Lựa chọn mô hình dự báo phù hợp nhất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 74 - 76)

- PGD Cổ B

CHI NHÁNH NHNo&PTNT THĂNG LONG 3.1 SỐ LIỆU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH

3.5.2. Lựa chọn mô hình dự báo phù hợp nhất

Từ bảng so sánh giá trị dự báo trên em thấy mô hình dự báo san mũ Holt - Winters và mô hình hồi quy cho kết quả tương đối sát với tình hình thanh toán thực tế diễn ra tại ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của Ngân hàng em thấy sử dụng mô hình hồi quy để dự báo sẽ phù hợp hơn vì mô hình dự báo san mũ Holt – Winters chỉ xem xét riêng bản thân chuỗi số giao dịch điện tử mà không xem xét đến các yếu tố tác động đến công tác thanh toán điện tử tại ngân hàng. Mô hình hồi quy đã đưa vào các yếu tố tác động đến tình hình thanh toán điện tử là số tài khoản được mở trong tháng và số giao dịch điện tử của tháng trước. Và thông qua nghiên cứu trên thì có thể thấy mô hình hồi quy trên đã dự báo được tương đối chính xác về tình hình thanh toán điện tử trong ba tháng đầu năm 2009.

Do vậy ta có thể sử dụng mô hình hồi quy để dự báo về số lượng giao dịch điện tử trong các tháng tiếp theo của năm 2009.

Mô hình dùng để dự báo: i i i STK GDDT DT D G ˆ =6068,535+0,997999* +0,583161* 1 Trong đó:

STK là số tài khoản được mở trong một tháng.

GDDT1 là biến trễ của biến số giao dịch điện tử trong một tháng.

Qua những nghiên cứu ở trên em đã phân tích được tình hình thanh toán điện tử tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và đưa ra được mô hình dự báo tương đối chính xác cho lượng giao dịch điện tử trong các tháng tiếp theo của năm 2009. Mô hình dự báo này có thể giúp ngân hàng có những biện pháp cho công tác thanh toán nói chung và công tác thanh toán điện tử nói riêng ngày càng phát triển, doanh thu mang lại từ hoạt động thanh toán điện tử ngày càng cao.

Những phân tích ở trên cho thấy tình hình thanh toán điện tử tại chi nhánh có yếu tố xu thế và yếu tố mùa vụ, vào những tháng cuối năm lượng giao dịch điện tử tăng hơn hẳn những tháng khác, nguyên nhân là do cuối năm nhu cầu giao dịch, thanh toán giữa các đơn vị, các nhân, tổ chức tăng cao. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp để công tác thanh toán trong những tháng cuối năm được tốt, có thể tăng thêm cán bộ thanh toán và máy tính để có thể xử lý được hết các giao dịch diễn ra trong ngày, không để xảy ra hiện tượng tắc nghẽn đường truyền do quá tải. Còn vào những tháng khác, ngân hàng có thể đưa ra các chương trình khuyến khích việc mở thêm tài khoản, giúp công tác thanh toán phát triển.

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận và thời gian có hạn nên khóa luận chỉ dừng lại ở những phân tích đã thực hiện. Trong tương lai, nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và thu thập số liệu đầy đủ hơn về thì có thể sẽ xây dựng được mô hình dự báo chính xác giúp cho công tác thanh tác thanh toán điện tử tại ngân hàng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình Thanh toán điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w