Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
4,6 MB
Nội dung
ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Thực TậpGiáo Trình
Chuyên Môn Nước
Ngọt, Lợ
1
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
MỞ ĐẦU
Nghề nuôi cá có từ thời văn minh cổ. Theo sử sách, nghề nuôi cá bắt
đầu ở Trung Quốc từ 3500 năm trước công nguyên. Trước công nguyên 2000
năm, cư dân vùng Sumer (nam Babylon- thuộc Iraq ngày nay) đã biết nuôi cá
thịt trong ao. Năm 1800 trước công nguyên, vua Ai cập là Maeris đã nuôi
được 20 loài cá trong ao để giải trí. Ở Trung Quốc, khoảng 1000 năm trước
công nguyên, đời nhà Ân đã biết nuôi cá.
Năm 1963, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, nước ta đã sử
dụng HCG cho cá mè Hoa đẻ thành công. Từ sau 1965, trạm nghiên cứu cá
nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II). Từ
năm 1968- 1972, ở miền Bắc đã dùng não thùy cho cá trôi, cá trê đẻ thành
công và từ đó đến nay thì nghề Nuôi Trồng Thủy Sản (NTTS) cũng không
ngừng phát triển, mà đặc biệt là trong những năm gần đây thì nghề nuôi cá
nước ngọt,nướclợ ở Việt Nam phát triển khá mạnh chủ yếu tập trung tại đồng
bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long và cũng đang phát triển sang
các khu vực khác như: vùng Đông Nam Bộ, các khu vực ven biển,… Do, nước
ta có điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiệt độ và các thành phần của nước tương
đối ổn định, hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện tốt cho việc khai thác,
cũng như nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt nước, lợ.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ cho
nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hóa đối tượng, nhiều loài
cá có giá trị kinh tế đã được nghiên cứu và cho sinh sản thành công như: cá
tra, cá basa, cá bông lao, đã cung cấp đủ về số lượng, giống loài cho người
nuôi, hạ giá thành sản phẩm. Những thành tựu nghiên cứu và thành công của
công nghệ sản xuất cá giống cá nước ngọt đã và đang là cơ sở quan trọng thúc
đẩy sự phát triển không ngừng của nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng công
nghiệp ở Việt Nam.
Trong NTTS còn nhiều vấn đề nang giải như dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường, thị trường tiêu thụ, giá cả, bên cạnh đó thì đa số người nuôi, chỉ nuôi
một cách tự phát, nuôi theo kinh nghiệm, nuôi một cách rầm rộ theo phong
trào, không theo qui hoạch một vùng nuôi cụ thể, sử dụng thuốc và hóa chất
một cách bừa bãi trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, cũng như trong quá
trình chế biến gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm cá nuôi, sức khỏe con người
và môi trường tự nhiên.
2
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo qui hoạch phát
triển sản xuất, tiêu thụ cá tra và tôm càng xanh đến năm 2020 với mục tiêu:
đối với cá tra: về diện tích nuôi đạt 13000ha, sản lượng đạt 1850000tấn, kim
ngạch suất khẩu đạt 2,1- 2,3tỷ USD, giải quyết lao động cho khoảng 250000;
tôm càng xanh: về diện tích nuôi đạt 1800ha, sản lượng đạt 2880tấn, giá trị sản
lượng đạt 354213triệu đồng vào năm 2020.
Mặt khác, trong tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều nhà máy chế biến thủy sản
được thành lập cả về qui mô và sản lượng, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm
cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, nhu cầu cá tra,
tôm càng xanh nguyên liệu cung cấp cho các nhà chế biến thuỷ sản là rất lớn.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đông lạnh chế biến
xuất khẩu, thì con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm cũng là một yêu cầu
bức thiết.
Chính từ nhu cầu thực tế, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của
môn học thựctậpgiáotrình cơ sở chuyênmônnướcngọt,lợ là môn học
không thể thiếu trong quá trình đào tạo cán bộ kỹ thuật của ngành nuôi trồng
thủy sản. Thông qua quá trìnhthựctậpchuyênmônnướcngọt,lợ nhằm mục
đích giúp cho sinh viên có điều kiện cũng cố lý thuyết, hiểu sâu và nhớ day
hơn về kiến thứcchuyên môn; rèn luyện, năng cao tay nghề, nắm được tình
hình thực tế sản xuất giống thông qua việc tiếp xúc trực tiếp thực tế sản xuất
và tham quan một số mô hình sản xuất giống trong tỉnh.
Qua quá trìnhthựctập đã giúp cho em hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật sản
xuất giống cá tra và tôm càng xanh. Biết được cách chăm sóc, quản lí, phòng
và trị một số bệnh thường gặp trên các đối tượng nuôi.
3
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng
Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em có được chuyến đi thựctậpchuyên môn
giáo trìnhnướcngọt,lợ đầy ý nghĩa và bổ ích.
Em xin chân thành cám ơn quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy Sản, cùng quí
thầy cô bộ môn đã tạo diều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ chúng em trong
suốt thời gian thựctập vừa qua.
Xin chân thành cám ơn cơ sở sản xuất giống Tôm Càng Xanh Tám Thạnh,
Trang trại sản xuất cá giống Mừng Liên đã giúp đỡ và nhiệt tình chỉ dạy trong
suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng em xin thành thật biết ơn quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp Thủy
Sản, cùng toàn thể các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong quá trìnhthựctập và viết báo cáo.
Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những sai xót, do trình độ
chuyên môn còn hạn chế. Rất mong nhận dược sự hướng dẫn và dạy bảo của
quí thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
4
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
PHẦN I- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasius hypophthalmus)
1. Phân loại
Cá tra thuộc:
Ngành: Chordate
Lớp: Pisce
Họ: Pangasiidae Hình 1. Cá Tra
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus .
2.Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt
Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông
Mekong và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa chưa cho
sinh sản cá tra nhân tạo, cá bột và cá giống cá tra được vớt trên sông Tiền và
sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên
trên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để
sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa
phận Campuchia cho thấy, cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về
hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Có khả năng sống ở ao tù nước đọng, nhiều chất hữu
cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao.
3. Hình thái, sinh lí
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài và thon, dẹp bên, lưng có màu
xám xanh hay xám đen, bụng có màu trắng bạc, khoang bụng rộng và to, vây
5
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
lưng cao, vây ngực có ngạnh, miệng rộng và có 2 đôi râu, vây đuôi to. Cá tra
sống chủ yếu trong nướcngọt, có thể sống được ở vùng nướclợ (nồng độ
muối 7-10
0
/
00
), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 15
0
C, nhưng chịu nóng tới 39
0
C. Cá tra có số lượng hồng cầu
trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ, còn có thể
hô hấp bằng bóng khí và da, nên chịu đựng được môi trường nước có hàm
lượng oxy hòa tan 0,13 mg/l. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn
3 lần so với cá mè trắng.
4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn
thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương
không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau
trong đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong
dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác.
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn,
không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và
tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt.
Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó
để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao
ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại
động vật phù du có kích thước nhỏ vừa cỡ miệng và các loại thức ăn nhân tạo.
Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ
chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các
lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động
vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác
nhau như: cám, tấm, cá tạp, rau muống,
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy
thành phần thức ăn khá đa dạng, cho thấy cá tra ăn tạp thiên về động vật.
6
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Theo D.Menon và
P.I.Cheko, 1955)
- Nhuyễn thể 35,4%
- Cá nhỏ 31,8%
- Côn trùng 18,2%
- Thực vật thượng đẳng 10,7%
- Thực vật đa bào 1,6%
- Giáp xác 2,3%
5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15
gam). Từ khỏang 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng
chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng
rất ít.
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự
nhiên nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ
cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5 kg/con
( năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6
kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức
ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít.
Ðộ béo của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm
đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào
mùa sinh sản. Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: phương thức nuôi, mật độ thả và chế độ chăm sóc.
6. Đặc điểm sinh sản
Cá Tra thành thục sau 3-4 năm tuổi. Là loài đẻ trứng dính và có thể đẻ
2-3 lần trong năm.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ
nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành
thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở
cá cái gọi là buồng trứng hay nõan sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân
biệt được đực cái từ giai đọan II, tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai
đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có
hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành
7
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-
2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8-11kg (Nguyễn văn
Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới
19,5%.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản
tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng.
Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của
trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung
bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể
tới 1,5-1,6mm.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương
lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh
thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần
sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông
Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone,
nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết
Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt
được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng
dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau
24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn.
Trong ao nuôi với chế độ dinh dưỡng thích hợp cá tra thành thục nhưng
không tự sinh sản được. Nhưng hiện nay, quy trình sinh sản nhân tạo cá tra đã
hoàn chỉnh và đã được chuyểngiao cho người sản xuất, nên số lượng cá tra
bột sản xuất ra có thể đáp ứng của nhu cầu người nuôi. Chính điều này đã góp
phần vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực sông Mê Công và làm thay
đổi tập quán nuôi cá tra truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục của cá
Chế độ dinh dưỡng
Tuổi thọ, nguồn gốc cá bố mẹ.
Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, oxy hòa tan,
nguồn nước,… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tuyến sinh dục và sức
sinh sản của cá.
8
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Ngoài ra, thức ăn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục, nó
quyết định số lượng, cũng như chất lượng con giống sau này.
II. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh (TCX)
1 Phân loại
Tôm càng xanh là một trong loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi trồng và
khai thác thủy sản. Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Tôm càng xanh thuộc:
Ngành: arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonida
Giống: Macrobrachium Hình 2. Tôm càng xanh
Loài: Macrobrachium rosenbergii
2. Phân bố
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy TCX phân bố ở tất cả các thủy
vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các thủy vực nướclợ của nhiều vùng
trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Môi trường sống của tôm càng xanh
đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục (FAO, 1985), phân bố
chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ
Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994) như:
Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Rabanal và Soesaton, 1985), Ấn
Độ (Hurbest, 1792; Rabanal và Soesaton, 198), Miến Điện (Handerson, 1893),
9
Thực TậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Singapore, Nhật Bản (Vonmartens 1868), Hồng Kông (Thomson,1937),
Philippine, (Castro De Elera, 1895), Indonesia (De Man,1879), Australia
(J.roux 1933) và Việt Nam (Rabanal và Soesaton, 1985) và khu vực Tây Nam
Thái Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea
(Nguyễn Việt Thắng, 2003)
Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng
Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ
vưc có độ mặn 18
0
/
00
đôi khi cả 25
0
/
00
vẫn thấy tôm xuất hiện.
3.Vòng đời và tập tính sống
Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương
(2003), vòng đời TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở
vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá
trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có
xu thế bơi ra vùng nướclợ từ 6-18
o
/
oo
, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi
nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng
(Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng
nước ngọt, sống và lớn lên ở đây.
Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước.
Sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở
đáy, bám vào cây cỏ; giá thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn
náu vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm. TCX có tập tính ăn thịt
lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong ao nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu
thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn nấp, hạn
chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi
thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và Okamoto, 1972; Sandifer và Smith,
1975, 1977, 1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio,
2000).
10
[...]... ung, cần dùng ống nhựa hút những trứng ung ra khỏi bình Weys 27 ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Trong quá trình ấp trứng phải có người trực thay nước trong bể ấp và giải quyết khi gặp sự cố Thực tế ở đây thì thay nước 2 lần mỗi lần cách nhau 6 giờ tính từ lúc cho trứng vào bình Weys, mỗi lần thay nước 50% lượng nước Thường xuyên theo dõi nhiệt độ ấp, luôn giữ ở mức 29 – 310C... Bơm cạn nước bằng máy bơm (15/04/2011) - Bón vôi (CaCO3) cho ao: bằng cách rải vôi đều ao và ven bờ ao (11 bao; 330kg/5000m2) 30 ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng - Mục đích cải tạo ao hạ phèn, diệt cá dữ, trứng thúi - Phơi đáy ao 1-2 ngày (16,17/04/2011) - Qua ngày sau đưa nước sạch vào (18/04/2011) (nước được cấp qua lưới lọc dày để tránh cá tạp vào ao) - Gây trứng nước (19/04/2011)... - Quản lý môi trường nước ương - Thu hoạch - Vận chuyển 5 Phương pháp xử lí số liệu Các phương pháp toán học thông thường (cộng, trừ, nhân, chia) 19 ThựcTập Giáo TrìnhChuyênMôn Nước Ngọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN A ĐỐI TƯỢNG CÁ TRA I Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Vị trí trang trại: trại nằm trên một cồn nhỏ, cạnh sông Tiền nên luôn có nguồn nước tốt, dồi dào quanh... Do bè được đặt ở nhánh sông của con Sông Tiền nên nguồn nước chảy qua bè liên tục và ổn định Thức ăn sử dụng cho quá trình nuôi vỗ: Thức ăn công nghiệp sử dụng cho quá trình nuôi vổ là của công ty UP loại thức ăn T501S với độ đạm 40% trộn chung với giá, rau muống, bột gòn Tác dụng của từng loại thức ăn 21 ThựcTập Giáo TrìnhChuyênMôn Nước Ngọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng - Thức ăn T501S có độ đạm cao vitamin... còn lại dùng ống tiêm (có chứa nước muối sinh lí) rút lấy tinh đã được vuốt ra Sau đó cho tinh trùng vào lọ chứa và trữ lạnh, 25 ThựcTập Giáo TrìnhChuyênMôn Nước Ngọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng tránh ánh nắng trực tiếp Mục đích giúp cho tinh trùng loãng ra làm tăng khả năng thụ tinh, đồng thời làm bất hoạt tinh trùng Chú ý trong quá trình vuốt tinh không được có máu hay nước trong tinh trùng, nếu có thì... bơi vừa bò Tôm càng xanh thích sống trong vùng nước trong sạch, nước có hàm lượng Oxy hòa tan cao (5-7mg/ l) ngưỡng O2 của tôm cao hơn các loài cá nước ngọt (3mg/l) Độ pH thích hợp là 7-8, nhiệt độ: 2530oC, Tôm Càng Xanh có thể sống được ở độ mặn 28 o/oo độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng không vượt quá 12 o/oo 11 ThựcTập Giáo TrìnhChuyênMôn Nước Ngọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng 5 Đặc điểm sinh trưởng Tôm... - x 100 100 trứng quan sát 18 ThựcTập Giáo TrìnhChuyênMôn Nước Ngọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng Số cá nở Tỷ lệ nở (%) = - x 100 Số trứng đã thụ tinh 4.2 Nội dung nghiên cứu đối với tôm càng xanh - Thiết kế trại - Vệ sinh - Pha nước ót - Cấp nước vào bể - Vận chuyển và xử lý tôm mẹ - Thu ấu trùng - Tỷ lệ sinh sản (tỷ lệ rụng trứng) - Bố trí ấu trùng vào bể - Xử lý nước sau khi bố trí ấu trùng... 18h, 21h - Nguyên liệu: 30 trứng + 1.5kg bột đậu nành + 100 – 150g sữa bột Hà Lan /lần ăn + Ngày 4: (23/04/2011) - Chiều dài trung bình cá: 10mm, pH = 8,5, to =32-33oC - Màu nước màu xanh đậm - Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h - Nguyên liệu: 20 trứng + 1.5kg bột đậu nành + 100 – 150g sữa bột Hà Lan /lần ăn + Ngày 5: (24/04/2011) 34 ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng... Nguyên liệuthức ăn: thức ăn T501S 2kg + bột gòn/lần - Cá có hiện tượng lên món nhưng chưa nhiều - Thay nước + Ngày 8: (27/04/2011) - Chiều dài 16mm, pH = 8, O2= 6, to=31,5oC - Cho ăn 6 lần: 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h - Nguyên liệuthức ăn: 2kg thức ăn T501S + bột gòn (có ít)/lần - Cá hiện tượng lên móng nhiều hơn ngày thứ 7 + Ngày 9: (28/04/2011) 35 ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn... thấy có máu hay nước chảy ra thì dừng lại, đem cân trứng (mục đích đem cân là để tính được số kg trứng ấp trong 1 bình Weys) Sau khi vuốt trứng 26 ThựcTậpGiáoTrìnhChuyênMônNướcNgọt,Lợ Nguyễn Ngọc Vọng xong lập tức thả cá trở lại ao Tiếp theo, ta dùng ống tiêm hút lấy tinh trùng vừa vuốt trước khi vuốt trứng cho vào thau đựng trứng, dùng lông gà khuấy đều 10- 15giây, sau đó cho nước sạch vào ngập . Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt, Lợ Nguyễn Ngọc Vọng
Thực Tập Giáo Trình
Chuyên Môn Nước
Ngọt, Lợ
1
Thực Tập Giáo Trình Chuyên Môn Nước Ngọt,. cầu thực tế, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của
môn học thực tập giáo trình cơ sở chuyên môn nước ngọt, lợ là môn học
không thể thiếu trong quá trình