1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm

101 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môitrường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọingười về với cội nguồn để họ hiểu đ

Trang 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao Do đó sựcan thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tàinguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, cácthành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ

Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môitrường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọingười về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên, từ đó mới có ýthức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môitrường tốt mà còn mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao độngtrong vùng

Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường du lịch ở tất cả các vùng trong cả nướctrong đó có Khánh Hoà đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triểnkinh tế xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững (DLBV) Một trong những nguyênnhân của tình trạng trên là do những hiểu biết về tài nguyên và môi trường dulịch còn chưa được đầy đủ

Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường sinh thái

trong giai đoạn phát triển bền vững, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà”ø

Trang 2

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái Hòn Tằm NhaTrang Khánh Hoà

- Xây dựng chương trình DLBV cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm dựa trên cáctiêu chí kinh tế, văn hoá, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiênnhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằmnhằm tạo nên một khu du lịch PTBV đầu tiên cho Nha Trang Khánh Hoà

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế

- Hoạch định kinh tế trong từng mô hình du lịch của đề tài nguyên cứu, phù hợpvới tất cả đối tượng

- Chương trình có những nét đặc trưng riêng, là một bước đổi mới trong du lịchsinh thái Khánh Hoà

- Chương trình du lịch sinh thái được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập chongười dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh phát triển mà còn phảigắn liền với công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiệncho sự phát triển bền vững tương lai

1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Khảo sát hiện trạng khu du lịch sinh thái Hòn Tằm

- Khảo sát hiện trạng môi trường du lịch và hoạt động du lịch

- Khảo sát hiện trạng môi trường do tác động của hoạt động du lịch

- Khảo sát thị hiếu của du khách đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm trongcuộc sống hiện nay

- Khảo sát hiện trạng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm về kinh tế, văn hoáxã hội và môi trường từ ban quản lý

Trang 3

1.4.2 Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho Hòn Tằm

- Nghiên cứu một số mô hình sinh thái bền vững và lựa chọn mô hình thíchhợp áp dụng cho Hòn Tằm

- Đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch

- Phân khu vùng

- Xây dựng phương thức quản lý - chương trình du lịch bền vững

- Nhận định hiệu quả khi áp dụng chương trình

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp luận

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tạicủa con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệtương lai” Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nàocũng cần đạt ba mục tiêu cơ bản là:

- Bền vững kinh tế

- Bền vững tài nguyên môi trường

- Bền vững về văn hoá và xã hội

Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tàinguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năngđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợiích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phầnnâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn cácbản sắc văn hoá dân tộc

Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiềungười, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loạihình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị

Trang 4

văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển dulịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

1.5.2 Phương pháp cụ thể

- Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnhKhánh Hoà, các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Khánh Hoà vàtài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững…

- Đi thực tế tại Hòn Tằm và các khu du lịch sinh thái trong tỉnh Khánh Hoà,quan sát, ghi chép, chụp ảnh…

- Tiềm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của Hòn tằm hiện nay và trongtương lai, từ đó có kế hoạch phát triển Hòn Tằm

- Tham khảo các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững trên thế giới,và xây dựng cho Hòn Tằm chương trình phát triển du lịch bền vững

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về sở thích có thể sử dụng dạngphiếu tra lời “có” hay “không” đối với khách tham quan du lịch

- Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằmbằng phương pháp tổng hợp tài liệu và so sánh giữa chương trình du lịchhiện tại và chương trình du lịch bền vững của Hòn Tằm

- Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu, nhằm khai thác thông tin từban quản lý, các hộ dân sinh sống và tham gia kinh doanh du lịch tại đây

- Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 100 phiếu câu hỏi

Trang 5

Vị trí phát phiếu điều tra theo sơ đồ sau:

Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm.

1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Không xây dựng chương trình phát triển bền vững cho toàn bộ các khu dulịch ở Nha Trang - Khánh Hoà mà chỉ áp dụng riêng đối với khu du lịch sinh tháiHòn Tằm, vì khu du lịch sinh thái Hòn Tằm hội đủ các tiêu chí để tiến tới pháttriển bền vững

Rừng Khu A Khu Trung Tâm Khu B

Điểm xuất phát Điểm kết thúc

Biển

Trang 6

2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI (DLST)

Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗlực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địaphương”

Vậy du lịch sinh thái là:

- Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên

- Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thứcvề bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan

- Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiệnphúc lợi cho cộng đồng

- Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

- Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên

Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽvới nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vaitrò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

(Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2005)

2.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI

2.2.1 Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách, giảm thiểu các tác động lên môitrường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồngđịa phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển:

- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá

- Giáo dục môi trường

Trang 7

- Phải có tổ chức nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môitrường.

- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp Hồ Chí Minh, 2003).

2.2.2 Nguyên tắc quản lý du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làmđối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quanhay nghiên cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hàihoà giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiênvà phát triển bền vững

Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triểnDLST cần phải tuân 4 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù

khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh tháinhất định, có đủ sức hấp dẫn du khách Mặc khác, các nhà quản lý cũng cầnxem xét khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào Khả nănggánh chiệu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu Trong thời gian là bao lâu

Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc,chứ nhất thiết không thể qua loa như loại hình du lịch khác Vì chúng ta biết,đối với các khu bảo tồn thêm một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãngđường sinh tồn của nó

Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái

Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giảiquyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động Mặt khác cũngnên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngọn

Trang 8

quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịchnếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và mong đợi Nếu thẩm mỹ sinh thái

bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại khu du lịchnày nữa

Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phongphú các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại cácmỹ quan sinh thái Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh tháiphải thật sự cân nhắc kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này

Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế

Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung ở các khu dulịch sinh thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phísinh thái

Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinhtế của cư dân bản địa Cũng cần tính đến việc huấn luyện dân địa phươngbiết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ

Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội

Khi xây dựng một khu vực thành khu du lịch sinh thái không quênmang theo một chức năng văn hoá xã hội Điều có thể xảy ra là có sự bấthoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của cưdân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có ý thức cao làm xáotrộn, tổn hại đến sinh thái nơi này

Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hộicho các cư dân địa phương Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơcấu du lịch sinh thái như sau:

Trang 9

- Tăng cường nôã lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng

cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn

trọng nền văn hoá bản địa

- Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bềnvững và có hiệu quả

- Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nênlàm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại nhữngnơi khai thác du lịch sinh thái

- Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm vềkhu du lịch đó

- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâusắc về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương,nhất là kiến thức về sinh thái

- Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch Tăngcường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưngcó thể kiểm soát

- Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch

- Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xáù khôngcần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt độnggiao thông đi lại

- Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực

- Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là nhữngnguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có nhữngthuận lợi nhất định Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướngthì cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp Hồ Chí

Trang 10

2.2.3 Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST

- Giảm tới mức thấp nhất việc cạn kiệt tài nguyên môi trường: Đất, nướcngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tàinguyên bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế tàinguyên, theo nguyên tắc “Nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng táitạo tài nguyên đó”

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động thựcvật nuôi trồng cũng như hoang dã: bằng cách quản lý phương thức và mứcđộ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phụchồi

- Duy trì hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên

nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn

- Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động trongkhả năng chịu dựng của trái đất Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái,giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái

(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp Hồ Chí Minh, 2003).

2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG (DLBV)

2.3.1 Khái niệm DLBV

Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nângcấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ýrộng rãi trong những năm gần đây Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế

(WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của

du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu chocác thế hệ du lịch tương lai”

Trang 11

Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92 + 5, quan điểm về

phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung là: du lịch bền vững đòi hỏiphải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thểđáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bảnsắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học…

Các tổ chức lớn về bảo tồn lớn như: Quỹ động vật hoang dại và Hiệp hội

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN thiết lập các dự án du lịch sinh

thái bền vững như một công ty bảo tồn trên khắp thế giới Thậm chí cả ngânhàng phát triển cũng đang cố gắng tham gia vào lĩnh vực này

2.3.2 Mục tiêu của du lịch bền vững

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

- Duy trì chất lượng môi trường

Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững còn chưa được xây dựng hoàn

chỉnh, đang cần cố gắng để được chấp nhận rộng rãi Mỗi một tình huống đòihỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đemlại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyênkhông có quyền được sử dụng quá mức

Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ, phát triển dulịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia,người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triểnkhai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần đượctiến hành

Trang 12

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001).

2.3.3 Nguyên tắc cơ bản phát triển DLBV

- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiênnhiên, xã hội - văn hoá - kinh tế Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nềntảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài

- Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suythoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch

- Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hộivà văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bậc chongành du lịch

- Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia

- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địaphương, tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địacũng như tránh gây hại cho môi trường

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lạilợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu,thị hiếu cho du khách

- Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp dulịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sựhợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giảipháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch

- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp cho du khách thôngtin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến

Trang 13

- Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợiích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001).

2.3.4 Nguyên tắc sử dụng sức chứa trong quản lý DLBV

Một phương pháp tiếp cận thông dụng để quản lý du khách là sức chứa, cóthể xác định được số lượng du khách lớn nhất nếu vượt quá thì không thể giữđược các điều kiện sinh thái và xã hội thích hợp Vì rất nhiều lý do mà việc xácđịnh sức chứa về giải trí không đơn giản cũng như không hữu ích

Một số các nguyên tắc về sức chứa của Stankey và MeCool (1992) vàShelby và Heerlein (1986) ta có thể áp dụng vào Hòn Tằm để mô tả những điềukiện cần thiết cho việc áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng mang tính nhânquả trong các quy định về giải trí Họ đưa ra 9 điều kiện về sức chứa, cả 9 điềukiện chỉ ra những giới hạn về biện pháp sức chứa, mà còn cho thấy mức độ hiểubiết mà nhà quản lý phải xem xét trong những kế hoạch tương lai của mình

Điều kiện 1: Phải đạt được sự nhất trí về loại các điều kiện xã hội và nguồn lực thích hợp nhất, bao gồm các loại cơ hội giải trí

Những người có liên quan (nhà quản lý, những người sử dụng) phải đạtđược sự nhất trí về các loại cơ hội sẽ cung cấp Ví dụ: Nếu một nhóm ngườicho rằng ở khu vực này hệ cung cấp cơ hội giải trí có động cơ và có đường đimà nhóm khác lại mong muốn kiểu giải trí không có động cơ và không cóđường đi, thì không thể xác định được sức chứa vì đã có một sự khác biệt cănbản về các mức độ sử dụng được phép

Điều kiện 2: Các hoạt động giải trí và các chuyến đi sẽ được tổ chức

Trang 14

Nhiều chuyến đi giải trí đều có tính phụ thuộc vào hay thậm chí cònđược gắn liền một cách tích cực với mức độ sử dụng Ví dụ như: tắm nắngngoài đảo, mức độ sử dụng có thể không có bất kì ảnh hưởng nào đối vớichất lượng chuyến đi

Điều kiện 3: Phải đạt được sự nhất trí về mức độ tác động có thể chấp nhận được

Cùng với bất kỳ loại giải trí nào ở mọi khu vực nào, không chỉ riêngHòn Tằm cũng có những tác động khác nhau Điều đó có nghĩa là chúng takhông thể loại trừ hay tránh khỏi các tác động mà những gì chúng ta có thểlàm là đặt chúng dưới tầm quản lí

Một điều rất có thể xảy ra là các nhóm người khác nhau có quan tâmđến khu vực này lại có quan điểm rất khác nhau về nội dung mức độ tácđộng có thể chấp nhận được

Điều kiện 4: Mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ sử dụng và các điều kiện về xã hội, nguồn lực

Những nhà quản lý phải xây dựng những biện pháp cụ thể để xác địnhđược mối quan hệ giữa lượng sử dụng giải trí và mức độ tác động về sinhthái và xã hội

Điều kiện 5: Mức độ sử dụng phải được coi là quan trọng hơn cách xử sự của khách du lịch trong việc xác định độ tác động

Để áp dụng tốt khái niệm sức chứa, mối quan hệ giữa mức độ sử dụngvà tác động phải tương đối đơn giản và với điều kiện là các yếu tố khác cóảnh hưởng đến mức độ tác động phải ở mức độ tối thiểu

Trang 15

Ngay cả khi tất cả các điều kiện từ 1 đến 5 thoả mãn, cơ quan quản lýnày vẫn phải quản lý việc ra vào khu vực được bảo vệ, để có thể thực hiệngiới hạn sức chứa Nếu không có sự quản lý này thì cơ quan quản lý khôngcó khả năng gây ảnh hưởng đến việc ra vào khu vực được bảo vệ và con sốsức chứa chẳng có ý nghĩa gì hơn là những con số trên giấy tờ

Điều kiện 7: Cơ quan quản lý khu vực bảo tồn phải có nguồn lực

(nhân viên, nguồn tài chính, thông tin… ) để quản lý việc thực hiện giới hạn sức chứa

Một điều chắc chắn là sức chứa giải trí được thực hiện thông qua việcáp đặt một giới hạn về việc sử dụng giải trí Rõ ràng là việc thực hiện sứcchứa đòi hỏi một cam kết tài chính lâu bền và trong một khoảng thời giandài mà đây là điều nhiều tổ chức không thể hoặc không muốn làm

Bên cạnh đó, sự hiểu biết của giới chính trị gia và sự ủng hộ của họ đốivới việc thực hiện các giới hạn sử dụng thường không phải có được mỗi khi

Điều kiện 9: Phải đạt được sự nhất trí về việc giới hạn sức chứa thể hiện số người đến thăm khu vực đó ở mức tối tối ưu

Mặc dù vấn đề này chưa bao giờ được đề cập một cách rõ ràng Như ởBắc Mỹ nơi mà sức chứa đã được thiết lập, thì điều kiện này lại có quan hệrất khăng khít với việc quản lý các giới hạn Ví dụ: nếu mức độ sức chứa thểhiện số khách du lịch tối đa được phép, và sức chứa vượt quá nhu cầu thực tế

Trang 16

(mức độ sử dụng), thì bất kì sự thiếu hiệu quả nào trong phương thức hoạtđộng của hệ thống đo kiểm đều có thể được lượng thứ một cách dễ dàng

(Nguồn: Kreg Lindberg, Donald E Hawkins - Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý - NXB Cục môi trường, 1999).

2.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

2.4.1 Làng du lịch ở Australia

Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng)

- Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ

- Độ cao nhà của <=3 tầng

- Kiến trúc: Nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng

Tiêu chuẩn sinh thái

- Nông - lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sửdụng hoá chất nông nghiệp

- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặcbiệt là đường cao tốc

- Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng

- Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bìkhông cần thiết, bán các sản phẩm địa phương

- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng, hoà hợp với môi trường,phù hợp với cả người địa phương và trẻ em

Tiêu chuẩn xã hội và du lịch

- Dân số cực đại của làng <=1.500 người

- Nhà nghỉ: <= 25% nhà địa phương

- Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương

Trang 17

- Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển

du lịch

- Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch,không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩmchỉ dành cho du khách, dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệthống đường mòn, đường đi dạo)

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001).

2.4.2 ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost = European Community Models of Sustainable Tourism)

Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây ban Nhađây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu Theo mô hình Ecomost, pháttriển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là:

Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học - phát

triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái

Bền vững về văn hoá - xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy

mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng

Bền vững về kinh tế: đảm bảo hiệu quả về kinh tế và quản lý tốt tài

nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai

Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ bản sắc văn hoá

- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách

- Không làm gì gây hại cho sinh thái

Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các nhân tố:

Trang 18

- Thành tố văn hoá xã hội: dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế vàbảo tồn bản sắc văn hoá.

- Thành tố du lịch: thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch,bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở, giải trí

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn, sự quan tâm đến môi trường

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách địnhhướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhómquyền lợi trong quá trình quy hoạch

Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hànhđộng dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổchức liên quan

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001).

2.4.3 Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn – Trung Quốc

Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền ĐôngTrung Quốc Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh lamthắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:

- Số loài động, thực vật giảm xuống Sự xây dựng các công trình, đường xávà đường cáp treo qua núi cùng với dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặclàm tổn hại đến thảm thực vật rừng

- Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên Xây dựngtràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng đã làm giảm đi vẻ đẹp củanó

- Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thuỷ văn.Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm

Trang 19

- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách Ở vào thời kỳcao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan.

- Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng Một số rác thảisinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sônggây tác hại cho chất lượng nguồn nước

Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra, chính quyền đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm:

- Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chínhvà kế hoạch cần thiết

- Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước

- Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn

- Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đếntham quan một khu du lịch cụ thể nào đó

- Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để cáchệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên

- Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch.Như vậy, cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa

- Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và cácđặc tính của địa phương

- Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảmáp lực đến hệ sinh thái

- Tạo lập vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ chocông việc bảo tồn gen và cho dự án khôi phục thảm thực vật

- Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường

Trang 20

Khu du lịch Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưngcác biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển du lịch bền vữngđã được lập và thi hành.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001).

2.4.4 Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí HARMONY, Vịnh MAHO đảo VIRGIN

Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc pháttriển sinh thái bền vững Nơi này đã sử dụng rộng rãi các nguyên liệu tái sinh,sử dụng các sản phẩm và nước đạt hiệu quả cao Mỗi một phòng khách đượcsắp đặt cẩn thận, làm tối đa tác động qua lại để du khách đều cảm thấy có môitrường bên ngoài

Cách thức làm cho du khách giảm thiểu việc sử dụng nước bằng một bàitrình bày bằng phim đèn chiếu vào buổi tối và thảo luận, có các tour đi thamquan trang thiết bị để học hỏi về xây dựng, tính tự lực và các tập tục bảo tồn Các du khách cũng được giới thiệu một chương trình đào tạo gọi là

“chương trình bốn giờ cho cán bộ công nhân viên”, trong đó họ có thể làm việcvà học hỏi về “du lịch có trách nhiệm” Việc điều hành khu quần thể ngay bảnthân nó là một hoạt động diễn giải liên tục Ví dụ:

- Mời ăn chay để khách có thể trải qua cách thức ăn giảm lượng thực phẩmxuống

- Nướng bánh trong lò nướng bằng năng lượng mặt trời và bán trong cửahàng cùng với thông tin đi kèm về bản thân lò nướng

Trang 21

- Mỗi phòng khách có một máy vi tính để xây dựng và theo dõi năng lượngsử dụng trong phòng Khách có thể sau đó quyết định làm thế nào để họ sẽtiêu trong khuôn khổ ngân sách của mình về sử dụng trang thiết bị nào vàtrong bao lâu.

(Nguồn: William T Borrie F McCool và Goerge H Stankey - Hhướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, tập 2).

2.5 TỔNG QUAN VỀ KHÁNH HOÀ

2.5.1 Vị trí địa lý tỉnh khánh hoà

Khánh Hòa có diện tích 5.257 km2, dân số 1.031.262 người (1/4/1999) PhíaBắc giáp Phú Yên, phía Tây giáp Đắc Lắk, Lâm Đồng, Nam giáp Ninh Thuận,Đông giáp Biển Đông Khánh Hoà cách thủ đô Hà Nội 1.278km, TPHCM -450km, Huế - 630km, Đà Nẵng - 520km, Quy Nhơn 240km, Buôn Ma Thuộc -195km, Đà Lạt - 240km, Phan Thiết - 260km, Cần Thơ 630 km Nằm ở vị trí địalý rất thuận lợi cho du lịch

Trang 22

Hình 1: Bản Đồ địa lý tỉnh Khánh Hoà.

Khánh Hoà là tâm điểm của các tỉnh lân cận Với điều kiện dễ lưu thôngliên lạc và địa hình đa dạng mang đến cho Khánh Hoà một tiềm năng du lịch rấtlớn

Thủ phủ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang Là một trung tâm kinh tế,văn hóa, du lịch, an dưỡng, nghỉ mát, chữa bệnh lớn nhất nước Nha Trang códiện tích tự nhiên là 238 km2, dân số 436.500 người, mật độ là 2.300 người/km2(1/4/1999) Chỉ sau 25 năm giải phóng, diện tích thành phố đã tăng lên gấp 3lần và dân số tăng lên gấp 4 lần

Với điều kiện vị trí địa lý của Khánh Hoà như vậy rất thuận lợi cho việc pháttriển các loại hình du lịch nhất là du lịch sinh thái

2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.5.2.1 Kinh tế

Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 3 năm vừa qua đều đạt và vượt kế

hoạch đề ra Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của từng năm tăng từ 7 - 11%,

cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tính cực: giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp,tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ GDP bình quân đầu người liên tục tăngtheo từng năm: năm 2002 đạt 7.796.512 đồng/người, năm 2003 đạt 8.458.000đồng/người

Đến năm 2004 đạt 10.552.513 đồng/người Nhiều công trình cơ sở hạ

tầng, nhà máy mới được đưa vào sử dụng, góp phần làm tăng nhanh giá trịsản xuất của nhiều ngành kinh tế

2.5.2.2 Diện tích và dân số

Diện tích tự nhiên: 5.197 km2, đất tự nhiên của hơn 200 đảo: trên 600

km2 Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2005 dân số toàn tỉnh

Trang 23

qui mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Khánh Hoà trong 3 năm gần đây thể hiệnnhư sau:

Bảng 1: Dân số và tỷ lệ tăng dân số qua các năm Năm Qui mô dân số (người) Tỷ lệ tăng dân số (%)

(Nguồn: Cục thống kê Khánh Hoà)ø

Phân bố dân cư ở Khánh Hoà không đều, ở các thành phố, thịxã có mật độ dân cư tương đối cao như Cam Ranh Số dân và tỷ lệ dânsố đô thị và nông thôn ở Khánh Hoà thể hiện như sau:

Bảng 2: Phân bố dân cư trong tỉnh Khánh Hoà

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 2005 các địa phương).

Nhìn chung, dân số khu vực nông thôn trong 3 năm gần đây ở KhánhHoà chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 60% tổng dân số

Bảng 3: Tỷ lệ phân bố dân cư qua các năm Năm Tỷ lệ dân đô thị (%) Tỷ lệ dân nông thôn (%)

Trang 24

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương).

Lực lượng lao động: 46,6% dân số

Mật độ dân số: 203 người/km2

Cộng đồng các dân tộc anh em, có 32 dân tộc chung sống trên địa bàntỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Ra-glay 3,4%, dân tộc Hoa0,86%, dân tộc Cơ Ho 0,34%, dân tộc Eđê 0,25%

Để khai thác thế mạnh của dân tộc và tôn giáo phục vụ du lịch cầnquan tâm đến những đặc trưng phong tục, tập quán, lối sống, văn hoá, bảnsắc của từng dân tộc, từng tôn giáo

Qua số liệu thống kê từ năm 2002 - 2005 ta thấy: Khánh Hoà có mộtlực lượng lao động rất lớn được phân bố đều khắp tỉnh, đó là điều kiện thuậnlợi để sử dụng nguồn lao động này vào hoạt động du lịch hiện nay, mang lạiviệc làm cho nhiều người dân trong tỉnh

2.5.2.3 Giáo dục

Trong những năm qua, mức đầu tư cho ngành giáo dục luôn chiếm trên20% tổng ngân sách địa phương Với những nổ lực không ngừng, ngànhquyết tâm phấn đấu đưa nền giáo dục Khánh Hoà phát triển mạnh, góp phầncung ứng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cho sự nghiệp xây dựng và pháttriển quê hương, đất nước

Thành tựu nổi bật của ngành giáo dục - đào tạo Khánh Hoà trongnhững năm qua là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô giáo dục Năm học

2002 - 2003, số lượng học sinh ở các cấp học, bậc học, hệ giáo dục đều đạt

Trang 25

Tại thời điểm năm 2003, toàn tỉnh có gần 150 học sinh dân tộc thiểu sốđang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Cùng với sự phát triển về quy mô giáo dục, ngành giáo dục đào tạo KhánhHoà đã không ngừng nổ lực nâng cao chất lượng giáo dục.

2.5.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm ở khu vực phía ĐôngViệt Nam, là nơi đầu tiên đón ánh nắng mặt trời Khánh hoà với những ưu đãicủa thiên nhiên về cảnh quan, khí hậu cùng với những nền tảng về lịch sử, nhân

văn đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong cả nước Nghị quyết số 63/HDBT đã xác định Nha Trang tỉnh Khánh Hoà là một trong 10 trung tâm du

lịch của cả nước

2.5.3.1 Địa hình

Là một tỉnh nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn, cấu trúc địa hình chủyếu là dạng địa hình miền núi, bán sơn địa, diện tích đồi núi chiếm 90% diệntích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là những đồng bằng nhỏ hẹp có độ nghiêngchung của địa hình từ Tây sang Đông Địa hình có thể tạm chia ra các vùngnúi và bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng bờ biển và vùng thềm ven biển

Vùng núi và bán sơn địa

Hầu hết nằm phía Bắc, Tây Bắc và về phía Tây của tỉnh, có nhiềunúi cao hiểm trở nối tiếp nhau trùng điệp, gắn với dãy Trường Sơn hùng

vĩ, bốn mùa xanh tươi có nhiều suối, nhiều hồ

Vùng đồng bằng

Diện tích khoảng 187.000 ha Trong đó diện tích đất trồng lúa nướckhoảng trên 35.000 ha gồm đồng bằng lớn Nha Trang - Diên Khánh và

Trang 26

đồng bằng Ninh Hoà cùng với một số đồng bằng ven biển ở Cam Ranhvà Vạn Ninh.

Vùng bề biển và thềm ven biển

Đổ dài bề biển khoảng 385 km (Tính theo mép nước) là một trongnhững đoạn khúc khuỷ nhất Việt Nam Cùng với nhiều bãi biển đẹp nổitiếng thu hút khách du lịch

2.5.3.2 Khí hậu

Khánh Hoà có khí hậu gió mùa cận xích đạo, khô ráo và có trên 300ngày nắng trong năm, Nha Trang ít bị ảnh hưởng gió bão, giờ nắng hàngnăm: 2.380 giờ, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai dòng hải lưu nónglạnh không xa ngoài khơi

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.745mm Ơû đây không thấy biểuhiện rõ rệt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Thời tiết quanh năm mát mẻ, ônhoà, không oi bức và có gió nồm Đông Nam luôn thổi vào

Riêng khu vực thành phố Nha Trang mưa chỉ kéo dài 2 tháng thuận lợicho mùa du lịch dài ngày và có thể tổ chức du lịch quanh năm Nơi nàychiệu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậuĐại Dương nên tương đối ôn hoà Thời tiết quanh năm mát mẻ, không quánóng, cũng không lạnh quá Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,70C Nhiệt độcao nhất 39,50C, độ ẩm tương đối: 80,5%

Ngay cả trong ngày nóng nhất, thời tiết Nha Trang cũng vẫn ôn hoà,không khí mát mẻ dễ chiệu do có gió rất thích hợp cho mùa du lịch

2.5.3.3 Tài nguyên biển

Biển Khánh Hoà thuộc hệ thống ven hồ, thuộc loại có độ sâu bậc nhấtcủa biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với Đại Dương Đáy biển có độ dốc

Trang 27

cao, gồ ghề, bao gồm tầng tầng, lớp lớp những rạn san hô, là nơi lưu trú củahàng triệu sinh vật biển.

Khánh Hoà có vịnh Cam Ranh, nơi được xếp vào một trong ba hải cảngcó điều kiện tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độsâu trung bình 18 - 20 m nước, xung quanh là núi và đảo Bình Ba chắn sóngtạo nên một vùng vịnh lý tưởng quanh năm yên tỉnh, thậm chí ngay cả trongngày bảo lớn

Riêng biển Nha Trang có độ mặn trên mức trung bình (34%) và chịuảnh hưởng trực tiếp của hai dòng hải lưu nóng, lạnh không xa ngoài khơi.Thuỷ triều ở đây hài hoà lên xuống hai lần mỗi ngày, biên độ giao động củamực nước biển là 1,5m, cao nhất là 2,2m, thấp nhất là 0,5m Các yếu tố địachất, địa mạo và khí hậu biển Nha Trang là những điều kiện tối ưu nhất.Chính vì vậy mà nơi đây là vị trí xây dựng cơ sở Hải Dương Học đầu tiên ởViệt Nam

2.5.3.4 Suối nước khoáng

Dọc theo bờ biển Khánh Hoà có 5 suối nước nóng: Tu Bông, Vạn Giã,Ninh Hoà, Đảnh Thạch, Cam Ranh Với tài nguyên tự nhiên suối nướckhoáng dồi dào này, Khánh Hoà có thể xây dựng trại điều dưỡng, góp phầnlàm phong phú thêm loại nghỉ dưỡng của tỉnh Đây là một ưu thế thiên nhiêncho miền đất này, một thế mạnh cho phát triển ngành du lịch của tỉnh KhánhHoà

2.5.3.5 Sông Ngòi

Trên địa phận Khánh Hoà có hai hệ thống sông chính là sông Cái vàsông Dinh Sông Cái (sông Nha Trang) bắt đầu từ đỉnh Gia Lộ cao 1.842mcủa dãy Trường Sơn Nam, chạy dài 78 km, chảy qua các vùng Khánh Vĩnh,

Trang 28

Diên Khánh rồi đổ ra biển, với tổng lưu vực 1.750 km2 và lưu vực trung bình

đo ở hạ lưu là 400 m3/giây

Sông Cái Ninh Hoà (Sông Dinh) phát xuất từ đỉnh Chư Nư cao 2.051m,nằm trong dãy Vọng Phu phía Bắc xã Ninh Tây Sông có độ dài 60km, quavùng Ninh Hoà rồi đổ ra biển Hà Liên, với lưu vực 83 km2 và lưu vực trungbình ở hạ lưu 400 m3/giây

Ngoài ra còn có các con sông nhỏ như: sông Tô Hà (sông Can), sôngĐông Điền, sông Vạn Giã, sông Rọ Tưỡng… và nhiều đầm, hồ nhỏ phần lớn

do sông ngòi tạo nên: hồ Đá Bàn, Ba Hồ, Hồ Hoa Sơn, Đông Điền, Hồ VĩnhLương, Dắc Lộc, Suối Dầu, Suối Thượng, Suối Cái…

2.5.3.6 Động - Thực vật

Là một tỉnh có rừng che phủ, các loại động thực vật ở tỉnh Khánh Hoàkhá phong phú và đa dạng Thảm thực vật Khánh Hoà được phát triển trênnhững đới khí hậu khác nhau từ nhiệt đới ẩm tới cận nhiệt đới, và có cả phầnôn đới núi cao nên tàng trữ về cây và chim thú quí hiếm

Động vật: biển Khánh Hoà rất giàu hải sản quý và hiếm như: cá Thu, cá

Chim, cá Ngừ, Mực, Tôm, Hải Sâm, Sò Huyết, Ốc biển, Ba Ba, Đồi Mồi,San Hô, Rong Câu các loại Đặc biệt quy tụ một loại đặc sản có khối lượnglớn và có chất lượng cao nhất cả nước là Yến Sào Mang lại một nguồnngoại tuệ lớn và ổn định cho tỉnh Khánh Hoà

Sản lượng thuỷ sản của Khánh Hoà năm 1995 là 59.087 tấn, đến năm

1999 giá trị sản xuất của tỉnh đạt 4.516 tỷ đồng, sản lượng khai thác 43.833tấn

Ngoài ra Khánh Hoà còn có nhiều đồi núi cao và những cánh rừng rấtrộng lớn chiếm 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh nên động vật ở núi rừng

Trang 29

này rất phong phú và đa dạng chủ yếu là các loại chim thú như: Voi, Hổ,Báo, Bò Rừng, Nai, Khỉ, Thỏ vằn, Sơn Dương, Công Trĩ, Gà Lôi…

Thực vật: ngoài các cây thuốc từ rừng nhiệt đới đến ôn đới, Khánh Hoà có

các loại cây nổi tiếng như: Kỳ Nam, Trầm, Gạc Nai, Mật Ong, NhựaThông… có nhiều ở hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà

Khánh Hoà được coi là một trong 10 tỉnh có trữ lượng rừng lớn nhất vàchất lượng gỗ tốt nhất của cả nước, với hơn 110 cơ sở chế biến lâm sản,

252 cơ sở sản xuất chế biến song mây như: gỗ ván sào, mộc mỹ nghệ, mộcgia dụng, gỗ xẻ tàu thuyền, gỗ xây dựng, bàn ghế mây… tiêu dùng trongnước và trên thế giới

Cùng với hoạt động khai thác ngành lâm nghiệp đã quan tâm đúng mứcđến việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, xác định lại cơ cấu câytrồng, tăng diện tích rừng triển khai các biện pháp cụ thể nhằm quản lý vàbảo vệ rừng

Trang 30

nghiệp, nếu có sự đầu tư hợp lý thì trong tương lai rừng thật sự là nguồn tàinguyên quý của Khánh Hoà.

2.5.4 Tài nguyên nhân văn

2.5.4.1 Di tích lịch sử văn hoá

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Gồm 3 địa điểm: Thư viện của Bác sĩ Yersin tại viện Pasteur NhaTrang Chùa Linh Sơn - xã Suối Cát, huyện Diên Khánh (phòng làm việccủa Bác sĩ ở Suối Dầu trước đây) và phần mộ của Bác sĩ Yersin - xã SuốiCát, huyện Diên Khánh

Alexandre Yersin sinh năm (1863 -1943) là một nhà bác học tài bađã sống và cống hiến hết mình cho khoa học của nhân loại Năm 1891ông đến Nha Trang xây dựng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm vi trùng họcđều tiên ở Việt Nam Đầu năm 1899 nơi đây đã trở thành Viện PasteurNha Trang Sau hơn 50 năm cống hiến và làm việc vì khoa học ở ViệnPasteur Nha Trang (1891 - 1943), ông đã cống hiến cho khoa học 55 côngtrình nghiên cứu có giá trị

Lăng Bà Vú

Vị trí: nằm ở thị trấn Ninh Hoà Lăng Bà Vú được xây dựng trong 2năm, đầu năm 1804 thì hoàn thành

Tổng thể lăng được xây dựng theo hình chữ quốc Lăng có 3 lớpthành xây bằng vôi, cát, gạch Thành ngoài dài 20m, rộng 14m, cao 1,5mtạo thành khuôn viên bao bọc, có cửa nhỏ ra vào, 2 bên có hai con sư tửđắp bằng vôi, cát tô màu hồng rất đẹp Mặt trong tường có đắp nối các sựtích liên quan đến đạo Nho tiêu biểu Tiếp theo có án phong, có thànhnội bao bọc mộ dài 12m, rộng 0,9m, cao1,2m hình vòm cung Hai bên

Trang 31

cửa có 2 con Kỳ Lân thể hiện khá tinh xảo Ngôi mộ nằm chính giữa cóbia đá khắc chữ Hán ghi lại sự tích công đức của Bà Vú.

Văn Miếu Diên Khánh

Vị trí: tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh Đây làmột quần thể kiến trúc đựơc xây dựng để thờ Đức Khổng Tử, người khaisáng đạo Nho ở Trung Quốc đồng thời nhằm ghi nhận công lao củanhững người có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt Cùng với sự thay đổi củathời gian, khu Văn Miếu đã trải qua 4 lần tu bổ vào năm 1892, 1904,

1941, 1959 nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu

Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11(1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dânKhánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854

Với bề dày lịch sử, khu Văn Miếu mang giá trị to lớn về quá trìnhhọc tập, tiếp nhận tri thức và biểu hiện sự tôn sư trọng đạo làm phongphú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc

Đền thờ Trần Quý Cáp

Vị trí: Bên cạnh cầu Sông Cạn, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyệnDiên Khánh Đền thờ Trần Quý Cáp - nhà chí sĩ yêu nước của phong tràoDuy Tân, đã anh dũng lãnh đạo nhân dân chống Pháp, được xây dựngtrên phần đất tục danh là Gò Chết chém (Gò này có tên từ khi cụ TrầnQuý Cáp nằm xuống)

2.5.4.2 Đình, Chùa, Đền

Chùa Long Sơn

Vị trí: Chùa nằm ngay trong nội thành Nha Trang, phía Đông Nam,bên quốc lộ 1A, dưới chân Hòn Trại Thủy Là ngôi chùa có quy mô lớn

Trang 32

nhất trong số hơn hai mươi ngôi chùa ở Nha Trang Đây cũng là mộttrong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang

Hình 3: Tượng phật chùa Long Sơn

Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ 19 và được xây dựng mới theoquy mô như hiện nay vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắctuy mang đậm dấu ấn thời hiện đại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch, uynghiêm, huyền bí, cao siêu nơi cửa Phật nhờ có sự phối hợp tuyệt vờigiữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên và những phần tạodựng do con người

3 chữ: "Phú Cang Đình" Bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình

Trang 33

Đường, người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của Vua Hàm Nghiđánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hoà

Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phongThượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hồng, một quảchuông cổ và một chiếc trống lệnh

Am Chúa

Vị trí: Am Chúa được xây dựng trên một ngọn núi có tên là núi Đại

An (hoặc núi Dưa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh

Am Chúa nằm lưng chừng núi Đại An, còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa)thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh Đây lànơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ởKhánh Hoà

2.5.4.3 Thành cổ, Làng cổ

Thành cổ Diên Khánh

Vị trí: Tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh Thànhcổ Diên Khánh được chúa Nguyễn Ánh xây dựng năm 1793, diện tíchkhoảng 36.000m2, là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban,một hình mẫu thành quân sự phổ biển vào thế kỷ 17 - 18 ở Tây Âu.Tường thành hình lục giác, 6 cạnh không đều nhau, đắp bằng đất, cao3.5m Mặt ngoài gần như dựng đứng, mặt trong có độ dốc thoải hơn đượcđắp thành 2 bậc tạo thành đường vận chuyển thuận lợi phía trong Tại cácgóc phía trong là bãi đất rộng dùng làm nơi trú quân Trên mặt thành cócác pháo đài bằng đất, cao 2m để đặt đại bác, trên tường thành trồng tregai kẽm dày và các loại cây có gai khác Ngoài thành là hào sâu 4 đến5m, bề rộng chừng 10m, có nơi đến 40m, lòng hào thường xuyên đầynước

Trang 34

Hình 4: Thành Cổ Diên Khánh

Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa ĐôngTây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc) Trước đây trong thành có Hồngcung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinhLãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố

2.5.4.4 Di chỉ khảo cổ

Đàn đá Khánh Sơn

Khánh Sơn là một huyện miền núi của Khánh Hoà, từ lâu từng đượcbiết đến như một vùng đất của cổ tích, huyền thoại, với nhiều chiến cônghiển hách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, mộtloại nhạc cụ vào loại cổ xưa nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trênthế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam do một kỹ

sư người Pháp (G.Condominas) Tại đây, người ta còn phát hiện ra nhữngdấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ, chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi nàydân tộc Rắclây là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá

Trang 35

Địa điểm: Tại làng Võ Cạnh phía Tây Nha Trang Khánh Hoà làvùng đất cổ Chămpa được ghi lại qua dấu tích của bia Võ Cạnh, một disản văn hoà được phát hiện tại làng Võ Cạnh ở phía Tây Nha Trang vàvới vô vàn di tích dành sẵn cho những ai say mê sưu khảo.

Trống đồng Nha Trang

Đây là hai chiếc trống đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn Trống NhaTrang I có đường kính mặt 52cm, cao 42cm, đường kính chân 57cm, cóhoa văn trang trí, giữa mặt trống có hình ngôi sao 12 cánh đúc nổi, xengiữa các cánh là hoa văn hình lông công cách điệu Các hình hoa vănhình học là gạch ngắn song song, vòng tròn chấm giữa, hoa văn gấpkhúc Vành chủ đạo trên mặt trống là hoa văn 6 hình con chim Lạc bayngược chiều kim đồng hồ Hai bên thân trống có hai đay quai kép tết hìnhbông lúa

Trống Nha Trang II có kích thước cao 50cm, đường kính mặt trốnglà 62cm, đường kính chân trống là 67,5cm, giữa mặt trống có hình ngôisao nổi 10 cánh, giữa các cánh sao là các hoa văn gạch ngắn song song.Sự có mặt của trống đồng Nha Trang I và Nha Trang II đã làm chodiện mạo của thời đại kim khí ở Khánh Hoà càng thêm phong phú Niênđại của hai chiếc trống này cách ngày nay vào khoảng 2.000 năm Haichiếc trống đồng đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Khánh Hoà

Trang 36

Hình 5: Trống Đồng Nha Trang 2.5.4.5 Bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà

Bảo tàng tỉnh Phú Khánh (nay là bảo tàng tỉnh Khánh Hoà) được

thành lập theo quyết định số 1329/UB-TC, ngày 13/6/1979 của Chủ tịch

UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) Đến nay, Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà hiệnđang bảo quản gần 10.000 hiện vật gốc, hơn 5.000 tư liệu hình ảnh thuộcvề các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong đó có nhiều hiện vật thuộc loạiquý hiếm Đã xây dựng được số sưu tập hiện vật tiêu biểu như sưu tập rìuđá, đồ trang sức bằng đá thuộc văn hoá Xóm Cồn (Cách ngày naykhoảng 3.500 năm), Trống đồng Nha Trang (niên đại Cách đây 2.000năm), điêu khắc đá Champa (thế kỷ 9 đến thế kỷ 14), tiền cổ (từ thế kỷ 9đến thế 18), đồ gốm thương mại (từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 18), sưu tập vũkhí trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Viện Hải Dương Học

Địa chỉ: Số 1 Cầu Đá - Nha Trang Được thành lập năm 1923, là mộttrong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam.Viện nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cáchtrung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam Đếnthăm Viện, Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm,bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính Nơiđây có cả bộ xương cá Voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m với 48 đốtsống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham

Trang 37

Lễ hội Đền Hùng

Địa điểm: Tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang.Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch tạiđền Hùng Vương, hay còn gọi là đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương, bằngnhững nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự thamdự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo,đông đảo nhân dân và các học sinh trong tỉnh

Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quýcủa dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”

Lễ hội Am Chúa

Địa điểm: Tại Am Chúa, thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.Thời gian: Ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm

Tổ chức vào ngày 22/4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A

Na được nhân dân trong vùng tôn sùng là Bà Chúa, bà mẹ của xứ sở tại

Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar (Thiên Y A Na) trên sườn núi Đại An(núi Chúa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh

Lễ hội Am Chúa không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt,người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trongnước cũng về dự hội

Lễ hội Cá Voi

Địa điểm: Tại Lăng Ôâng - TP Nha Trang

Thời gian: hàng năm tổ chức vào đúng ngày Ông lỵ và hai kỳ Xuântế, Thu tế Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá Voi là một loài

Trang 38

cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trênbiển Họ xây lăng thờ cúng gọi là lăng Ông Trong lăng có hòm chứaxương cá Voi (gọi là Ngọc Cốt) Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗđúng vào ngày Ông lỵ (cá Voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầungư vào mùa đánh bắt của mỗi năm Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình,điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hátchầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày)

2.6 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HOÀ

2.6.1 Quan điểm về phát triển du lịch

- Phát triển du lịch phải trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch tự nhiên,tài nguyên du lịch nhân văn trong tỉnh Khai thác phải có định hướng vàtheo quy hoạch

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Phát triển du lịch manh tính bền vững, mang tính dân tộc, tức đi đôi với sựgiữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

- Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, các di tích cách mạng, tiếp cận kỹthuật hiện đại nhưng giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoádân tộc Tạo các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc kết hợp tính hiện đạicó sức hấp dẫn cao

- Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thờixem trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịchngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền

Trang 39

thống, lòng yêu quê hương, phục hồi sức khoẻ… Hợp tác, liên kết với cáctỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Ninh Thuận để phát triển du lịch.

2.6.2 Quan điểm về vị trí ngành

Cần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Một ngành có tính tác động hiệu quả, thúcđẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việclàm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội Góp phần thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá tỉnh nhà Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - chính trị làm mục tiêuchính

2.6.3 Quan điểm đồng bộ các ngành

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao, chonên phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các ngành, các cấpvới sự phối hợp đồng bộ nhuần nhuyễn trong xây dựng phát triển và quản lý dulịch

Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời với sựquản lý chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhấtcủa nhà nước, nhằm mang lại một sự phát triển mang tính bền vững

2.6.4 Quan điểm về cơ cấu kinh tế trong ngành du lịch

Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh

du lịch nhằm khai thác mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động trongvà ngoài nước để phát triển du lịch Hoạt động theo cơ chế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhànước phát huy vai trò chủ đạo

Trang 40

2.7 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ

2.7.1 Mục tiêu về kinh tế

Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, chuyểndịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự pháttriển của ngành, sao cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương ứngvới tiềm năng du lịch của địa phương

2.7.2 Mục tiêu văn hoá - xã hội

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống vănhoá đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồngthời khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tíchlịch sử, công trình văn hoá, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, góp phầntạo điều kiện cho giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên

2.7.3 Mục tiêu về môi trường

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm. - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 1 Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm (Trang 5)
Bảng 2: Phân bố dân cư trong tỉnh Khánh Hoà - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 2 Phân bố dân cư trong tỉnh Khánh Hoà (Trang 23)
Bảng 1: Dân số và tỷ lệ tăng dân số qua các năm Naêm Qui mô dân số (người) Tyỷ leọ taờng daõn soỏ (%) - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 1 Dân số và tỷ lệ tăng dân số qua các năm Naêm Qui mô dân số (người) Tyỷ leọ taờng daõn soỏ (%) (Trang 23)
Bảng 6: Dự đoán số giường của Khánh Hoà tới năm 2010 - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 6 Dự đoán số giường của Khánh Hoà tới năm 2010 (Trang 45)
Bảng 5: Dự đoán lượng du khách tới Khánh Hoà vào 2010 - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 5 Dự đoán lượng du khách tới Khánh Hoà vào 2010 (Trang 45)
Hình 6: Bản Đồ Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 6 Bản Đồ Hòn Tằm (Trang 52)
Bảng 8: Đơn giá các loại phòng ở Hòn Tằm Loại phòng Dieọn tớch - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 8 Đơn giá các loại phòng ở Hòn Tằm Loại phòng Dieọn tớch (Trang 55)
Hình 9: Mô tô nước ở Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 9 Mô tô nước ở Hòn Tằm (Trang 56)
Hình 10: Bóng Chuyền bãi biển - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 10 Bóng Chuyền bãi biển (Trang 57)
Bảng 9: Kết quả điều tra phỏng vấn du khách tại Hòn Tằm. - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 9 Kết quả điều tra phỏng vấn du khách tại Hòn Tằm (Trang 60)
Hình 12: Bãi đốt rác Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 12 Bãi đốt rác Hòn Tằm (Trang 65)
Bảng 10: Kiểu du lịch và sự thay đổi lối sống của người địa phương - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Bảng 10 Kiểu du lịch và sự thay đổi lối sống của người địa phương (Trang 71)
Hình 2: Quy trình hoạt động của khu du lịch hiên nay - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 2 Quy trình hoạt động của khu du lịch hiên nay (Trang 74)
Hình 3:Mô hình khai thác du lịch ở Hòn Tằm hiện nay - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 3 Mô hình khai thác du lịch ở Hòn Tằm hiện nay (Trang 76)
Hình 14: Căn nhà trưng bày sản phẩm văn hoá 3.2.2.2  Khu vực dọc theo ven đảo - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 14 Căn nhà trưng bày sản phẩm văn hoá 3.2.2.2 Khu vực dọc theo ven đảo (Trang 81)
Hình 15: Các lều nghỉ dọc Bề Biển 3.2.2.3  Khu bảo tồn hệ động thực vật - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 15 Các lều nghỉ dọc Bề Biển 3.2.2.3 Khu bảo tồn hệ động thực vật (Trang 82)
Hình 17: Trạm điều hành khách du lịch Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 17 Trạm điều hành khách du lịch Hòn Tằm (Trang 85)
Hình 18: Hoạt động thu gom rác tại Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 18 Hoạt động thu gom rác tại Hòn Tằm (Trang 88)
Hình 19: Xe thu gom rác ở Hòn Tằm 3.3.7  Nước thải - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 19 Xe thu gom rác ở Hòn Tằm 3.3.7 Nước thải (Trang 90)
Hình 4: Quy trình xử lý rác - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 4 Quy trình xử lý rác (Trang 90)
Hình 5: Quy trình xử lý nước thải 3.3.8 Tieáng oàn - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 5 Quy trình xử lý nước thải 3.3.8 Tieáng oàn (Trang 92)
Hình 6: Mô hình hoạt động khi áp dụng chương trình DLBV ở Hòn Tằm - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 6 Mô hình hoạt động khi áp dụng chương trình DLBV ở Hòn Tằm (Trang 97)
Hình 7:  PTBV cần phải cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. - xây dựng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái hòn tằm
Hình 7 PTBV cần phải cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w