phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn cần giờ

88 643 2
phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn cần giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI    1.1 Đặt vấn đề 1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.4 Nội dung nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.6 Đối tượng nghiên cứu 1.7 Giới hạn của đề tài SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 1 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan 1.1 Đặt vấn đề: Loài người đã bước vào thời đại dân số lên đến hơn 6 tỷ người cùng với sự phong phú chưa từng có về đa dạng sinh học (tổng số gen, loài các hệ sinh thái trên trái đất). Tài nguyên đa dạng sinh học – một bộ phận của đa dạng sinh học có giá trò sử dụng cho con người, đã từng được khai thác tự do cho quá trình phát triển của loài người. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để, trong mối quan hệ giữa con người tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào. Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh, rừng Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoạt động giao thông, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải ra từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh vùng phụ cận. Người dân sống tại nơi đây vẫn được phép duy trì các hoạt động truyền thống của họ để tạo nguồn thu nhập hàng ngày qua việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật bền vững về môi trường văn hoá. Tuy nhiên, do áp lực từ các hoạt động kinh tế là phải đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, các vấn đề môi trường đang trở nên nghiêm trọng đối với các nguồn tài nguyên, làm giảm đi sự đa dạng số loài động vật, cảnh quan các hệ sinh thái. SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 2 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ở RNMCG có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng thực thi các chính sách quản lý môi trường RNMCG đòi hỏi phải có tính hệ thống, có sự kết hợp chặt chẽ từ Trung ương đến đòa phương trong đó nâng cao năng lực quản lý và từng bước trao quyền quản lý cho cộng đồng như là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Phân tích vai trò cộng đồng đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ”. Nhằm hỗ trợ cộng đồng đòa phương giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của họ đối với việc bảo vệ RNMCG. Cộng đồng ý thức hơn trong việc khai thác hợp lí kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ nguồn tài nguyên của vùng sinh thái nhạy cảm này. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài: Hệ sinh thái RNMCG, là nơi tập trung đa dạng sinh học bao gồm các loài động – thực vật đặc hữu; khí hậu mát mẻ ôn hoà; phong cảnh hấp dẫn đã cuốn hút du khách từ mọi miền đất nước về tham quan du lòch nên vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ động vật rừng nhất là động vật quý hiếm trong rừng là việc hết sức bức thiết quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học cũng là vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nước quan tâm. Vì thế, việc làm cần thiết cấp bách là chúng ta phải phân tích cho cộng đồng hiểu được vai trò của họ rất quan trọng đònh hướng cho người dân ở đây thay đổi sinh hoạt, tập quán các hoạt động sản xuất … phù hợp nhất để vừa đảm bảo kinh tế luôn giữ cho môi trường sinh thái ở mức bền vững thông qua các chương trình tuyên truyền giáo dục. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Giá trò tài nguyên RNMCG; Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường; Giúp cho cộng đồng hiểu được bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường DLST RNM chính là bảo vệ cuộc sống của họ. SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 3 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan 1.4 Nội dung nghiên cứu: 1.4.1 Tìm hiểu vai trò của RNMCG đối với đời sống của cộng đồng. 1.4.2 Phân tích vai trò của cộng đồng đối với RNMCG 1.4.3 Điều tra về nhận thức, thái độ nguyện vọng bảo vệ tài nguyên rừng của người dân Cần Giờ. 1.4.4 Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng bảo vệ rừng tốt hơn. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: 1.5.1 Phương pháp luận: RNMCG phát triển dựa trên sự lắng đọng bồi đắp của phù sa. Môi trường của RNMCG có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian (hệ đệm) giữa hệ sinh thái thuỷ lực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Là một vùng ven biển có nhiều cửa sông. RNMCG nhận một lượng lớn phù sa chất dinh dưỡng từ thượng nguồn lưu vực của các con sông dưới sự ảnh hưởng của biển – thuỷ triều đã hình thành hệ thực vật rừng Sác phong phú về các chủng loại là nơi cung cấp các thức ăn nuôi dưỡng, là nơi cư trú của các loài thuỷ sinh vật động vật có xương sống ở cạn. Nhưng rừng đang bò suy thoái, tổng diện tích rừng đã bò chết, theo thống kê của chi cục Phát triển Lâm nghiệp là 25,6 ha, trong đó có 6 ha rừng đước với hơn 16.600 cây bò chết khô. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái của rừng là rừng đã đến tuổi thành thục, cây rừng cũng phải trải qua thời kỳ sinh trưởng, phát triển chết. Ngoài ra còn có những tác động xấu từ phía con người: Tình trạng đào đắp đê nuôi trồng thuỷ sản trong rừng, mặc dù với quy mô nhỏ, đã gây ứ nước làm chết cây đước. Việc nuôi trồng thuỷ sản ở các xã An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp phát triển nhanh làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu chúng ta, đặc biệt là những cộng đồng sống xung quanh RNMCG không cùng ra sức bảo vệ, nâng niu, chúng ta sẽ phải trả giá, đó là nguy cơ mất đi SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 4 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan một di sản thiên nhiên thế giới trong tương lai không bao giờ có lại được – một nguy cơ mất vónh cửu. 1.5.2 Phương pháp cụ thể: 1.5.2.1 Chọn đòa điểm nghiên cứu: Ở Huyện Cần Giờ tổng cộng 6 xã, bao gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hoà, Thạch An 1 thò trấn là Cần Thạnh. Nhưng đề tài chỉ thực hiện trên đòa bàn xã Long Hoà. Theo số liệu thống kê tổng điều tra nông thôn 6/ 2006 xã Long Hoà có diện tích là 13.293 ha, phía Đông giáp thò trấn Cần Thạnh, phía Tây giáp xã Lý Nhơn, phía Nam giáp biển Đông phía Bắc giáp xã An Thới Đông. Tổng số dân là 10.152 người. Toàn xã Long Hoà có 4 ấp là:  Đồng Hoà có 431 hộ gia đình với tổng số dân là 1789 người.  Đồng Trạch có 539 hộ gia đình với tổng số dân là 2322 người.  Long Thạnh có 883 hộ gia đình với tổng số dân là 3333 người.  Hoà Hiệp có 664 hộ gia đình với tổng số dân là 2708 người. Bản đồ 1: Ranh giới xã Long Hòa, nơi chọn khảo sát SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 5 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan Như đã trình bày ở phần trên thì đề tài này được khảo sát đối với hai ấp Long Thạnh Hoà Hiệp với tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu. 1.5.2.2 Lập phiếu trưng cầu ý kiến: Phiếu thăm dò ý kiến được lập cho người dân đang sinh sống hoặc làm việc tại 2 ấp của xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Các câu hỏi đặt ra phải dựa trên thực tế cuộc sống của người dân nơi đây xung quanh nội dung mà đề tài đặt ra. Phiếu này sẽ được trình bày cụ thể trong bảng phụ lục. 1.5.2.3 Phương pháp điều tra thực tế: a. Bố trí các điểm điều tra: Chọn ngẫu nhiên 100 người gồm các thành phần dân cư: trí thức, tiểu thương, công nông nhân sống rải rác tại 2 ấp Long Thạnh Hoà Hiệp để phát phiếu điều tra. Do dân cư ở ấp Long Thạnh sống tập trung nhiều hơn ấp Hoà Hiệp nên số phiếu phát ra ở ấp Long Thạnh là 60 phiếu 40 phiếu còn lại là ở ấp Hoà Hiệp. b. Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với người dân: Đến trực tiếp từng gia đình phát phiếu, hướng dẫn giải thích cho từng người dân về các câu hỏi được trình bày trong phiếu mà tôi đã chuẩn bò trước. c. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mền Excel để vẽ đồ thò biểu diễn nhận thức, thái độ nguyện vọng của người dân vai trò của họ đối với việc bảo vệ RNMCG. 1.6 Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên Rừng ngập mặn Cần Giờ. Người dân sống trong khu vực Rừng Ngập Mặn Cần Giờ. 1.7 Giới hạn của đề tài: Giới hạn của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực hiện trong phạm vi RNMCG. SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 6 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan CHƯƠNG 2: CỘNG ĐỒNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CỘNG ĐỒNG    2.1 Cộng đồng là gì? 2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 2.3 Vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường 2.4 Giáo dục môi trường trong cộng đồng 2.5 Phát triển cộng đồng SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 7 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan 2.1 Cộng đồng là gì? Cộng đồng là gì? Tại sao không danh xưng khác như Tập thể, Mặt trận, Tổ chức? Chữ cộng đồng dòch từ “community” của Mỹ. Cộng đồng là một tập thể dân chúng sống trong một khu vực giới hạn trong một khu vực đòa lý nhất đònh như Cộng Đồng Evergreen, Cộng Đồng khu vực Great America (Mission of Santa Clara, Our Lady of Peace). Những người dân trong những khu vực này tự động liên kết với nhau vì những nhu cầu như an ninh, xã hội, văn hoá … người dân trong khu vực này cộng tác với nhau, đoàn kết với nhau để cùng nhau lo các công việc như tự lo bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường sống. Ở Việt Nam ta thực sự không có chữ cộng đồng mà chỉ có chữ làng xã, xóm giềng. Ở Việt Nam, mấy năm trước 1975 bắt đầu du nhập ý niệm cộng đồng với các việc thành lập các trường tiểu học cộng đồng, đại học cộng đồng như Đại Học Cộng Đồng Tiền Giang đặc biệt trường Đại học Y Khoa Sài Gòn thành lập một khu chuyên môn mới là Khu y Khoa Cộng Đồng do BS Văn Văn Của, làm trưởng khu. Các công trình này được xây dựng dựa trên ý niệm Cộng Đồng tức là muốn có sự tham gia đóng góp quản trò của dân chúng trong vùng. Danh xưng cộng đồng không giống các đoàn thể hay các tổ chức khác vì các đoàn thể, tổ chức khác có tính chất chuyên biệt, hạn hẹp hơn, còn danh xưng cộng đồng bao gồm mọi lónh vực, mọi phạm vi, mọi thành phần của cộng đồng cư dân của một đòa phương. Như vậy, cộng đồng chính là một tập thể dân chúng cư trú trong một vùng đòa nhất đònh có chung nhau một cuộc sống những quyền lợi và trách nhiệm hỗ tương. Cộng đồng khác với các tập thể khác như mặt trận, tổ chức ở chỗ cộng đồng bao gồm mọi sinh hoạt chung, không chuyên biệt. (Nguồn: website Tin cộng đồng- Cộng đồng Việt Nam; Tác giả: B.s Lê Văn Sắc). SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 8 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan Nói theo một khái niệm khác: Cộng đồng là một đoàn thể có liên hệ đoàn kết với nhau để duy trì văn hoá phong tục tập quán Việt Nam, để đùm bọc che chở lẫn nhau như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, để xây dựng một môi trường lành mạnh. Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:  Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác.  Có sự liên hệ với tình cảm.  Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trò được tập thể coi là cao cả.  Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể. 2.2 Vai trò của cộng đồng nói chung: Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em, trong cộng đồng dân tộc Việt nam, dân số giữa các dân tộc không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái … nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măn, Brâu, … Trong đó, dân tộc kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố phát triển cộng đồng dân tộc Việt. Trong cộng đồng dân tộc Việt nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn như người Thái, người Khơ-mú, người Kinh … có dân tộc khác nhau về nguồn gốc lòch sử như Lô lô, Sán Diều … Dù có cùng cội nguồn hay không thì đều là người một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chẳng hạn như nước ta ở khu vực đòa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt, do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bò hạn hán, lũ lụt. Do nhu SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 9 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan cầu tồn tại phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt nam phải liên kết nhau lại, hợp sức nhằm đảm bảo phát triển sản xuất. Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu, càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm thiên tai, muốn làm được điều đó phải có sự đoàn kết trong cộng đồng thật cao. Cùng với lòch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lòch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Chính vì vậy mà cộng đồng các dân tộc Việt nam đã nhận thức được vai trò của họ, họ luôn đoàn kết sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân thù. (Nguồn: website Trang tin điện tử – Uỷ ban dân tộc; Bài viết: Đại gia đình các dân tộc Việt nam- 2007). 2.3 Vai trò của cộng đồng trong tác Bảo Vệ Môi Trường: Đảng Cộng Sản Việt Nam Nhà nước Việt Nam đặt vò trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thò số 36/CT – TW ngày 25-6-1998 : “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Quyết đònh số 256/2003/ QĐ – TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 đònh hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các cộng đồng của mọi người dân”. Theo Nghò đònh số 35/HĐBT ngày 28-11-1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay, SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 10 - [...]... điểm về môi trường nguồn tài nguyên, vai trò của môi trường tài nguyên đối với con người, mối quan hệ giữa con người môi trường  Nội dung biện pháp bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính sách pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường  Trang bò cho học sinh một số kỹ năng phương pháp bảo vệ môi trường thông thường để khi ra đời... ngập mặn thường xuyên nước: 1.470 ha  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên 27.2800 ha Hình 3: Sự phân tầng của Rừng ngập mặn Cần Giờ 3.2 Tài nguyên thiên nhiên - sinh vật: Hầu hết rừng ngập mặn đã bò huỷ diệt trong chiến tranh, hiện đang được khôi phục bảo vệ rất tốt đang trở thành một trong những khu rừng ngập SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013... các nhu cầu vấn đề khó khăn cũng như tiềm năng thuận lợi, xác lập những vấn đề ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết các vấn đề của cộng đồng SV: Trần Đoàn Thanh Bình – MSSV: 103108013 - 18 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thò Vu Lan Tăng năng lực: Cộng đồng cần được hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ ) thông qua quá trình huấn luyện cộng đồng để khắc... hay triều kém) thay đổi theo mùa (mùa khô hay mùa mưa) mang tính chu kỳ khá rõ nét 3.1.4.3 Độ mặn: Là nhân tố quan trọng góp phần hình thành phân bố nên các tập đoàn cây nước mặn, cây nước lợ Tuy nhiên những năm gần đây sự xâm nhập trên đòa bàn Cần Giờ có thay đổi do việc ngăn dòng của công trình thuỷ điện Trò An Vào mùa khô độ mặn ở vùng Bắc Cần Giờ có giảm đi nhưng vào đầu cuối mùa mưa... lầy ngập mặn Theo L.V.Tự (1996) không kể diện tích sông rạch, một ít đất giồng cát ven biển, đất phù sa trên nền phèn, nhiễm mặn mùa khô… dành cho sản xuất công nghiệp trồng cây ăn trái, thì toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên các loại đất phèn mặn, diện tích 42,945 ha chiếm 22,42% quỹ đất nông nghiệp ngoại thành thành phố HCM cụ thể:  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn. .. mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 2.570 ha  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước: 2.390 ha  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước: 4.870 ha  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên 3.995 ha  Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn. .. có tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất đời sống của nhân dân tại đó Vì vậy, thực hiên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” là một trong những biện pháp quan trọng xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường (Nguồn: website Vai trò văn hoá của cộng đồng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống cơ sở; Bài: Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Tác giả: Nguyễn Đăng Khoa) So với... triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng thực chất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trò chân, thiện, mỹ  Đònh nghóa của Liên Hiệp Quốc( 1956): PTCĐ là những tiến trình qua đó nổ lực của dân chúng kết hợp với nổ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng động giúp các cộng đồng này hội nhập đồng. .. sinh “Tết trồng cây” cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ, năm 1991 Bộ giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo bảo vệ môi trường (1991 -1995) Gần đây nhất ngày 7 tháng 8 năm 2001, thủ tương chính phủ đã phê duyệt dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân” 2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường: Theo... phát triển cộng đồng: Mục tiêu bao trùm của PTCĐ là góp phần mở rộng phát triển các nhận thức hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng Mục tiêu tổng quát trên đây được thể hiện dưới 3 khía cạnh sau đây:  Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất tinh thần Qua đo,ù tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng  Tạo . đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ . Nhằm hỗ trợ cộng đồng đòa phương và giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng. Lan CHƯƠNG 2: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CỘNG ĐỒNG    2.1 Cộng đồng là gì? 2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 2.3 Vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan