LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài hết sức mãnh liệt. Đồng thời ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc huy động vốn để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, để có thể cạnh tranh, tồn tại trên thị trường thì việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và có các nguồn huy động vốn làm tăng khối lượng vốn; vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng thành công của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp không ít khó khăn do cung lớn hơn cầu, việc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn diễn ra thường xuyên mang nhiều rủi ro tiềm ẩn trong khi đó nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay của các Ngân hàng thương mại với mức lãi suất cao, chi phí tài chính lớn làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp không như mong muốn. Trước tình hình đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng luôn là vấn đề trăn trở xuyên suốt và được đặt lên hàng đầu trước mỗi quyết định tài chính của mình. Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định một cách chính xác và đáp ứng đầu đủ nhu cầu về vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành là một doanh nghiệp chuyên về xây lắp, đóng địa bàn tại khu vực có nền kinh tế khó khăn nên công ty đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh cũng như đảm bảo nhịp độ phát triển cho nền kinh tế một cách cân đối nhịp nhàng, hình thành nên cơ cấu hợp lý trong từng giai đoạn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh một phần nhờ vào việc sử dụng vốn kinh doanh của mình, tuy nhiên việc sử dụng vốn kinh doanh còn có những hạn chế nhất định như lượng vốn cần huy động lớn mà thời gian hoàn vốn chậm làm tăng chi phí tài chính và một số tồn tại khác dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không được như mong muốn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cùng với những kiến thức học tại nhà trường, học viên xin đăng ký đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - Các sách có liên quan + PGS. TS. Lưu Thị Hương và PGS. TS. Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách này gồm 212 trang chia thành 7 chương trong đó có Chương 4, Chương 5 và Chương 6 viết về cơ cấu vốn, chi phí vốn, nguồn vốn, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp, mỗi chương các tác giả trình bày ngắn gọn, súc tích dễ hiểu tuy nhiên phần hiệu quả sử dụng vốn và tài sản các tác giả chưa đưa ra ví dụ minh họa. + TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. Cuốn sách này gồm 340 trang chia thành 17 chương bao gồm những nội dung mới, bao quát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp kèm theo những ví dụ minh họa thực tiễn rất sinh động, tác giả đã đi sâu vào rất nhiều mảng lý thuyết tài chính căn bản trong đó có vốn kinh doanh cũng như phần kiến thức đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời của tài sản. Tuy nhiên, phần trình bày về mói quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu chưa được nhiều, đây là điều quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. + GS. TS. Ngô Thế Chi và PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Học viện tài chính. Cuốn sách này gồm 446 trang, chia thành 8 chương trong đó có chương IV “Phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp”, các tác giả đã trình bày sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn cũng như phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, có sự so sánh giữa kỳ gốc và kỳ phân tích, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đã đưa ra một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn, vốn vay, vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên, các tác giả chưa đi nhiều phân tích về các chỉ tiêu về sử dụng vốn dài hạn trong các doanh nghiệp. - Các luận văn có liên quan + Phạm Thị Kim Thúy (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên). Đây là một luận văn có những đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty cổ phần, tác giả sử dụng các chỉ tiêu phân tích chung hiệu quả sử dụng tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động… Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa ra được các giải pháp mang tính hệ thống, chưa chỉ ra được những giải pháp cụ thể có thể áp dụng được ngay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. + Trần Thị Huyền Trang (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tập đoàn FPT, Luận văn thạc sỹ, Học viện tài chính. Luận văn được chia làm ba chương, tác giả đã khái quát những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, kinh nghiệm các công ty khác cũng như phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty mẹ FPT. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng, tác giả chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như nhân tố lực lượng lao động, công nghệ, thị trường đồng thời tác giả cũng đưa ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược nên các giải pháp còn có hạn chế nhất định khi triển khai thực hiện. + Trần Lệ Phương (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Luận văn đã khái quát các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đồng thời tác giả đi sâu phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty bao gồm nguồn hình thành vốn, huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn qua các năm từ 2008 đến 2010, tuy nhiên đối với phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn tác giả mới chỉ đưa ra các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn mà chưa có sự phân tích so sánh qua các năm. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành trong các năm từ 2016 đến 2018. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành giai đoạn 2020 - 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành trong giai đoạn 2017 - 2019 - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Nghiên cứu và thu thập dữ liệu qua các năm 2017, 2018, 2019. + Về không gian: Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành. Địa chỉ trụ sở chính: Số 308, đường Chu Văn Thịnh, tổ 1, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các văn bản, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan đến đề tài để thống kê dữ liệu trong quá khứ và hiện tại về tình hình sử dụng vốn của Công ty, phục vụ cho công tác phân tích. - Phương pháp phân tích thống kê: Là để đánh giá một cách khách quan tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong những năm qua, phục vụ cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thời kỳ 2020 - 2025. - Phương pháp toán kinh tế: Phục vụ cho việc dự báo nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn so sánh: Để so sánh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các năm của Công ty từ đó tổng kết và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1.Một số cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành. Chương 3.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành.
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Giao
Hà Nội, Năm 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi với sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Giao Tất cả các nguồn tài liệu đã đượccông bố đầy đủ, nội dung của Luận văn là trung thực
Học viên cao học
SISOMSACK LOUNGLATH
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Các khái niệm có liên quan 5
1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 11
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN 14
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của DN 14
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 17
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN 17
1.2.4 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp 20
1.3 1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAM THÀNH 30
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 30
2.1.2 Tình hình hoạt động SXKD từ năm 2017 đến năm 2019 35
2.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành 40
Trang 52.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Nam Thành 43
2.2.1 Tình hình cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh 43
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠICÔNG TY CP XÂY DỰNG NAM THÀNH 79
3.1 Đánh giá tổng quát việc sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành 79
3.1.1 Những ưu điểm và nguyên nhân 79
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 80
3.1.3 Những định hướng phát triển SXKD của Công ty từ năm 2020 đến năm 2025 81
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành 82
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 82
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 88
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 89
3.3 Một số kiến nghị 90
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 90
3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2017 đến 2019 38
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn cố định của Công ty 44
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty 48
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty 51
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty 55
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 58
Bảng 2.7: Phân tích các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến ROA 60
Bảng 2.8: Phân tích chi tiết các chỉ tiêu của ROA 61
Bảng 2.9: Phân tích các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến ROE 63
Bảng 2.10: Phân tích chi tiết các chỉ tiêu của ROE 64
Bảng 2.11: Phân tích chi tiết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ 65
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 68
Bảng 2.13: Phân tích chi tiết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 69
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 72
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 74
Bảng 2.16: Phân tích chi tiết các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 76
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình thi công công trình 33
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 35
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nướcngoài hết sức mãnh liệt Đồng thời ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,việc huy động vốn để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng
và trên toàn thế giới nói chung gặp rất nhiều khó khăn Vì thế, để có thể cạnh tranh,tồn tại trên thị trường thì việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò sống cònđối với mỗi doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nàocũng cần phải có một lượng vốn nhất định và có các nguồn huy động vốn làm tăngkhối lượng vốn; vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụngvốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởngthành công của mỗi doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệpthường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanhthường xuyên cũng như cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp Việcthiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc khôngtriển khai được
Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp không ít khó khăn
do cung lớn hơn cầu, việc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn diễn ra thườngxuyên mang nhiều rủi ro tiềm ẩn trong khi đó nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốnvay của các Ngân hàng thương mại với mức lãi suất cao, chi phí tài chính lớn làmcho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp không như mong muốn
Trước tình hình đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhđối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng luôn là vấnđề trăn trở xuyên suốt và được đặt lên hàng đầu trước mỗi quyết định tài chính củamình Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay làphải xác định một cách chính xác và đáp ứng đầu đủ nhu cầu về vốn kinh doanh và sửdụng vốn kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành là một doanh nghiệp chuyên về xâylắp, đóng địa bàn tại khu vực có nền kinh tế khó khăn nên công ty đã góp phầnkhông nhỏ cho sự phát triển của tỉnh cũng như đảm bảo nhịp độ phát triển cho nềnkinh tế một cách cân đối nhịp nhàng, hình thành nên cơ cấu hợp lý trong từng giai
Trang 9đoạn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội Trong những năm qua Công ty
đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh một phầnnhờ vào việc sử dụng vốn kinh doanh của mình, tuy nhiên việc sử dụng vốn kinhdoanh còn có những hạn chế nhất định như lượng vốn cần huy động lớn mà thờigian hoàn vốn chậm làm tăng chi phí tài chính và một số tồn tại khác dẫn tới hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không được như mong muốn
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp cùng với những kiến thức học tại nhà trường, học
viên xin đăng ký đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Nam Thành” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
- Các sách có liên quan
+ PGS TS Lưu Thị Hương và PGS TS Vũ Duy Hào (2011), Tài chínhdoanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Cuốn sách này gồm 212trang chia thành 7 chương trong đó có Chương 4, Chương 5 và Chương 6 viết về cơcấu vốn, chi phí vốn, nguồn vốn, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp, mỗichương các tác giả trình bày ngắn gọn, súc tích dễ hiểu tuy nhiên phần hiệu quả sửdụng vốn và tài sản các tác giả chưa đưa ra ví dụ minh họa
+ TS Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuấtbản Thống kê Cuốn sách này gồm 340 trang chia thành 17 chương bao gồm nhữngnội dung mới, bao quát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp kèm theo những ví dụminh họa thực tiễn rất sinh động, tác giả đã đi sâu vào rất nhiều mảng lý thuyết tàichính căn bản trong đó có vốn kinh doanh cũng như phần kiến thức đánh giá vềhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng tàisản, tỷ suất sinh lời của tài sản Tuy nhiên, phần trình bày về mói quan hệ tươngquan giữa các chỉ tiêu chưa được nhiều, đây là điều quan trọng để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
+ GS TS Ngô Thế Chi và PGS TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trìnhphân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Học viện tài chính Cuốn sách nàygồm 446 trang, chia thành 8 chương trong đó có chương IV “Phân tích tình hình sửdụng vốn trong doanh nghiệp”, các tác giả đã trình bày sự biến động và cơ cấu phân
bổ vốn cũng như phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, có sự so sánh giữakỳ gốc và kỳ phân tích, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đã đưa ramột số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tổng vốn, vốn vay, vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên,
Trang 10các tác giả chưa đi nhiều phân tích về các chỉ tiêu về sử dụng vốn dài hạn trong cácdoanh nghiệp.
- Các luận văn có liên quan
+ Phạm Thị Kim Thúy (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, Luậnvăn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).Đây là một luận văn có những đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh trong Công ty cổ phần, tác giả sử dụng các chỉ tiêu phân tích chung hiệuquả sử dụng tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động… Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đưa
ra được các giải pháp mang tính hệ thống, chưa chỉ ra được những giải pháp cụ thể
có thể áp dụng được ngay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp
+ Trần Thị Huyền Trang (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại Tập đoàn FPT, Luận văn thạc sỹ, Học viện tài chính Luận văn được chia làm bachương, tác giả đã khái quát những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,kinh nghiệm các công ty khác cũng như phân tích thực trạng và đề ra các giải phápđể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty mẹ FPT Tuy nhiên do phạm vinghiên cứu rộng, tác giả chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn như nhân tố lực lượng lao động, công nghệ, thị trường đồng thời tácgiả cũng đưa ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược nên các giải pháp còn có hạnchế nhất định khi triển khai thực hiện
+ Trần Lệ Phương (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện công nghệbưu chính viễn thông Luận văn đã khái quát các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đồng thờitác giả đi sâu phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty bao gồm nguồn hìnhthành vốn, huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn qua các năm từ 2008 đến 2010,tuy nhiên đối với phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn tác giả mới chỉ đưa ra cácchỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn mà chưa có sự phân tích so sánh qua các năm
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh trong các doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành trong các năm từ 2016 đến 2018
Trang 11- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành giai đoạn 2020 - 2025.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựngNam Thành trong giai đoạn 2017 - 2019
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Nghiên cứu và thu thập dữ liệu qua các năm 2017, 2018, 2019.+ Về không gian: Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành Địa chỉ trụ sởchính: Số 308, đường Chu Văn Thịnh, tổ 1, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La,Tỉnh Sơn La
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thuthập dữ liệu thứ cấp thông qua các văn bản, báo cáo tài chính và các tài liệu liênquan đến đề tài để thống kê dữ liệu trong quá khứ và hiện tại về tình hình sử dụngvốn của Công ty, phục vụ cho công tác phân tích
- Phương pháp phân tích thống kê: Là để đánh giá một cách khách quantình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong những năm qua, phục vụcho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thờikỳ 2020 - 2025
- Phương pháp toán kinh tế: Phục vụ cho việc dự báo nhu cầu vốn của Công
ty trong thời gian tới để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn so sánh: Để so sánh và phân tích hiệuquả sử dụng vốn qua các năm của Công ty từ đó tổng kết và đưa ra giải pháp nhằmhoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xâydựng Nam Thành
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Một số cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Nam Thành
Chương 3.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và mong muốn mang lại hiệu quả thìtrước hết các doanh nghiệp cần quan tâm là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng như thếnào để đem lại hiệu quả cao nhất Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần xem vốn là gì vàcác doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Như chúng ta biết vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quátrình sản xuất kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Để tiến hành bất kỳ một quá trìnhSXKD nào cũng cần phải có vốn, vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vàocủa quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.Vốn thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trongcác khâu của quá trình hoạt động SXKD Vốn có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhàxưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… khi kết thúc một vòng luânchuyển thì vốn lại trở về hình thái tiền tệ Như vậy, với số vốn ban đầu, nó khôngchỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động SXKD sinh lời
Trong thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về vốn, xuất phát từ cách nhìnnhận vốn từ những giác độ khác nhau Theo quan điểm của Mark - nhìn nhận dướigiác độ của các yếu tố sản xuất thì Mark cho rằng: Vốn chính là tư bản, là giá trịđem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất Tuy nhiên, Mark quanniệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế,đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark
Còn theo Paul A.Samuelson, nhà kinh tế học theo trường phái của học thuyếtkinh tế hiện đại cho rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn
và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất Vốn bao gồm các loạihàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trongquá trình sản xuất sau đó
Nhiều nhà kinh tế học khác có khái niệm rằng: Vốn là một loại hàng hóa đặcbiệt mà quyền sử dụng vốn có thể tách rời quyền sở hữu vốn
Như vậy, có rất nhiều khái niệm về vốn kinh doanh nhưng khái niệm được
Trang 13chấp nhận rộng rãi nhất là "Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích sinh lời".
1.1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thểnhư sau:
* Căn cứvào nguồn hình thành vốn
Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn là vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn chủ
sở hữu thì các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn là đi vay củacác ngân hàng thương mại cũng như các khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau giữa cácdoanh nghiệp tham gia vào chu kỳ kinh doanh như cung ứng các yếu tố đầu vào vàtiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đầu ra, tổng hợp các yếu tố này hình thành nên khoản
nợ phải trả của doanh nghiệp
Thứ nhất, Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là tổng số vốn góp của các chủ sở hữu vào doanh nghiệpbao gồm vốn góp ban đầu và số tăng giảm vốn góp (vốn góp bổ sung, giá trị cổphiếu, lợi nhuận giữ lại, đánh giá lại tài sản, ), nguồn vốn chủ sở hữu là số vốncủa các chủ sởmà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán (không phải làmột khoản nợ)
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư,
sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định so với giá đánh giá lại được thể hiện trongbiên bản đánh giá lại của vật tư,sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá
Trang 14trình đầu tưxây dựng cơ bản (giai đoạn trước khi đi vào hoạt động).
Nguồn vốn từ các quỹ: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, Lợi nhận sau thuế chưa phân phối: phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế thunhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ của doanh nghiêp.Nguồn vốn đầu tư XDCB: là nguồn vốn đượchình thành do ngân sách cấphoặc đơn vị cấp trên cấp
Thứ hai, Nợ phải trả
Nợ phải trả là tổng số vốn mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng cóquyền sử dụng Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phảithanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dàihạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, choNhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, phụ cấp, ) và cáckhoản phải trả khác
Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòngmột năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường
Nợ ngắn hạn gồm các khoản: Vay ngắn hạn; các khoản tiền phải trả cho ngườibán, người cung cấp, người nhận thầu; Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động; các khoản chi phí phảitrả; các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; các khoản phải trả ngắn hạn khác
Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm
Nợ dài hạn gồm các khoản: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; Nợ dài hạn phảitrả; Trái phiếu phát hành; các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; Thuế thu nhậphoãn lại phải trả; Dự phòng phải trả,
* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn
Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại gồm vốn cốđịnh và vốn lưu động
- Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thànhnên những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một nămhay chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp trở lên Nói cách khác vốn cốđịnh là biểu hiện bằng tiền của những tài sản sử dụng mang tính dài hạn phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng tài sản dài hạn được hình
Trang 15thành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của tài sản dài hạn sẽ chi phối đặc điểmluân chuyển của vốn cố định Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thùcủa vốn cố định như sau:
Vốn cố định có tốc độ luân chuyển chậm do tài sản cố định và các tài sản dàihạn khác được đầu tư bằng vốn cố định tồn tại và sử dụng lâu dài trong nhiều chukỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn cố định được đầu tư vào TSCĐ được luân chuyển giá trị dần dần, từngphần trong các chu kỳ sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không
bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảmdần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của
nó cũng bị giảm đi, theo đó vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao vàđược tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹkhấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp
Phần còn lại của vốn cố định vẫn được cố định trong đó, tức là giá trị còn lạicủa tài sản cố định, hình thái hiện vật của vốn cố định là tài sản cố định
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm vàđược thu hồi dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần dầngiảm xuống Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sửdụng, giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm đã sản xuất và khi đóvốn cố định đầu tư vào TSCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển
Vốn cố định đầu tư vào TSCĐ thường có chu kỳ vận động dài, sau nhiều nămmới có thể thu hồi đủ số vốn đầu tư đã ứng ra ban đầu Trong thời gian dài như vậy,đồng vốn luôn bị đe doạ bởi những rủi ro, những nguyên nhân chủ quan và kháchquan làm thất thoát vốn như: Do kinh doanh kém hiệu quả, sản phẩm làm ra khôngtiêu thụ được, do giá bán thấp hơn giá thành nên thu nhập không đủ bù đắp mức độhao mòn TSCĐ; Do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho mức độ haomòn vô hình của TSCĐ vượt qua mức dự kiến về mặt hiện vật cũng như về mặt giátrị; Do yếu tố lạm phát trong nền kinh tế, khi lạm phát xảy ra, giá trị thực của đồngvốn bị thay đổi, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá và điều chỉnh lại giá trịtài sản để tránh tình trạng mất vốn kinh doanh theo tốc độ lạm phát trên thị trường.Vốn cố định đầu tư hình thành nên các khoản đầu tư dài hạn sẽ thu hồi một lần
Trang 16khi kết thúc hoạt động đầu tư.
Vốn cố định nằm trong chi phí xây dựng cơ bản dở dang sẽ chuyển hóa mộtlần và toàn bộ thành nguyên giá TSCĐ khi công trình XDCB hoàn thành
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷtrọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nóichung Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnhhưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh Do ở một
vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo tính quy luật riêng, nênviệc quản lý vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thànhcác tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần để trả tiềncông cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệpđược thực hiện thường xuyên, liên tục
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ,… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sản phẩm đangchế tạo, bán thành phẩm Các tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sảnphẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanhtoán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước, … Trong quá trình sảnxuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luônvận động thay thế và đổi chỗ cho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh được tiến hành liên tục và thuận lợi
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu độngcủa doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hànghoá Do đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanhnghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dựtrữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thườngxuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốnlưu động
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngaytrong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổihình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tưhàng hoá dự trữ Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán
Trang 17thành phẩm và thành phẩm, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở vềhình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất,vốn lưu động mới hoàn thành một vòng chu chuyển.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ramột cách thường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, vốn lưuđộng của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tạidưới nhiều hình thức khác nhau Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liêntục, các doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau
nó đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyểnđược thuận lợi
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản lý
và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trìnhsản xuất kinh doanh
- Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ, kịp thờivốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời phải có giảipháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đẩynhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí
sử dụng vốn
* Căn cứ vào phạm vi huy động
Với tiêu thức này, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp
Việc doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm làdoanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho sự phát triển của mình mà khôngphải chi phí cho việc sử dụng vốn Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc khôngphải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốnnhiều khi kém hiệu quả
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng chonhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Loại nguồn vốn này bao gồm:Vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ ngườibán và các khoản nợ khác, …
Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh
Trang 18động hơn Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốncàng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúp cho doanh nghiệp pháttriển mạnh hơn.
Nhược điểm của nguồn vốn này là doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay vàhoàn trả vay đúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh kém hiệuquả thì khoản nợ phải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi ro lớn.Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụng kết hợpnguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đem lại cho doanhnghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất
* Căn cứ vào thời gian huy động vốn
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại lànguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên
Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng,nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưu động thường xuyên cần thiếtcho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn riêng và các khoảnvay dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời
Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng đáp ứng nhucầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanh nghiệpxem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứngđầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành SXKD của mộtdoanh nghiệp, người ta
Trang 19sử dụng thước đo là hiệu quả SXKD của doanh nghiệp đó Hiệu quả SXKD đượcđánh giá trên hai giác độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quảnlýdoanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đượckết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do vậy, một trong các nguồn lực kinh tếđặc biệt là vốn kinh doanh, nó có tác động rất lớn tới hiệu quả SXKD củadoanhnghiệp Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là yêu cầu mang tính thườngxuyên và bắt buộc đối vớidoanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhsẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụngvốn kinh doanh nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinhlời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản củavốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉtiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn,… Nó phảnánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông quathước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chiphí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao Do đó, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triểnvững mạnh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảocác điều kiện sau:
Thứ nhất, Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không đểvốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời
Thứ hai, Phải sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp lý và tiết kiệm
Thứ ba, Phải quản lý vốn kinh doanh một cách chặt chẽ nghĩa, khoa học nghĩa
là không để vốn kinh doanh bị sử dụng sai mục đích, không để vốn bị thất thoát dobuông lỏng quản lý
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và pháthuy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
1.1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN
Trang 20Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường các doanhnghiệp được tự chủ về vốn thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcàng trở lên cấp thiết vì một số lý do sau:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đahoá lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh củadoanh nghiệp, lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy môhoạt động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa cácdoanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó
có việc huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời việc sử dụngvốn kinh doanh có hiệu quả là một trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giáthành sản phẩm
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề caotính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán của doanhnghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn
và rủi ro trong kinh doanh Mặc khác còn tránh được việc lãng phí nguồn vốn do sửdụng không có hiệu quả
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tàichính và sức cạnh tranh trên thị trường
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường, doanh nghiệp nào cũng muốn giành thắng lợi trong cạnhtranh và mong muốn phát triển ngày càng bền vững Để đạt được điều này đòi hỏicác doanh nghiệp cần phải bổ sung vốn kinh doanh để đáp ứng việc mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệuquả giúp doanh nghiệp huy động thêm được nguồn vốn để đổi mới thiết bị côngnghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng lợi nhuận tạo ra được lợithế trong cạnh tranh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác và
mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệptrên thị trường
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đạt được
Trang 21mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệpnhư nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người lao động,… Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thìdoanh nghiệp có thể mở rộng qui mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người laođộng từ đó thu nhập của người lao động tăng lên, góp phần thúc đẩy việc tăng năngsuất lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh góp phần mang lại hiệu quả kinh
tế và xã hội cho doanh nghiệp
Việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả giúp doanh nghiệp giúp doanhnghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mình đem lại sự tăng trưởng ổn định, bềnvững cho nền kinh tế đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốtcác chính sách xã hội, đóp góp cho cộng đồng góp phần xây dựng đất nước
Tóm lại, ta thấy rằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trong sảnxuất kinh doanh mà còn giúp cải thiện đời sống của người lao động, ngoài ra cònảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôntìm ra các biện pháp thích hợp với điều kiện hoạt động, sản xuất kinh doanh củamình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của DN
1.2.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn để thấy đượckhả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp cũng như mức độ
tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Căn cứ vào số liệu trên bảng Cân đối kế toáncủa doanh nghiệp mà so sánh tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giữa các năm hoặccác kỳ với nhau về số tuyệt đối và số tương đối để rút ra những kết luận cần thiết vềtình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định cầnthiết để huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, cụ thể:
* Hệ số nợ
Là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn Nếu khoản nợ này quá cao thì khảnăng đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, thậm chí khả năng trả cáckhoản nợ của mình khó khăn
Trang 22Hệ số nợ = Tổng nợ phải trảTổng nguồn vốn
* Hệ số tự tài trợ
Hệ số này phản ánh tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn.Chỉ tiêunày càng lớn doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độđộc lập với các chủ nợ là cao
Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn
1.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sauthuế chia cho doanh thu trong kỳ củadoanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp càng cao
Tỷ suất lợi nhuân trên
Doanh thu
Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của mộtdoanhnghiệp.Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này, tỷsuất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chiến lược cạnhtranh củadoanh nghiệp
1.2.1.3 Hệ số quay vòng vốn (Hệ số QVV)
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn củadoanh nghiệp, nghĩa là vốnquay bao nhiêu vòng trong năm.Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụngvốn có hiệu quả, nếu hiệu suất cao hơn mức trung bình của ngành là tốt, nếu thấphơn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp thấp
VKD bình quân
Trang 231.2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời của tài sản.Hệ số này phản ánh cứ
1 đồng vốn sử dụng vào SXKD trong kỳ thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thuế.ROA càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cànghiệu quả
Giá trị tài sản bình quân
VKD bình quân
Có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích chi tiết từngnhân tố ảnh hưởng tới ROA
= ROS x Hệ số quay vòng vốn
1.2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận VCSH hay còn gọi là sức sinh lời của VCSH Đây là một chỉtiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm và là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nhà doanhnghiệp.Hệ số này phản ánh cứ một 1 đồng VCSH bỏ ra làm ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tàichính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độquản trị nguồn vốn của doanh nghiệp
Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích, để đánh giá khả năng sinh lời của VCSH
ở doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ta sử dụng chỉ số Dupont:ROE = ROA x Hệ số đònbẩytàichính
Trang 241.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định là biểu hiện giá trị bằng tiền của những tài sản sử dụng mang tính dàihạn ở doanh nghiệp Tài sản dài hạn nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, sửdụng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.Một số chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
1.2.2.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng
VCĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ được đầu tư, tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao
1.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng
VCĐ bình quânChỉ tiêu này cho biết mỗi 1 đồng VCĐ đầu tư và SXKD đem lại bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp càng cao
1.2.2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của DN
Hiệu suất sử dụng
Giá trị TSCĐChỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồngTSCĐ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệpcàng cao
1.2.2.4 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp dựatrên tốc độ luân chuyển VLĐ Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lêntình hình tổ chức các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp
Trang 25có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phítổn trong quá trình SXKD cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luânchuyển VLĐ có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển,nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Tốc độ luân chuyển VLĐ được đo bằng các chỉtiêu là vòng quay VLĐ, số ngày luân chuyển, hiệu quả sử dụng VLĐ và hệ số đảmnhiệm VLĐ.
1.2.3.1 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay
Doanh thu VLĐ bình quânDoanh thu là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừdoanh thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ VLĐ của doanh nghiệp luân chuyển càngnhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp cần ít vốn mà tỷ suất lợi nhuậnlại cao
1.2.3.2 Số ngày luân chuyển
Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động
Vòng quay VLĐChỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của một vòng quay VLĐ trongkỳ.Thời gian của một vòng quay VLĐ càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luânchuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn
1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng
VLĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận của VLĐ càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng VLĐ hiệu quả, khả năng sinh lợi của VLĐ cao
1.2.3.4 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cầnđầu tư bao nhiêu đồng VLĐ, hệ số này càng nhỏ càng tốt
Trang 261.2.4 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh
- Mục đích: Nhằm đánh giá tình hình tăng giảm và cơ cấu các nguồn vốn Trênbảng cân đối kế toán, tài sản của doanh nghiệp tăng thì nguồn vốn cùng tăng tươngứng vì tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp luôn bằng tổng nguồn vốn kinh doanh.Nhưng nguồn vốn kinh doanh tăng giảm từ nguồn nào, tỷ trọng là bao nhiêu mớiđánh giá được trình độ tổ chức, huy động nguồn vốn kinh doanh và tình hình tàichính của doanh nghiệp tốt hay không tốt
- Nguồn tài liệu: Số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinhdoanh của Công ty qua 3 năm (2017-2019)
- Phương pháp: Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh được thực hiện trên
cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối năm với số đầu năm, so sánh tỷ trọnggiữa các khoản mục nguồn vốn kinh doanh trên tổng nguồn vốn kinh doanh
1.2.4.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn lưu động
VLĐ là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinhdoanh
- Mục đích: Phân tích tình hình tăng, giảm và cơ cấu VLĐ nhằm đánh giáđược tình hình biến động tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của tổng vốn lưuđộng Đồng thời, cần tính toán phân tích tỷ trọng của các khoản mục vốn lưu độnggiữa các kỳ để từ đó xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn
- Nguồn tài liệu: Số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinhdoanh của Công ty qua 3 năm (2017-2019)
- Phương pháp: Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu các khoản mục VLĐđược thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối năm và số đầunăm, so sánh tỷ trọng giữa các khoản mục VLĐ trên tổng VLĐ
1.2.4.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn cố định
Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của TSCĐ bao gồmTSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và các bất động sản đầu tư
- Mục đích: Phân tích tình hình tăng, giảm và cơ cấu VLĐ nhằm đánh giáđược tình hình biến động tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của tổng vốn cốđịnh Đồng thời, cần tính toán phân tích tỷ trọng của các khoản mục vốn cố địnhgiữa các kỳ để từ đó xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn
- Nguồn tài liệu: Số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinhdoanh của Công ty qua 3 năm (2017-2019)
Trang 27- Phương pháp: Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu các khoản mục VCĐđược thực hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối năm và số đầunăm, so sánh tỷ trọng giữa các khoản mục VCĐ trên tổng VCĐ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh chịu nhiều tác động của các nhân tố bên trong cũng như bênngoài doanh nghiệp Các nhân tố này tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và tácđộng đến hiệu quả sử dụng VKD cũng như toàn bộ hoạt động SXKD của mỗi doanhnghiệp Những tác động nay có thể là tác động thuận lợi, tích cực cũng có thể là tácđộng tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng VKD Chính vì vậy, các nhàquản lý điều hành doanh nghiệp cần luôn quan tâm, xem xét và nắm bắt tới cácnhân tố này trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp của mình
1.3 1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1 Nhân tố lực lượng lao động
Lực lượng lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD được xem xét trênhai yếu tố là số lượng và chất lượng lao động của hai bộ phận là lao động trực tiếp,cán bộ quản lý mà trước hết là giám đốc doanh nghiệp Giám đốc là người có toànquyền quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn và là người chịu trách nhiệm mọivấn đề về tài chính của doanh nghiệp Việc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm đồngvốn sẽ phát huy hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp; ngược lạikhi sử dụng đồng vốn không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát dẫn đến thua lỗtrong kinh doanh thì vốn kinh doanh sử dụng không hiệu quả, không bảo toàn đượcđồng vốn thậm chí còn dẫn tới mất vốn
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của doanh nghiệp cũng tácđộng to lớn đến hiệu quả sử dụng VKD thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu cácyếu tố sản xuất, giảm những chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hộikinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển giúp giám đốcđưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên những báo cáo đầy đủ, chính xác,… do đóhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được nâng nao
Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý những lao động trực tiếp sản xuất hình thànhnên sản phẩm, tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp và cho xã hội, do đó taynghề của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.Nếu doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, khó thao tác, ngườicông nhân vận hành sai quy trình sẽ làm tăng chi phí vận hành, chi phí sửa chữa,máy móc thiết bị không phát huy hết công suất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,
Trang 28… Ngược lại nếu doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề cao, làm chủ đượccông đoạn sản xuất sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, tiền lương,
… làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanhnghiệp
1.3.1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn làVCSH và các khoản nợ phải trả; nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chi phối và sử dụng lâu dài vào cáchoạt động của mình Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng nguồnVCSH bằng cách trích lợi nhuận sau thuế để bổ sung, huy động tăng thêm vốn điều
lệ ban đầu, tiến hành phát hành thêm cổ phiếu, huy động từ các quỹ của doanhnghiệp,… Các khoản nợ phải trả bao gồm các khoản vay (vay ngắn hạn, vay dàuhạn), các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách, bảo hiểm,phải trả nhà cung cấp và một số các khoản phải trả phải nộp khác chưa đến hạnthanh toán Các khoản nợ phải trả là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thểkhác mà doanh nghiệp được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định vào hoạtđộng kinh doanh của mình
Cơ cấu nguồn vốn được hiểu là thành phần và tỷ lệ từng nguồn vốn so vớitổng nguồn vốn tại một thời điểm.Một cơ cấu VKD phù hợp sẽ đóng góp rất lớn chohiệu quả sử dụng VKD Tỷ lệ VCSH và nợ phải trả hợp lý thì chi phí vốn của doanhnghiệp sẽ thấp và lợi nhuận thu được sẽ cao từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VKD củadoanh nghiệp Ngược lại, một cơ cấu VKD bất hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
sử dụng VKD bởi vì vốn đầu tư vào các loại tài sản không hữu dụng chiếm tỷ lệ lớn thìkhông những không phát huy được tác dụng trong quá trình SXKD mà còn bị hao hụtmất mát dần làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Mục tiêu này có thểthay đổi theo thời gian khi có những điều kiện thay đổi, mỗi doanh nghiệp tại một thờiđiểm cũng cần có một cơ cấu nguồn vốn nhất định và mỗi quyết định tài trợ của Giámđốc phải phù hợp với mục tiêu này Khi tính toán cơ cấu nguồn vốn người ta đặc biệtchú ý tới hệ số nợ, hệ số tự tài trợ ngoài ra còn sử dụng hệ số đảm bảo nợ
Trong các chu kỳ kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thườngbiến động và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu Vìvậy, việc xem xét lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là một trongcác quyết định tài chính quan trọng của Giám đốc doanh nghiệp đồng thời thôngqua các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có thể nhìn nhân một
Trang 29cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh, mức độ an toàn hoặc rủi ro trongkinh doanh.
Trên thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau và ngay các doanhnghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu nguồn vốn khác nhau thậm chí ngaymột doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau cũng có cơ cấu nguồn vốn khácnhau Sự khác biệt này do nhiều yếu tố như mức độ ổn định doanh thu và lợi nhuậncủa doanh nghiệp; mức doanh lợi vốn của doanh nghiệp và lãi suất huy động trênthị trường; mức độ chấp nhận rủi ro của giám đốc doanh nghiệp; cơ cấu tài sản kinhdoanh của doanh nghiệp; thái độ của các nhà cung cấp tín dụng; đặc điểm kinh tế kỹthuật của ngành
1.3.1.3 Chi phí vốn
Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình SXKD, do vậy để sử dụng vốn doanhnghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định Theo cách phân loại phổ biến nhất nguồnvốn của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) và nguồnVCSH (vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, vốn góp cổ đông vàlợi nhuận không chia), bất cứ sự tăng lên nào của tổng tài sản phải được tài trợ bằngviệc tăng lên của một hoặc nhiều yếu tố cấu thành vốn trên Cũng như bất kỳ nhân
tố nào khác để được quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả chochủ sở hữu các nguồn vốn đó một lượng giá trị nhất định, đó là giá của việc sử dụngcác nguồn tài trợ hay còn gọi là chi phí sử dụng các nguồn tài trợ - chi phí sử dụngvốn Mỗi nguồn tài trợ có một giá sử dụng khác nhau đó chính là mức tỷ suất lợinhuận cần phải đạt được về khoản đầu tư được tài trợ bằng hình thức đã lựa chọn đểgiữ cho thu nhập của chủ sở hữu không bị sụt giảm
Khi tính toán, chi phí sử dụng vốn đóng vai trò như là tỷ lệ chiết khấu làm cânbằng lượng vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng hôm nay với các khoản tiền (lãi
và gốc) mà doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu của một nguồn vốn nào đó trongtương lai Như vậy, khái niệm chi phí sử dụng vốn ở đây được hiểu dước giác độ chiphí cơ hội của việc sử dụng vốn
Trong hoạt động SXKD các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lựa chọncác nguồn tài trợ phù hợp với đặc điểm SXKD của mình trong từng thời kỳ với mứcchi phí vốn thấp nhất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.Vốnđược lưu thông và quay vòng một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quảcao trong việc sử dụng VKD, ngược lại sẽ dẫn đến có phần vốn bị ứ đọng và gâylãng phí trong việc sử dụng vốn
Trang 30Chi phí của các loại vốn:
- Chi phí nợ vay
Chi phí nợ vay trước thuế (Kd) được tính toán trên cơ sở lãi suất nợ vay, lãisuất này thường được ấn định trong hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thươngmại Chi phí nợ vay sau thuế Kd(1-T) được xác định bằng chi phí nợ trước thuế trừ
đi khoản tiết kiệm nhờ thuế, phần tiết kiệm này được xác định bằng chi phí trướcthuế nhân với thuế suất (KdxT)
- Chi phí vốn chủ sở hữu
Chi phí sử dụng VCSH chính là tỉ suất lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư dựtính sẽ nhận được trên số vốn mà họ đóng góp, mỗi một hình thức góp vốn thì cómột chi phí sử dụng vốn khác nhau, cụ thể:
Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại được đo lường bằng chi phí cơ hội, tức là nhàđầu tư cần phải thu được mức tỉ suất lợi nhuận tối thiểu bằng các cổ phần mà họnắm giữ
Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là mức tỉ suất lợi nhuận tối thiểu cầnphải đạt được về đầu tư mới được tài trợ bằng cổ phiếu thường mới để giữ cho thunhập của các cổ đông cũ là không bị giảm sút
Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi chính là chi phí ở hiện tại của việc sử dụng cổphiếu ưu đãi để gia tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, cổ phiếu ưu đãi được xemnhư là một loại nguồn VCSH đặc biệt trong doanh nghiệp, cổ tức của cổ phiếu ưuđãi được trả theo một mức nhất định
- Chi phí sử dụng vốn bình quân
Chi phí sử dụng vốn bình quân là mức tỉ suất lợi nhuận tối thiểu cần phải đạtđược của sự đầu tư mới được thực hiện từ việc huy động các nguồn vốn khácnhau.Chi phí này phụ thuộc vào hai yếu tố là chi phí sử dụng của từng nguồn vốn vàtỷ lệ của từng nguồn vốn
- Chi phí cận biên về sử dụng vốn
Chi phí cận biên về sử dụng vốn là chi phí sử dụng vốn bình quân của mộtdoanh nghiệp kết hợp với đồng vốn tài trợ mới tăng thêm Chi phí cận biên về sửdụng vốn tăng lên khi càng nhiều vốn được huy động thêm trong một thời kỳ nàođó.Tại điểm giới hạn mà từ đó chi phí cận biên về sử dụng vốn mới tăng lên đượcgọi là điểm gẫy, một doanh nghiệp liên tục huy động thêm nguồn vốn mới với chiphí sử dụng vốn khác nhau có thể có nhiều điểm gẫy
Trang 311.3.1.4 Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Chu kỳ SXKD là là nhân tố gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sửdụng VKD của doanh nghiệp Bởi vì, độ dài của chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trựctiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất của máy móc thiết bị,đến tình hình luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp Nếu chu kỳ SXKD ngắn, doanhnghiệp sẽ có khả năng thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng SXKD Ngược lạinếu chu kỳ SXKD lâu dài, doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là sự đọng vốn lâu ởkhâu SXKD và lãi ở các khoản vay, khoản phải trả
1.3.1.5 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp là đối tượng tập hợp chi phí và cũng chính là đốitượng chứa đựng doanh thu của doanh nghiệp qua đó quyết định đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Đặc điểm của sản phẩm tác động rất lớn đến số lượng tiêu thụ, từ đóảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng VKD
1.3.1.6 Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên, các nhân tố khác bên trong doanh nghiệp như đặcđiểm kỹ thuật ngành sản xuất kinh doanh, công tác hoạch toán kế toán, công tácthống kê, công tác khấu hao TSCĐ, cơ cấu tổ chức quản lý, cơ chế khuyến khíchtrong nội bộ doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc điểm về chukỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường…khác nhau do đó cũng có hiệu quả sử dụng vốn khác nhau Chẳng hạn nếu chu kỳngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinhdoanh Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứđọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất
là sản phẩm công nghệ nhẹ như rượu, bia, thuốc lá… thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêuthụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh Hơn nữa những máymóc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanhnghiệp dễ có điều kiện đổi mới Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trịlớn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ có giá trị lớn như ô tô, xe máy… việcthu hồi vốn sẽ lâu hơn
Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu vàhài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giảm những chi phí
Trang 32không cần thiết, đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp
sự tăng trưởng và phát triển
Trình độ tay nghề của người lao động: thể hiện ở khả năng tự tìm tòi sáng tạotrong công việc, tăng năng suất lao động… Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng vốncủa doanh nghiệp quyết định phần lớn hiệu quả trong sử dụng vốn
Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Đây là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Công cụ chủ yếu để quản lý cácnguồn tài chính là hệ thống kế toán tài chính Nếu công tác kế toán được thực hiệnkhông tốt sẽ dẫn đến mất mát, chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích… gâylãng phí tài sản đồng thời có thể gây ra các tệ nạn tham ô, hối lộ, tiêu cực…
1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1 Tác động của các yếu tố thị trường
Thị trường là nơi quyết định cuối cùng đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thì sản phẩm sẽ tiêuthụ được, từ đó doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả sử dụngvốn được nâng cao Do vậy, các yếu tố thị trường tác động không nhỏ đến hiệu quả
sử dụng VKD, tùy theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đếnhiệu quả sử dụng VKD là cần phải làm những gì mà thị trường cần căn cứ vào nhucầu hiện tại và tương lai
Các yếu tố thị trường gồm cung cầu thị trường, giá cả và cạnh tranh:
Thứ nhất, Cung cầu thị trường là những lực lượng hoạt động trên thị trường,cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng hiệu quả sử dụngVKD của doanh nghiệp.Quan hệ cung cầu thị trường luôn luôn thay đổi, sự thay đổinày có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏidoanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD Khicầu về hàng hoá và dịch vụ tăng trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mởrộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung ứng khối lượng lớn hàng hóa và dịch
vụ khi đó doanh nghiệp huy động thêm các nguồn vốn để mở rộng hoạt độngSXKD, tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn thu được lợi nhuận cao,đồng vốn sử dụng có hiệu quả Ngược lại khi cung về hàng hóa và dịch vụ thấp hơncầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ thấp, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ dẫn tới vốnkinh doanh bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lợinhuận giảm sút thậm chí thua lỗ mất vốn, đồng vốn kinh doanh sử dụng không cóhiệu quả
Trang 33Thứ hai, Giá cả là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanhnghiệp Tuy nhiên trên thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ do thị trường quyếtđịnh nên việc định giá bán hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp phải căn cứ vào giáthành sản xuất và mức giá chung trên thị trường, do vậy sự biến động của giá cảhàng hóa và dịch vụ trên thị trường có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Thực tế trongkinh doanh các doanh nghiệp quan tâm hơn đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ, còngiá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho doanh nghiệp, đồng vốn đượcquay vòng nhanh, để khuyến khích khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ với khốilượng lớn thu được lợi nhuận ở mức cao nhất thì bên cạnh việc tiết kiệm các chi phísản xuất các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích tiêu thụ như khuyếnmãi, với nhiều hình thức quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến phươngthức bán hàng,
Thứ ba, Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường do vậydoanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sảnphẩm có như vậy doanh nghiệp mới thắng lợi trong cạnh tranh, bảo vệ và mở rộngthị trường nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có môi trường cạnhtranh cao như thị trường hàng tiêu dùng, điện máy, viễn thông,
1.3.2.2 Cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựachọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng củamình Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệpphát triển SXKD theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướngcác hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, chỉ một thay đổinhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp như: việc quy định trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ,các văn bản chính sách về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếphí môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, Nói chung, sự thay đổi cơ chế và chínhsách của nhà nước sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quảtrong doanh nghiệp Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thayđổi và thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và
mở rộng kinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh
Trang 341.3.2.3 Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trườngcông nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa cácnước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạođiều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác nó đặt doanhnghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phảixem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triểnkhông ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đây cũng là nguyên nhân quan trọnglàm các doanh nghiệp mất vốn
1.3.2.4 Nhân tố pháp luật
Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong nhữngngành nghề mà pháp luật không cấm, Nhà nước có vai trò tạo lập khung khổ pháplý cho hoạt động SXKD diễn ra hiệu quả, điều tiết các nguồn lực trong nền kinh tếđồng thời tạo môi trường cho thị trường phát triển
Hệ thống pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật vềthuế, về lao động, bảo vệ môi trường, an toàn lao động Các quy định này trực tiếp
và gián tiếp tác động lên hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp kinh doanh theo những lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư thì Nhànước có những ưu đãi về thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, ),
ưu đãi về đất đai, cơ sở hạ tầng, thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợiđể phát triển và mở rộng thị trường Ngược lại, đối với những lĩnh vực mà Nhànước hạn chế đầu tư thì Nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách của mình nhưđặt ra các điều kiện, tăng thuế, không ưu đãi khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khănkhi kinh doanh theo lĩnh vực này
1.3.2.5 Nhân tố tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảngthời gian nhất định, do vậy thay đổi của tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhnói riêng
Sự tác động của tăng trưởng kinh tế tới hiệu quả sử dụng hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp là tác động hai chiều, trước tiên các doanh nghiệp đóngmột vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, sau đó tăngtrưởng kinh tế sẽ tác động ngược lại làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trang 35Khi quốc gia tăng trưởng kinh tế ở mức cao lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhucầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thịhiếu … dẫn đến tăng lên quy mô thị trường Điều này làm tăng khối lượng hàng hóa
và dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp làm cho đồng vốn quay vòng nhanh, lợi nhuậngia tăng và hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp tăng lên Ngược lại khi tốc độtăng trưởng của nền kinh tế chậm lại, sức mua trên thị trường bị giảm sút, điều nàylàm giảm khối lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, doanh nghiệp thuhẹp sản xuất, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận giảm và như vậy làm giảm hiệu quả
sử dụng VKD của doanh nghiệp
1.3.2.6 Các nhân tố khác
Bên cạnh các nhân tố trên, các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp khác nhưnhững rủi ro bất thường như động đất, bão, lũ lụt, hỏa hoạn; sự thay đổi của kháchhàng; các nhà cung ứng yếu tố đầu vào; sự ổn định chính trị xã hội trong nước vàquốc tế cùng nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sửdụng VKD của doanh nghiệp
Trên đây chỉ là một số nhân tố chủ yếu, cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, thực tế với muôn vàn sự đổithay ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Điều quantrọng là các doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế nhữnghậu quả xấu có thể xảy ra đồng thời phát huy những tác động tích cực đảm bảo chocông tác tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinhdoanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trong chương này,tác giả đã liệt kê hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong doanh nghiệp, những nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong doanh nghiệp Mặt khác, tác giả cũng đã nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, chương 2 sẽ phân tích và đánh giáthực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng NamThành (giai đoạn 2017 - 2019)
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAM THÀNH
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành được thành lập theo Quyết định số24.03.000096 ngày 03 tháng 5 năm 2006, có Giấy phép đăng ký kinh doanh số
5500264803 ngày 03 tháng 5 năm 2006 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 05 tháng
10 năm 2006 với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dândụng khác
Công ty có trụ sở chính tại số 308 đường Chu Văn Thịnh, tổ 1 phườngChiềng Lề thành phố Sơn La tỉnh Sơn La với các ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Đại lý, môi giới, đấu giá
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trongcác cửa hàng chuyên doanh
- Hoạt động tư vấn quản lý
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển Công ty đã có một truyền thống vẻvang, là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu của Thành phố, nhiều năm liềnđạt thành tích cao về sản xuất kinh doanh và đạt các danh hiệu thi đua xuất sắc củangành xây dựng Sơn La Về mặt nhân lực, Công ty cũng đã có được đội ngũ cán bộ
Trang 38công nhân viên có trình độ cao với 47 người có trình độ Đại học và trên Đại học, 26người có trình độ trung cấp cùng với đội ngũ công nhân lành nghề Vì vậy, Công tyluôn luôn đảm bảo uy tín của một doanh nghiệp Nhà nước, có đủ năng lực, trình độchuyên môn kỹ thuật và quản lý, vững vàng trong cơ chế thị trường
Cùng với sự phát triển của đất nước, lĩnh vực hoạt động của Công ty cũngngày càng được mở rộng.Trước đây, chức năng chủ yếu của Công ty là xây dựngcông trình nhà ở, xây dựng công trình công cộng và một số công trình khác.Nhưngđến nay, Công ty có khả năng nhận thầu xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, biệtthự, khách sạn và các công trình dân dụng và công nghiệp Công ty cũng nhậnđào đắp, san nền và xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, xây dựng cáccông trình hạ tầng kỹ thuật Bên cạnh đó, Công ty còn nhận liên doanh, liên kếtvới các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh để đầu tư và xây dựng các công trình Từnăm 2006 tới nay, Công ty cũng đã hoạt động và kinh doanh nhà ở Trong quá trìnhhoạt động và phát triển của mình, Công ty đã xây dựng được nhiều công trình trênđịa bàn Thành phố Sơn La, các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhiều côngtrình có chất lượng tốt, thời gian thi công nhanh như:
- Khách sạn Hà Nội
- Trung tâm thương mại Wincom Plaza Sơn La
- Trụ sở trung tâm hành chính công tỉnh Sơn La
- Đập thủy điện Nậm Công 3
Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 107, đoạn Km0 Km30 (Chiềng Pấc Phiêng Lanh), huyện Quỳnh Nhai và Thuận Châu tỉnh Sơn La
Xây lắp đoạn Km9+485 Km18+556
Tất cả các công trình Doanh nghiệp thi công đều đạt chất lượng cao, hoànthành đúng tiến độ, đẹp về mỹ thuật, được các chủ đầu tư đánh giá tốt Đồng thờiDoanh nghiệp đang xúc tiến đấu thầu và nhận thi công hàng loạt các dự án có giá trịlớn thuộc các lĩnh vực xây dựng Đường, Cơ sở hạ tầng theo nhiều hình thức vànguồn vốn BT, BOT Nhằm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, chủ động hoà nhập trong nềnkinh tế thị trường trong nước và khu vực Với định hướng chiến lược đa dạng hoángành nghề, mở rộng thêm thị trường lấy việc đầu tư và xây dựng Cầu, Đường làmtrọng tâm
2.1.1.2 Đặc điểm của Công ty
* Đặc điểm sản phẩm
Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành là công ty xây dựng nên kinh doanh
Trang 39Trúng thầu và kí hợp đồng kinh tế
* Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động thi công cố định tại nơi xây dựng, các điều kiện sản xuất như xemáy, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo điều kiện đặt sản phẩm
Thời gian thi công xây dựng công trình theo đúng tiến độ, hợp lý sao chochất lượng công trình phải đảm bảo theo dự toán thiết kế
* Quan hệ giữa công ty và công trường:
- Hai bên quan hệ chặt chẽ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trongquá trình thi công
- Doanh nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ về mọi mặt: Kỹ thuật, tài chính, điềuphối máy móc, thiết bị, vật tư nhân lực theo yêu cầu của Giám đốc điều hành côngtrình để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng và thời gian
- Quan hệ với các cấp, ngành địa phương để giúp Giám đốc điều hành công trìnhtrong việc chỉ đạo sản xuất, kiểm tra đôn đốc công trình theo đúng tiến độ đề ra
* Quy trình thi công công trình
(Nguồn: Thuyết minh Hồ sơ năng lực Công ty)
Trang 40Sơ đồ 2.1 Quy trình thi công công trình
Giải thích sơ đồ :
Khi nhận được thông tin mời thầu công ty làm hồ sơ dự thầu, sau khi đãtrúng thầu công ty kí hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản mà hai bên đã thỏathuận sau đó:
Công tác chuẩn bị: sau khi trúng thầu thì bộ phận thi công sẽ tiến hành thicông sẽ tiến hành khảo sát địa hình để chuẩn bị lực lượng, vật tư, thiết bị chocông trình
Thi công: Sau khi đã chuẩn bị mọi mặt thì các đội thi công sẽ tiến hành thựchiện để hoàn thành công trình đúng theo dự toán thiết kế đã được định sẵn
Mỗi lần thi công các công trình Doanh nghiệp cần thuê nhân công lao độngtùy theo dự án, có các dự án lượng nhân công lao động là rất lớn, chi phí thuê laođộng chiếm khá nhiều và việc sử dụng lao động có trình độ là tăng khả năng hoànthiện nhanh chóng để bàn giao công trình theo đúng tiến độ và đạt kế hoạch màDoanh nghiệp mong muốn
Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình: Khi công trình hoàn thành thìbên phòng kỹ thuật sẽ cử bộ phận kỹ thuật công trình tiến hành kiểm tra chất lượngcông trình xem thử đã đúng với thiết kế hay không Nếu được bộ phận kỹ thuậtcông trình thông qua thì phòng kỹ thuật sẽ tiến hành lập hồ sơ hoàn thành, biên bảnnghiệm thu theo đúng quy định và bàn giao công trình Sau đó sẽ chuyên các hồ sơ,biên bản đó đến phòng kế toán để tính toán và tập hợp chi phí cho công trình đãhoàn thành
Quy trình thi công công trình ở Doanh nghiệp theo trật tự và đúng tiến hành.trong đó Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mà khi tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh sẽ bị biến dạng hoặc tiêu hao để cấu thành nên thực thểcủa sản phẩm Hiện nay hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoàn thành cáccông trình do doanh nghiệp nhận thầu Do vậy công ty sử dụng một lượng lớnnguyên vật liệu liên quan đến ngành xây dựng: Đá, Xi măng, thép, sắt nhữngnguyên vật liệu chính này thường được cung cấp bởi những đại lý trong địa bànhuyện Nguyên vật liệu tại công ty chủ yếu được thu mua từ bên ngoài, khi côngtrình đi vào khởi công thì số lượng nguyên vật liệu cho từng hạng mục côngtrình đã được xác định trước do vậy số lượng và chủng loại thu mua sẽ theo đúng
số lượng do giám đốc doanh nghiệp phê duyệt Khi thu mua xong nguyên vậtliệu sẽ được chuyển tới chân công trình Mỗi loại nguyên vật liệu lại có một cách