NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC (Trang 29 - 35)

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM

4.NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH

công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả phí cho chủ xe khi có sự thay đổi chủ sở hữu hoặc khi xe chỉ hoạt động một số tháng trong năm

* Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và sử dụng vào các khoản chi: bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý, hoa hồng và đầu tư

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho chủ xe cơ giới và cũng có quyền khiếu kiện với các chủ xe, bên thứ 3 liên quan trong việc lợi dụng tai nạn nhằm chục lợi bảo hiểm

4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM BẢO HIỂM

4.1. Công tác giám định

Công tác giám định tổn thất nhằm xác định mức độ thiệt hại của bên thứ 3 và mức độ lỗi của các chủ phương tiện đồng thời xác định xem

nguyên nhân xảy ra tai nạn và xem xét nguyên nhân đó có thuộc pham vi bảo hiểm hay không thuộc phạm vi bảo hiểm .

Trong công tác giám định phải có sự chứng kiến của ba bên: chủ xe, người thứ 3 hoặc là đại diện hợp pháp của bên thứ 3, bên bảo hiểm. Nếu chủ xe hoặc người thứ 3 không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn giám định viên chuyên nghiệp giám định lại. Kết luận này sẽ là kết luận cuối cùng.

Nếu kết luận của giám định viên có sai khác lớn với kết quả giám định của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chịu chi phí, ngược lại thì chủ xe hoặc người thứ 3 phải chịu

4.2. Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ 3

Thông thường thì thiệt hại thực tế của bên thứ 3 bao gồm - Thiệt hại về tài sản

- Thiệt hại về con người * Đối với thiệt hại về tài sản

Thiệt hại về tài sản bao gồm 2 trường hợp

Trường hợp 1: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại không thể sửa chữa được. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản sẽ được xác định bằng giá mua của tài sản cùng loại trên thị trường

Trường hợp 2: Tài sản có thể sửa chữa được, thiệt hại là chi phí hợp lý để sửa chữa nó. Nếu phải thay thế mới phải trừ đi giá trị khấu hao. Cần lưu ý thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại về những hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan đến tai nạn

* Đối với thiệt hại về con người - Trong trường hợp bị thương

+ Các chi phí cần thiết và hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất như : chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác(thuốc men, dịch chuyền,máu…)

+ Các chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc nạn nhân, khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng

+ Khoản thu nhập bị giảm sút hay bị mất của người đó + Khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần

- Trong trường hợp nạn nhân bị chết

+ Chi phí hợp lý, chăm sóc và cứu chữa cho ngườ thứ 3 trước khi chết

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng(những chi phí hủ tục không được thanh toán)

+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ 3 phải nuôi dưỡng(như vợ, chồng, con cái…)

Như vậy tổng thiệt hại của người thứ 3 sẽ được xác định như sau:

Thiệt hại thực tế của bên thứ 3=Thiệt hại về tài sản+Thiệt hại về con người

4.3. Bồi thường thiệt hại thực tế

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì thời hạn bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe * Bản sao các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe

- Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường

* Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn

- Sơ đồ của hiện trường tai nạn - Biên bản khám nghiệm hiện trường

- Các giấy tờ có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ 3 - Quyết định của toà án(nếu có)

Khi yêu cầu bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm hồ sơ yêu cầu bồi thường và một số các loại giấy tờ sau

* Về con người

- Trường hợp bị thương: Các giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng thương tật của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ, các giấy tờ có liên quan đến các chi phí chăm sóc và cứu chữa

- Trong trường hợp bị chết: Ngoài các giấy tờ trên thì cần thêm giấy chứng tử

* Về tài sản:

- Các bằng chứng chứng minh thiệt hại như hoá đơn sửa chữa, thay thế mới tài sản bị thiệt hại

- Các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm

Căn cứ vào thiệt hại thực tế của người thứ 3 và lỗi của người thứ 3 thì công ty bảo hiểm xác định số tiền bồi thường

Nếu trong vụ tai nạn có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ 3 thì

Số tiền bồi thường =( lỗi chủ xe+ lỗi khác)* thiệt hại bên thứ 3

Nguyên tắc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là thiệt hại thực tế phát sinh nhưng không được vượt quá hạn mức trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng. Bởi vì hạn mức trách nhiệm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả trong mỗi vụ tai nạn. Thường các công ty bảo hiểm quy định ở mức độ tối thiểu và bắt buộc mọi chủ xe tham gia. Tại việt nam mức độ tối thiểu được quy định bắt buộc là:

- 12 triệu/người/vụ - 30 triệu/người/vụ

Các công ty bảo hiểm cũng đưa ra mức trách nhiệm cao hơn theo nhu cầu và khả năng tài chính của các chủ phương tiện, bù lại thì chủ xe cũng chịu mức phí cao hơn. Đối với những tổn thất thực tế mà lớn hơn hạn mức trách nhiệm thì người được bảo hiểm phải tự gánh chịu phần trách nhiệm vượt quá này.

Trong trường hợp công ty bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Nếu có phát sinh khiếu lại thì thời gian khiếu lại là 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên thì khiếu lại không còn giá trị.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM XĂNG

DẦU

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .DOC (Trang 29 - 35)