Sang kien kinh nghiem mon GDCD 11 2008

16 1.2K 1
Sang kien kinh nghiem  mon GDCD 11 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

de tai khoa hoc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 Người thực hiện: Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn GDCD  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 1 Năm học: 2007 - 2008 Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn. Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao" "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ 2 làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn" . Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm"; Dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho HS; Dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức HS học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau. Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho HS học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ông bà ta đã dạy rằng: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lai nên hòn núi cao” Nhưng, làm sao để tổ chức được một giờ dạy GDCD tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quí giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công. I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh… 3 - Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 có nhiều nội dung không những phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm… - Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo đìêu kiện cho hoạt động thảo luận: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho HS… - Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài. - Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - HS đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt động. một số HS có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công. - Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. 2. Khó khăn: - Đây là phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh khỏi lung túng trong một số kĩ năng, nội dung kiến thức - Nội dung môn GDCD 11 mới, khô, khó, dài… nên, GV khó dạy, HS khó học. - Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng HS. - Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm: Số HS, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học… - Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm là sự máy móc không hiệu quả. - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 11 không phong phú, chưa phổ biến… 4 - Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn naỳ còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong… 3. Số liệu thống kê a. Nhóm lớp GV thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm: LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 11A1 47 18 38.30% 29 61.70% 0 0.00% 11A2 46 18 39.13% 27 58.70% 1 2.17% 11A3 46 7 15.22% 33 71.74% 6 13.04% 11A6 44 5 11.36% 33 75.00% 6 13.64% 11A7 41 8 19.51% 30 73.17% 3 7.32% 11A8 43 5 11.63% 32 74.42% 6 13.95% b. Nhóm lớp GV không thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm: LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 11A9 44 1 2.27% 43 97.73% 0 0.00% 11A5 45 5 11.11% 32 71.11% 8 17.78% 11C1 38 2 5.26% 31 81.58% 5 13.16% c. Nhóm lớp GV không áp dụng phương pháp thảo luận nhóm: LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 11C2 45 1 2.22% 33 73.33% 11 24.44% II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng: Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó, những lý lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức. 5 Hay như PGS. TS. Nguyễn Hữu Châu khái quát, học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về học, quan niệm về hoạt động dạy và PPDH cũng thay đổi. Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hóa, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho HS tham gia; Phải tạo ra các tác động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh hội); tác động xã hội, văn hóa (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hóa và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lý (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích). Trong số PPDH đang được sử dụng, PPDH nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay. Hơn nữa, triết lý dạy học của PPDH nhóm xuất phát từ những quan niệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập hiện nay. Một học giả đã nói, nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì PPDH nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học. Còn sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực 6 thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy, PPDH nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học. Để sử dụng có hiệu quả PPDH nhóm, GV cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho HS. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Khái niệm: A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho HS bàn bạc , trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. 2.2. Yêu cầu sư phạm: 2.2.1 Cách thành lập nhóm: - Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học viên + Chủ đề của bài học + Đặc điểm của học viên Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lý : có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên. Số lượng thành viên của mỗi nhóm có thể thay đổi tùy vào lứa tuổi… 7 - GV có thể chọn một số cách chia nhóm sau đây: 1. Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp. VD : GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Tính hai mặt của cạnh tranh và giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. GV có thể chỉ định nhóm trình bày, nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước, sau đó GV kết luận. 2. Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm cùng làm một nhiệm vụ được giao trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp. VD : Trước khi học về Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, GV chia nhóm HS khảo sát thị trường địa phương; vào tiết học, các nhóm cử đại diện trình bày: Nhóm 1: Thị trường xăng dầu Nhóm 2: Thị trường vải thời trang 8 Nhóm 3: Thị trường xe đạp điện Nhóm 4: Thị trường sách báo 3. Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia. VD: GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Nội dung của quan hệ Cung - cầu: Nhóm 1: Cung - cầu tác động lẫn nhau Nhóm 2: Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả Nhóm 3: Giá cả ảnh hưởng đến Cung - cầu Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung GV có thể chỉ định nhóm trình bày, sau đó GV kết luận. 4. “Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. 2.2.2. Nội dung thảo luận và thời gian thảo luận - Nội dung thảo luận có thể giống hoặc khác nhau - Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm lớp học. VD: Trong bài Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường: Câu h ỏ i: Giải thích và chưùng minh những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường?(10 p) Nhóm 1: Mục tiêu 1, 2 Nhóm 2: Mục tiêu 3, 4 Nhóm 3: Mục tiêu 5, 6 Nhóm 4: Em có suy nghó như thế nào về vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta còn nghèo, đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Các nhóm cử đại diện trình bày (4p / nhóm), GV chốt lại từng nội dung. VD: Bài: Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố:GV chia lớp ra làm Câu hỏi: Em hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh cho những phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo? - Nhóm 1 : Nâng cao chất lượng, hiệu qủa giáo dục và đào tạo. 9 - Nhóm 2 : Mở rộng quy mơ giáo dục. - Nhóm 3 : Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Nhóm 4: Thực hiện cơng bằng xã hội trong giáo dục. - Nhóm 5 : Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. - Nhóm 6: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. - Các nhóm thảo luận (3p). - Đại diện nhóm trình bày (3p / nhóm), Cả lớp trao đổi, GV bổ sung ý kiến cho các nhóm. VD: Bài: Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố:GV chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận về nhiệm vụ của KH – CN: Câu hỏi: KH – CN có nhiệm vụ gì? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng nhiệm vụ? Các nhóm thảo luận ( 3p) rồi cử đại diện trình bày (5p – nhóm sau khơng nói lại ý của nhóm trước) , GV kết luận. 2.2.3. Vai trò của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân cơng nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình. - Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu khơng khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thỏa mái. - Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một sinh viên làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng HS để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm, họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng khơng phải nhóm trưởng là người quyết định thành cơng cho việc thảo luận của nhóm. 10 [...]... số 52, tháng 11& 12/1995, tr 30-34 Nguyễn Hữu Châu, “Dạy học Kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học”, T/c Dạy và học ngày nay số 5/2005 Phạm Minh Hạc, “Tâm lý học Vgôtxki” NXB Giáo dục, Hà Nội 1997 Trên đây chỉ là kết quả của sự tìm tòi, tự mày mò nhằm thổi thêm chút sinh khí cho bộ môn GDCD khối 11 của cá nhân tôi Chắc hẳn còn nông cạn và nhiều thiếu sót Rất mong nhận được... mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Đánh giá giờ học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: - Ưu điểm: Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến kinh nghiệm của mình với cả nhóm Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo... tài nguyên và môi trường, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận những câu hỏi sau: - Nhóm 1: Tại sao nói nước ta “ rừng vàng, biển bạc”? - Nhóm 2: Tài nguyên nước ta đang đứng trước những thách thức nào? 11 - Nhóm 3: Môi trường nước ta đang đứng trước những hiểm hoạ gì? - Nhóm 4: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm => Các nhóm thảo luận GV quan sát, hướng dẫn HS Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . BÌNH 11A1 47 18 38.30% 29 61.70% 0 0.00% 11A2 46 18 39.13% 27 58.70% 1 2.17% 11A3 46 7 15.22% 33 71.74% 6 13.04% 11A6 44 5 11. 36% 33 75.00% 6 13.64% 11A7. HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 11A9 44 1 2.27% 43 97.73% 0 0.00% 11A5 45 5 11. 11% 32 71 .11% 8 17.78% 11C1 38 2 5.26% 31 81.58% 5 13.16% c. Nhóm lớp GV không áp

Ngày đăng: 17/02/2014, 14:30

Hình ảnh liên quan

 Mơ hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác - Sang kien kinh nghiem  mon GDCD 11 2008

h.

ình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Xem tại trang 1 của tài liệu.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận về tình hình tài nguyên, mơi trường ở nước ta hiện nay. - Sang kien kinh nghiem  mon GDCD 11 2008

nh.

ận xét, bổ sung, kết luận về tình hình tài nguyên, mơi trường ở nước ta hiện nay Xem tại trang 12 của tài liệu.
- Kỹ thuật thiết kế nhĩm học tập: bao gồm việc hình thành nhĩm; Các loại nhĩm và cấu trúc nhĩm; Kỹ thuật xác định quy mơ nhĩm. - Sang kien kinh nghiem  mon GDCD 11 2008

thu.

ật thiết kế nhĩm học tập: bao gồm việc hình thành nhĩm; Các loại nhĩm và cấu trúc nhĩm; Kỹ thuật xác định quy mơ nhĩm Xem tại trang 12 của tài liệu.
- Các tài liệu trực quan như hình ảnh,…. - Sang kien kinh nghiem  mon GDCD 11 2008

c.

tài liệu trực quan như hình ảnh,… Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan