1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số kiến nghị về công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bhxd tại bảo việt hà nội

59 744 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Các giá trị phải xác định trong bảohiểm xây dựng bao gồm: 6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng Người được bảo hiểm có thể sẽ dùng một trong các giá trị sau đây làm gi

Trang 1

PH ẦN I

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG

I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng

1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng

Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình Chính vìthế một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm (NBH) trước khi cấp đơnbảo hiểm cho một công trình xây dựng là xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng tớicông trình mà mình bảo hiểm

Việc đánh giá chính xác và phân tích kĩ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể gây thiệthại cho công trình sẽ tạo điều kiện cho NBH lựa chọn các điều kiện, điều khoản thích hợpcũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thíchhợp

Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm (NĐBH),NBH cần nghiên cứu các thông tin, số liệu ghi trên bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảohiểm và phải xuống hiện trường để trực tiếp kiểm tra các số liệu, các yếu tố rủi ro sau đó

sẽ phân tích, đánh giá rồi đề ra điều kiện, mức khấu trừ và mức phí thích hợp

a, Rủi ro do các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do con người tác động vào công trình

xây dựng Ví dụ:

- Kinh nghiệm của chủ thầu trong việc xây dựng nhiều loại công trình khác nhau

và trong một loại công trình cụ thể Cần phải xem xét chủ thầu đã từng tiến hành loạicông trình tương tự như công trình yêu cầu được bảo hiểm chưa, nếu có thì chất lượngcông trình đó ra sao?

Việc đánh giá và tìm hiểu về chủ thầu là rất quan trọng, nếu chủ thầu là người cókinh nghiệm, làm ăn tốt và có uy tín thì khả năng xảy ra rủi ro chắc chắn sẽ thấp hơn sovới các chủ thầu thiếu kinh nghiệm và làm ăn không có uy tín

Trường hợp chủ thầu là người có kinh nghiệm trong xây dựng loại công trình đượcbảo hiểm thì NBH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát Khi tính phí bảo hiểm nhất thiết

Trang 2

phải tính thêm phụ phí Ngược lại nếu chủ thầu là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm,

có quan hệ tốt với NBH thì có thể giảm phí cho họ

Mặt khác, các chủ thầu có kinh nghiệm thường lựa chọn các nhà thầu phụ tốt đểcùng nhau tiến hành công tác xây dựng Tuy nhiên, NBH vẫn không được hoàn toàn tintưởng vào việc lựa chọn nhà thầu phụliên quan, đặc biệt nhà thầu phụ là người tiến hànhcác công việc dễ dàng xảy ra rủi ro hoặc các phần việc chính của công trình

- Chủ đầu tư: là người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm cho nên họ có nhữngảnh hưởng nhất định tới công trình được bảo hiểm Do vậy NBH nên thường xuyên duytrì liên lạc và mối quan hệ tốt với chủ đầu tư

- Thời gian tiến hành công việc: NBH phải nắm rõ được công trình được xâydựng với 2 hay 3 ca liên tục hay chỉ theo giờ hành chính…

Điều cần lưu ý ở đây là công trình được xây dựng với tiến độ càng nhanh thì khảnăng xảy ra rủi ro càng lớn

Ngoài ra còn phải quan tâm đến thời gian tiến hành xây dựng, chủ yếu diễn ra lúcnào? mùa mưa hay mùa khô? thời tiết trong khoảng thời gian đó như thế nào?

- Giá trị của công trình theo hợp đồng xây dựng : phải là giá trị phù hợp, khôngquá thấp hay quá cao Trường hợp NĐBH yêu cầu bảo hiểm với giá trị quá thấp thì NBHphải dùng mọi biện pháp thích hợp để xử lí từ việc giải thích, thuyết phục cho tới việc bồithường theo tỷ lệ Trong quá trình xây dựng nếu giá cả tăng thì giá trị bảo hiểm và phíbảo hiểm cũng phải được điều chỉnh thích hợp

- Các nhà thầu phụ độc lập trên công trường: khác với các nhà thầu phụ do chủnhà thuê Ví dụ : nhà thầu phụ của nhà thầu phụ…

b, Rủi ro do các yếu tố khách quan

- Địa điểm xây dựng: chịu ảnh hưởng của các yếu tố:

+ Các hiểm hoạ thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất đásụp lở, mưa bão…

+ Điều kiện địa chấn, đất đai: công trình nằm trên vùng đất này có ổnđịnh không ? (đất hồ, đất sỏi, đá hay đất mượn…) và nằm trên độ cao bao nhiêu so vớimực nước biển…?

Trang 3

+ Các rủi ro khác như cháy nổ Ví dụ: xung quanh công trường có rấtnhiều giấy, bìa, gỗ vụn, xăng dầu hay hoá chất dễ cháy…có thể dễ dàng gây ra cháy làmảnh hưởng đến công trình.

- Đồ án thiết kế công trình: cần lưu ý các yếu tố:

+ Loại kết cấu xây dựng: bê tông hay tường xây có cột chịu lực bê tông

+ Phương pháp xây dựng: lắp ghép, xây hay kích nâng tầng + Thiết kế chi tiết

+ Thiêt kế tổng thể + Các biện pháp an toàn

c, Các yếu tố khác

- Trách nhiệm của chủ đầu tư, của chủ thầu (NĐBH): Trách nhiệm của chủ đầu tư

và chủ thầu cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro Một chủ đầu tư (chủthầu) cẩn trọng sẽ rất khắt khe trong an toàn công trường

- Các công trình xung quanh công trường: các công trình này có thể gây ảnhhưởng một cách gián tiếp đến rủi ro của công trường

2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng

Bảo hiểm xây dựng là một bộ phận của bảo hiểm kĩ thuật, so với các loại hình bảohiểm khác như: BH hàng hải, bảo hiểm cháy…thì nó ra đời chậm hơn Có thể nói rằngbảo hiểm kĩ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làđộng lực thúc đẩy lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này

Bảo hiểm xây dựng được tiến hành rộng rãi trên toàn thế giới Có nhiều loại đơnbảo hiểm xây dựng khác nhau nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau về bảo hiểm xâydựng:

- CAR(Contractors’all rísks policy) đơn bảo hiểm mọi rủi ro chủ thầu Loại đơnnày được sử dụng rông rãi nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng đơn này Mẫuđơn do công ty MUNICH RE đưa ra, hiện nay tổng công ty bảo hiểm VIÊT NAM cũngđang dùng đơn này

- CI(contractors’ insurance) bảo hiểm cho chủ thầu

- COC(Cost of contractors) bảo hiểm chi phí của chủ thầu

Trang 4

- BR ( builders’ risk) bảo hiểm rủi ro cho người xây dựng

- CER(civil engineering risks) bảo hiểm rủi ro trong xây dựng dân dụng

Tuy tên gọi khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của các đơn bảo hiểm trên đềutương tự nhau Sự khác nhau chủ yếu là các điểm loại trừ do từng nước áp dụng khácnhau và phụ thuộc vào luật của từng nước

Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình Khi lập

dự toán một công trình, người ta không thể dự tính được giá trị tổn thất có thể xảy ra đốivới công trình trong thời gian xây dựng Cũng có thể qua kinh nghiệm lâu năm và qua sốliệu thống kê của các năm trước, chủ thầu có thể dự đoán được phần nào các rủi ro đó vìrủi ro luôn là yếu tố bất ngờ Và họ có thể tự mình khắc phục các tổn thất đó hay không

vì dự trữ một khoản tiền khá lớn cho phần này sẽ gây nên việc ứng đọng vốn, không cóhiệu quả kinh tế

Ngược lại, với qui luật số đông, với quĩ bảo hiểm lớn hình thành từ số phí thuđược của nhiều người có khả năng gặp cùng một rủi ro, sẽ nhờ đó cũng nâng cao đượchiệu quả đồng vốn, người bảo hiểm có khả năng bồi thường cho người được bảo hiểmnhững tổn thất do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra Nhờ có bảo hiểm, người được bảohiểm chỉ cần chi ra một số tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm nhưng vẫn bảo đảm ổn địnhđược sản xuất-kinh doanh Phí bảo hiểm cũng được người bảo hiểm tinh toán chính xác

và với số tiền rất nhỏ so với giá trị của công trình này, người được bảo hiểm có thể dễdàng đưa vào giá trị của công trình Như vậy, có thể nói bảo hiểm xây dựng đã góp phầnvào việc tăng hiệu quả kinh tế của đồng vốn và giảm giá thành của công trình xây dựng

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các chủ đầu tư hay các nhà tài chính bỏ vốn chovay hay các ngân hàng đều coi việc có một hợp đồng bảo hiểm xây dựng trước khi xâydựng một công trình là điều kiện tiên quyết để bỏ vốn đầu tư cho công trình xây dựng đó

Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, trước khi bỏ vốn vào đầu tư, nhà đầu tư baogiờ cũng quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và họ chỉ đầu tư khi số tiền vốn đó được bảohiểm Điều này cũng dễ giải thích vì tiền vốn bỏ ra ở đây là tiền của tư nhân, nếu có rủi

ro mất mát thì chính bản thân nhà đầu tư phải gánh chịu và sẽ chẳng có nhà nước nàođứng ra đền bù cho họ khoản đó Chính vì vậy họ phải tự lo cho mình trước bằng việcbảo hiểm để đảm bảo cho đồng tiền của họ

Bảo hiểm xây dựng bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1995 và hơn 10 năm qua

nó đã thực sự thể hiện được tầm quan trọng của mình

Trang 5

II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng

1 Người được bảo hiểm

Trong bảo hiểm xây dựng người được bảo hiểm có thể bao gồm:

- Chủ đầu tư(Principal): là người chủ của công trình xây dựng

- Các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn làm việc cho chủ đầu tư theo hợpđồng

- Chủ thầu: người kí kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư Cũng có khi để rõràng, trong trường hợp có nhiều chủ thầu và chủ đầu tư, người ta dùng khái niệm chủ đầu

tư chính hay chủ thầu chính

- Chủ thầu phụ: là các bên không có các hợp đồng liên quan được kí kết trực tiếpvới chủ đầu tư chính mà họ chỉ kí kết hợp đồng làm thuê cho chủ thầu

Có thể có cả trường hợp một số nhà thầu phụ không có cả hợp đồng kí kết trựctiếp với chủ thầu mà với một nhà thầu phụ khác (nhà thầu phụ cảu nhà thầu phụ)

Cần lưu ý rằng đơn bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghềnghiệp của các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn (ví dụ trách nhiệm của họ khi tínhtoán, thiết kế) mặc dù trong thành phần người được bảo hiểm có họ trong đó

2 Đối tượng bảo hiểm

Có thể nói tổng quát rằng đối tượng của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả cáccông trình dân dụng, công trình công nghiệp…Nói chung là các công trình có sử dụngcament và bê tông Cụ thể các công trình sau đều là đối tượng bảo hiểm:

- Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các côngtrình văn hoá khác…

- Nhà máy, xí nghiệp

- Đường sá (cả đường săt,bộ) và sân bay

- Cầu cống, đê đập, công trình cấp thoát nước, kênh đào, cảng

Các hạng mục chủ yếu được bảo hiểm bao gồm:

+ Giá trị thi công xây dựng : bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình dochủ thầu tiến hành (kể cả nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng kí kết giữa chủ thầu vàchủ đầu tư

Trang 6

+ Các trang bị và các công trình tạm thời: Đây là các trang bị dùng trong khi xâydựng, các trang bị này được sử dụng nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau Chỉ mộtphần giá trị hao mòn của các trang bị đó được tính vào giá trị của công trình Ví dụ: cácloại công cụ, đồ nghề, lán trại tạm thời, trụ sở tạm thời, nhà kho, xưởng, dàn giáo, cốtpha, hệ thống băng tải, rào chắn…Các trang bị này nếu yêu cầu bảo hiểm thì cần có danhsách kèm theo đơn bảo hiểm

+ Máy móc xây dựng: Đây là loại máy dùng trong quá trình xây dựng Ví dụ: cácloại máy san ủi đất, các loại cẩu, các loại phương tiện vận chuyển dù các phương tiện đóthuộc quyền sở hữu của NĐBH hay do họ đi thuê Cần chú ý các phương tiện vận chuyểnchỉ sử dụng trên công trường không được phép lưu hành trên công lộ

+ Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường : đối với loại tài sản này, cầnphân biệt 2 loại khác nhau:

Tài sản trong và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lí,chăm sóc của NĐBH Loại tài sản này thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xâydựng

Loại tài sản nằm trong và xung quanh khu vực công trường nhưng thuộc quyền sởhữu của bên thứ ba Loại này được bảo hiểm theo phần hai của đơn bảo hiểm xây dựngtrách nhiệm đối với người thứ ba

+ Chi phí dọn dẹp: Bao gồm các chi phí phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp cácchất phế thải xây dựng, đất đá do sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra trên khu vựccông trường, nhằm mục đích làm sạch để có thể tiếp tụ thi công xây dựng công trình

+ Trách nhiệm đối với người thứ ba: Đây là phần II của đơn bảo hiểm, là mộttrong hai phần chủ yếu của đơn bảo hiểm xây dựng Nó bao gồm trách nhiệm theo luậtđịnh mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do gây tổn thất về người hoặc tài sản chobên thứ ba Với điều kiện là các tổn thất này xảy ra có liên quan đến công trình được bảohiểm và xảy ra trong khoảng thời gian bảo hiểm

Tuy nhiên, các tổn thất gây ra cho công nhân hay người làm thuê của NĐBHkhông thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn bảo hiểm này Họ được bảo hiểm bằng đơnbảo hiểm tai nạn lao động hoặc trách nhiệm của chủ thầu đối với người làm thuê

Trang 7

3 Địa điểm công trình

Cách xác định địa điểm công trình cũng phải xác định cho rõ ràng Thông thườngđịa điểm công trường được ghi rõ trong phụ lục của đơn bảo hiểm và trong giấy yêu cầubảo hiểm do người được bảo hiểm lập Trong trường hợp xây dựng các ngôi nhà haycông trình trong một địa điểm cố định thì vấn đề xác định địa điểm công trình tương đốiđơn giản Nhưng trong trường hợp xây dựng đường sá thì công trường là suốt chiều dàicủa quãng đường với các công trình phụ trợ suốt dọc hai bên đường và các địa điểm khaithác đất đá để làm đường Trong trường hợp xây dựng các công trình như đập, cầu cống,nhà kho lớn thì công trường sẽ bao gồm cả các con đường tạm thời để ra vào nơi đó

4 Phạm vi bảo hiểm

4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm

Vì là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm CAR rấtrộng Chỉ trừ những rủi ro đặc biệt bị loại trừ nêu trong đơn bảo hiểm còn phần lớn cácrủi ro gây nên các thiệt hại bất ngờ và không lường trước được diễn ra trong thời gian bảohiểm tại khu vực công trường đều được bồi thường theo đơn bảo hiểm này Sau đây làmột số rủi ro chính :

- Cháy nổ và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy

- Sét đánh

- Bị các phương tiện giao thông hay máy bay đâm vào

- Lũ lụt, mưa gió, tuyết lở

- Động đất, núi lửa phun, song thần

4.2 Các điểm loại trừ

Trang 8

- Các tổn thất xảy ra trực tiếp hay hậu quả của chiến tranh hay các hành độngtương tự chiến tranh, đình công, bãi công, nổi loạn, gián đoạn hay ngừng công việc theolệnh của nhà chức trách.

- Tổn thất do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ

- Tổn thất do hành động cố ý của NĐBH hay đại diện của họ

- Các tổn thất có tính chất hậu quả, ví dụ : tiền phạt do chậm trễ hay vi phạm hợpđồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài…

- Những hỏng hóc về cơ khí, về điện hay những trục trặc của các máy móc xâydựng

- Tổn thất do thiết kế sai, do nguyên vật liệu kém chất lượng hay sai chủng loại

- Hao mòn, rỉ sét, oxi hoá, giảm giá trị do để lâu không sử dụng hay dưới điều kiệnbình thường về nhiệt độ, áp suất

- Các mất mát hay thiệt hại của tài liệu, bản vẽ, biểu mẫu, chứng chỉ thanh toán,tiền séc

5 Thời hạn bảo hiểm

Thông thường bảo hiểm có hiệu lực từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng (san nền,đào đắp ) nhưng cũng có thể có hiệu lực cả thời gian lưu kho trước đó, nhưng không quá

3 tháng Riêng đối với các máy móc, thiết bị xây dựng trách nhiệm của NBH chỉ thực sựbắt đầu khi tháo dỡ các máy móc thiết bị đó xuống khu vực công trường và kết thúc khi

di chuyển khỏi công trường

Baỏ hiểm kết thúc khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chậm nhấtkhông vượt quá ngày ghi trong phụ lục đơn bảo hiểm Trong trường hợp công trình hoàn

Trang 9

thành và đưa vào sử dụng từng bộ phận thì trách nhiệm của NBH đối với bộ phận đó sẽchấm dứt ngay sau khi nó được bàn giao đưa vào sử dụng.

Nếu NĐBH yêu cầu thì thời hạn bảo hiểm có thể mở rộng cho cả thời gian bảohành của công trình Trong trường hợp này sẽ áp dụng ĐKBS số 003 hoặc 004

Mỗi loại công trình xây dựng đều có một thời gian xây dựng tiêu chuẩn nhất định.Nêu NĐBH yêu cầu BH với thời hạn vượt quá thời gian tiêu chuẩn này thì phần thời gianvượt quá đó phải trả thêm phí bảo hiểm Trong khi xây dựng, nêu NĐBH thấy rằng tiến

độ công trình có thể phải kéo dài thì phải kịp thời thông báo cho NBH và yêu cầu bảohiểm cho thời gian kéo dài đó

6 Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng

Trong bảo hiểm xây dựng, giá trị bảo hiểm là vấn đề quan trọng và rất phức tạp.Xác định được chính xác giá trị bảo hiểmasex giúp cho cả NBH và NĐBH tránh đượccác tranh chấp không cần thiết khi có tổn thất xảy ra Các giá trị phải xác định trong bảohiểm xây dựng bao gồm:

6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng

Người được bảo hiểm có thể sẽ dùng một trong các giá trị sau đây làm giá trị bảohiểm cho phần này:

- Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại công trìnhtrong trường hợp có tổn thất xảy ra

- Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng

- Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra

Trong thời gian xây dựng, nếu có sự thay đổi lớn về giá cả dẫn đến việc giá trị bảohiểm thay đổi thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho NBH biết Trường hợpnày giá trị bảo hiểm sẽ phải được điều chỉnh ngay, không cần chờ đến khi công trìnhhoàn thành NBH phải có trách nhiệm thuyết phục NĐBH khai đúng giá trị của côngtrình để tránh xảy ra tranh chấp sau này trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc tráchnhiệm bồi thường

6.2 Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng

Trang 10

Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng phải là giá trị thay thế tương đương mứcmới của máy đó ( New Replacement Value) tức là giá trị của một máy móc tương đương

có thể mua tại thời điểm đó để thay thế máy bị tổn thất

6.3 Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng

Tương đối khó xác định vì trang bị xây dựng rất nhiều hạng mục với nhiều giá trịkhác nhau Có những hạng mục chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tại côngtrường sau đấy lại di chuyển tới công trình khác Chỉ một phần giá trị của trang bị nàyđược đưa vào giá thành của công trình

Cách tốt nhất để xác định giá trị bảo hiểm của trang bị xây dựng là dự kiến giá trịcủa trang bị tại thời điểm tập trung cao nhất trong quá trình xây dựng Còn một cách khác

là xác định trang bị theo từng giai đoạn của công việc hay bảo hiểm toàn bộ giá trị củatrang bị xây dựng cần dùng cho cả công trình

6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp

Cần dự kiến số chi phí cần thiết để di chuyển chất phế thải xây dựng, đất đá saukhi xảy ra tổn thất lớn Ví dụ chi phí bơm nước, vét bùn, vận chuyển đi khỏi khu vựccông trình đang thi công …Cần tính tới khả năng phải di chuyển nhiều nhất để phòngtrường hợp xảy ra tổn thất lớn nhất Ví dụ năm 1964, trong khi xây dựng một toà nhà tạiPARIS một phần ngôi nhà bị sụp, người ta đã phải di chuyển tới 100.000 tấn gạch vụn ,

bê tông đổ vỡ để có thể tiếp tục thi công công trình Chi phí này lên tới hàng triệu USD

6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường

Đây là nói về giá trị các tài sản thuộc quyền quản lí, sở hữu, chăm nom, coi sóc…của NĐBH Giá trị bảo hiểm là giá trị của các tài sản đó tại thời điểm bảo hiểm NĐBHcần kê khai đúng giá trị thực của các tài sản đó để có cơ sở chính xác cho NBH bồithường trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm

7 Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng

Giấy yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập theo mẫu in sẵn của NBH.Đây là cơ sở quan trọng để NBH căn cứ vào đó đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và sau

đó cấp đơn bảo hiểm và cũng là chứng từ pháp lí để tranh chấp (nếu có)

Có thể tóm tắt mục đích chính giấy yêu cầu bảo hiểm như sau: nó là cơ sở và tiền

đề để cho NBH

Trang 11

- Phân loại rõ ràng loại công trình

- Dự đoán các hiểm hoạ mà công trình có thể chịu tác động

- Xác định phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm, rủi ro nào cần phải loại trừ, rủi ronào có thể chấp nhận bảo hiểm bằng ĐKBS…

- Tính phí bảo hiểm sát với thực tế

- Bổ sung các điều kiện cần thiết cho đơn bảo hiểm

Đối với các công trình tương đối đặc biệt như: cầu, đập, cảng, đường xe lửa,đường bộ, đường hầm, cống thoát nước….thì ngoài ra còn có thêm các bản câu hỏi bổsung Mục đích của bản câu hỏi bổ sung này là tạo điều kiện cho NBH nắm được:

- Các thông số kĩ thuật chi tiết của công trình

- Giá trị của từng hạng mục của công trình

- Chương trìng và tiến độ xây dựng

- Các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa chất…

- Các chi tiết phụ khác như lán trại, bãi, kho chứa, xưởng, máy móc và các trang bịxây dựng

III Giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng.

1 Nguyên tắc chung của việc giám định và xét giải quyết bồi thường

Cũng như trong các loại hình bảo hiểm khác, công tác giám định và bồi thườngtổn thất trong bảo hiểm xây dựng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảmbảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm cũng như người được bảo hiểm Đó là, việc giámđịnh và giải quyết bồi thường phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan và thoả đáng.Ngoài ra, do tính chất phức tạp và đặc điểm đặc thù của các đối tượng bảo hiểm trongbảo hiểm kĩ thuật, các nhà bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thuê giám định viên chuyênnghiệp thực hiện công tác giám định

2 Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất

2.1 Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định

Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho người bảohiểm, giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phát

Trang 12

sinh thêm Sau một khoảng thời gian nhất định hoàn thành các giấy tờ sau và gửi chocông ty bảo hiểm:

- Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất

- Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu của người bảo hiểm)

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm

- Xác nhận của nhân chứng về tai nạn hoặc sự cố

2.2 Tiến hành giám định

Công tác giám định đòi hỏi giám định viên phải giải quyết các công việc sau:

- Xem xét hiện trạng tổn thất, chụp ảnh hiện trường

- Thu thập các số liệu, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến tổn thất

- Lập biên bản giám định

- Thẩm tra lại các bên có liên quan về tai nạn hoặc sự cố và các biện pháp đềphòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm

2.3.Giải quyết khiếu nại và bồi thường

Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm

- Giấy yêu cầu bồi thường

- Biên bản giám định

- Báo cáo của công an (nếu cần)

- Lời khai của nạn nhân, nhân chứng

Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn bảo hiểm,phạm vi bảo hiểm Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được căn cứvào:

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

- Mức giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung

Trang 13

3.Giám định bảo hiểm

3.1 Mục đích và yêu cầu của công tác giám định trong bảo hiểm xây dựng

a, Mục đích

Mục đích chính của việc giám định và tính toán tổn thất(gọi tắt sau đây là công tácgiám định tổn thất) trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xây dựng nói riêng là xác địnhnguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không và tính toán chínhxác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm để

có cơ sở giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác và công bằng cho khách hàng nếutổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

Ngoài ra, thông qua việc giám định có thể đề xuất với người được bảo hiểm nhữngbiện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừanhững tổn thất phát sinh trong tương lai và giúp cho cán bộ khai thác làm tốt hơn côngtác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm đối với các dịch vụ có tính chất tương tự

b, Yêu cầu

- Mọi tổn thất được khách hàng thông báo đều phải được giám định một cáchnhanh chóng Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất giám định viên phải đến ngayhiện trường để ghi chép các thông tin ban đầu, giám định thiệt hại và thu thập các chứng

từ cần thiết Trong trường hợp tổn thất phức tạp chưa thể thực hiện được việc giám địnhtoàn diện và chưa thu thập được đầy đủ thông tin ngay một lần vào thời điểm giám địnhđầu tiên thì phải niêm phong hiện trường và các chứng từ hoá đơn có liên quan đến sốlượng và giá trị của tài sản bị tổn thất phục vụ cho việc điều tra giám định tiếp theo Việcgiám định có thể được thực hiện theo từng bước từ sơ bộ đến chi tiết tuỳ theo tính chấtphức tạp của từng vụ tổn thất cụ thể Trong trường hợp tổn thất được xác định khôngthuộc trách nhiệm bảo hiểm phải thông báo chính thức bằng văn bản cho người được bảohiểm kèm theo những giải thích thoả đáng

Đối với những tổn thất có giá trị ước tính lớn hơn 100000 đôla Mỹ hoặc những tổnthất có nguyên nhân phức tạp khó xác định, phải báo cáo ngay về Tổng công ty để cóbiện pháp xử lí kịp thời Đối với tất cả các đơn bảo hiểm có phát sinh tái bảo hiểm chỉđịnh (qua môi giới hoặc theo yêu cầu của khách hàng ) thì khi có bất kì tổn thất nào xảy

ra phải báo cáo ngay lập tức về tổng công ty và nếu có thể thì phải đồng thời thông báongay cho công ty môi giới và công ty tái bảo hiểm chỉ định biết Tuy nhiên trong các

Trang 14

trường hợp trên việc giám định và tính toán tổn thất sơ bộ vẫn phải được thực hiện ngaysau khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu việc giám định không thực hiện được đầy đủ dohiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị tiêu huỷ…thì có thể căn cứ vào biên bản củacác cơ quan chức năng (công an, cảnh sát PCCC…), khai báo của người được bảo hiểm,bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được và kết quả điều tra, thẩm định sau đó của BảoViệt Trong trường hợp này giám định viên cũng phải lập một biên bản ghi rõ nhữngthông tin nào có thể xác định được và thể hiện đầy đủ các tình huống như đề cập ở trên

và nêu đánh giá của mình về mức độ tổn thất và trách nhiệm của Bảo Việt

Nếu tổn thất có thể gây ra bởi bất kì bên thứ 3 nào thì đồng thời với việc giámđịnh giám định viên phải hướng dẫn người được bảo hiểm tién hành các thủ tục pháp lícần thiết để có thể đòi bồi thường từ bên thứ 3 đó như làm công văn dự kháng hoặc côngvăn khiếu nại gửi bên thứ ba đó, mời đại diện của họ cùng tham gia giám định để xácđịnh mức độ thiệt hại

Trong quá trình giám định, người được bảo hiểm hoặc người đại diện của ngườiđược bảo hiểm phải có mặt và kí xác nhận về những lời khai của mình và những chứng từ

đã cung cấp cho giám định viên nhằm phục vụ cho công tác giám định

Trong quá trình giám định phải tạo bầu không khí tin cậy và hợp tác giữa ngườiđược bảo hiểm và giám định viên nhưng tuyệt đối không đưa ra bất kì cam kết nào về sốtiền bồi thường hoặc thông báo cho khách hàng về cách tính toán số tiền bồi thường đểtránh tránh trường hợp khách hàng che dấu những thông tin cần thiết hoặc cung cấp cácthông tin sai lệch

Để thực hiện được đày đủ mục đích của công tác giám định như đề cập ở trên,người giám định viên phải có phẩm chất trung thực, khách quan, có hiểu biết về đốitượng tài sản cần giám định và phải hiểu biết sâu sắt về các điều kiện, điều khoản bảohiểm mà hạng mục tài sản tổn thất đang được bảo hiểm theo những điều kiện và điềukhoản đó trong đó tiêu chuẩn sau cùng là điều kiện tiên quyết đối với bất kì giám địnhviên nào và đây là tiêu chuẩn để phân biệt giữa một giám định viên thông thường và mộtgiám định viên bảo hiểm vì chỉ có như vậy người giám định viên mới biết cần phải thuthập những thông tin hoặc chứng từ gì nhằm phục vụ cho việc xác định tổn thất và tínhtoán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm

Trang 15

Trong trường hợp tổn thất phức tạp phải trưng cầu giám định của các cơ quanchức năng hoặc cơ quan giám định độc lập mà những cơ quan này không phải là các công

ty giám định và tính toán tổn thất chuyên về bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm vẫn phải

cử cán bộ chuyên trách giám định để phối hợp với các cơ quan này điều tra thu thập cácthông tin và chứng từ cần thiết Sau khi các cơ quan này cung cấp chứng thư giám định,cán bộ chuyên trách vẫn phải lập một biên bản tổng hợp trong đó có sử dụng một phầnhoặc toàn bộ kết quả giám định của cơ quan giám định độc lập đó để làm cơ sở xác địnhphạm vi trách nhiệm bảo hiểm và phục vụ cho công tác xem xét giải quyết bồi thường

Sau khi giám định chi tiết và đã có đủ các thông tin cần thiết, phải lập ngay biênbản giám định và tính toán tổn thất (gọi tắt là biên bản giám định) trong đó thể hiện đầy

đủ những nội dung cần thiết Phải có ảnh chụp kèm theo biên bản giám định về nhữnghạng mục tài sản bị tổn thất trong đó có đánh dấu những vị trí hoặc khu vực bị hư hại.Nếu tổn thất phức tạp dẫn đến việc giám định và thu thập thông tin phải kéo dài khôngthể lập được ngay biên bản giám định chi tiết trong một thời gian ngắn thì nhất thiết phảilập các biên bản giám định sơ bộ để ghi nhận những sự việc và thông tin đã thu thập đượctại từng thời điểm nhất định, ước tính mức độ tổn thất trước khi có đủ thông tin để lậpbiên bản giám định cuối cùng

Nếu tổn thất đã được một công ty giám định và tính toán tổn thất chuyên về bảohiểm điều tra giám định thì giám định viên của công ty bảo hiểm không cần phải lập biênbản giám định nhưng phải cộng tác và phối hợp chặt chẽ với giám định viên của công tygiám định đó trong việc điều tra và thu thập các thông tin cần thiết để việc giám địnhđược thực hiện chính xác và kết thúc nhanh chóng

3.2.Những nội dung cụ thể trong việc giám định

a, Những thông tin liên quan đến đơn bảo hiểm đối với tài sản bị tổn thất

Những thông tin liên quan đến đơn bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm) đối với tài sản

bị tổn thất:

- Đơn bảo hiểm số… cấp ngày….tháng ….năm…

- Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm

- Địa điểm được bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm

Trang 16

- Tổng số tiền bảo hiểm (nếu có nhiều hạng mục thì ghi rõ số tiền bảo hiểm củatừng hạng mục)

- Ngày xảy ra tổn thất

- Loại tổn thất (ghi vắn tắt như hoả hoạn, lũ lụt hay giông bão…)

- Thời điểm nhận được thông báo tổn thất

- Nơi xảy ra tổn thất

- Ước tính thiệt hại tối đa

Những thông tin trên đây giúp cho cán bộ giải quyết bồi thường tra cứu nhanhchóng đơn bảo hiểm có liên quan và qua đó có thể sơ bộ đánh giá được về tổn thất có thểthuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không như tổn thất xảy ra có nằm trong thời hạn bảohiểm không, loại hình tổn thất có được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm không, người đượcbảo hiểm có chậm trễ trong việc thông báo tổn thất hay không

b Tóm tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh …của người được bảo hiểm

Trong phần này cần nêu những thông tin sau:

- Loại hình kinh doanh

- Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi bị tổn thất(lỗ, lãi, doanh thu, sản lượnghàng tháng, hàng năm…)

- Số lượng công nhân….số ngày làm việc trong tuần, số ca làm việc trong ngày(ghi rõ thời gian làm việc của từng ca và số công nhân làm việc trong mỗi ca)

- Ngày tháng năm bắt đầu hoạt động

- Những sản phẩm chính, phụ…

- Qui trình sản xuất

- Trong quá trình hoạt động đã xảy ra những tổn thất tương tự hay chưa

Trong quá trình thu thập các thông tin trên, giám định viên sẽ có được một sựđánh giá bao quát về tình hình hoạt động của cơ sở(doanh nghiệp) được bảo hiểm qua đó

có thể giúp cho việc phán đoán về nguyên nhân có thể gây ra tổn thất (ví dụ nếu trước khi

bị tổn thất doanh nghiệp bị làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc sản xuất bị đình đốn thì có thể cókhả năng tổn thất do người dược bảo hiểm cố tình gây ra, hoặc trong qui trình sản xuất có

Trang 17

những công đoạn sử dụng các chất dễ cháy hoặc dễ gây nổ để có hướng tập trung điều tratiếp …) Việc miêu tả chi tiết qui trình sản xuất cũng giúp cho việc xác định tổn thất xảy

ra ở công đoạn nào (ví dụ đối với thành phẩm hay vẫn còn đang ở giai đoạn gia công) để

có thể tính toán chính xác mức độ tổn thất có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm Nhữngthông tin này cũng giúp cho cán bộ khai thác thống kê phân loại những ngành nghề, yếu

tố có thể dẫn đến rủi ro để rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong công tác đánh giá rủi ro

và nhận bảo hiểm đối với các dịch vụ tương tự

Những thông tin trên được đề cập càng chi tiết càng tốt, đặc biệt là đối với các vụhoả hoạn gây tổn thất lớn đối với nhiều hạng mục và phức tạp Đối với những tổn thấtnhỏ dễ dàng xác định mức độ và nguyên nhân tổn thất thì không nhất thiết phải đề cập tất

cả những thông tin như đề cập ở phần này hoặc có thể ghi vắn tắt hơn nhưng trong mọitrường hợp vẫn cần phải ghi rõ qui trình sản xuất nếu doanh nghiệp được bảo hiểm là đơn

vị sản

c, Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm

Trong mục này cần thể hiện những thông tin sau đây:

Tên địa chỉ đầy đủ của địa điểm đó,miêu tả tóm tắt về việc bố trí tổng thể (có thểđính kèm sơ đồ mặt bằng) của nhà xưởng, sân bãi, kho tàng, văn phòng, hàng rào ….kèmtheo kích thước cụ thể và vị trí của cơ sở được bảo hiểm (miêu tả tóm tắt các phía tiếpgiáp với cơ sở được bảo hiểm ) có thể miêu tả về kết cấu của các công trình kiến trúcđược bảo hiểm như: mấy tầng, vật liệu bê tông hay cốt thép, kết cấu bên trong, bênngoài,các hệ thống trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp nước chữa cháy được thiết kế và

bố trí như thế nào, các phương tiện chữa cháy tại chỗ(loại, số lượng, cách bố trí…)Khoảng cách tới đội chữa cháy công cộng gần nhất là bao nhiêu

Những thông tin này cũng là cơ sở để phân tích xác định xem có khả năng tổn thấtphát sinh từ bên ngoài khu vực được bảo hiểm hay không để có thể khiếu nại bên thứ basau khi công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm (chẳng hạn tổn thất dohoả hoạn mà địa điểm được bảo hiểm ở gần kho hoá chất dễ cháy của mộtdơn vị khác thì

có khả năng cháy có thể phát sinh từ khu vực hoá chất đó rồi lan sang khu vực được bảohiểm…) Những thông tin được thể hiện ở mục này cũng có thể giúp cho cán bộ khai thác

và quản lí rủi ro phân tích tính hợp lí của việc bố trí nhà cửa, kho tàng… của doanhnghiệp được bảo hiểm theo góc độ an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc các rủi ro khác,những gì cần phải cải tiến hoặc được trang bị thêm để đảm bảo an toàn hơn…và qua đó

Trang 18

có thể đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với người được bảo hiểm để tránh hoặc giảmnhẹ những tổn thất tương tự xảy ra trong tương lai.

Nói chung đối với các tổn thất lớn và phức tạp thì những thông tin ở mục này cầnđược nêu càng chi tiết càng tốt Đối với những tổn thất nhỏ thì mục này có thể nêu vắn tắthơn

d, Diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lí sau đó

Vì hầu như giám định viên chỉ đến hiện trường sau khi sự cố xảy ra nên trong mụcnày giám định viên chủ yếu nêu những thông tin thu thập được từ lời khai của ngườiđược bảo hiểm và những nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra sự cố hoặc chứng kiến

sự việc xảy ra toàn bộ từ đầu đến cuối hoặc những thời điểm nhất định Những thông tinnày bao gồm:

- Thời điểm xảy ra sự cố(vào lúc mấy giờ, ngày nào, trong thời gian làm việc haynghỉ…) ai phát hiện đầu tiên

- Sự cố bắt đầu và sau đó xảy ra như thế nào (ví dụ như đám cháy bắt nguồn từđâu, lan theo hướng nào, qui mô lây lan của đám cháy…)

- Sơ bộ đánh giá những thiệt hại do sự cố gây ra (có thiệt hại về người hoặc tài sảnkhông, tài sản bị thiệt hại là gì, mức độ thiệt hại nặng hay nhẹ…)

- Các biện pháp cứu chữa đã thực hiện (dùng các phương tiện hiện có như thế nào,

có sự tham gia của cảnh sát PCCC hay các đơn vị cứu chữa chuyên nghiệp hay không,việc cứu chữa được thực hiện sau khi sự cố xảy ra bao lâu, hiệu quả của việc cứu chữa…)

- Thời điểm sự cố được khắc phục hoàn thành

Mặc dù giám định viên có thể không trực tiếp chứng kiến diễn biến sự cố xảy ranhư thế nào nhưng bằng cách tổng hợp và phân tích lời khai của nhiều nhân chứng(những người đã chứng kiến, những người tham gia cứu chữa…) vẫn có thể ghi nhậnđược những thông tin khách quan và chính xác

Những thông tin đề cập trong mục này rất quan trọng và không thể thiếu đượctrong biên bản giám định vì đó là bằng chứng của sự cố đã xảy ra và giúp cho giám địnhviên có những phân tích đánh giá về nguyên nhân xảy ra tổn thất

Để tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa công ty bảo hiểm và người đượcbảo hiểm, nên đề nghị đại diện của người được bảo hiểm đã chứng kiến sự cố xảy ra lập

Trang 19

một báo cáo riêng của họ về những vấn đề đã nói ở trên đồng thời giám định viên nên lậpcác biên bản lấy lời khai từ các nhân chứng và đề nghị họ kí xác nhận Báo cáo của ngườiđược bảo hiểm và các biên bản thu thập lời khai nói trên phải được đính kèm theo Biênbản giám định cuối cùng của giám định viên và là cơ sở để cán bộ giải quyết bồi thườngxem xét khi tiến hành giải quyết khiếu nại.

e, Nguyên nhân thiệt hại

Trong mục này, giám định viên phải diễn tả chi tiết cách thức điều tra của mìnhmột cách lô gích về nguyên nhân gây ra tổn thất trước khi đi đến kết luận cụ thể

Đối với các vụ hoả hoạn, phải xác định càng chính xác càng tốt điểm phát cháyđầu tiên bằng cách kiểm tra hiện trường và lấy lời khai của các nhân chứng, kiểm tra kĩcác công đoạn sử dụng nhiệt trong quá trình sản xuất như: hàn, cắt kim loại, đun sấy…hoặc sử dụng hoá chất hoặc các nguyên vật liệu dễ cháy nổ… xem xét sơ đồ hệ thốngđiện, tại khu vực cháy có đường dây điện chạy qua hay không, kiểm tra lại các đầu nốidây, công tắc, cầu dao, chất lượng cách điện… phân tích khả năng cháy phát sinh từ bênngoài rồi lan vào khu vực được bảo hiểm Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được phântích, đánh giá về khả năng liệu có sự cố ý phá hoại của bất cứ người nào hoặc tổ chức nàohay không Có thể dùng phương pháp thống kê loại trừ để di đến giới hạn một hoặc một

f, Đánh giá về trách nhiệm của bảo hiểm đối với thiệt hại đã xảy ra

Từ những phân tích về nguyên nhân thiệt hại, giám định viên cần nêu ý kiến đánhgiá của mình là thiệt hại có (hoặc có khả năng) thuộc trách nhiệm bồi thường của công tybảo hiểm hay không Nếu vụ việc phức tạp chưa thể đánh giá được chính xác nguyênnhân tổn thất ở lần giám định đầu tiên thì việc giám định này sẽ được nêu ở biên bảngiám định cuối cùng Trong trường hợp này biên bản giám định sơ bộ cần ghi rõ: trách

Trang 20

nhiệm bảo hiểm sẽ được xác định sau khi nguyên nhân tổn thất đã được xác định chínhxác.

Để xác định rằng thiệt hại có phải gây ra bởi một rủi ro được bảo hiểm hay khôngtrước hết phải xem xét rủi ro nào là nguyên nhân trực tiếp và sau đó đối chiếu với đơnbảo hiểm xem xét rủi ro trực tiếp đó được bảo hiểm hay bị loại trừ trong đơn bảo hiểm

g, Đóng góp bồi thường

Mục này cần nêu rõ ngoài đơn bảo hiểm đã cấp khách hàng còn tham gia bảo hiểmcùng loại hình ở những công ty bảo hiểm khác không(thông qua việc điều tra nắm thôngtin từ các công ty bảo hiểm khác và báo cáo của người được bảo hiểm ) Thông tin này rấtquan trọng vì nó liên quan đến việc đóng góp bồi thường giữa các công ty bảo hiểm về sự

cố đã xảy ra theo những qui định trong đơn bảo hiểm

h, Mô tả và tính toán mức độ thiệt hại

Ở một số công ty bảo hiểm, việc tính toán tổn thất được giao cho cán bộ làm côngtác giải quyết bồi thường chứ không giao cho giám định viên Đối với các nghiệp vụ màviệc tính toán tổn thất đơn giản và chỉ liên quan tới một đối tượng tài sản mà giá trị của

nó được chứng minh rõ ràng qua một số ít chứng từ hoá đơn thì việc phân công riêng biệtnày không ảnh hưởng gì tới tính chính xác cũng như thời gian xem xét giải quyết bồithường Tuy nhiên trong bảo hiểm xây dựng nếu không giao cho người giám định viêncông việc tính toán tổn thất thì có thể dẫn đến việc người giám định viên chỉ quan tâm tớiviệc mô tả thiệt hại và chụp ảnh chứ không quan tâm tới việc thu thập các thông tinchứng từ hoá đơn, sổ sách kế toán cần thiết ngay sau khi tổn thất xảy ra để giúp cho việctính toán bồi thường một cách chính xác, đến khi tính toán bồi thường người xét bồithường mới yêu cầu khách hàng cung cấp những chứng từ này thì lúc đó khó đảm bảoyếu tố chính xác và làm cho quá trình xét giải quyết bồi thường kéo dài, gây phiền hà chokhách hàng Vì vậy trong bảo hiểm xây dựng cần giao cả công việc thu thập chứng từ vàtính toán tổn thất cho giám định viên, người xét bồi thường sẽ kiểm tra lại cách tiónh toáncủa giám định viên khi xem xét giải quýêt bồi thường Đối với những vụ tổn thất lớn thìnên phân công 2 giám định viên, một người chuyên về việc mô tả thiệt hại và nêu phương

án khắc phục, một người chuyên thu thập tài liệu, chứng từ và tính toán tổn thất và haicông việc này phải được tiến hành đồng thời trong suốt quá trình giám định

Trang 21

Đối với những vụ tổn thất nhỏ, việc mô tả và tính toán mức độ thiệt hại được thựchiện tương đối dẽ dàng và chỉ cần giám định một lần thì hai phần này có thể gộp chung

và đề cập một lần trong biên bản giám định Đối với những tổn thất phức tạp mà việc tínhtoán tổn thất cần phải có thời gian và đòi hỏi nhiều hoá đơn, chứng từ thì việc tính toán

số tiền thiệt hại cụ thể sẽ được nêu trong biên bản giám định cuối cùng Tuy nhiên trongcác biên bản giám định sơ bộ vẫn cần phải mô tả chi tiết về mức độ thiệt hại

Trong một số trường hợp thiệt hại có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó cónguyên nhân được bảo hiểm và không dược bảo hiểm , trong trường hợp này việc giámđịnh và tính toán tổn thất phải phân tách được rõ mức độ thiệt hại do từng rủi ro riêngbiệt gây ra mà công việc này thường không đơn giản và đòi hỏi một sự giám định kĩ càng

và có tay nghề của các giám định viên có kinh nghiệm

Một điểm quan trọng cũng cần phải lưu ý là phải cố gắng thu hồi phế liệu nhằmgiảm thiểu số tiền bồi thường Phương pháp thu hồi thông dụng là chào thầu bán phế liệuqua đó thoả thuận giá trị thu hồi với người được bảo hiểm rồi đối trừ khi tính số tiền bồithường

3.3 Hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và tính toán toán thiêt hại trong bảo hiểm xây dựng

a, Mô tả thiệt hại

- Vẽ sơ đồ khu vực bị tổn thất trên công trường

- Mô tả chi tiết mức độ thiệt hại, bao gồm cả các thiệt hại tiềm ẩn(nếu có)

- Xác định rõ liệu đó là công trình xây dựng tạm thời hay công trình xây dựngchính thức

- Xác định mức độ hư hại của các công trình do nhà thầu phụ thực hiện: nêu cụ thểtên thầu phụ và hình thức hợp đồng thầu phụ

- Xác định chi phí sửa chữa hoặc khôi phục lại các công đoạn đã bị tổn thất (nếuphức tạp có thể mời các công ty tư vấn hoặc các tổ chức giám định độc lập để đánh giá)

Để đánh giá thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm cần thu thập các thông tin sau:

- Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn nào(trong quá trìng thi công, chạy thử hay bảo hành)đây là thông tin rất quan trọng để đánh giá xem công ty bảo hiểm có trách nhiệm haykhông (ví dụ nếu thiệt hại do rủi ro thiên tai xảy ra trong giai đoạn bảo hành thì khôngthuộc trách nhiệm bảo hiểm)

Trang 22

- Yêu cầu cung cấp nhật kí thi công, biên bản nghiệm thu từng phần để đánh giáxem trước khi sự cố xảy ra thì hạng mục tổn thất đã được thực hiện đến đâu(lưu ý tráchnhiệm bảo hiểm chỉ giới hạn ở việc sửa chữa hoặc khôi phục lại các hạng mục bị thiệt hạitrở lại nguyên trạng như ngay trước khi xảy ra tổn thất)

- Kiểm tra xem có hạng mục nào đã được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc đưa vào sửdụng hay không, yêu cầu cung cấp các biên bản nghiệm thu khi bàn giao dối với các hạngmục này

- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ thi công thực tế so với dự kiến đối với hạng mụccông việc bị tổn thất (lưu ý: trong một số công trình xây dựng dân dụng việc thực hiệnđúng tiến độ thi công cũng là điều kiện đánh giá trách nhiệm của công ty bảo hiểm)

- Kiểm tra xem so với dự toán ban đầu và các khối lượng công việc đã kê khai đểtham gia bảo hiểm thì khối lượng thực hiện thực tế có vượt so với dự toán ban đầu haykhông để quyết định có áp dụng bồi thường theo tỉ lệ giá trị hay không

Lưu ý: khi đề nghị người được bảo hiểm cung cấp thông tin chứng từ không đượcnói lí do cụ thể vì sao phải cung cấp các thông tin chứng từ yêu cầu để tránh trường hợpkhách hàng cung cấp các thông tin sai lệch

b, Đánh giá thiệt hại và nêu biện pháp khắc phục

Trước hết cần mô tả chi tiết về kích thước, kết cấu và những đặc điểm khác củacông trình bị thiệt hại bao gồm tổng diện tích xây dựng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài,năm xây dựng, loại kiến trúc, kết cấu nền móng, sàn, tường ngăn bên trong và bên ngoài,diện tích và vật liệu trần lợp, mái lợp, kết cấu khung, hên thống kiến trúc mở như cửa ravào, cửa sổ bên trong và bên ngoài, tình trạng của công trình ngay trước khi bị thiệt hại

Mô tả mức độ thiệt hại (kèm theo ảnh chụp thể hiện mức độ thiệt hại của côngtrình): Nêu rõ các phần công trình và kết cấu bị hư hỏng hoặc phá huỷ, có sửa chữa đượchay phải xây dựng lại toàn bộ, có khả năng thu hồi tận dụng được nguyên vật liệu nhưgạch,đá, sắt thép…hay không

Nêu phương án khắc phục cụ thể, ví dụ hư hại nào người được bảo hiểm có thể tựkhắc phục được, hư hại nào phải thuê sủa chữa …Nếu người được bảo hiểm tự sửa chữathì phải theo dõi giám sát quá trình sửa chữa và các chi phi trên cơ sở dự toán sửa chữa

đã thống nhất Nếu phải thuê đơn vị khác sửa chữa hoặc khôi phục lại thì để đảm bảoviệc sửa chữa hay khôi phục vừa đạt yêu cầu về chất lượng vừa hợp lí về giá cả, giámđịnh viên phải phối hợp và bàn bạc với người được bảo hiểm để thống nhất một phương

Trang 23

án khắc phục tối ưu và tổ chức đấu thầu sửa chữa hoặc thay thế để chọn giá thấp nhất, sau

đó phối hợp với người được bảo hiểm theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa khôiphục

c, Xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm

Để xác định được trách nhiệm bảo hiểm phải nêu được nguyên nhân xảy ra tổnthất và trên cơ sở các thông tin đã được xác định đối chiếu với các điều kiện, điều khoản,các điểm loại trừ và các điều khoản bổ sung (nếu có) để đưa ra đánh giá.Trong trườnghợp phức tạp thì có thể nhờ cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định nguyênnhân tổn thất

- Chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan khác

Trên cơ sở dự toán sửa chữa có thể tiến hành đấu thầu sửa chữa hoặc chủ thầu tựkhắc phục và trong trường hợp nào cũng phải đề nghị chủ thầu mở sổ kế toán riêng biẹt

để quản lí và theo dõi công việc sửa chữa, khôi phục và các chi phí có liên quan như:

- Số lượng và chi phí về lao động, thiết bị máy móc đã sử dụng

- Chi phí về nguyên vật liệu đã sử dụng trong các công việc khôi phục và phụchồi

- Chi phí quản lí hành chính khác

Tất cả các chi phí liên quan đến tổn thất đòi bồi thường đều phải được chứng minhqua hoá đơn, chứng từ biên nhận rõ ràng

Đối với các tổn thất phức tạp thì trong trường hợp cần thiết có thể mời các cơ quan

tư vấn độc lập lập phương án và dự toán khắc phụcvà thay mặt cho công ty bảo hiểm theodõi, giám sát quá trình khắc phục Tuy nhiên, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng việc tínhtoán số tiền bồi thường vẫn là việc của gáim định viên bảo hiểm(trừ khi cơ quan tư vấngiám sát cũng đồng thời cũng là một công ty giám định về bảo hiểm chuyên nghiệp)

Trang 24

Trên cơ sở các thông tin thu thập được ở trên, kiểm tra lại đơn giá khắc phục sửachữa và khối lượng công việc thực tế xem có vượt đơn giá và khối lượng công việc đãtham gia bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất không, nếu vượt thì phải áp dụng một tỉ lệdưới giá trị tương ứng khi tính toán số tiền bồi thường Tương tự như đối với bảo hiểmtài sản việc tính toán bồi thường cũng phải căn cứ trên giá trị phế liệu có thể thu hồi được

và mức khấu trừ ghi trên đơn bảo hiểm

Nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba phát sinh từ các hoạt động trên công trường

có thể dẫn đến những khiếu nại chong lại người được bảo hiểm và trong đơn bảo hiểm có

mở rộng bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba thì cần thu thập ngay tức khắc cácthông tin chi tiết về tất cả các nhân chứng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự

cố và phối hợp với người được bảo hiểm cùng xác định thiệt hại, bàn bạc thương lưọngvới bên thứ ba để thoả thuận được một mức bồi thường hợp lí và đề nghị người được bảohiểm không tự ý thừa nhận trách nhiệm với bên thứ ba nếu chưa nhận sự đồng ý bằng vănbản của Bảo Việt

Cần lưu ý việc tính toán tổn thất ở đây là tính toán số tiền có thể thuộc trách nhiệmbồi thường của Bảo Việt vì vậy trước khi bắt tay vào tính toán, người giám định viên phảikiểm tra lại hạng mục bị tổn thất có phải là hạng mục được bảo hiểm hay không hoặc có

bộ phận nào của hạng mục không tham gia bảo hiểm hay không (ví dụ một nhà máy cómột nhà xưởng chính và một nhà xưởng phụ nhưng họ chỉ tham gia bảo hiểm cho nhàxưởng chính…)

Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải ựa trên giá trị bảo hiểm củahạng mục công trình bị tổn thất, giá trị thu hồi và trên cơ sở thu thập các thông tin, hoáđơn, chứng từ, sổ sách, các bản quyết toán sửa chữa(khôi phục) cũng như quyết toán vềgiá trị gốc của công trình Những số liệu sau cần được thu thập hoặc xác định:

S: số tiền bảo hiểm D: mức khấu trừs: giá trị thu hồid: tỉ lệ khấu hao theo thời giant: thời gian sử dụng của công trình Vr: giá trị thay thế mới của công trình tại thời điểm xảy ra thiệt hạiVa: giá trị còn lại thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất

Trang 25

Va=Vr *(1-dt)C1: chi phí sửa chữa, khôi phục công trình bị tổn thấtC2: chi phí sửa chữa,khôi phục sau khi trừ đi khấu hao

C2 = C1(1-dt) l: Số tiền bồi thường

* Tổn thất toàn bộ (C2>=Va hoặc thiệt hại không thể sửa chữa khôi phục được)

là giá trị khôi phục lại như mới được thể hiện trong các công thức trên là Vr) tại thờiđiểm xảy ra tổn thất trừ đi một giá trị khấu hao phù hợp trên cơ sở thời gian sử dụng hiệntrạng của tài sản đó tính ở thời điểm xảy ra tổn thất Như vậy nếu tỉ lệ khấu hao theo thờigian là d và thời gian sử dụng tài sản tính đến thời điểm bị tổn thất là t và nếu chưa tínhđến hiện trạng thực tế của tài sản đó thì giá trị thực tế của nó ngay trước thời điểm xảy ratổn thất sẽ là:

Trang 26

Va= Vr – Vr*d t=Vr(1-dt)Hầu hết trong các truòng hợp tính toán bồi thường, chúng ta vẫn lấy tỉ lệ khấu haotheo thời gian ghi trong các sổ sách kế toán của người được bảo hiểm làm giá trị để xácđịnh Va Tuy nhiên không phải lúc nào tỉ lệ khấu hao theo sổ sách kế toán cũng phản ánhchính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản Chẳng hạn doanh nghiệp A và doanhnghiệp B cùng xây xong và đưa vào sử dụng nhà xưởng của họ vào cùng một thời điểm.Giả sử các nhà xưởng này có cùng kích thước và kết cấu giống nhau nhưng sau 5 năm giátrị thực tế của chúng có thể vẫn khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tốnhư chế đọ bảodưỡng sửa chữa thường xuyên đối với các nhà xưởng đó được các doanh nghiệp này thựchiện ở mức độ khác nhau hoặc trong quá trình sử dụng doanh nghiệp A nâng cấp thaymới, cải tạo, trang bị thêm một số thiết bị….cho dù trong sổ sách kế toán của họ vẫn ápdụng cùng một tỉ lệ khấu hao hằng năm đối với các nhà xưởng này Vì vậy khi tiến hànhgiám định, người giám định viên phải phân tích đánh giá cẩn thận về hiện trạng thực tếcủa tài sản trước khi bị tổn thất, tham khảo nhiều nguồn thông tin, bàn bạc thương lượngvới người được bảo hiểm để có thể đưa ra một tỉ lệ khấu hao phù hợp mặc dù việc đánhgiá này trong nhiều trường hợp không thể chính xác được một cách tuyệt đối.

Như đề cập ở trên, trong mọi trường hợp đều phải xác định giá trị thực tế của tàisản ngay trước thời điểm xảy ra thiệt hại là Va mà Va chỉ có thể được xác định khi đã xácđịnh được Vr Vì vậy trong mọi trường hợp đều phải xác định hoặc đánh giá được Vr tức

là giá trị thay thế mới (xây mới) của toàn bộ công trình ngay trước thời điểm xảy ra tổnthất cho dù thiệt hại thực tế chưa tới mức phải khôi phục lại toàn bộ công trình

Giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr là toàn bộ các chi phí cần thiết

để khôi phục lại công trình tính tại thời điểm xảy ra tổn thất trong trường hợp xảy ra tổnthất toàn bộ Giá trị này bao gồm giá trị nguyên vật liệu ( bao gồm cả chi phí vận chuyểnđến chân công trình ) tiền công để xây dựng, lắp đặt lại, chi phí giám sát thi công và trongtrường hợp nguyên vật liệu hoặc thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài thì còn bao gồm

cả thuế nhập khẩu, thuế hải quan và toàn bộ các chi phí này được tính tại thời điểm xảy ratổn thất Một cách đơn giản thì giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất có thểđược xác định bằng công thức sau:

Vr=Vr1 *ktrong đó: Vr: giá trị thay mới của hạng mục tài sản bị tổn thât tại thời điểm xảy rathiệt hại

Trang 27

Vr1:gái trị xây mới ban đầu của công trình k: hệ số tính đến sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công vàcác chi phí có liên quan khác.(thường là tăng)

Thông thường thì k>1 và được gọi là hệ số trượt giá

Trong những trường hợp phức tạp có thể thuê một công ty tư vấn về xây dựng có

uy tín để xác định giá trị Vr và việc này cần có sự bàn bạc và nhất trí giữa công ty bảohiểm và người được bảo hiểm

Ngoài ra theo các công thức trên những vấn đề cũng cần phải hết sức quan tâm khitính toán tổn thất là phải kiểm tra xem giá trị bảo hiểm của công trình có thấp hơn giá trịthực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất hay không và giá trị những phần có thểthu hồi được là bao nhiêu để lựa chọn công thức tính toán cho phù hợp

Các công thức trên đây chỉ áp dụng trong các trường hợp không áp dụng điềukhoản bảo hiểm theo giá trị khôi phục (réintatement Value Clause) trong đơn bảo hiểm.Trong trường hợp áp dụng điều khoản này thì số tiền bồi thường sẽ được tính toán trên cơ

sở gái trị thay thế mới Vr tức là không trừ giá trị khấu hao với điều kiện công việc khôiphục, thay thế mới phải được thực hiện trong vòng 12 tháng sau khi xảy ra sự cố Dù ápdụng điều khoản này thì nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ dưới giá trị vẫn được áp dụng,chỉ khác là giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr (chứ không phải giá trịthực tế Va) mới là giá trị để so sánh với giá trị bảo hiểm xem người được bảo hiểm cótham gia bảo hiểm dưới giá trị hay không?

4 Giải quyết bồi thường

4.1 Qui trình của việc giải quyết bồi thường

Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất của người được bảo hiểm, người bảohiểm hay đại diện của họ phải lập tức tới ngay hiện trường để giám định tổn thất và tìmcách hạn chế tổn thất cùng với người được bảo hiểm

Nếu tổn thất lớn và cần thiết phải có sự giám định của các chuyên gia có kinhnghiệm (trong khi người bảo hiểm chưa có các chuyên gia này) thì có thể mời các chuyêngia của các tổ chức nước ngoài chuyên làm công tác giám định để giám định và đánh giátổn thất…

Trình tự giải quyết một vụ bồi thường như sơ đồ kèm theo sau đây:

Sơ đồ của việc giải quyết tổn thất

Trang 28

Ghi chú:a, chỉ các công việc bắt buộc phải làm

b, chỉ các công việc tiến hành nếu cần

Một số điểm cần chú ý khi tiến hành giải quyết tổn thất:

Hướng dẫn thông báo tổn thất

Thông báo tổn thất

Kiểm tra các thông tin về tổn thất

Giám đốc

Làm rõ phạm vi và nguyên nhân tổn thất Kiểm tra bổ sung thông qua chuyển giao

Thông báo bồi thường tổn thất-trả tiền

Đề ra các biện pháp đề phòng tổn thất

Thống kê số liệu

Đánh giá rủi ro

Điều chỉnh phí

Trang 29

* Tài liệu chứng từ cần thiết để nghiên cứu giải quyết bồi thường:

- Đơn bảo hiểm và các điều khoản bổ sung

- Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm

- Thông báo tổn thất (nêu rõ diễn biến, hậu quả và các biện pháp hạn chế tổn thất)

- Biên bản giám định

- Báo cáo cảu công an (trong trường hợp cần thiết)

* Xác định trách nhiệm bồi thường căn cứ vào:

- Thời hạn của đơn bảo hiểm

- Địa điểm công trình và nơi xảy ra tổn thất

- Phạm vi bảo hiểm (dựa vào nguyên nhân gây ra tổn thất)

* Giới hạn trách nhiẹm cao nhất mà người bảo hiểm phải gánh chịu:

- Giá trị bảo hiểm

- Trách nhiệm đối với người thứ ba

- Giới hạn trách nhiệm cao nhất trong các trường hợp tổn thất do các rủi ro thiêntai (động đất, lũ, lụt….)

Trong trường hợp cháy nổ mà nguyên nhân chưa rõ ràng cần chú ý đến trường hợp

cố tình đốt để thủ tiêu tang chứng, để đòi tiền bảo hiểm …hay nói cách khác là đẻ lừa đảotrong bảo hiểm nhằm kiếm lời Trong những trường hợp này người bảo hiểm cần phảiphối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, toà án để làm sáng tỏ nguyen nhân gay ra tổnthất và trách nhiệm của người được bảo hiểm trong vụ việc này

Trường hợp tổn thất xảy ra trong khu vực công trường nhưng lại do một nhà thầukhác gây ra (nhà thầu này cũng là người được bảo hiểm) thì cũng không được bồithường, trừ trường hợp NĐBH có bảo hiểm thêm bằng điều khoản bổ sung số 002 (tráchnhiệm chéo)

4.2 Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường

a, Công trình dân dụng

Thiệt hại do bão

Các ví dụ điển hình:

Ngày đăng: 17/02/2014, 14:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tình hình giải quyết bồi thường của BảoViệt Hà Nội trong nghiệp vụ                           Bảo hiểm xây dựng giai đoạn (1999-2005) - một số kiến nghị về công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bhxd tại bảo việt hà nội
Bảng 2 Tình hình giải quyết bồi thường của BảoViệt Hà Nội trong nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng giai đoạn (1999-2005) (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w