1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sáng kiến kinh nghiệm cấp quản lý giáo dục mầm non

32 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 27,77 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI MỤC LỤC Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 2 1 Cơ sở lý luận 4 2 2 Thực trạng 6 2 3 Các giải pháp thực hiện 8 2 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 23 III KẾT LUẬN 25 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 V ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 31 ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong phương hướng nhiệm vụ cơ bản phát triển giáo dục vào những năm đầu của thế kỷ XXI, văn kiện Đại hội Đảng X cũng như chiến lượ.

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.2 Thực trạng 6

2.3 Các giải pháp thực hiện 8

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 23

III KẾT LUẬN 25

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

V ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 31

Trang 2

ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình xã hội hoá giáo dục Đối vớigiáo dục mầm non, xã hội hoá là nhu cầu, là qui luật tồn tại và phát triển của bậchọc Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xã hội hoá giáo dụcmầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em đến trường, phục vụ mục tiêuhình thành nhân cách trẻ em, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập và nâng cao chấtlượng giáo dục Công tác xã hội hoá giáo dục mầm non đã và đang phát triển mạnh

mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú và đa dạng Thựctiễn giáo dục mầm non trong những năm qua cho phép khẳng định đây là bậc họcđược xã hội hoá cao hơn các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, thểhiện sinh động nguyên tắc : Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm

Trường mầm non Ngô Quyền nằm trong khu vực nhiều khu dân cư mớithành lập, có trình độ dân trí cao, có nhiều điều kiện về kinh tế Trong những năm

Trang 3

qua công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được một số kết quả nhất định, Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục mầm non tại nhà trườngvẫn còn nhiều vướng mắc từ nhận thức tới hành động Năm học 2015-2016, nhàtrường được Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường Ngô Quyền rấtquan tâm cho cải tạo, sủa chữa hệ thống cửa cơ sở 1 và đang xây mới cơ sở 2 với 4tầng gồm 8 lớp học và các phòng chức năng khác trang thiết bị phục vụ công tácchăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng chuẩn Quốc Gia Để thực hiện kế hoạch xâydựng trường mầm non Ngô Quyền tiến tới năm học 2016-2017 đạt chuẩn QuốcGia, bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất của phường thì việc huy động sự ủng hộ côngtác xã hội hoá của các lực lượng xã hội trong đó có phụ huynh là rất quan trọng vàcần thiết Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thựchiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tài lực, trí lực, vật lực đóng góp cho côngtác chăm sóc giáo dục phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nhà trường đạt danhhiệu Trường đạt chuẩn Quốc Gia làm tôi băn khoăn suy nghĩ.

Hiện nay trường Mầm non Ngô Quyền có 582 trẻ được phân chia vào 12nhóm, lớp ( 2 nhóm trẻ; 3 lớp MG bé; 3 lớp MGN; 4 lớp MGL ) Đội ngũ giáo viênlực lượng quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được ổn định, đủ về sốlượng, đạt trình độ trên chuẩn (100%) Nề nếp, kỷ cương trong nhà trường đượcgiữ vững, được thể hiện qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể Trong đó cóhoạt động của Hội cha mẹ học sinh, ngay từ đầu năm học các lớp thành lập được 12Ban đại diện cha mẹ học sinh của 12 lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trườngđược kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đã xây dựng Qui chếhoạt động và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp hoạt động dưới sự chỉ đạo củaBan phụ huynh nhà trường Hội cha mẹ học sinh đã xây dựng được kế hoạch hoạtđộng : cùng nhà trường quản lý tốt việc chăm sóc- giáo dục trẻ, theo dõi sát chươngtrình học đến từng bữa ăn, giấc ngủ cùng các hoạt động vui chơi của trẻ

Trang 4

Trong những năm qua công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường đã bướcđầu đạt được kết quả nhất định; chủ trương xã hội hoá được đa số cha mẹ trẻ ủng

hộ và tự nguyện tham gia, một số phụ huynh có những đóng góp quan trọng trongviệc truyên truyền phổ biến các chủ trương xã hội hoá và giám sát việc thực hiện,phối hợp hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục trẻ Trang bị thêm một số đồdùng, thiết bị dạy học cho các nhóm lớp Bên cạnh sự đầu tư của ngân sách nhànước, cha mẹ trẻ cũng đóng góp cho nhà trường tài liệu, sách báo viết về giáo dụcmầm non, vật lực để sửa chữa cơ sở vật chất, hỗ trợ đồ dùng, học phẩm, các trangthiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ trang bị thêm một số đồ dùng,thiết bị dạy học cho các nhóm lớp Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục của nhàtrường còn có những hạn chế Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm xây dựng

kế hoạch chỉ đạo cụ thể công tác xã hội hoá giáo dục, công tác tham mưu với chínhquyền địa phương về công tác quản lý nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dụcmầm non Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn chức năng, quyền hạn,nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non Công tác tuyên truyền phổ biến các chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non chưađược sâu rộng tới các lực lượng phụ huynh Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáodục mầm non, tạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại đảm bảo theo chuẩn Quốc

Gia vào năm học 2016-2017, tôi lựa chọn sáng kiến kinh nghệm về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non”.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Trang 5

lợi nhiệm vụ đó ” Người cũng đã chỉ rõ “Trường học phải liện hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ Các cơ quan chính quyền và các cấp uỷ đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con

em mình hơn nữa ”

GS-TS Phạm Minh Hạc Thứ trưởng thứ nhất Bộ giáo dục và đào tạo tại hộithảo " Xã hội hoá giáo dục" năm 1994 đã xác định: xã hội hoá giáo dục là một tưtưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triểngiáo dục ở nước ta

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáodục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân

dưới sự quản lí của nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCH TW khóa VIII)

Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nóichung Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dụcmầm non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước Qua đó nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, vàchuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào tiểu học

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non (XHHGDMN) làđộng cơ mạnh mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xãhội, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy vai trò,trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, cóvai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách con người Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng luôn coitrọng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non Đề án “Phát triển giáo dục mầm nongiai đoạn 2006 – 2015” Chính phủ đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều

Trang 6

kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thamgia phát triển giáo dục mầm non”.

Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD Đối với giáo dụcmầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học Xãhội hóa giáo dục mầm non đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng vàchiều sâu với nhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàngđầu đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và thể hiện sinh độngnguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm

Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạtđộng của nhà trường, việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng cơ

sở vật chất nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ là hết sức quan trọng, gópphần hoàn thành nhiệm vụ từng năm học Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìmhiểu thực trạng của công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương, rút ra nguyên nhâncủa những tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác kêu gọi các lực lượngtrong và ngoài nhà trường đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung

và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nói riêng

2 Thực trạng:

Trường Mầm non Ngô Quyền là một ngôi trường nhỏ, nằm giữa trung tâmthành phố với hơn 582 trẻ trong độ tuổi ra lớp Trong việc chăm sóc giáo dục trẻ,Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương trình giáo dục mầmnon mới, không ngừng phần đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục trẻ Hầu hết trẻ đến trường đã có được nề nếp thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ,giờ học, giờ chơi Năm học 2015 - 2016 tổng số trẻ đến trường đầu năm : 582 trẻ

Toàn trường có 12 nhóm lớp:

Trong đó: Nhà trẻ 02 nhóm từ 25 - 36 tháng tuổi là 134 trẻ

Lớp mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi là 10 lớp: 492 trẻ

Trang 7

* Kết quả khảo sát đầu năm:

- Đối với giáo viên: + 65% CBGV còn hạn chế trong công tác tuyên truyền

về công tác XXHGD và một số hoạt động khác của nhà trường;

+ 60% CBGV chưa có sáng tạo trong công tác phối hợp giữa gia đình-nhàtrường-và xã hội để cùng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

- Đối với phụ huynh: 50% phụ huynh vẫn còn hiểu xã HHGD là chỉ đi xintiền, chưa hiểu rõ về đặc thù công việc của bậc học mầm non, chưa có sự phối hợpchặt chẽ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non

- Đối với học sinh:

+ 60% trẻ chưa được tự tin trong giao tiếp, chưa tự tin tham gia một số cáchoạt động khác trong nhà trường

+ 55 % Trẻ chưa có tính tự lập, nhất là trẻ 4-5 và 5-6 tuổi

- Về cơ sở vật chất: Ở cơ sở 1 trường đưa vào sử dụng đã được 10 năm, một

số cơ sở vật chất đã xuống cấp, như nền nhà, hệ thống nước, điện, hệ thống cửa củatầng 1 và tầng 2 đã bị mối xông làm hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho trẻ; nhàtrường xây dựng kế hoạch năm học đưa nội dung thay thế hệ thống cửa gỗ của tầng

1 và tầng 2 bằng cửa nhôm kính hoặc nhựa lõi thép và một số trang thiết bị phục vụcho việc chăm sóc giáo dục trẻ

Trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầmnon ở trường tôi thì có những thuận lợi, khó khăn như sau:

2.1 Thuận lợi:

- Trường Mầm non Ngô Quyền nằm giữa trung tâm thành phố, nhà trườngluôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, do

Trang 8

vậy trong những năm gần đây cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đời sống của cán

bộ, giáo viên từng bước được quan tâm, cải thiện

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có ý thức tự giác cao, có tinh thầntrách nhiệm và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn vững vàng Nhà trường đã cónhiều biện pháp đẩy mạnh việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ Trongnhiều năm qua trường luôn thực hiện tốt và dẫn đầu về công tác XHHGD và một sốhoạt động khác

- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nhà trường trong công tác XXHGD

2.2 Khó khăn

- Cơ sở vật chất diện tích nhà trường còn chật trội, thường xuyên phải tu sửa

cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ sở vật phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục của trẻcòn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia

- Độ tuổi đến trường của trẻ trong phường đông, dẫn đến tình trạng quá tải

- Một số cán bộ, giáo viên còn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giao tiếpcông tác phụ huynh còn hạn chế

- Không ít người dân, phụ huynh vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về bản chấtXHHGD và cho rằng nội dung cốt lõi của của XHH là huy động tiền của nhân dân,nhiều nơi chỉ thiên về hô hào vận động, chưa quan tâm đến công tác giáo dục trẻnhư thế nào, có người còn cho rằng đi học mầm non chỉ cần biết múa hát là được

Với tình hình thực tiễn còn khá nhiều bất cập và để giúp cho công tác xã hội

hóa giáo dục được tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non” sau đây:

3 Các giải pháp thực hiện

3.1 Giải pháp 1 Đẩy mạnh công tác tham mưu

Trang 9

- Với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tham mưu và đưa ra các quyết định về kếhoạch phát triển của nhà trường, chính sách phát triển giáo dục của địa phương,những chính sách cho giáo viên Đánh giá một cách cụ thể và chính xác tính khả thicủa những kế hoạch cần tham mưu, từ đó có biện pháp tham mưu kịp thời, đúngđắn và đầy đủ, mang lại hiệu quả thiết thực.

- Thông qua các cuộc họp BCH Đảng bộ, HĐND phường, giao ban lãnh đạođịa phương, tôi mạnh dạn báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, xây dựng mối quan hệ thânthiện, gần gũi với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng

hộ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hoá giáo dục, đồng thời tạo sựhiểu biết, tôn trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa nhà trường và chính quyềnđịa phương

- Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu và kết hợp cùng với cấp ủy địa phươngtiến hành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt một cách nghiêm túc những chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục tới các tổ chức,đoàn thể, tới cán bộ và nhân dân, thể chế hóa những chủ trương đó thành những nộidung cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương, giúp mọi người dân hiểu rằng,

xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân

- Định kỳ và đột xuất tôi thường xuyên mời lãnh đạo địa phương đến thămtrường, báo cáo lãnh đạo địa phương kết quả thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ sự đồngtình ủng hộ cũng như thắt chặt thêm mối quan hệ, đề nghị lãnh đạo khảo sát cơ sởvật chất của trường, gặp gỡ cán bộ giáo viên, quan sát các hoạt động nuôi dạy trẻ,

từ đó các cấp lãnh đạo kịp thời chỉ đạo, bổ sung cho nhà trường

Ví dụ: Năm học 2015-2016 trường xây dựng kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất

thay thế hệ thống cửa đã bị mối mọt, tôi đã xin ý kiến và mời các lãnh đạo địaphương cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức thăm quan các lớp, tổ chức khảosát một số cơ sở vật chất cần thay thế, tu sửa Từ đó cấp ủy địa phương đã có sự

Trang 10

quan tâm, chỉ đạo thực hiện, phát huy vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển củanhà trường,

- Trong quá trình hoạt động, nhà trường không tránh khỏi những khó khăn,vướng mắc, tôi cũng chủ động báo cáo đồng thời đề xuất ý kiến, kiến nghị lên cấptrên để lãnh đạo có chủ trương và kế hoạch giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khókhăn cho nhà trường

3.2.Giải pháp 2 Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó

có công tác xã hội hoá giáo dục Để làm tốt công tác xã hội hoá đặc biệt phải dựavào giáo viên Bên cạnh công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cần bồi dưỡngcho giáo viên thấy rõ sự phát triển của giáo dục mầm non trong cộng đồng, huyđộng các nguồn lực cho giáo dục mầm non, ngăn chặn các biểu hiện không đúnghoặc cản trở đến giáo dục mầm non Xã hội hoá giáo dục mầm non tạo ra các cơhội thuận lợi nhất cho mỗi thành viên của xã hội đóng góp cho giáo dục mầm non.Mặt khác cán bộ giáo viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu vừa phải có tài, cótâm, có tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệuquả xã hội hoá giáo dục mầm non Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức vềquản lý giáo dục triển khai các qui định pháp luật liên quan đến chủ trương xã hộihoá giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền

để đội ngũ giáo viên là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiếnthức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho phụ huynh cách nuôi dạy con theokhoa học

Giáo viên giúp cho phụ huynh nhận thức được vị trí , vai trò của giáo dụcmầm non chính là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng để tạo nguồn lực conngười Xây dựng, huy động và tổ chức các Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớpcộng đồng trách nhiệm đối với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đó là

Trang 11

sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình để giúp trẻ phát triển, đó là việc giúp cácgia đình có những kiến thức cần thiết để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tạigia đình.

(Ngay từ đầu năm nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên)

3.3.Giải pháp 3 Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình, cộng đồng

để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục

Với cương vị là hiệu trưởng, tôi luôn xác định để phong trào xã hội hóa giáodục của nhà trường phát triển rộng khắp và có hiệu quả thì trước tiên phải làm tốtcông tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi cách nhìn nhận của nhândân về giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với UBND phường thành lập Banvận chỉ đạo XHHGD, phân công từng thành viên BCĐ trong mạng lưới tuyêntruyền, bao gồm: CBGV trường MN, Hội phụ nữ, Trạm Y tế, hệ thống phát thanhphường, tổ dân phố mỗi người một nhiệm vụ, soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, theochuyên đề, định kỳ thời gian tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hoặc đến tậncác gia đình, các tập thể để tuyên truyền, khích lệ tinh thần tự giác, chủ động vàtích cực của cộng đồng trong công tác XHHGD để nhân dân và cha mẹ học sinhthấy rõ vị trí, tầm quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốcdân, nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác xã hội hóa giáo dục, từ đó nâng cao ý

Trang 12

thức, trách nhiệm, nhiệt tình phối hợp trong tổ chức các hoạt động nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường.

- Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường nhằm

làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, nhà trường thực hiệnnghiêm túc Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; thành lập Ban đại diện cha mẹhọc sinh của nhà trường và các lớp, tuyên truyền và nhấn mạnh đến các bậc phụhuynh về điều 5 “Nhiệm vụ, quyền của trưởng ban và các thành viên Ban đại diệncha mẹ học sinh lớp ”; Điều 6 “Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹhọc sinh trường” Ban đại diện có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức cáchoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học Nhàtrường tổ chức họp phụ huynh 3 lần trên một năm và xin ý kiến đóng góp của phụhuynh đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp 2 lần trên một năm

- Nhà trường đã chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền, tuyên truyềnnhững điều cha mẹ cần biết nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thứcgiáo dục, có thói quen nề nếp trong học tập, trong các hoạt động, từ đó chất lượnggiáo dục được tăng lên, trẻ năm vững các kiến thức, kỹ năng, trả lời hồn nhiên,nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, các tài liệu và tranh ảnh với những nội dung thiếtthực như tổ chức nôi dạy con, thời gian biểu của của các hoạt động trong ngày,những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng phối hợp với nhà trường, tuyêntruyền các điển hình tham gia đóng góp xây dựng giáo dục

VD: đưa ra một số khẩu hiệu tuyên truyền như “Giáo dục tại các nhà trường phải tiếp nối và phối hợp với giáo dục gia đình”;

"Gia đình, nhà trường và xã hội là một môi trường giáo dục"

Trang 13

(Tổ chức một số tiết dạy và mời phụ huynh cùng dự)

- Đối với các lớp tôi yêu cầu phải có góc tuyên truyền, giáo viên phải phốihợp với phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh cho họbiết các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, nhữngviệc phụ huynh cần làm ngay trong các giờ đón, trả trẻ Thiết lập kênh thông tin haichiều để kịp thời có biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ hiệu quả

Ví dụ: Chuẩn bị chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật” yêu cầu các bậc phụ

huynh trò chuyện, kể cho trẻ nghe về các loại động vật hoặc gợi ý cho trẻ kể, vậnđộng phụ huynh đóng góp phế liệu cho trẻ làm đồ chơi, sưu tầm các hình ảnh, tranhtruyện về các con vật nuôi trong gia đình, trong rừng giúp cho trẻ có đủ điều kiện

để trải nghiệm và khám phá

(Chỉ đạo các lớp trang trí mảng tuyên truyền tại cửa các lớp có nội dung của các hoạt động)

Trang 14

- Tôi xâydựng bảng thông tin về phong trào xã hội hóa giáo dục, trong đó cóhình ảnh những tập thể, cá nhân đã tham gia đóng góp, ủng hộ về cơ sở vật chấtcho nhà trường Đây không chỉ là một hình thức tuyên truyền thiết thực, ghi nhậnnhững đóng góp quý báu của các tổ chức, nhân dân mà còn là bằng chứng cho thấynhững nỗ lực, cố gắng và thành tích đã đạt được của nhà trường trong phong trào

xã hội hóa giáo dục

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các ngày Hội ngày lễnhư “Ngày hội đến trường của bé”; “Bé vui hội trăng rằm”; tham gia Hội thi

“Ngày hội thể thao của bé”; Hội thi “Đồ dùng đồ chơi cấp trường, thành phố, cấptỉnh” Tổ chức "Cùng bé trải nghiệm hội chợ xuân năm 2016" Qua các cuộc tổ chức

đã được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội nhận thức và hiểu rõ hơn về tầmquan trọng trong việc giáo dục trẻ trong trường mầm non và nhiệt tình ủng hộ vềtinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường Tuyên truyền về cách phòngtránh một số bênh dịch theo mùa, hướng dẫn cho mẹ nuôi con khoa học, các gươngđiển hình trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Đây là một kênhthông tin quan trọng, đã góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành độngcủa đông đảo quần chúng nhân dân đối với công tác xã hội hoá giáo dục

Ví dụ: Chào mừng “Ngày hội đến trường của bé”, nhà trường đã có bài viết

tuyên truyền về không khí của ngày khai giảng, các điều kiện cần thiết mà bố mẹcần chuẩn bị cho trẻ như trang phục, cờ, hoa giúp trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ,hân hoan trong niềm vui chào đón ngày khai giảng năm học mới

Trang 15

(Phối hợp với Hội cha mẹ trẻ tổ chức chào mừng năm học mới và vui tết trung thu cho các bé)

(Phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hội chợ xuân)

(Phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ tham gia các hội thi)

- Nhà trường còn có “Hòm thư góp ý” đặt ngay tại sảnh tầng 1, hết học kỳ I

phát phiếu xin ý kiến phụ huynh đóng góp ý kiến với giáo viên trưc tiếp giảng dạy

và công tác quản lý của nhà trường để các bậc phụ huynh thuận tiện tham gia đóng

Trang 16

góp ý kiến với nhà trường về những vấn đề như: Phương pháp giáo dục, tìm hiểuphương pháp nuôi dạy trẻ hay những thắc mắc của phụ huynh về chăm sóc, nuôidưỡng, thu, chi trong nhà trường cần được giải đáp Đây cũng là cơ sở để nhàtrường nắm bắt các thông tin về trường, lớp và các thông tin phản hồi từ phía giáoviên và phụ huynh học sinh, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết, tạo sựđồng thuận giữa phụ huynh và nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã

đề ra

- Ngoài những hình thức trên tôi còn phối kết hợp đa dạng, phong phú cáchình thức nhằm nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cũng như xây dựng mốiquan hệ với phụ huynh học sinh như: Gửi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, tổchức các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và cuối năm; sinh hoạt định kỳvới Ban đại diện hội cha mẹ học sinh

Với những hình thức đa dạng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phối hợpnhư trên đã mang lại những kết quả tốt đẹp, phong trào xã hội hóa giáo dục củatrường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt Các lực lượng xã hội, cán bộ và nhân dânđều nhận thức được rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, cần sựsong hành của 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội Mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi

cá nhân trong cộng đồng tùy theo khả năng và điều kiện của mình, cần tham giavào một số việc cụ thể, góp phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục củađịa phương nói chung, và của trường Mầm non Ngô Quyền nói riêng

3.3.Giải pháp 4 Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục

Muốn công tác xã hội hóa giáo dục trở thành công việc thường xuyên, làphong trào mang tính tự giác thì cần phải xác định, các tổ chức, đoàn thể chính trịchính là những lực lượng nòng cốt đi đầu Trường mầm non được coi là hạt nhântrong việc liên kết, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, gópphần thúc đẩy một cách mạnh mẽ quá trình chuyển biến tích cực vì sự phát triển

Ngày đăng: 08/04/2022, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w