1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC

94 693 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 496 KB

Nội dung

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Mục lục 1

Lời mở đầu 3

Chương I 5

Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5

của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 5

I khái niệm chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5

1 Trách nhiệm dân sự 5

2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự 6

3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 7

II Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 9

1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới 9

2 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 10

3 Cở sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 12

4 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 13

III Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 14

1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 14

2 Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí 18

3 Hợp đồng bảo hiểm 21

4 Những quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm 24

Chương II 29

Thực trạngtriển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm xăng dầu 29

I Vài nét về công ty bảo hiểm xăng dầu 29

1 Qúa trình hình thành 29

2 Các nghiệp vụ triển khai tại PJICO 31

3 Cơ cấu tổ chức 32

4 Một số kết quả mà PJICO đạt được từ khi thành lập 34

Trang 2

II Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe

cơ giới với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm PJICO 36

1 Công tác khai thác 36

2 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 47

3 Công tác giám định bồi thường 511

4 Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ qua một số năm 588

CHƯƠNG III 63

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO .63

I đánh giá thuận lợi và khó khăn công ty của công ty 63

1 Những thuận lợi 63

2 Khó khăn cơ bản của PJICO 63

II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự cử chủ xe cơ giới đôí với người thứ 3 tại PJICO 65

1 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới 65

2 Một số kiến nghị 67

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người Nhucầu này càng có xu hướng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế

xã hội, của tiến bộ khoa học kĩ thuật Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ

về số lượng, cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã demlại cho con người một phương thức vận chuyển thuận tiện nhanh gọn và tiếtkiệm

Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạnggiao thông đường bộ ngày càng trở nên phức tạp Sự phát triển bất hợp lýgiữa mức độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới với tốc độ phát triểncủa cơ sở hạ tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những ngườitham gia giao thông đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều

và mức độ ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho

cá nhân, cũng như toàn xã hội

Để giảm bớt những thiệt hại đó nhằm bảo dảm an toàn cho xã hộiđồng thời bảo vệ lợi ích trong hoạt động kinh doanh, công ty bảo hiểmptrolimex gọi tắt là PJICO đã triển khai loại hình bảo hiểm (Bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của chủ xe cơ gới đối với người thứ ba) Bảo hiểm tráchnhiệm dân sự là nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng nó thực hiện hai mục tiêu:

- Thực hiện tốt nghị định 115/1997/NĐ/CP về việc quy định về chế

độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệquyền lợi, lợi ích chính đáng và hợp pháp cho những người thiệt hại về

Trang 4

thân thể và tài sản cho chủ xe cơ giới gây ra đồng thời giúp chủ xe khắcphục hậu quả

- Đóng góp không nhỏ trong tổng doanh thu hằng năm của công tyPJICO là một công ty cổ phần hoạt động trên thị trường bảo hiểmđược 7 năm nhưng họ đã sớm khẳng định được mình trên thị trường bảohiểm phi nhân thọ Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với người thứ ba tại công ty đã không ngừng phát triển, nó đónggóp không nhỏ vào tổng doanh thu hằng năm của công ty và không ngừngnâng cao uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm

Tuy vậy trong thưc tế không thể tránh khỏi những khó khăn cũngnhư những thiếu xót trong quá trình hoạt động, triển khai từ khâu khai thácđến khâu giám định bồi thường Qua thực tế hoạt động của công ty, nhậnthức được vai trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiện dân sự của chủ

xe cơ giới đối với người thư ba, sau thời gian thực tập tại văn phòng khu

vực VII em đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex thực trạng và giải pháp”.

Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:

Chương I: Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với người thứ 3

Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm xăngdầu PJICO

Trang 5

Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảnghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảohiểm PJICO

Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đươc sự giúp đỡ tận tình củacác cán bộ chuyên môn ở phòng bảo hiểm khu vực VII và đặc biệt là sựquan tâm chỉ bảo tận tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn thạc sĩ NguyễnThị Định Nhân đây em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những quan tâmgiúp đỡ đó

Song do thời gian hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệmthực tế nên bài viết nay không thể tránh khỏi những thiếu xót Kính mongnhận được sự góp ý chân thành của thày cô giúp em hoàn thiện hơn cho dềtài này

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

1 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo nhữngquy định của pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đángcho mọi người Một khi những lợi ích nay bị xâm phạm thì họ có quyền đòihỏi sự bồi thường và sự bù đắp hợp lý

Trang 6

Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quytắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là tráchnhiệm dân sự và nó bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụdân sự Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của phápluật thì một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm mộthành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác Người chịu tráchnhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa

vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại và trước pháp luật

Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vậtchất và tinh thần Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần

là trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thànhtiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chiphí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút Người thiệt hại về tinhthần đối với người khác do xâm pham đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uytín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồithường một khoản tiền cho người bị hại

Trong pháp luật dân sự thì ngoài việc gây ra thiệt hại đối với người

bị hại còn phải do hành vi vó lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dânsự

Trang 7

2 CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

2.1 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loạihình trách nhiệm pháp lý

Thứ nhất: Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế

của pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân

sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bịhại

Thứ hai: Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân

sự nó sẽ đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi

Thứ ba: Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà

nước thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưòi cóhành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để chịutrách nhiệm hình sự trước pháp luật

2.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự

Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãncác điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự :

- Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại

- Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế

Trang 8

Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợpđồng

Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng phát sinh trên các cơ sở nhữngthỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng Như vậy trách nhiệm dân sự theohợp đồng chỉ phát sinh khi các bên có những mối quan hệ rằng buộc từtrước và có các quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên quan đến chủthể ký kết hợp đồng, họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi Nókhác với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chủ thể gây ra có thể là dongười hoặc súc vật…

Bởi vậy trách nhiệm bồi thường cũng có sự khác nhau, liên quan đếnnhững người đại diện hợp pháp hặc chủ sở hữu (đối với vật và gia súc).Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong vàngoài hợp đồng Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ vàkhông ai có thể lường trước được Nhiều những trường hợp thiệt hại vượtquá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức

Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp

để hạn chế và kiểm soát tổn thất như:

- Tự chịu rủi ro

- Né tránh rủi ro

- Bảo hiểm

Trang 9

Tuy nhiên biện pháp ưu việt nhất, tốt nhất là các cá nhân cũng nhưcác tổ chức nên mua bảo hiểm Qua đó các cá nhân chuyển giao rủi ro chonhà bảo hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoảnphí và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi

sự kiện bảo hiểm xảy ra

3 BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguờibảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểmtheo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vớiđiều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng

Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệmdân sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngàycàng phát triển Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệmnhư :

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ3

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hànhkhách trên xe

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu biển

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe

Trang 10

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đốivới người lao động

Mặc dầu có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm dân sự nhưng mỗi nghiệp

vụ đều mang những đặc điểm chung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự :

Thứ nhất: Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng Đó chính là

trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lạikhông xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm Mức độ thiệt hạithường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hạicủa bên thứ ba

Thứ hai: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới

hình thức bắt buộc

Thứ ba: Phương thức bảo hiểm có thể là có hoặc không có giới hạn

Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự chưa xác định được ngay tại thờiđiểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại này có thể sẽ là rất lớn Bởi vậy đểnâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm thì các công ty bảohiểm thường đưa ra các hạn mức trách nhiệm, tức là mức bồi thường bịgiới hạn bởi số tiền bảo hiểm

Tuy vậy cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm lại không áp dụnghạn mức trách nhiệm Hình thức bảo hiểm này khiến các nhà bảo hiểmkhông xác định được mức độ thiệt hại của các rủi ro, không xác định được

số tiền bảo hiểm vì vậy trách nhiệm bồi thường chính là toàn bộ tráchnhiệm phát sinh của người được bảo hiểm Thế nhưng loại bảo hiểm này

Trang 11

rất dễ đẩy các công ty vào tình trạng phá sản Do vậy khi nhận bảo hiểmkhông có giới hạn thì các công ty phải sử dụng các biện pháp nhằm phântán rủi ro để bảo vệ mình.

II SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA XE CƠ GIỚI

Xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chínhnhững động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốcgia Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trongngành giao thông vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả cácngành nó là một sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữacác vùng, giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục

vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Ngày nay vận chuyển bằng xe cơ giới làhình thức vận chuyển phổ biến và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốcdân

Xe cơ giới có tính ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt có thể dichuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối là thấp Tuyvậy vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hìnhvận chuyển này Đây là hình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn,khả năng xảy ra tai nạn là rất cao do số lượng đầu xe dày đặc, đa dạng vềchủng loại, bất cập về chất lượng Hơn nữa hệ thống đường xá ngày càngxuống cấp lại không được tu sửa kịp thời Đó chính là những nguyên nhân

Trang 12

chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và củacho nhân dân gây mất trật tự an toàn xã hội.

2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đemlại cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện nhanh chóng kịpthời, giá rẻ và phù hợp với đại đa số cư dân việt nam hiện nay

Chỉ tính riêng việt nam hiện nay trong vòng hơn 10 năm qua cácphương tiện cơ giới đã có mức tăng trưởng khá cao đặc biệt là mô tô :

Từ năm 1990 đến năm 2001 bình quân hằng năm phương tiện cơgiới đường bộ tăng 17,8% trong đó ô tô tăng 7,6% , xe máy xấp xỉ bằng19,5% Năm 2000 so với năm 1990 phương tiện cơ giới đường bộ tăng 4,5lần, ô tô tăng 2,14 lần, xe máy tăng 4,64 lần Một đặc điểm về cơ cấuphương tiện cơ giới đường bộ nước ta là số lượng xe máy chiếm 91% tổng

số phương tiện cơ giới đường bộ và tuy mức độ tăng trưởng cao nhưngnhìn chung mức cơ giới hóa là vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.Hiện nay Việt Nam có 75 xe trên 1000 dân trong khi Thái Lan có 190 xetrên 1000 dân, Malaixia 340 xe trên 1000 dân Tỷ lệ xe cũ nát có điều kiện

an toàn thấp chiếm tỷ trọng lớn và tổng số xe được kiểm định so với tổng

số xe đang lưu hành còn quá thấp

Theo các chuyên gia trong thập kỷ tới phương tiện cơ giới nước tavẫn tăng cao Mức tăng trưởng theo dự báo theo GDP thì cứ mỗi năm khi

Trang 13

GDP tăng 1% thì tổng lượng vận tải tăng từ 1,2% đến 1,5% đặc biệt là năm

2006 khi chúng ta mở cửa và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế điều này

sẽ dẫn tới một lượng xe khổng lồ sẽ được nhập vào Việt Nam với giá rẻphù hợp với túi tiền người dân

Đối lập với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông Tốc độphát triển của cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế Theo số liệuthống kê cho thấy năm 1998 cả nước có 106.134 km đường bộ thì chỉ cókhoảng 28,7% là được giải nhựa nhưng chất lượng kém và ngày càngxuống cấp trầm trọng Cũng từ sự phát triển bất hợp lý này đã làm cho tìnhhình tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của cục cảnh sát thì trung bình mỗi ngày xảy

ra 33 vụ tai nạn xe cơ giới, làm chết 20 người và bị thương 35 người, chưa

kể thiệt hại về vật chất và tinh thần Số vụ tai nạn giao thông năm sau caohơn năm trước là 22,5%, số người bị chết và thương trong năm cao hơnnăm trước lần lượt là 27,78% và 30,6%

Điểm đáng lưu ý ở dây chính là tai nạn xe cơ giới luôn chiếm tỷ lệcao trong các loại hình giao thông vận tải, chiếm 93,7% về số vụ, 94,13%

về số người chết, và 98,8% số người bị thương

Đất nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt vớitình trạng tai nạn giao thông, phải đối mặt với những thiệt hại về người vàcủa mà các chủ phương tiện và người thiệt hại phải gánh chịu Làm thế nào

để khắc phục dược những thiệt hại và nâng cao trách hniệm của các chủ

Trang 14

phương tiện Từ xưa đến nay con người đã tìm ra các biện pháp kiểm soátrủi ro và tài trợ rủi ro thế nhưng biện pháp hữu hiệu nhất là tham gia bảohiểm.Việc tham gia bảo hiểm sẽ thành lập nên một quỹ tài chính, quỹ này

sẽ chi trả cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy

ra nhằm giúp đỡ người bị hại ổn định cuộc sống

Như vậy nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiđối với người thứ 3 ra đời đã đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và cũng làđiều mong muốn thiết tha của các chủ phương tiện

3 CỞ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện xe cơ giới, bảo vệquyền lợi của nạn nhân ngày 10/3/88 HĐBT đã ban hành nghị định30/HĐBT về việc quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Ngày 17/12/1997 Chính phủban hành nghị điịnh 115/NĐ/CP trong đó quy định rõ chủ xe cơ giới, kể cảchủ xe là người nước ngoài có giấy phép lưu hành xe trên lãnh thổ ViệtNam đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối vớingười thứ 3 tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước

Sở dĩ nhà nước ta quy định tính bắt buộc của nghiệp vụ này là do:

Thứ nhất: Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của những

người bị thiệt hại do lỗi của các chủ phương tiện gây ra, đồng thời cũng làbảo vệ lợi ích của toàn xã hội

Trang 15

Thứ hai: Việc quy định bắt buộc còn nâng cao trách nhiệm trong

việc điều khiển xe, giúp cho các cơ quan quản lý số lượng đầu xe đang lưuhành và thống kê đầy đủ các vụ tai nạn, cũng như những nguyên nhân của

nó để có các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách có hiệu quả

Thứ ba: Tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm túc

những quy định của pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự chủ yếu lànghĩa vụ bồi thường đã được quy định trong bộ luật dân sự, thể hiện sựcông minh và công bằng của pháp luật

4 TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

4.1 Đối với chủ xe

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của củ xe cơ giới không chỉ có vai trò

to lớn đối với người bị hại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắccho chủ xe khi tham gia giao thông

- Nó tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển cácphương tiện tham gia giao thông

- Bồi thường chủ động kịp thời cho các chủ xe khi phát sinhtrách nhiệm dân sự góp phần phục hồi lại tinh thần, ổn định sản suất, pháthuy quyền tự chủ về tài về chính, tránh thiệt hại kinh tế cho chủ xe

- Có tác dụng giúp chủ xe có ý thức trong việc đề phòng và hạnchế tổn thất bằng cách tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với người thứ 3

Trang 16

- Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị hại

4.2 Đối với người thứ ba.

- Nhà bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân mộtcách nhanh chóng kịp thời, không phụ thuộc vào tình trạng tài chính củachủ xe

- Giúp người thứ ba ổn định tài chính và tinh thần

4.3 Đối với xã hội

- Từ công tác giám định bồi thường Mỗi công ty bảo hiểm sẽthống kê các rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra cácbiện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất

- Loại hình bảo hiểm này còn góp phần làm giảm nhẹ gánhnặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thu cho ngân sách

Như vậy với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm mang tính bắt buộcnghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tinh thần tương thântương ái, tính nhân văn, nhân đạo cao cả Mội lần nữa khẳng định tínhkhách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ này

Trang 17

III NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

1 ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM VÀ PHẠM VI BẢO HIỂM

1.1 Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của củ xe cơ giới đối với người thứ 3 làbảo hiểm trách nhiệm bồi thường của lái xe, chủ xe khi phương tiện đi vàohoạt động gây thiệt hại cho người thứ 3 Như vậy đối tượng ở đây chính làphần trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới đối vớinhững hậu quả tính được bằng tiền theo quy định của pháp luật khi chủphương tiện gây tai nạn làm thiệt hại về tính mạng tài sản, tinh thần chobên thứ 3

Tuy nhiên cần lưu ý rằng bên thứ 3 trong bảo hiểm trách nhiệm dân

sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là những người trực tiếp bị thiệthại do hậu quả của các vụ tai nạn ngoại trừ:

- Lái, phụ xe, nguời làm công cho chủ xe

- Những người mà lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ, vợ, chồng,con cái

- Hành khách đi trên xe

- Tài sản tư trang hành lý của những người nói trên

- Các khoản phạt mà chủ xe, lái xe phải gánh chịu

Trang 18

Đối tượng được bảo hiểm không xác định được từ trước chỉ khi nàolưu hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiđối với người thứ 3 thì đối tượng mới được xác định cụ thể.

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đốivới người thứ 3 bao gồm:

- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khỏe của bên thứ 3

- Chủ xe phải có hành vi trái pháp luật Có thể do vô tình hay hay cố

ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc là vi phạm các quy địnhkhác của nhà nước

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế

- Chủ xe, lái xe phải có lỗi

Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra 3 điều kiện thứ 1, thứ 2, thứ 3

là đã phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.Nếu thiếu một trong 3 điều kiện đó thì sẽ không phát sinh trách nhiệm dân

sự Điều kiện 4 có thể có hoặc không vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tínhnguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà hoàn toàn không có lỗi của chủ xe

1.2 Phạm vi bảo hiểm

1.2.1 Các rủi ro được bảo hiểm

Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đốivới người thứ 3 các công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro

Trang 19

bất ngờ không thể lường trước được gây tai nạn và làm phát sinh tráchnhiệm dân sự của chủ xe

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinhthần, về con người, tài sản được tính toán theo những nguyên tắc nhất định.Ngoài ra thì công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe những khoảnchi phí mà họ đã chi ra nhằm đề phòng thiệt hại Những chi phí này chỉđược bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là cầnthiết và hợp lý

Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được hạn mức trongmức trách nhiệm ghi trong hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm Trongbảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3 các thiệthại nằm trong phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm gồm:

- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ 3

- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá của bên thứ 3

- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặclàm giảm thu nhập

- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề phòng

và hạn chế tổn thất, các chi phí đề xuất của bên bảo hiểm

- Những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của nhữngnguời tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sócnạn nhân

Trang 20

Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của người bảohiểm mà các công ty bảo hiểm có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm chonhững loại rủi ro khác Những điều khoản bổ sung sẽ kéo theo người thamgia phải đóng thêm một khoản phí

+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu

+ Lái xe bị ảnh hưởng bởi bia rượu và các chất kích thích

+ Xe trở chất cháy, chất nổ trái phép hoặc là vận chuyển trái với quyđịnh trong giấy phép vận chuyển

Trang 21

+ Xe sử dụng để tập lái hoặc là đua thể thao, đua xe trái phép, chạythử khi sửa chữa

+ Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, xe đi đêm không đủ đèn theoquy định

+ Đồ vật trở trên xe rơi xuống đường gây thiệt hại cho bên thứ 3+ Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, bị cướp trong tai nạn

+ Thiệt hại dán tiếp do xe bị tai nạn làm ngưng trệ hoạt động sảnxuất kinh doanh, giảm giá trị thương mại

+ Chiến tranh hoặc các nguyên nhân tương tự chiến tranh

+ Tai nạn xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước sở tại tham gia bảohiểm

+ Xe trở quá trong tải hoặc quá số lượng khách quy định

Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu bồi thường thiệthai đối với những tài sản đặc biệt bao gồm:

- Vàng bạc, đá quý

- Tiền và các loại gấy tờ có giá trị như tiền

- Đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm

- Thi hài, hài cốt

Trang 22

2 PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ

2.1 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải nộp cho nhàbảo hiểm để hình thành một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung đủ lớn để bồithường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm và hạnmức trách nhiệm mà người tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợpđồng bảo hiểm

Biểu phí thì do bộ tài chính quy định ngoài ra các công ty bảo hiểm

có thể thoả thuận với các chủ xe cơ giới với người thứ 3 theo số lượng đầuphương tiện của mình Mặt khác các đầu phương tiện lại khác nhau vềchủng loại, về độ lớn, xác suất xảy ra tai nạn là khác nhau Do đó phí bảohiểm sẽ được tính riêng cho từng loại phương tiện

Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vìphí bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phítối thiểu phải thỏa mãn nhu cầu thanh toán bồi thường và công tác đềphòng hạn chế tổn thất đồng thời phải đảm bảo cho công ty có được khoảnlợi nhất định Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm,ngày càng có nhiều các công ty bảo hiểm gia nhập làm cho thị trường ngàycàng trở nên cạnh tranh gay gắt Chính vì vậy việc đưa ra một mức phíthích hợp là một vấn đề không dễ dàng đối với các công ty bảo hiểm

Phí bảo hiểm phải là một mức phí cạnh tranh, không quá cao, khôngquá thấp so với mức phí của bộ tài chính quy định Mức phí này phải đảm

Trang 23

bảo được nguyên tắc số đông bù số ít và đảm bảo được sự cân đối thu chitrong hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm

2.2 Phương pháp tính phí

Phương pháp tính phí phải đảm bảo có cơ sở khoa học, phản ánh đầy

đủ các yếu tố ảnh hưởng có liên quan và mức phí phải phù hợp với khảnăng tài chính của các chủ phương tiện

Phương pháp tính phí được thông qua con số thống kê 5 năm về

n i i i

c

t s

1 1

i

s : là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ

xe được bồi thường trong năm i

i

T : là số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm i

n: là số năm thống kê(từ 3 đến 5 năm)

Trang 24

Phụ phí: Thường được xác định theo một tỷ lệ nhất định trên số phí

c b n thơ bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ường từ 20 đến 30% mức phí cơ bảnng t 20 ừ 20 đến 30% mức phí cơ bản đến 30% mức phí cơ bảnn 30% m c phí c b nức phí cơ bản ơ bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản

Dưới 3 tháng thì tính 30% phí năm, từ 3 đến 6 tháng thì tính 60% phínăm, từ 6 đến 9 tháng thì tính 90% phí năm, từ 9 –12 tháng thì tính 100%phí năm

N u ngến 30% mức phí cơ bản ường từ 20 đến 30% mức phí cơ bảni tham gia óng phí c n m thì nh ng th i i m n ođ ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ăm thì những thời điểm nào ững thời điểm nào ờng từ 20 đến 30% mức phí cơ bản đ ểm nào ào

ó m xe không ho t ng n a ho c chuy n quy n s h u cho ng i

đ ào ạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người ững thời điểm nào ặc chuyển quyền sở hữu cho người ểm nào ền sở hữu cho người ở hữu cho người ững thời điểm nào ường từ 20 đến 30% mức phí cơ bảnkhác m không chuy n gi y b o hi m thì ch phào ểm nào ấy bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ểm nào ủ phương tiện sẽ được ươ bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bảnng ti n s ện sẽ được ẽ được đượcc

ho n tr l i phí b o hi m tào ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ểm nào ươ bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bảnng ng v i s th i gian còn l i c a n mức phí cơ bản ới số thời gian còn lại của năm ố thời gian còn lại của năm ờng từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người ủ phương tiện sẽ được ăm thì những thời điểm nào

 Những yếu tố làm phí thuần tăng

+ Do số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm là thấp

+ Do số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự là nhiều+ Số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm là lớn

Trang 25

 Những yếu tố làm phụ phí tăng

+ Do chi phí quản lý nghiệp vụ tăng

+ Do cho phí khai thác, giám định bồi thường tăng

+Do chi phí hạn chế và đề phòng tổn thất tăng

3 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

3.1 Hợp đồng bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêucầu của người được bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểmgiữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớivới người thứ 3 gồm những thông tin chủ yếu sau :

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Các quy định về giải quyết bồi thường tranh chấp

Trang 26

* Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định nghi trên giấychứng nhận bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhậnbảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác)

* Chuyển quyền sở hữu

Trong thời hạn còn hiệu lực nghi trong giấy chứng nhận bảo hiểmnếu có sự chuyển quyền sở hữu mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏhợp đồng bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe đượcbảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ xe mới

* Huỷ bỏ hợp đồng

Trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giớiphải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15ngày Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ nếudoanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì thì hợp đồng mặc nhiên bị huỷ

bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm của thời gianhuỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực

đã xảy ra sự kiện bảo hiểm

3.2 Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm

3.2.1 Trách nhiệm và quyền lợi của xe cơ giới

* Trách nhiệm

- Khi yêu cầu bảo hiểm chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trungthực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Trang 27

- Khi tai nạn giao thông xảy ra thì chủ xe cơ giới có trách nhiệm:+ Cứu chữa hạn chế thiết hại về người và tài sản, bảo vệ hiệntrường tai nạn, thông báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất đểphối hợp giải quyết tai nạn

+ Không được di chuyển tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có

ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết

để đảm bảo cho người và tài sản hoặc là phải thi hành theo yêu cầu của cơquan có thẩm quyền

+ Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu lại và chuyển quyền bồi thườngcho doanh nghiệp bảo hiểm

+ Chủ xe phải trung thực trong việc thu thập các tài liệu trong hồ

sơ yêu cầu bồi thường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm xác minhtrong quá trình xác minh hồ sơ

+ Nếu thay đổi mục đích sử dụng xe thì chủ xe cơ giới phải thôngbáo ngay cho nhà bảo hiểm để điều chỉnh tính phí bảo hiểm

+ Chủ xe có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ phí và đúng hạn

*Quyền lợi

- Chủ xe có quyền hưởng bồi thường khi có tai nạn mà phát sinhtrách nhiệm dân sự thuộc phạm vi bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng Sốtiền bồi thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm

Trang 28

- Chủ xe có quyền yêu cầu nhà bảo hiểm sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏhợp đồng bảo hiểm

b.2 Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm

- Cung cấp cho chủ xe cơ giới quy tắc, biểu phí và mức tráchnhiệm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Tạo điều kiệncho các chủ xe tham gia bảo hiểm

- Những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết ngườihoặc thiệt hại về tài sản từ 20 triệu đồng trở nên) doanh nghiệp bảo hiểmphải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới và các cơ quan chức năng để giảiquyết tai nạn

- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảohiểm

- Khi đầy đủ hồ sơ thi doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người bịhại khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra

- Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các biệnpháp đề phòng và hạn chế tổn thất

- Nếu không trả tiền bảo hiểm thì phải có văn bản giải tích rõ ràng

- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quancông an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộcphạm vi bảo hiểm

Trang 29

- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả phí cho chủ xekhi có sự thay đổi chủ sở hữu hoặc khi xe chỉ hoạt động một số tháng trongnăm

* Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và sử dụngvào các khoản chi: bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý,hoa hồng và đầu tư

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểmcung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết vàthực hiện hợp đồng

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho chủ xe

cơ giới và cũng có quyền khiếu kiện với các chủ xe, bên thứ 3 liên quantrong việc lợi dụng tai nạn nhằm chục lợi bảo hiểm

4 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

4.1 Công tác giám định

Công tác giám định tổn thất nhằm xác định mức độ thiệt hại của bênthứ 3 và mức độ lỗi của các chủ phương tiện đồng thời xác định xemnguyên nhân xảy ra tai nạn và xem xét nguyên nhân đó có thuộc pham vibảo hiểm hay không thuộc phạm vi bảo hiểm

Trang 30

Trong công tác giám định phải có sự chứng kiến của ba bên: chủ xe,người thứ 3 hoặc là đại diện hợp pháp của bên thứ 3, bên bảo hiểm Nếuchủ xe hoặc người thứ 3 không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanhnghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn giám định viênchuyên nghiệp giám định lại Kết luận này sẽ là kết luận cuối cùng

Nếu kết luận của giám định viên có sai khác lớn với kết quả giámđịnh của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chịu chi phí, ngược lạithì chủ xe hoặc người thứ 3 phải chịu

4.2 Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ 3

Thông thường thì thiệt hại thực tế của bên thứ 3 bao gồm

- Thiệt hại về tài sản

- Thiệt hại về con người

* Đối với thiệt hại về tài sản

Thiệt hại về tài sản bao gồm 2 trường hợp

Trường hợp 1: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại không

thể sửa chữa được Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản sẽ được xácđịnh bằng giá mua của tài sản cùng loại trên thị trường

Trường hợp 2: Tài sản có thể sửa chữa được, thiệt hại là chi phí hợp

lý để sửa chữa nó Nếu phải thay thế mới phải trừ đi giá trị khấu hao Cầnlưu ý thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại về những hư hỏngphát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan đến tai nạn

Trang 31

* Đối với thiệt hại về con người

- Trong trường hợp bị thương

+ Các chi phí cần thiết và hợp lý cho công việc cứu chữa, bồidưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất như : chi phí cấp cứu, tiềnhao phí vật chất và các chi phí y tế khác(thuốc men, dịch chuyền,máu…)

+ Các chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sócnạn nhân, khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôidưỡng

+ Khoản thu nhập bị giảm sút hay bị mất của người đó

+ Khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần

- Trong trường hợp nạn nhân bị chết

+ Chi phí hợp lý, chăm sóc và cứu chữa cho ngườ thứ 3 trước khichết

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng(những chi phí hủ tục khôngđược thanh toán)

+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ 3 phải nuôidưỡng(như vợ, chồng, con cái…)

Như vậy tổng thiệt hại của người thứ 3 sẽ được xác định như sau:

Thiệt hại thực tế của bên thứ 3=Thiệt hại về tài sản+Thiệt hại về con người

Trang 32

4.3 Bồi thường thiệt hại thực tế

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì thời hạn bồi thường củadoanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và khôngkéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:

* Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe

* Bản sao các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe

- Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường

* Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tainạn

- Sơ đồ của hiện trường tai nạn

- Biên bản khám nghiệm hiện trường

- Biên bản giám định thiệt hại(nếu có)

- Các giấy tờ có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ 3

- Quyết định của toà án(nếu có)

Trang 33

Khi yêu cầu bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển chodoanh nghiệp bảo hiểm hồ sơ yêu cầu bồi thường và một số các loại giấy tờsau

* Về con người

- Trường hợp bị thương: Các giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyềnxác nhận tình trạng thương tật của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ, cácgiấy tờ có liên quan đến các chi phí chăm sóc và cứu chữa

- Trong trường hợp bị chết: Ngoài các giấy tờ trên thì cần thêm giấychứng tử

* Về tài sản:

- Các bằng chứng chứng minh thiệt hại như hoá đơn sửa chữa, thaythế mới tài sản bị thiệt hại

- Các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe

đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm

Căn cứ vào thiệt hại thực tế của người thứ 3 và lỗi của người thứ 3thì công ty bảo hiểm xác định số tiền bồi thường

Số tiền bồi thường = thiệt hại thực tế* lỗi của chủ xe

Nếu trong vụ tai nạn có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bênthứ 3 thì

Trang 34

Số tiền bồi thường =( lỗi chủ xe+ lỗi khác)* thiệt hại bên thứ 3

Nguyên tắc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là thiệt hại thực

tế phát sinh nhưng không được vượt quá hạn mức trách nhiệm đã được quyđịnh trong hợp đồng Bởi vì hạn mức trách nhiệm là số tiền cao nhất màdoanh nghiệp bảo hiểm có thể trả trong mỗi vụ tai nạn Thường các công tybảo hiểm quy định ở mức độ tối thiểu và bắt buộc mọi chủ xe tham gia Tạiviệt nam mức độ tối thiểu được quy định bắt buộc là:

- 12 triệu/người/vụ

- 30 triệu/người/vụ

Các công ty bảo hiểm cũng đưa ra mức trách nhiệm cao hơn theonhu cầu và khả năng tài chính của các chủ phương tiện, bù lại thì chủ xecũng chịu mức phí cao hơn Đối với những tổn thất thực tế mà lớn hơn hạnmức trách nhiệm thì người được bảo hiểm phải tự gánh chịu phần tráchnhiệm vượt quá này

Trong trường hợp công ty bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải thôngbáo lý do bằng văn bản Nếu có phát sinh khiếu lại thì thời gian khiếu lại là

3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từchối bồi thường Quá thời hạn trên thì khiếu lại không còn giá trị

Trang 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM

Các công ty bảo hiểm nước ngoài với ưu thế mạnh về khả năng tàichính, với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm đã quen với môi trườngcạnh tranh khốc liệt… họ sẵn sàng hạ phí tới mức phải bù lỗ hay sát mứcnguy hiểm để dành được các dịch vụ bảo hiểm thẳng qua các chủ hàng, chủdoanh nghiệp của nước họ khi đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tranh thủcác mối quan hệ từ trước để dành dịch vụ bảo hiểm từ các doanh nghiệpkhác cũng như từ các doanh nghiệp Việt Nam

Khi chúng ta chủ trương mở cửa các công ty bảo hiểm nước ngoàicàng quan tâm tới thị trường Việt Nam Trong khi chưa được phép mở cửacác chi nhánh ở Việt Nam họ đã sử dụng các văn phòng đại diện tại ViệtNam để làm dịch vụ môi giới, chào các dịch vụ bảo hiểm cho các công tybảo hiểm ở nước họ Nếu chào được thì công ty bảo hiểm đó sẽ cấp đơnbảo hiểm

Để xây dựng thị trường bảo hiểm Việt Nam trở thành thị trường cạnhtranh hoàn hảo, xây dựng ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam đủ sứccạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài, hoà nhập vào thị trường

Trang 36

bảo hiểm quốc tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lênmạnh mẽ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Nhà nước ta đã và đang khuyến khích cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước nhằm thành lập các doanh nghiệp mới dưới hình thức công ty cổ phầnbởi tính ưu việt của nó nhờ bộ máy tinh thông, gọn nhẹ, cơ cấu kiểm soát

và quản lý chặt chẽ, chính sách kinh doanh năng động hiệu quả

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex gọi tắt là PJICO là một công

ty bảo hiểm được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần với tổng sốvốn góp là 55 tỷ, 7 cổ đông sáng lập và một cổ đông góp vốn, ngoài ra làmột phần do phát hành cổ phiếu trên thị trường Giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm cấp ngày 27/5/95, giấy phép thànhlập cấp ngày 8/6/95 do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp

Đây là công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên được thành lập tại ViệtNam gồm 7 cổ đông sáng lập với mức vốn góp như sau :

B ng 1: V n góp c a các c ông n m 1995ản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản ố thời gian còn lại của năm ủ phương tiện sẽ được ổ đông năm 1995 đ ăm thì những thời điểm nào

(%)

Vốn góptriệu đồng

Số cổphiếu

1 Tổng công ty xăng dầu Việt

2 Ngân hàng ngoại thương Việt

3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia 8 4.400 2.200

4 Tổng công ty thép Việt nam 6 3.300 1.600

5 Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ 3 1.650 852

Trang 37

7 Công ty TNHH thiết bị an toàn 0,5 275 138

Như vậy công ty cổ phần bảo hiểm PIJCO đã ra đời đánh dấu mộtbước ngoặt to lớn trong chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế củađảng và nhà nước ta, đồng thời chứng minh cho sự chuyển đổi một cách cơbản thị trường bảo hiểm Việt Nam từ độc quyền sang tự do cạnh tranh có

sự quản lý vĩ mô của nhà nước và cũng chính từ đây thị trường bảo hiểmViệt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn mới

2 CÁC NGHIỆP VỤ TRIỂN KHAI TẠI PJICO

Ngay từ khi mới bước vào hoạt động mặc dù còn rất nhiều việc phảilàm như thiết lập quan hệ đối nội, đối ngoại, ổn định tổ chức bộ máy, bồidưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của công ty, trang thiết bị cần thiết cho hoạtđộng chuẩn bị các thủ tục cần thiết về con người, cơ sở vất chất ban đầucho việc thành lập và hoạt động Nhưng công ty đã xúc tiến triển khai tấtcác nghiệp vụ bảo hiểm hiện có tại việt nam mà công ty bảo hiểm đã tiếnhành

Hiện nay công ty đang triển khai nghiệp vụ sau:

Trang 38

* Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải

- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển

- Bảo hiểm thân tầu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu

- Bảo hiểm sông tầu cá

- Bảo hiểm nhà thầu đóng tầu

* Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải

- Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người

- Bảo hiểm cho hành khách

- Bảo hiểm cho học sinh, sinh viên

- Bảo hiểm cho khách du lịch

* Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật

- Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đặt

- Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm mọi rủi ro công gnhiệp

- Bảo hiểm trách nhiệm

- Bảo hiểm máy móc

* Nghiệp vụ tái bảo hiểm

* Các hoạt động khác

Trang 39

3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ngay sau khi được cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanhcông ty đã nhanh chóng triển khai bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanhbảo hiểm tại khu vực hà nội và trên phạm vi cả nước Ban đầu từ 8 cán bộcông nhân viên tại trụ sở tại hà nội đến cuối năm 1995 công ty đã thành lập

6 phòng ban tại văn phòng công ty và 3 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng,thành phố hồ chí minh Đến nay PJICO có đội ngũ cán bộ gồm hơn 280công nhân viên với 95% có trình độ đại học Đa số cán bộ còn rất trẻ, năngđộng, được đào tạo chính quy công tác tại 10 phòng ban, 9 chi nhánh, trên

10 văn phòng đại diện trực thuộc Ngoài ra công ty đã có hơn 400 đại lý,cộng tác viên bảo hiểm trong cả nước

Với mạng lưới tổ chức kinh doanh như vậy PJICO trong những nămqua đã không ngừng phát triển, doanh thu tăng, thị phần mở rộng, uy tínngày càng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng cảithiện

Từ đó góp phần vào quá trình phát triển và hội nhập thị trường bảohiểm Việt Nam với thị trường bảo hiểm của thế giới

Trang 40

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty bảo hiểm PJICO

CN Hải Phòng

P BH Thanh Hoá

Vp BH

KV II

CN Nghệ An

và TTCK Phòng giám định và bồi thường

Phòng Tổ chức – Cán bộ

Ban Thanh tra pháp chế

Phòng Tổng hợp

Phòng quản lý nghiệp vụ

Phòng BH

H ng ào hải

Phòng Tái bảo hiểm

Chi nhánh T.T.Huế

Chi nhánh

Đà Nẵng

Phòng BH Quảng Nam

Chi nhánh Khánh Hoào

Chi nhánh

S i Gòn ào

Chi nhánh Cần Thơ

Phòng BH Kiên Giang Phòng BH

PJICO Hà Nội

Vp BH

KV III

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Vốn góp của các cổ đông năm 1995 - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 1 Vốn góp của các cổ đông năm 1995 (Trang 36)
Bảng 1: Vốn góp của các cổ đông năm 1995 - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 1 Vốn góp của các cổ đông năm 1995 (Trang 36)
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty bảo hiểm PJICO - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Sơ đồ t ổ chức bộ máy hoạt động công ty bảo hiểm PJICO (Trang 40)
Bảng 3: Tình hình tham gia bảo hiểm tại PJICO - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 3 Tình hình tham gia bảo hiểm tại PJICO (Trang 49)
Bảng 3 : Tình hình tham gia bảo hiểm  tại  PJICO - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 3 Tình hình tham gia bảo hiểm tại PJICO (Trang 49)
Nhìn vào bảng tính chỉ tiêu trên ta thấy số lượng xe cơ giới tham gia - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
h ìn vào bảng tính chỉ tiêu trên ta thấy số lượng xe cơ giới tham gia (Trang 52)
Bảng 5: Bảng tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 5 Bảng tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 (Trang 57)
Bảng 5 : Bảng tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm  dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 5 Bảng tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 (Trang 57)
Bảng 6: Doanh thu phí theo cơ cấu xe tham gia bảo hiểm - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 6 Doanh thu phí theo cơ cấu xe tham gia bảo hiểm (Trang 58)
Trong bảng 4 ta thấy tốc độ tăng xe máy tham gia bảo hiểm là nhanh hơn số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
rong bảng 4 ta thấy tốc độ tăng xe máy tham gia bảo hiểm là nhanh hơn số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm (Trang 58)
Bảng 6 : Doanh thu phí theo cơ cấu xe tham gia bảo hiểm Doanh thu - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 6 Doanh thu phí theo cơ cấu xe tham gia bảo hiểm Doanh thu (Trang 58)
Nhìn vào bảng 7 ta thấ y: - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
h ìn vào bảng 7 ta thấ y: (Trang 59)
Bảng 7 : Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí nghiệp vụ bảo hiểm  trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Năm Số phí bảo hiểm kế - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 7 Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Năm Số phí bảo hiểm kế (Trang 59)
Bảng 11: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 11 chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (Trang 79)
Bảng 11: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC
Bảng 11 chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (Trang 79)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w