Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành (Trang 99)

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nền kinh tế nước ta hiện nay vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, để các Doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước phải có các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô linh hoạt.

Cần thiết cải cách hành chính theo hướng thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ giảm bớt các chi phí do thủ tục, giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra tình trạng tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tại điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm chi phí vốn và nâng cao trình độ công nghệ và quản lý.

Cần ban hành sửa đổi hệ thống luật để đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ tiêu cực trong kinh doanh trong nền kinh tế.

sửa đổi và bổ sung các điều luật đã ban hành sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, cần có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Nhà nước cần hỗ trợ can thiệp để các doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản thu quá hạn để tránh tình trạng ứ đọng vốn ảnh hưởng xấu đến SXKD, đồng thời cũng gây thất thu cho Nhà nước.

Trong công tác đấu thầu, chủ đầu tư thường chọn nhà thầu đưa ra mức giá thấp nhất, chú ý tới chất lượng công trình. Do vậy nhiều nhà xây dựng đưa ra mức giá thấp nhất để trúng thầu cho nên cóthể bỏ qua hoặc không thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng công trình. Vì vậy nhà nước nên có một hệ thống văn bản dưới luật đầy đủ, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác đấu thầu cũng như trong quá trình hoạt động SXKD.

Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực xây dựng, tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng kẽ hở luật pháp để làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành xây dựng cũng như môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.

Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp này thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:

Về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho DN hoạt động.

Về chính sách thuế, phí, Nhà nước nên xem xét khi ban hành chính sách các loại thì phải ổn định, lâu dài. Cụ thể, nên miễn thuế GTGT cho một số ngành hàng trong nước giúp DN giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái sản xuất; tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của DN. Đồng thời, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích sản xuất để có thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại. Tránh tình trạng như những năm qua các doanh nghiệp nước ta thường nhập về những loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu, không giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

Về vốn và lãi suất, Nhà nước nên cho phép các DN được đảo nợ thay cho mua bán nợ. Có chính sách giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp DN tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Nhà nước cần có chính sách nhằm khuyến khích khả năng tự chủ, năng động của các doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn.

Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn để không lâm vào tình trạng nợ xấu, tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ phá sản, cần điều chỉnh hạ lãi suất cho vay với nguồn vay trung dài hạn để đầu tư TSCĐ và nới rộng các quy định về điều kiện vay vốn lưu động để các doanh nghiệp thiếu vốn thực sự vay được vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất kinh doanh .

3.3.2. Kiến nghị đối với Công ty

Đối với dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện và dụng cụ lao động khi mua mới cần thẩm định kỹ để mua với giá hợp lý, có công suất máy móc phù hợp với quy mô của công ty. Khi đã mua các TSCĐ thì phải nhanh chóng đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng phải khai thác tối đa công suất của các máy móc thiết bị và thanh lý nhanh chóng các TSCĐ không cần dùng.

Có kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, dự trữ các phụ tùng thay thế để giảm số lượng các máy móc thiết bị hư hỏng, sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị hư hỏng, khôi phục chức năng và giảm thời gian ngưng làm việc do máy móc thiết bị hư hỏng.

Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn ngắn hạn.

Xây dựng kế hoạch sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn ngắn hạn, ưu tiên phân bổ vốn ngắn hạn cho các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn nhanh.

Xây dựng các mô hình lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu và tồn kho hiệu quả để giảm thời gian cung ứng nguyên vật liệu và dự trữ nguyên vật liệu ở mức tối ưu cho sản xuất, tránh tình trạng thiếu và thừa nguyên vật liệu. Dự đoán được những biến động giá của nguyên vật liệu trên thị trường để thay đổi kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, nhằm ổn định giá nguyên vật liệu.

tắc của chính sách để giảm các khoản phải thu.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn cuả các doanh nghiệp.

Công ty cần có thêm những chính sách lương, thưởng ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên để kích thích họ làm việc, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành giai đoạn 2017 – 2019; định hướng phát triển SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành. Chương 3 luận văn đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành gồm:

- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh.

- Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích tài chính, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

- Tổ chức tốt nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Mỗi giải pháp đưa ra đều dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có vị trí, ý nghĩa và mức tác động khác nhau đối với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Các biện pháp trong từng giải pháp và các giải pháp nêu trên đều có mỗi quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, trong quá trình thực hiện phải tiến hành đồng bộ và có sự thống nhất cao từ lãnh đạo, chỉ huy đến từng cá nhân trong Công ty mới đem lại kết quả trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, vấn đề vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là một trong những vấn đề quan trọng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm.Việc tổ chức huy động vốn từ nguồn nào, sử dụng vốn ra sao sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp, sự tồn tại hay không tồn tại của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành, luận văn đã hoàn thành được những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành.Trên cơ sở đó đánh giá các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để đề xuất các biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn diện về đề tài đã nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Văn Giao đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

1. GS.TS Ngô Thế Chi và PGS-TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Học viện Tài chính.

2. PGS.TS.LưuThịHương,PGS.TSVũDuyHào (2011),Tàichínhdoanh

nghiệp,NXBĐạihọckinhtếquốcdân.

3. TS Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê.

4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

5. TS.BùiHữuPhước,TS.LêThịLanh,TS.LạiTiếnDĩnh,TS.PhanThịNhiHiếu (2008), Tàichính doanh nghiệp, Nhà xuất bảnLaođộngxãhội.

6. Trần Lệ Phương (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

7. GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS.Phan ĐứcDũng (2009), Phântíchhoạtđộng kinhdoanh,Nhà xuất bảnThốngkê.

8. Phạm Thị Kim Thúy (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên).

9. Trần Thị Huyền Trang (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tập đoàn FPT, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

10. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2009), Giáotrìnhquảntrịtàichính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

Tài liệu khác

1.http://www.business.gov.vn/ 2. http://tapchitaichinh.vn/ 3. http://ximang.vn/

(Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/ 9/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Năm 2017

TÀI SẢN

số

Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

A B C 1 2

A - Tài sản ngắn hạn

(100=110+120+130+140+150) 100 156,869,975,220 121,470,600,703 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 91,630,853,095 74,708,335,945

1. Tiền 111 5 8,721,125,014 7,394,089,550

2. Các khoản tương đương tiền 112 82,909,728,081 67,314,246,395 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 2,129,795,068 2,219,795,068

1.Chứng khoán kinh doanh 121 12.1 2,242,252,840 2,242,252,840 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh

doanh (*) 122 12.2 (182,457,772) (182,457,772)

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 12.3 70,000,000 70,000,000

III. Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 130 59,262,258,570 41,998,804,799

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 6 32,827,957,884 25,762,622,011 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 2,502,791,445 1,093,180,806 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 264,696,587 264,696,587 4. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 12.4 100,000,000 100,000,000 5. Phải thu ngắn hạn khác 136 7.1 28,377,596,491 16,339,077,161 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137 8 (5,779,006,556) (2,214,771,766)

7. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 10 968,249,719 -

IV. Hàng tồn kho 140 3,471,384,212 2,520,739,276

1. Hàng tồn kho 141 11 3,471,384,212 2,520,739,276

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 375,720,275 112,925,615

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 13.1 339,052,996 112,925,615

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1,252,000 -

3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 153 19.2 36,412,229 -

B - Tài sản dài hạn

(200=210+220+230+240) 200 36,356,656,481 215,590,716,399 I Các khoản phải thu dài hạn 210 10,000,000 - 1. Các khoản phải thu dài hạn khác 216 7.2 10,000,000 -

II. Tài sản cố định 220 92,657,286,740 2,051,333,947

1. Tài sản cố định hữu hình 221 14 92,657,286,740 2,051,333,947

- Nguyên giá 222 129,107,392,791 7,553,667,544

3. Bất động sản đầu tư 230 16 89,178,436,572 89,168,917,159

-Nguyên giá 231 145,910,956,526 145,668,045,507

-Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 232 (56,732,519,954) (56,499,128,348)

IV Tài sản dở dang dài hạn 240 40,149,105,946 20,722,369 1. Chi phí xây dựng dở dang dài hạn 242 17 40,149,105,946 20,722,369

III. Đầu tư tài chính dài hạn 250 135,888,313,189 123,304,930,694 1. Đầu tư công ty liên doanh liên kết 252 12.5 106,131,484,483 95,847,710,677 2. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 12.5 36,864,901,500 36,864,901,500 3. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 254 12.6 (7,108,072,794) (9,407,681,483)

IV. Tài sản dài hạn khác 260 5,683,437,034 1,044,812,230

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 13.2 1,662,664,785 1,044,812,230

2. Lợi thế thương mại 269 4,020,772,249 -

Tổng cộng tài sản (250=100+200) 270 520,436,536,701 337,061,317,102 C - Nợ phải trả (300=310+320) 300 148,913,896,321 70,244,142,046 I. Nợ ngắn hạn 310 133,093,279,610 70,244,142,274

1. Phải trả cho người bán 311 18 11,592,624,072 3,051,842,212 2. Người mua trả tiền trước 312 7,319,006,113 6,298,300,170 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 313 19.1 7,522,911,499 7,050,138,193 4. Phải trả người lao động 314 2,463,195,251 1,802,160,445 5. Chi phí phải trả 315 20 38,063,888,115 34,321,100,605 6.Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 21.1 3,587,324,024 - 7. Các khoản phải trả khác 319 22.1 47,094,950,755 2,108,220,868

8. Vay và nợ thuê dài hạn 220 23.1 1,530,045,023 -

9. Dự phòng phải trả ngắn hạn (*) 321 23 13,919,334,758 1,530,045,023 10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 15,820,616,711 14,082,334,758

II. Nợ dài hạn 330 - 4,435,353,772

1. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336 21.2 4,101,644,674 333,709,098 2. Phải trả dài hạn khác 337 22.2 11,718,972,037 4,101,644,674

3. Vay và nợ thuế tài chính dài hạn 338 24 - -

4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 25 371,522,640,380 -

D - Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 371,522,640,380 262,381,821,056 I. Vốn chủ sở hữu 410 26 155,430,290,000 262,381,821,056

1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 26 155,430,290,000 155,430,290,000 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 974,823 155,430,290,000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 26 - 974,823

4. Cổ phiếu quỹ 415 26 28,016,266,582 -

4. Quỹ đầu tư phát triển 418 26 8,528,776,574 28,016,266,582 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 420 26 129,819,611,117 8,528,776,574

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ

này 421b

49,726,721,284

34,151,056,205 7. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 429 26

Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400 ) 440 520,436,536,701 337,061,318,102 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm

1. Tài sản thuê ngoài

2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công

3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại

Lập ngày tháng năm 200…

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

ngày 14/ 9/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2017

CHỈ TIÊU số

Thuyết

minh Năm nay Năm trước

A B C 1 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Nam Thành (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w