Tài liệu Môi trường bên trong của Vinamilk ppt

9 25.3K 364
Tài liệu Môi trường bên trong của Vinamilk ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môi trường bên trong của Vinamilk • Cơ sở hạ tầng: Công ty đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng. Điển hình từ năm 2005 đến năm 2011, công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm các nhà máy chế biến mới cũng như chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn (tháng 12/2005); Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010); Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía Nam (Bình Dương), hai Nhà máy sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2012. Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng năm trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng (2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con. • Nguồn nhân lực: Công ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty. Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, công ty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty. Công ty cũng đào tạo được một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích, xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp Vinamilk đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5/2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12/2007. Vinamilk còn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Chính vì vậy mà công ty đã có khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công ty cũng đã chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thông có liên quan đến vấn đề thực phẩm và thức uống. Về công tác nguồn nhân lực, trong những năm qua: + Công ty luôn đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng cải thiện như duy trì mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty nếu công ty làm ăn có lãi. + Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật. Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của công ty. + Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình triển công ty nhằm gia tăng về chất. Công ty cũng đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn Như vậy, công ty Vinamilk đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. • Phát triển công nghệ: Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến sữa hiện đại, có qui mô lớn của Vinamilk sản xuất 100% sản phẩm cho công ty do Vinamilk không đưa sản phẩm gia công bên ngoài (ngoại trừ nước ướng đóng chai). Hầu hết các máy móc thiết bị đều được nhập từ các nước châu Âu như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác. Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam. Các nhà máy này thường hoạt động 60-70% công suất trong gần suốt cả năm, ngoại trừ vào mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8, nhà máy mới hoạt động 80-90% công suất. + Dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường: Công suất 307 triệu lon/năm. + Dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, và nước ép trái cây: công suất 237 triệu lít/năm. Vinamilk đang có kế hoạch đầu tư thêm các máy rót để linh động hơn trong sản xuất. + Dây chuyền sản xuất sữa chua: Công suất khoảng 56 triệu lít/năm. Vinamilk đang có kế hoạch nâng cấp các dây chuyền sản xuất sữa chua tại các nhà máy tại Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An và Bình Định. + Dây chuyền sản xuất sữa bột: Công suất khoảng 19.000 tấn/năm. + Nhà máy sản xuất cà phê: Mỗi năm sản xuất khoảng 1.500 tấn cà phê uống liền và 2.500 tấn cà phê rang nguyên hạt. Vinamilk đang có kế hoạch đầu tưnâng sản lượng của nhà máy lên thêm 568.047/tấn/năm. + Nhà máy sản xuất bia: Công suất khởi điểm 50 triệu lít/năm và về sau sẽ tăng đến 100 triệu lít/năm. • Hậu cần đầu vào: Để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, Vinamilk đã tiến hành thu mua sữa từ các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Công ty cũng đã khuyến khích nông dân nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao (cao hơn giá thế giới), chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến (mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng) để bù vào giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân. Bên cạnh đó, công ty cũng đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng các trang trại bò sữa. Đối với công ty kinh doanh sữa thì nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Do vậy, Vinamilk đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá và hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa. Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép công ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp ổn định công việc kinh doanh và tăng sản lượng. • Quy trình sản xuất: Công ty áp dụng quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm và kiểm soát tốt chi phí trong các khâu sản xuất. Các nhà máy của Vinamilk luôn tuân thủ nguyên tắc sản xuất phải gắn với thị trường, dựa trên nhu cầu của thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Thực hiện quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các ngành hàng, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, ưu tiên những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và có giá trị cao, có thị trường ổn định. Thực hành tiết kiệm trên mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là nguyên – nhiên vật liệu. Công ty thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn các cơ sở sản xuất và tài sản. Thực hiện có hiệu quả các chứng chỉ ISO và HACCP, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các cơ sở chế biến; phối hợp với địa phương cải thiện môi trường tự nhiên làm cơ sở thêm Xanh-Sạch-Đẹp. • Hậu cần đầu ra: Mạng lưới phân phối của Vinamilk là một lợi thế cạnh tranh có thế mạnh hơn hẳn các đối thủ khác trên thị trường Việt Nam. Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối sỉ gồm 220 nhà phân phối độc lập có mặt tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Các đơn vị phân phối này phục vụ hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Công ty còn bán hàng trực tiếp đến các siêu thị, văn phòng, nhà máy và tại các điểm tư vấn dinh dưỡng của công ty. Ngoài ra, công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Vinamilk là một trong số ít các công ty thực phẩm và thức uống có trang bị hệ thống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông. Việc đầu tư hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông là một rào cảng lớn đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống, bởi việc trang bị hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn. Bên cạnh mạng lưới phân phối trong nước, công ty còn có các nhà phân phối chính thức tại Hoa Kỳ, châu Âu, Úc và Thái Lan. Vinamilk cũng sẽ sớm thiết lập mạng lưới phân phối tại Campuchia và các nước láng giềng khác. • Marketing & Bán hàng: Vinamilk đã xây dựng chiến dịch tiếp thị truyền thông đa phương diện. Công ty quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông và tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Chẳng hạn, thông qua các hoạt động cộng đồng như tài trợ các chương trình trò chơi giải trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học sinh giỏi và tài trợ các chương trình truyền hình vì lợi ích của cộng đồng và người nghèo. Vinamilk mở rộng thị trường trong đó lấy thị trường nội địa làm trung tâm, đẩy mạnh và phủ đều điểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa bàn lãnh thổ của cả nước. Đối với thị trường ngoài nước, công ty tích cực xúc tiến quan hệ đối ngoại, tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu đồng thời giữ vững thị trường truyền thống. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động và giúp cho Vinamilk chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. • Dịch vụ: Vinamilk thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng kết hợp của một dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo với sự phục vụ chu đáo, tận tâm và luôn luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Ngoài ra, công ty cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng của công ty, khám và cung cấp sữa miễn phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em, học sinh tiểu học và đối tượng suy dinh dưỡng. điểm mạnh ( Yếu tố thành công của Vinamilk:)) • Nhân lực: Vinamilk có một đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành, vững nghiệp vụ, am hiểu thị trường nên luôn bắt kịp xu hướng thay đổi của thị trường. Việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà công ty đặt ra hàng năm. Chính vì vậy mà Công ty có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, gắn lợi ích của cá nhân liền với lợi ích của công ty. Ngoài 4P truyền thống của Marketing Mix, phải kể đến 1P khác không kém phẩn quan trọng mà Vinamilk đã và đang tiếp tục phát huy, đó là nhân tố con người. Ngoài phát triển sản xuất kinh doanh, Vinamilk còn chú trọng việc phát triên nguồn nhân lực vì đó là bước phát triển về chất cho sự bền vững lâu dài. Có các chính sách đãi ngộ, tiền lương phù hợp và cạnh tranh. Mức lương phù hợp để thu hút, giữ và khích lệ tinh thần làm việc của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty. Đẩy mạnh các chính sách quan tâm đến đời sống và sức khỏe của người tiêu dùng để củng cố lòng tin vào công ty • Có mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao và ổn định. • Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp. • Phần lớn các sản phẩm của Công ty đều có chung nhãn hiệu là “Vinamilk” - là thương hiệu nổi tiếng, đạt được nhiều giải thưởng, là 1 trong 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công thương bình chọn năm 2006, nằm trong “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Với lợi thế đó nên các sản phẩm của Công ty đều nhận được sự quan tâm, tin tưởng của người tiêu dùng. • Vinamilk đã thực hiện được nhiều chương trình giàu tính nhân văn, có sức ảnh hưởng lớn tâm lý người tiêu dùng, góp phần định vị trong tâm trí người tiêu dùng về một thương hiệu phát triển vì cộng đồng. Điều này đã tạo nên lợi thế cho Vinamilk mà các đối thủ khó có thể bắt chước được. • Sản phẩm có giá cạnh tranh: Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích lệ người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá của sản phẩm gồm: chi phí sản xuất kinh doanh, nhu cầu tâm lý tiêu dùng, giá đối thủ cạnh tranh, mục tiêu kinh doanh của Công ty. Vinamilk vẫn duy trì giá bán ổn định các sản phẩm sữa và từ sữa từ giữa năm 2008 đến nay. Hiện giá bán của sản phẩm Vinamilk trên thị trường chỉ bằng khoảng 1/3 so với sữa ngoại. Một số sản phẩm được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao được công ty thực hiện chính sách nâng cấp sản phẩm với giá bán sản phẩm cao hơn vì chất lượng tốt hơn. Ví dụ một loạt nhãn hiệu như: Dielac thành dieclac Anpha có sữa non colostrum của Vinamilk, Friso thành Friso Gold, Dumex thành Dumex Gold… Đối với các sản phẩm có giá trị thấp, Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nhưng vẫn giữ nguyên giá. Điển hình là dòng sữa tiệt trùng và sữa chua. Trong tương lai, nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào và đảm bảo chất lượng, công ty sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để giá các sản phẩm sẽ phù hợp hơn với thu nhập của người lao động. Thường xuyên có những đợt giảm giá, tăng dung tích sữa nhân những dịp lễ, ngày kỷ niệm. • Đột phá về công nghệ Vinamilk đã thực hiện chiến lược “Đi tắt đón đầu công nghệ mới”. Đó là việc tranh thủ tối đa các nguồn vốn tín dụng để đầu tư đổi mới thiết bị tiên tiến, máy móc hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới. “Hơn bao giờ hết, trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy đầu tư công nghệ hiện đại là một yếu tố để khẳng định chất lượng và thương hiệu”. • Phát huy nội lực Gắn với chiến lược phát huy nội lực, là việc “phủ” các nhà máy và thực hiện “cuộc cách mạng trắng”- hình thành các vùng nguyên liệu trên toàn quốc. Từ chỗ chỉ có 3 nhà máy ở phía Nam, năm 2005, Vinamilk đã có 8 nhà máy hiện đại cả Bắc - Trung - Nam, mạng lưới 1.400 đại lý phân phối sản phẩm đến những vùng xa xôi nhất với chính sách một giá. Công ty cũng chấp nhận giảm lợi nhuận mỗi năm 15 tỉ -20 tỉ đồng từ khâu chế biến để bù vào giá thu mua sữa tươi cho nông dân. Đến nay,Vinamilk đã đầu tư trên 20 tỉ đồng, xây dựng các trạm trung chuyển, bồn lạnh chứa, hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, góp phần đưa đàn bò sữa cả nước lên trên 100.000 con. • Biến đối thủ thành đối tác Đây là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp tục vững vàng trước “cơn sóng thần hội nhập”. Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi, Vinamilk sẽ hợp tác với các tập đoàn quốc tế lớn trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tận dụng kinh nghiệm quản lý, marketing, công nghệ; khai thác thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. • Định vị thương hiệu mạnh Vinamilk định vị thương hiệu của mình qua 4 chiến lược chính như lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu, lựa chọn định vị đặc thù, lựa chọn định vị giá trị và tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm. a) Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm Thông thường, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong toàn bộ các lĩnh vực, vì vậy họ cần phải tập trung nguồn lực của mình vào một số lĩnh vực để dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Có 3 cách lựa chọn định vị thương hiệu rộng là trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác, dẫn đầu về giá thành thấp nhất hay khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường chuyên biệt. Vinamilk đã lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm với cách thứ nhất thông qua đậu nành Soya độc đáo. b) Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm Trong khi nhiều công ty tìm cách định vị lợi ích chính đáng duy nhất trong số các khả năng: chất lượng tốt nhất; kết quả tốt nhất; uy tín nhất; sử dụng bền nhất; an toàn nhất; nhanh nhất; dễ sử dụng nhất; thuận tiện nhất; kiểu dáng đẹp nhất; hoặc phong cách nhất. Thì vinamilk định vị “chất lượng quốc tế” để nhắc nhở cho người tiêu dùng Việt Nam thấy Vinamilk là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước trên thế giới. c) Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm Người tiêu dùng thường cho rằng đồng tiền họ bỏ ra để sở hữu một hàng hóa phải xứng đáng với giá trị của nó. Vì vậy, trong định vị thương hiệu, các công ty thường định vị một cách an toàn để người mua lượng hóa được chi phí họ bỏ ra để có được một giá trị hữu dụng thỏa đáng. Trong ngành sữa, giá trị hữu dụng đó chính là dinh dưỡng cho người tiêu dùng và người thân của họ. Các công ty sữa thường xuyên nâng cấp sản phẩm sữa của mình có giá trị dinh dưỡng cao hơn sản phẩm hiện tại. Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi. Vinamilk đã nâng cấp sản phẩm sữa Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum. Những sản phẩm này tượng trưng cho phong cách sống cao hơn, riêng biệt hơn. d) Triển khai các chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm Không những bán sản phẩm, các Vinamilk còn tập trung định vị dịch vụ hậu mãi của mình, làm cho giá trị hữu dụng của sản phẩm sữa tăng cao thông qua trung tâm dinh dưỡng Vinamilk. MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH SỮA Kinh tế: - Thu nhập của người dân ngày càng cao Chính trị, luật pháp: - chủ trương của Đảng về “ Phát triển Nông – Lâm - Ngư nghiệp gắn với Công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình Kinh tế - Xã hội “,do đó nhiều hộ dân đầu tư nuôi bò sữa . - Đảng và Nhà nước đẩy mạnh chủ trương : “người Việt dùng hàng Việt” - Nhà nước đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ trẻ em thấp còi do thiếu dinh dưỡng. Văn hóa, xã hội : - Con người ngày càng ý thức được tầm quan trọng của sữa cho nhu cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi,quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình nên nhu cầu sữa ngày càng cao. - Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá và cần thiết cho phụ nữa mang thai và trẻ em. - Ngày nay con người ngày càng bận rộn nhiều với công việc nên có ít thời gian để có những bữa ăn đúng giờ, do đó việc dự trữ sữa mang theo khi đi làm , đi học là rất cần thiết đặc biệt là đối với chị em phụ nữ và học sinh. - Quan hệ giữa nhà chế biến sữa và người chăn nuôi bò sữa còn nhiều bất cập, chưa thật sự gắn kết , thiếu tính bền vững và tin tưởng nhau nên nhà chế biến sữa chưa mạnh dạn đầu tư cho nhà chăn nuôi , nhà chăn nuôi chưa tin vào kết quả đánh giá chất lượng sữa của nhà chế biến - Nhu cầu tiêu dùng sữa tươi trong xã hội rất lớn, nên nhu cầu thu mua của nhiều nhà máy sữa tăng cao.Do đó việc cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến tình trạng chất lượng sữa tươi của một số nhà máy không đảm bảo , người tiêu dùng phải sử dụng những sản phẩm kém chất lượng , vô tình gây ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa trong nước. - Người dân chưa hiểu thấu đáo về vấn đề quản lý sữa tươi tại nông trại. - Việt Nam không có cỏ Alfalfa – một loại cỏ hàm lượng đạm cao, đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc nuôi bò sữa cao sản, do đó phải nhập khẩu loại cỏ này với chi phí khá cao. Công nghệ: - Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều thiết bị máy móc tiên tiến giúp cho quá trình sản xuất sữa ngày càng đạt năng suất cao và đảm bảm vệ sinh an toàn thực phẩm, - công nghệ phân tích vi sinh ngày càng phát triển khiến cho con người hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sữa tiệt trùng và an toàn. - Đường xá ngày càng được đầu tư mở rộng để nối liền các vùng miền đất nước với nhau, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông nên các sản phẩm về sữa được đưa đến các vùng sâu vùng xa của đất nước. - Trên 95% số bò sữa nước ta hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ , tính chuyên nghiệp chưa cao.Nguồn thức ăn trong nước cho chăn nuôi bò sữa còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên phải nhập khẩu 80%, chi phí khá cao. - Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bảo vệ môi trường đó là sử dụng chất thải của đàn bò biến thành hầm khí biogas. Sau khi xử lý thành khí biogas, chất thải tiếp tục được dùng để tưới đồng cỏ giúp tiết kiệm được được chi phí về phân bón cho cỏ. . Môi trường bên trong của Vinamilk • Cơ sở hạ tầng: Công ty đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở. chi phí trong các khâu sản xuất. Các nhà máy của Vinamilk luôn tuân thủ nguyên tắc sản xuất phải gắn với thị trường, dựa trên nhu cầu của thị trường để

Ngày đăng: 17/02/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan