Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
277,5 KB
Nội dung
MÔITRƯỜNGPHÁPLÝTRONGKINHDOANH 1 Delta Publishing Company Copyright 2003 by DELTA PUBLISHING COMPANY P.O. Box 5332, Los Alamitos, CA 90721-5332 All rights reserved. No part of this course may be reproduced in any form or by any means, without permission in writing from the publisher. 2 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT . 4 CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 7 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CHÀO HÀNG . 8 CHƯƠNG 4: SỰ CHẤP NHẬN VÀ TÍNH XÁC THỰC CỦA SỰ ĐỒNG Ý . 10 CHƯƠNG 5: VẬT ĐỐI ỨNG 14 CHƯƠNG 6: NĂNG LỰC CỦA CÁC BÊN VÀ TÍNH KHÔNG HỢP PHÁP . 15 CHƯƠNG 7: VĂN BẢN VÀ QUYỀN CỦA BÊN THỨ BA 20 CHƯƠNG 8: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG CÁCH THỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 21 CHƯƠNG 9: SỰ ĐẠI DIỆN . 23 CHƯƠNG 10: SỰ HỢP DOANH 25 CHƯƠNG 11: TỔ CHỨC VÀ THÀNH LẬP CÔNG TY . 26 CHƯƠNG 12: ĐIỀU HÀNH CÔNG TY . 27 CHƯƠNG 13: CHỨNG KHOÁN CÔNG TY VÀ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI . 29 CHƯƠNG 14: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỔ ĐÔNG . 30 CHƯƠNG 15: TÀI SẢN RIÊNG . 31 CHƯƠNG 16: BẤT ĐỘNG SẢN . 34 CHƯƠNG 17: MẪU, ĐIỀU KHOẢN, QUYỀN LỢI, VÀ RỦI RO 35 CHƯƠNG 18: TRÁCH NHIỆM PHÁPLÝ VỀ HÀNG HÓA 36 CHƯƠNG 19: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG CÁCH THỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 37 CHƯƠNG 20: KHẢ NĂNG LƯU THÔNG . 38 CHƯƠNG 21: LƯU THÔNG VÀ NGƯỜI GIỮ PHIẾU HỢP LỆ 40 CHƯƠNG 22:TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN; SÉC; CÁC CHỨNG TỪ SỞ HỮU 41 CHƯƠNG 23: GIAO DỊCH CÓ BẢO ĐẢM . 42 CHƯƠNG 24: SỰ PHÁ SẢN . 44 CHƯƠNG 25: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT . 45 3 MÔITRƯỜNGPHÁPLÝTRONGKINHDOANH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT Bản chất của Pháp Luật. Không thể tìm được một định nghĩa đơn lẻ nào về luật pháp mà có thể bao hàm hết được các khía cạnh cũng như tính chất hay thay đổi của nó. Hàng thế kỷ qua, các triết gia đã tranh luận rất nhiều về bản chất và các khái niệm liên quan đến Pháp luật. Mặc dù đã có rất nhiều các khái niệm về luật pháp nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều người trăn trở về bản chất của nó. Có thể kể ra ít nhất bốn khái niệm cơ bản làm tiền đề hỗ trợ cho những người muốn nghiên cứu về hệ thống luật pháp của chúng ta. Các khái niệm cơ bản đó là: 1. LUẬT PHÁP LÀ QUAN NIỆM VỀ ĐÚNG SAI. Theo khái niệm này, có một tập hợp các quy tắc quan trọng và phổ biến về những gì được coi là đúng và sai. Ý thức đạo đức những điều đúng và sai có thể bắt nguồn từ chính con người hoặc từ những giá trị linh thiêng trong cuộc sống của họ. 2. LUẬT PHÁP LÀ THÓI QUEN. Theo khái niệm này, luật pháp là tập hợp các phong tục và các thói quen của một xã hội, nó phản ánh sự tương tác trongmôitrường sống của xã hội đó. 3. LUẬT PHÁP LÀ MỆNH LỆNH. Theo khái niệm này, luật pháp là các quy định do chính quyền đưa ra và bắt buộc phải tuân theo thông qua các hình phạt. 4. LUẬT PHÁP LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI. Theo khái niệm này, luật pháp được coi là một phương tiện để điều hành xã hội nhằm điều hoà các giá trị và các lợi ích mâu thuẫn và đối kháng nhau trong một xã hội. Tuỳ theo các quan điểm khác nhau về Luật pháp mà các trường học có các mức độ chú trọng khác nhau về các khái niệm cơ bản trên. Những trường luật cơ bản thì chú trọng đến khái niệm Luật pháp là quan điểm về đúng sai. Các trường về lịch sử lại nhấn mạnh đến các phong tục và thói quen trong khi các trường theo quan điểm chứng thực học lại ủng hộ khái niệm Luật pháp là mệnh lệnh. Các trường chú trọng đến khái niệm coi Luật pháp là phương tiện điều hành xã hội là những trường luật theo quan điểm xã hội học. Một nhóm các trường khác được gọi là các trường theo trường phái Luật hiện thực thì lại phản đối và cho rằng không bao giờ tìm được khái niệm hay tập hợp các khái niệm có thể định nghĩa được Luật pháp vì nó là một quá trình năng động và hay biến đổi. HỆ THỐNG TOÀ ÁN LIÊN BANG. Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ có quy định về việc thành lập nên Toà án tối cao và trao cho nó những thẩm quyền nhất 4 định xét xử các vụ án sơ thẩm và phúc thẩm. Hiến pháp cũng trao quyền cho Quốc hội thiết lập nên một hệ thống các toà án cấp dưới. Nhìn chung, các toà án Liên bang này có thẩm quyền xét xử các vụ án ảnh hưởng trực tiếp đến Chính quyền Liên bang, các vụ án có tính liên bang và các vụ án giữa công dân của các bang hoặc giữa công dân của một bang với một bên nước ngoài khi có số tiền tranh chấp trên 10.000 đôla Mỹ. Hệ thống Toà án Liên bang bao gồm: Toà án tối cao: Toà án tối cao có thẩm quyền xét xử chính với các vụ án mà các tiểu bang, các Bộ trưởng, hay các đại diện ngoại giao là một bên đương sự. Toà án tối cao cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng với các vụ án được đưa lên từ các Toà án Liên bang cấp dưới và các vụ án yêu cầu được phúc thẩm từ các toà án tiểu bang có liên quan đến việc giải thích Hiến pháp và Luật pháp Liên bang. Đã thành một quy định chung là không phải vụ án nào cũng được đưa ra xét xử phúc thẩm tại đây, Toà án tối cao có quyền quyết định việc có hay không thụ lý hồ sơ xin phúc thẩm của bất kỳ vụ án nào. Toà phúc thẩm: Thẩm phán của Toà phúc thẩm thường được lập thành các ban gồm ba người để xét xử lại các tranh chấp được đưa lên từ các Toà sơ thẩm Quận hoặc từ các toà hành chính khác. Toà phúc thẩm không có chức năng xét xử các vụ án sơ thẩm. Toà sơ thẩm Quận: Trong hệ thống Toà án Liên bang, Toà sơ thẩm Quận là toà án chỉ có chức năng xét xử sơ thẩm. Các Toà sơ thẩm Quận có thẩm quyền xét xử các vụ khiếu kiện liên quan đến chính quyền Hoa kỳ khi số tiền đòi bồi thường không quá 10.000 đôla Mỹ. Trongtrường hợp cần ra lệnh thực thi một đạo luật của Chính quyền Liên bang, một phiên toà gồm 3 vị thẩm phán sẽ được thành lập. Các biệt phái viên của Toà phá sản, Toà Công lý và các Uỷ viên hội đồng địa phương sẽ được gửi xuống Toà sơ thẩm Quận và là một bộ phận ở đây. Những người này sẽ thực hiện các chức năng khác nhau của mình. Toà khiếu tố: Toà khiếu tố cũng là một toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ khiếu nại chống lại chính phủ Hoa kỳ. Nếu số tiền đòi bồi thường không quá 10.000 đôla Mỹ, thì vụ kiện có thể được đưa ra Toà khiếu tố hoặc Toà sơ thẩm Quận. Kháng cáo đối với các quyết định của Toà khiếu tố sẽ được chuyển thẳng lên Toà án tối cao. Toà phúc thẩm về Thuế quan và Quyền sở hữu công nghiệp: Toà này có chức năng tiếp nhận các kháng cáo từ Toà sơ thẩm về Thuế quan và kháng cáo đối với các quyết định của các cơ quan hành chính về Quyền sở hữu công nghiệp. Quyền phúc thẩm lại các quyết định của Toà này thuộc về Toà án Tối cao. Toà sơ thẩm về Thuế quan: Toà sơ thẩm về Thuế quan nằm ngay tại cảng NewYork. Toà này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các khiếu nại liên quan đến Thuế nhập khẩu. 5 Toà phúc thẩm về Thuế và Quân pháp: Các toà này có chức năng gần giống như một cơ quan luật pháp với những quyền hạn pháplý nhất định. Các cơ quan hành chính Liên bang: Các cơ quan hành chính Liên bang nằm ngoài hệ thống toà án thông thường nhưng trong nhiều trường hợp họ lại có những quyền hạn pháplý nhất định. Các cơ quan này có đầy đủ các chức năng điều tra, công tố và xét xử trong phạm vi hoạt động được pháp luật cho phép. Về lý thuyết, các cơ quan này có chuyên môn sâu về lĩnh vực họ quản lý và có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực của mình một cách linh hoạt và nhanh chóng. Các cơ quan hành chính Liên bang có thể kể đến là Uỷ ban Thương mại Liên bang, Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch, Uỷ ban Điều tiết Năng lượng hạt nhân, Uỷ ban Thương mại giữa các tiểu bang, Cục Quan hệ Lao động Quốc gia và Uỷ ban Thông tin Liên bang Hệ thống toà án tiểu bang: Mặc dù mỗi tiểu bang đều có một hệ thống toà án của riêng mình nhưng các đặc điểm cơ bản của các hệ thống này đều có xu hướng giống nhau. Tất cả các bang đều có một hệ thống các toà án cấp dưới. Ví dụ như các toà hoà giải, toà vi cảnh, toà giao thông hay toà án hạt và các toà án giải quyết các khiếu kiện nhỏ khác, chúng đều có đặc điểm chung là thẩm quyền xét xử hạn chế và đều được coi là những toà mà chứng thư chỉ có tín lực khi có bằng chứng ngược lại. Bên cạnh đó cũng có một hệ thống các toà án có thẩm quyền xét xử tổng quát hoặc chuyên biệt, ví dụ như các toà lưu động, toà hình sự, toà dân sự, toà án dành cho vị thành niên phạm pháp và toà án chứng cứ…đó là những toà án mà chứng thư có tín lực cho đến khi có đăng cáo giả mạo. Tất cả các tiểu bang đều có một số các toà phúc thẩm. Các bang đông dân thường có thêm các toà phúc thẩm trung gian và tất cả các bang đều có toà chung thẩm. Quyền được kháng cáo lên toà phúc thẩm là quyền lợi của các bên liên quan chứ không phải là đặcquyền của bất kỳ bên nào cả 6 CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Trách nhiệm dân sự: Theo luật Anh-Mỹ, khi một người được coi là có nghĩa vụ với những người khác thì ngoài việc anh ta không được có những hành vi cố ý gây hại cho những người đó và tài sản của họ, anh ta còn phải thể hiện sự cẩn trọng thích đáng trong hành động của mình nhằm tránh những tổn hại có thể lường trước được do những hành vi vô ý của mình gây ra. Nếu một người gây tổn hại cho ai đó hoặc tài sản của họ do không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình thì người có lỗi đó phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất do anh ta gây ra trừ khi anh ta có thể chứng minh được là mình được miễn trách hoặc anh ta đã hành động vì lợi ích chung của xã hội. Một sự vi phạm bổn phận xã hội được coi là trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự thường được chia thành các lỗi vi phạm cố ý và vi phạm vô ý. Các vi phạm cố ý lại được chia thành lỗi vi phạm cố ý với người và lỗi vi phạm cố ý với tài sản. Sự vi phạm cố ý đối với quyền sở hữu: Sự vi phạm cố ý đối với quyền sở hữu bao gồm sự xâm phạm đất đai, xâm phạm tài sản cá nhân, biển thủ và lừa gạt. Xâm phạm quyền sở hữu đối với đất đai của người khác, ví dụ như tiến vào đất của người khác, chôn dấu hoặc để lại những vật thể ở đó mà không được phép của người chủ sở hữu sẽ bị coi là một sự xâm phạm mà có thể phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí khi không đưa ra được số tiền bồi thường thực tế thì bên xâm phạm vẫn phải trả một khoản bồi thường tượng trưng. Và nếu vẫn cứ tiếp tục, toà án sẽ ra lệnh đình chỉ hoặc cưỡng chế di dời thực tế. Tương tự như vậy, sự xâm phạm cố ý đối với quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng có thể bị coi là sự xâm hại phải được bồi thường cho bất kỳ thiệt hại nào gây ra. Kiểu xâm phạm có chủ ý đối với quyền sở hữu tài sản phổ biến nhất là biển thủ. Biển thủ là hành vi chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tự biến thành của riêng một tài sản thuộc sở hữu của người khác. Một người lấy cắp tài sản của một người khác, sau đó chuyển đổi và bán nó cho một người thứ ba thì người thứ ba này sẽ không bị coi là người cầm giữ tài sản bất hợp pháp nhưng người đã bán tài sản này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người chủ sở hữu tài sản thực tế về những tổn hại do anh ta gây ra. Số tiền bồi thường sẽ được xác định dựa trên giá trị hợp lý của tài sản đã chuyển đổi. Trách nhiệm dân sự về sự lừa gạt: Một người có được một lợi thế kinh tế không chính đáng so với một người khác đều có thể bị coi là sự lừa gạt. Có năm yếu tố căn bản để đòi bồi thường thiệt hại do hành vi lừa gạt gây ra bao gồm: (1) Xuyên tạc sự thật, (2) Sự việc được tạo ra một cách cố ý hoặc do khinh xuất, (3) Chủ ý đánh lừa và có hành vi xui khiến, (4) Nó được dựa trên những lý lẽ chính đáng và (5) Nó gây tổn hại 7 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CHÀO HÀNG Phân loại hợp đồng: Dựa vào đặc điểm, hợp đồng có thể được chia thành nhiều loại; Song các cách phân loại hợp đồng này không hoàn toàn triệt để mà cùng một hợp đồng có thể đưa vào loại này hoặc loại khác tuỳ thuộc vào các đặc điểm được quyết định bởi mục đích phân loại. Hợp đồng có thể là đơn phương hoặc song phương. Hợp đồng đơn phương là hợp đồng mà trong đó chỉ có một bên đưa ra cam kết, trong khi hợp đồng song phương là hợp đồng mà các bên đều phải thể hiện cam kết của mình. Một ví dụ về hợp đồng đơn phương là A chuyển cho B một chiếc rađiô và B cam kết sẽ trả cho A 15 đôla vào tuần sau. Còn ở hợp đồng song phương, C cam kết sẽ trả cho D 10 đôla vào tuần sau để đổi lại lời hứa của D sẽ may một bộ đồ cho C. Hợp đồng cũng có thể là loại có hiệu lực, vô hiệu lực, có thể mất hiệu lực hoặc là loại không thực hiện được. Một hợp đồng có hiệu lực là một giao kèo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu pháplý cho một hợp đồng và sẽ bị buộc phải thi hành. Một hợp đồng không thực hiện được là một giao kèo nói chung thoả mãn các yêu cầu cơ bản của một hợp đồng có hiệu lực nhưng lại bị cấm thực hiện bởi một văn bản hay một quy định pháp luật nào đó. Ví dụ, theo Luật Thương mại thông nhất (UCC), các hợp đồng mua bán hàng hoá có giá trị trên 500 đôla phải được thể hiện bằng văn bản. Hợp đồng có thể mất hiệu lực là một hợp đồng trói buộc một bên tham gia vào giao dịch nhưng lại cho phép một bên thứ hai có quyền tuỳ chọn hoặc có thể đơn phương rút khỏi hợp đồng hoặc tiếp tục thực hiện các quy định theo hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không có hiệu lực pháplý và thực chất không có giá trị như một hợp đồng. Ví dụ ở một số tiểu bang, khế ước cá cược hay giấy ghi nợ cờ bạc đều bị coi là không có giá trị và không được công nhận trước toà. Một hợp đồng chỉ được coi là đã được thực hiện khi tất cả các bên liên quan đều đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể thuộc loại được quy định rõ ràng hoặc mặc nhiên. Hợp đồng được quy định rõ ràng là một hợp đồng mà tất cả các điều kiện, điều khoản và trách nhiệm các bên đều được ghi rõ thành văn bản; trong khi ở hợp đồng mặc nhiên, các điều khoản cơ bản này có thể không được thể hiện thành văn bản nhưng lại được quyết định bởi hoàn cảnh, cách diễn đạt chung hay đạo đức kinhdoanh của các bên. Chấm dứt chào hàng: Một khi đã được đưa ra, một lời chào hàng đã trao cho người được chào quyền được ký kết hợp đồng bằng việc chấp nhận nó. Nhưng chào hàng không phải là có giá trị vô thời hạn; Nó sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: (1) bởi một điều khoản được quy định ngay trong bản chào hàng, (2) hết hạn hiệu lực trong một khoảng thời gian hợp lý, (3) bằng sự huỷ bỏ, (4) bằng sự từ chối, (5) người chào hàng hay người được chào hàng chết hoặc mất khả năng tư duy, (6) đối tượng được chào hàng bị tiêu huỷ, hoặc (7) việc thực hiện hợp đồng dự kiến sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Nếu chào hàng quy định nó phải được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định thì nó phải được chấp nhận trong khoảng thời gian đó; Một chấp nhận muộn sẽ không có giá trị ràng buộc người chào hàng trừ khi anh ta đồng ý với chấp nhận đó. 8 Nếu chào hàng không quy định thời gian chấp nhận thì việc chấp nhận sẽ vẫn có hiệu lực trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc xác định thế nào là khoảng thời gian hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Trong điều kiện giá cả thị trường thay đổi liên tục, thì khoảng thời gian được coi là hợp lý thường rất ngắn. Thông thường, người chào hàng có quyền huỷ bỏ chào hàng bất kỳ lúc nào trước khi nó được chấp nhận. Nhưng nếu chào hàng quy định nó có giá trị trong một khoảng thời gian nào đó thì người chào hàng không thể huỷ bỏ nó được. Cũng như vậy, nếu người chào hàng biết được hoặc có lý do nào biết được người được chào hàng sẽ thay đổi ý kiến của mình về chào hàng, thì bản chào hàng vẫn không thể bị huỷ bỏ theo quan điểm của thuyết giữ lời hứa (sẽ được bàn ở những chương sau) cho dù người được chào hàng thực chất đã thay đổi ý kiến của mình với bản chào hàng đó. Nếu người chào hàng muốn huỷ bản chào hàng, anh ta phải thông báo việc huỷ bỏ đến người được chào hàng. Ở phần lớn các tiểu bang việc huỷ bỏ chào hàng chỉ có hiệu lực khi người được chào hàng đã thực sự nhận được thông báo huỷ bỏ này. Các chào hàng công khai như những lời hứa thưởng hay quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ có thể được huỷ bỏ theo đúng cách nó được đưa ra. Nếu chào hàng được đưa ra để ký hợp đồng đơn phương thì chấp nhận chào hàng phải thực hiện như được yêu cầu. Với chào hàng loại này việc huỷ bỏ thường không có hiệu lực nếu như vào thời điểm đưa ra huỷ bỏ người được chào hàng đã bắt đầu thực hiện hợp đồng và kết thúc việc thực hiện hợp đồng của mình trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu người được chào hàng từ chối chào hàng thì chào hàng đó sẽ bị huỷ ngay lập tức, mọi cố gắng để chấp nhận lại chào hàng này đều vô hiệu. Việc hoàn giá hoặc chấp nhận có điều kiện đều bị coi là từ chối chào hàng ban đầu. Thế nhưng, một yêu cầu giải thích thêm về các điều khoản trong chào hàng sẽ không bị coi là một sự hoàn giá và không làm chấm dứt chào hàng. Nếu người chào hàng hoặc người được chào hàng chết hoặc không có năng lực pháplý (ví dụ như bị mất trí nhớ) thì chào hàng sẽ tự động chấm dứt mà không bên nào có lỗi cả, điều này cũng tương tự như là khi đối tượng chào hàng bị tiêu huỷ. Hơn nữa, nếu trước khi chấp nhận mà có một đạo luật được đưa ra quy định việc thực hiện hợp đồng là trái pháp luật thì chào hàng cũng tự động chấm dứt. 9 CHƯƠNG 4: SỰ CHẤP NHẬN VÀ TÍNH XÁC THỰC CỦA SỰ ĐỒNG Ý Chấp nhận: Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, vì thế điều kiện tiên quyết để đi đến một hợp đồng là người được chào hàng phải thể hiện sự tự nguyện ràng buộc vào các điều kiện của chào hàng, đây chính là sự chấp nhận. Theo Thông luật, sự chấp nhận chỉ hợp lệ khi nó phù hợp với tất cả các chi tiết đưa ra trong chào hàng; Một chấp nhận có tính yêu cầu là một chấp nhận không phù hợp, nó không có giá trị gì hơn một sự hoàn giá hay một chấp nhận có điều kiện và nó mong muốn phía bên kia chấp nhận lại các yêu cầu mới để đi đến ký kết hợp đồng. Nếu chào hàng yêu cầu một cam kết bằng hành động (với hợp đồng đơn phương) thì chấp nhận chỉ có giá trị khi hành động đó được thực hiện. Nhưng trong một số trường hợp, khi mà người được chào hàng bắt đầu thực hiện hợp đồng thì chào hàng không thể bị huỷ ngang trước khi người đó đã có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện hợp đồng. Nếu một sự cam kết được yêu cầu để trao đổi lại với một sự cam kết ( như với hợp đồng song phương) thì chào hàng được chấp nhận bằng cách thực hiện sự cam kết đã được yêu cầu. Khi các bên liên quan đã đi đến một thoả thuận và đồng ý chuyển nó thành văn bản, sau đó một bản giao kèo được lập ra và thậm chí có thể có một vài điểm bất đồng giữa các bên về các điều khoản của bản giao kèo này thì điều này cũng sẽ không làm thay đổi được một thực tế là sẽ không có hợp đồng nào được ký kết trừ khi nó được làm thành văn bản và có sự đồng thuận của cả hai bên. Một bên sẽ không bị ràng buộc vào hợp đồng nếu như anh ta không thể hiện sự đồng thuận của mình một cách rõ ràng hay mặc nhiên. Như vậy, sự im lặng trước một chào hàng không được coi là sự đồng ý trừ khi: (1) có bằng chứng chứng tỏ sự im lặng đó là có chủ ý chấp nhận chào hàng, hoặc (2) các trường hợp hay các giao dịch trước đó đã bắt buộc người được chào hàng phải có trách nhiệm hồi âm khi không chấp nhận chào hàng. Các trường hợp này có thể bao gồm tình huống người được chào hàng được hưởng một lợi ích nào đó khi chấp nhận chào hàng với điều kiện là các ưu đãi này phải được nêu rõ chúng không phải là món quà và người được chào hàng phải biết rõ điều đó. Người được chào hàng cũng cần thiết phải biết về loại hợp đồng sẽ được giao kết khi chấp nhận chào hàng, ví dụ trong hợp đồng đơn phương thì việc chấp nhận chào hàng phải được thể hiện bằng một hành động theo yêu cầu của chào hàng. Đôi khi toà án cũng chấp nhận những ngoại lệ trong các vụ kiện liên quan đến phần thưởng và cho phép một người được lĩnh thưởng sau khi đã thực hiện các hành động được yêu cầu ngay cả khi anh ta không biết mình làm vậy sẽ được nhận thưởng. Tính xác thực của sự đồng ý: Thông tin sai lạc. Để một hợp đồng có hiệu lực pháp lý, nó phải được ký kết một cách trung thực, ngay thẳng và tự nguyện; một bản chào hàng hay một sự chấp nhận bị thuyết phục đưa ra bởi những thông tin sai lạc vô hại hay do bị lừa gạt sẽ không có giá trị ràng buộc người bị thuyết phục để đưa ra chào hàng hay sự chấp nhận đó. Thông tin sai lạc là việc tạo ra một ấn tượng trong tâm trí của người khác mà điều đó 10 [...]... nhiệm pháplý về sự bất cẩn vô ý vẫn được coi là hợp pháp và có hiệu lực thi hành Một hợp đồng gây ra sự hạn chế trực tiếp về kinhdoanh thương mại là hợp đồng bất hợp pháp; do vậy một hợp đồng mà không có sự cạnh tranh với một ai khác trong một hoạt động kinhdoanh thương mại cụ thể sẽ bị coi là bất hợp pháp Tuy nhiên, các hợp đồng mà chúng hoạt động chỉ như là những hạn chế hợp lý về kinhdoanh thương... SỰ HỢP DOANH Giới thiệu về sự hợp doanh: Một sự hợp doanh là một tổ chức được tạo ra nhằm mục đích thực hiện một hoạt động kinhdoanh vì lợi nhuận Không giống như công ty, sự hợp doanh không phải là một pháp nhân riêng biệt , nó không có sự tồn tạipháplý riêng rẽ và tách rời khỏi những người đã liên kết cùng nhau để thành lập nên sự hợp doanh Tuy nhiên vì mục đích xúc tiến hoạt động kinh doanh, các... chương trước, sự hợp doanh không có vị thế như một pháp nhân, không có sự tồn tại liên tục, sẽ bị giải thể khi một sáng lập viên bị chết, bị phá sản hay xin rút khỏi sự hợp doanh và không được hưởng trách nhiệm pháplý hữu hạn Những tổ chức hợp doanh hữu hạn có cho phép một số đối tác được hưởng trách nhiệm pháplý hữu hạn chừng nào mà họ không tham gia quản lý hoạt động kinhdoanh thì chúng mang những... người cải tiến tài sản không nhận thức 32 rằng tài sản đó là thuộc về người khác Trongtrường hợp đó, người cải tiến tài sản giành được quyền đối với tài sản đã được cải tiến thông qua sự “ bổ sung thêm vào,” cho dù anh ta hay chị ta phải hoàn lại cho người chủ sở hữu ban đầu của tài sản đó giá trị thị trường thực sự của tài sản đó tại thời điểm mà anh ta hay chị ta đã làm biến đổi tài sản đó thông... hay bán hàng hóa , mà những điều khoản trong đó đã bảo đảm rằng nó sẽ có hiệu lực , thì sẽ không bị huỷ ngang do thiếu vật đối lưu trong thời hạn đã được tuyên bố hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý nếu không có thời hạn nào được tuyên bố , với sự giới hạn là ba tháng trong cả hai trường hợp đó 35 CHƯƠNG 18: TRÁCH NHIỆM PHÁPLÝ VỀ HÀNG HÓA Trách nhiệm pháplý dựa trên sự thiếu tinh thần trách nhiệm... cam kết sẽ không cấu thành nên một vật đối ứng 14 CHƯƠNG 6: NĂNG LỰC CỦA CÁC BÊN VÀ TÍNH KHÔNG HỢP PHÁP Năng lực Năng lực là khả năng thực hiện những hành vi có giá trị pháp lý; tức là khả năng gánh chịu các trách nhiệm pháp lý hoặc có được các quyền lợi pháp lý Để có được một hợp đồng có giá trị pháp lý, đòi hỏi phải có hai đối tác của hợp đồng – người cam kết và người được cam kết Cùng một người sẽ... đó tài sản sẽ được coi là tài sản bị bỏ quên và người chủ của thương vụ mua bán đó sẽ có quyền đối với tài sản đó hơn là người tìm thấy tài sản và người tìm thấy tài sản sẽ trở thành người vô tình nhận giữ tài sản với mục đích là trả lại nó cho người chủ thực sự Tuy nhiên, nếu tài sản được tìm thấy ở một nơi được coi là nó không được chủ tâm đặt ở đó thì tài sản đó là bị thất lạc và người tìm thấy tài. .. định , hoặc trong một khoảng thời gian đã định như được qui định trong điều lệ của công ty hoặc theo qui định của tiểu bang mà nó được thành lập, hoặc cho tới khi nó từ bỏ hay bị tước mất điều lệ của công ty Công ty là sự điển hình về sự quản lý tập trung được lựa chọn ra bởi các cổ đông nhằm quản lý điều hành hoạt động kinhdoanh của công ty Công ty là hình thức duy nhất của một tổ chức kinhdoanh sở... thể trở thành hội viên của các tổ chức hợp doanh và sau đó họ có thể huỷ bỏ sự thoả thuận hợp doanh mà không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hội viên khác về việc vi phạm sự thoả thuận đó Một hội viên vị thành niên có thể huỷ bỏ trách nhiệm pháplý cá nhân của họ đối với các chủ nợ của tổ chức hợp doanh, nhưng họ có thể không được rút vốn hợp doanh của họ đối với sự thiệt hại của các... quản lý hoạt động kinhdoanh thì chúng mang những đặc điểm khác của sự hợp doanh Những quỹ tín thác hoạt động kinh doanh, chỉ được chấp nhận ở một số ít tiểu bang, có hệ thống quản lý tập trung, tồn tại liên tục và người sở hữu có trách nhiệm pháp lý hữu hạn nhưng họ thường không có hoặc có rất ít sự kiểm soát về công việc kinhdoanh Các công ty được chia làm ba dạng khác nhau: (1) công ty hoạt động . SẢN . 44 CHƯƠNG 25: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT . 45 3 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH 1 Delta Publishing Company Copyright 2003 by DELTA PUBLISHING