNĐ Nguồn vốn CKH từ 24 tháng trở lên 2.591 tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:

Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Chú thích:

(1): Nguồn vốn không kỳ hạn và < 12 tháng.

(2): Nguồn vốn CKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. (3): Nguồn vốn CKH từ 24 tháng trở lên.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động

Tổng nguồn vốn 5.398 tỷ VNĐ

Tiền gửi dân cư 1.936 tỷ VNĐ

Tiền gửi TCKT 3.014 tỷ VNĐ

Tiền gửi TCTD 448 tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động:

Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động

Chú thích:

(1): Tiền gửi dân cư (2): Tiền gửi TCKT (3): Tiền gửi TCTD

Năm 2008 ngoài những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng, Chi nhánh Thăng Long còn phải đối mặt với những khó khăn riêng như: Một số chi nhánh cấp II lớn mạnh đã tách ra, nguồn vốn BHXHVN cũng bị tách phần lớn sang chi nhánh khác, chủ trương không nhận mới nguồn tiền gửi các

TCTD của NHNo&PTNTVN trong khi các khoản đến hạn thanh toán khoảng 1.300 tỷ VNĐ,... Chi nhánh đã thực hiện linh hoạt các giải pháp về lãi suất và huy động vốn để bù đắp, phần bù tăng khoảng 1.500 tỷ bao gồm cả tiền gửi TCKT và tiết kiệm dân cư.

Trong năm, Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành: Tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu mừng xuân, tiết kiệm VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng, tiết kiệm VNĐ bảo đảm giá trị theo USD, tiền gửi tiết kiệm đảm bảo lãi suất linh hoạt, tiết kiệm bằng vàng... Các sản phẩm nhìn chung hợp với nhu cầu tâm lý của khách hàng và điều kiện cung cấp của ngân hàng, người dân và tổ chức có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Một số hiệu quả chưa cao như:

- Tiết kiệm tự điều chỉnh tăng lãi suất: Chỉ phù hợp trong thời điểm nóng lãi suất. Thời điểm này, cùng ban hành sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang có lợi thế bước nhảy lãi suất linh hoạt cao, khi lãi suất giảm, khách hàng vẫn được hưởng lãi cho đến hết kỳ hạn và với tâm lý ưa chuộng gửi ngắn để kỳ vọng lãi suất các NHTM tăng nên khách hàng thường nghiêng chọn sản phẩm tiết kiệm bậc thang nhiều hơn.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng vàng: Hiện tại, Chi nhánh ủy thác cho Công ty Vàng bạc đá quý NHNoVN huy động vốn, kết quả huy động vốn quy đổi đến 31/12/2008 là 369 tỷ VNĐ. Về khả năng huy động là tiềm năng, tuy nhiên do đang trong thời gian thực hiện thí điểm, quy chế về tín dụng vàng trong hệ thống chưa rõ ràng nên đầu ra của sản phẩm giới hạn trong 01 khách hàng cũng là đơn vị trực tiếp được ủy thác huy động nên có vướng mắc về hạn mức tín dụng. Về kỹ thuật, chương trình IPCAS cũng chưa hỗ trợ cho quản lý và hạch toán chi tiết các khoản huy động của từng khách hàng nên

gặp khó khăn khi tính dự chi lãi huy động và lãi do món giao dịch vàng lãi quy đổi VNĐ thấp.

* Công tác tín dụng:

- Tổng dư nợ bao gồm cả dư nợ Công ty CTTCI, dư nợ bằng vàng: 2.481 tỷ VNĐ.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ

Tổng dư nợ 2.481 tỷ VNĐ

Dư nợ nội tệ 1.647 tỷ VNĐ

Dư nợ ngoại tệ quy đổi 465 tỷ VNĐ Dư nợ bằng vàng quy đổi 369 tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ:

Biểu 2.4: Cơ cấu dư nợ

Chú thích:

(1): Dư nợ nội tệ

(2): Dư ngoại tệ quy đổi (3): Dư nợ bằng vàng quy đổi

Tổng dư nợ giảm mạnh so thời điểm 31/12/2007, chủ yếu giảm dư nợ ngắn hạn do quý II, quý III/2008 thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ. NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, đảm

bảo cân đối vốn kịp thời tại Chi nhánh và hệ thống. Thời điểm này, Chi nhánh có vay vốn ngoại tệ TTTM tương đương 304 tỷ VND đáp ứng yêu cầu cấp bách của khách hàng và đã thanh toán hết trong tháng 12/2008.

Về cuối năm, ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung, thị trường hàng hóa các mặt hàng truyền thống như sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi tiếp tục giảm làm giảm kết quả tài chính của khách hàng ít nhất là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến không đủ điều kiện vay vốn, nợ xấu tăng, khách hàng phải bán tài sản để trả nợ ngân hàng, nhu cầu vay giảm. Đối với hộ vay tiêu dùng gặp khó khăn trong công tác trả nợ ngân hàng vì không bán được tài sản thế chấp ngân hàng. Với đối trượng khách hàng có hàng xuất khẩu, chi nhánh thực hiện chi vay có ưu đãi về lãi suất và các chi phí khác.

Trong năm, tại chi nhánh phát sinh các khoản vay cầm cố trái phiếu của NHNo&PTNT Việt Nam đến nay đã đến hạn và bị chuyển nợ quá hạn do khách hàng không có nguồn để trả nợ món vay. Khách hàng có nhu cầu chuyển nhượng lại trái phiếu trên cho NHNo&PTNT Việt Nam, tuy nhiên hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chưa có chủ trương mua lại.

* Nợ xấu: Tổng dư nợ bao gồm cả dư nợ Công ty CTTCI, dư nợ bằng vàng < kế hoạch giao 7%.

- Trích dự phòng rủi ro: 92,8 tỷ VNĐ. - Thu nợ sau xử lý rủi ro: 6,8 tỷ VNĐ.

Nợ xấu về tuyệt đối không tăng, về tỷ lệ % cao trong các quý III,IV/2008, nguyên nhân do giá cả biến động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn và hàng hóa, làm chậm kế hoạch kỳ hạn trả nợ Ngân hàng của khách hàng. Thứ hai, tổng dư nợ giảm, các khoản nợ trong hạn đến hạn thu hồi hết đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu.

Thu hồi xử lý rủi ro chậm do chính sách hạn chế tăng trưởng dư nợ đã ảnh hưởng tới tâm lý hoạt động của doanh nghiệp vì sợ trả nợ sẽ khó vay lại.

Đối với khách hàng hộ do thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, tài sản thế chấp khó bán, khách hàng không thể trả nợ ngân hàng.

* Tài chính:

- Tổng thu 1.196,7 tỷ VNĐ trong đó: + Thu lãi cho vay tín dụng: 350 tỷ VNĐ. + Thu điều vốn: 723 tỷ VNĐ.

+ Thu nợ sau xử lý rủi ro: 6,8 tỷ VNĐ. + Thu dịch vụ: 14 tỷ VNĐ.

- Tổng chi (chưa lương) 1.071 tỷ VNĐ trong đó: + Chi trả lãi huy động: 531 tỷ VNĐ.

+ Chi điều vốn: 310 tỷ VNĐ.

+ Chi khác: 230 tỷ VNĐ (gồm chi kinh doanh ngoại hối: 87 tỷ VNĐ, chi dự phòng: 92,8 tỷ VNĐ).

- Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương, nội bảng): 126 tỷ VNĐ.

Bảng 2.5: Kết quả tài chính

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Tổng số % so với năm 2007

1. Tổng thu 1.196,7 107% * Thu tín dụng 349 139,9% * Thu dịch vụ 14 2. Tổng chi 1.070,4 107% * Chi trả lãi 841,6 93% Trong đó: Trả phí 311,1 * Chi khác 530,5

3. Chênh lệch thu chi 126 103%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008)

Thu lãi cho vay tăng 39,9% so năm trước, chi lãi tiền gửi, tiền vay ổn định do năm 2008 nguồn KKH bình quân tại Chi nhánh bù đắp cho các khoản nguồn có kỳ hạn lãi suất cao mặc dù có biến động mạnh về lãi suất thị trường

chung. Thu, chi dịch vụ đều tăng do đã thu hút được nhiêu khách hàng trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ tại chi nhánh Thăng Long. Thu – Chi về kinh doanh Ngoại tệ tăng do cách hạch toán mua bán ngoại tệ với khách hàng làm doanh số Thu – Chi tăng đột biến.

Chi trích lập dự phòng rủi ro tăng.

Chi quản lý (vật liệu văn phòng, chi sửa chữa thường xuyên, chi mua sắm công cụ lao động) tăng do năm 2008 có thêm các PGD mới thành lập và tại Trung tâm giao dịch, sửa toàn bộ nhà làm việc số 4 Phạm Ngọc Thạch và một số PGD trực thuộc.

Chênh lệch Thu – Chi tăng 3% so với cùng kỳ (đã loại 3 chi nhánh nâng cấp).

* Hoạt động thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại hối:

- Thu về dịch vụ thanh toán quốc tế: 6.393.315.729 VNĐ. - Thu lãi kinh doanh ngoại tệ: 1.934.322.867 VNĐ.

Về Thanh toán quốc tế: Doanh số Thanh toán quốc tế giảm không đáng kể (6%) so với năm 2007, trong đó doanh số hàng xuất khẩu tăng, doanh số hàng nhập khẩu giảm do doanh số chuyển tiền. Thanh toán L/C và nhờ thu tăng so với năm 2007.

Doanh số tập trung vào một số khách hàng mở và thanh toán L/C có giá trị lớn.

Về phía khách hàng do nguồn vốn thanh toán chủ yếu (khoảng 80%) là vốn vay ngân hàng. Năm 2008 trong 9 tháng đầu năm, tình hình thị trường biến động, tỷ lệ lạm phát gia tăng, NHNN nói chung và NHNo&PTNT nói riêng đều có chính sách chỉ đạo theo hướng hạn chế, thu hẹp hạn mức tín dụng, tập trung thu nợ, đặc biệt là nợ xấu vì vậy có nhiều khách hàng không đủ vốn tự có để thanh toán.

Về phía ngân hàng, cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Quý II,III/2008, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng, nguồn mua USD từ khách hàng là Dự án và khác không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu, phải cân đối mua thêm USD của Sở quản lý, chịu thu phí nội bộ và chi nhánh gặp bất lợi là không được thu phí kinh doanh ngoại tệ của khách hàng. Quý IV/2008, nguồn ngoại tệ đảm bảo, đơn vị tự cân đối được nguồn ngoại tệ nhưng đầu ra khó do nhu cầu tín dụng giảm.

* Hoạt động dịch vụ thẻ và Marketing:

Giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng, thực hiện đúng quy định quy trình về chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống mới, phát hành thẻ của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong năm, Chi nhánh đã tiếp cận thành công các nguồn tiền gửi Dự án như: Dự án Hỗ trợ y tế 7 tỉnh phía Bắc và một số dự án thuộc Bộ ngành khác, nâng tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ tăng so kế hoạch và so cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 31 - 39)

w