1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020

44 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 262,38 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THẢO LUẬN Học phần: Quản trị tài chính 1 ĐỀ TÀI: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) trong giai đoạn tư 2018-2020  Nhóm thực hiện: Nhóm 11  Giảng viên: Nguyễn Ngọc Khánh Linh  Lớp học phần: 2157FMGM0411 Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2021 1 Lời cảm ơn ! “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt khoảng thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học Thương Mại chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý thầy cô và bạn bè Với lòng cảm ơn sâu sắc nhất, chúng em xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại đã tạo cho chúng em một môi trường học tập và rèn luyện vô cùng khang trang để chúng em có thể thoải mái học tập, rèn luyện và vui chơi Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt lại vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua Và đặc biệt trong học kì này chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GV Nguyễn Ngọc Khánh Linh– người đã hướng dẫn, chỉ bảo chúng em học phần Quản trị tài chính một cách tận tình nhất Nhờ cô chúng em đã có thêm tri thức, thêm nhiều hiểu biết hơn về những vấn đề trong cuộc sống Cô cũng chính là người hướng dẫn chúng em làm bài sao cho đầy đủ và hoàn chỉnh nhất Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ trong việc làm việc nhóm và làm bài thảo luận này nhưng nhờ sự hướng dẫn chi tiết của cô mà bài thảo luận này của chúng em cũng phần nào trở nên tốt hơn Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Bài thảo luận này đã được các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến tuy nhiên bước đầu áp dụng vào thực tế của chúng em còn nhiều hạn chế do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những lời góp ý của cô và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 Danh sách nhóm 11 STT HỌ VÀ TÊN 98 Nguyễn Văn Tài Trí 99 Phạm Quốc Triệu 100 Nguyễn Quốc Trung CHÚC DANH Nhóm trưởng Thành viên Thành viên 101 Nguyễn Huy Trường Thành viên 102 Nguyễn Lam Trường Thành viên 103 Nguyễn Quốc Phi Tùng Thành viên 104 Nguyễn Xuân Tùng Thành viên 105 Nguyễn Thi Tuyết Thư kí 106 Quàng Thi Tuyết Thành viên NHIỆM VU Thuyết trình Cơ sở lí thuyết Nhận xét chung tình hình tăng trưởng; làm ppt Lập bảng báo cáo tài chính kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ 3 năm 20182020 Lập bảng nhóm chỉ số tài chính, làm word Tìm sự kiện, thi trường, giải thích biến động tài chính 2020 Lập bảng tình hình tài chính Tìm sự kiện, thi trường, giải thích biến động tài chính 2019; tổng hợp các phân tích tài chính công ty; làm biên bản cuộc họp Mở đầu, kết luận; tìm sự kiện, thi trường, giải thích biến động tài chính 2018 3 MUC LUC PHẦN MỞ ĐẦU 5 PHẦN NỘI DUNG .6 A LÝ THUYẾT .6 I CƠ SỞ LÝ LUẬN: 6 II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: 8 B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG) 21 I Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) 21 II Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) 24 1 Tình hình kinh tế - xã hội và công ty trong giai đoạn 2018 2019 24 2 Phân tích tình hình tài chính công ty MWG 25 III Nhận xét, đánh giá chung tình hình tăng trưởng của CTCP Đầu Tư Thế Giới Di Động (MWG) trong giai đoạn 2018 – 2020 42 PHẦN KẾT LUẬN 44 4 PHẦN MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, cần phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Đặc biệt, doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình tài chính của mình thông qua báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế Phân tích tình hình tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu Từ những chi tiết phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp, giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều muốn có hiệu quả và thu về lợi nhuận cao nhất Công ty Thế Giới Di Động cũng vậy, để làm được điều đó đòi hỏi cần có nhiều yếu tố cấu thành nên Một trong những việc cần làm là phân tích tình hình tài chính của công ty Thế Giới Di Động 5 PHẦN NỘI DUNG A LÝ THUYẾT I CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1 Khái niệm phân tích tài chính: Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi 1.2 Đối tượng của phân tích tài chính: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức: - Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định - Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp) Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh: - Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn - Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán cũng như việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động…) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại…) 6 Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Đó là các khia cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các Doanh nghiệp nhà nước có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng công ty Mối quan hệ đó được biểu hiện trong các quy định về tài chính như: - Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nước do Tổng công ty giao - Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích một phần lợi nhận sau thuế vào quỹ tập trung của Tông Công Ty theo quy chế tài chính của Tổng Công Ty và với những điều kiện nhất định - Doanh nghiệp cho Tổng công ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự điều hòa vốn trong Tổng công ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ của Tổng công ty Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính: Có nhiều đối tược quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau Đối với chủ doanh nghiêp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí…Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro 7 Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp…Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động…cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thỏa mãn nhu cầu về thong tin của mình thong qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp 1.4 Tổ chức công tác phân tích tài chính: Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biêt đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thể hiện toàn bộ nôi dung của hoạt động kinh doanh Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng quản lý và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thỏa mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, cụ thể: Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí, bộ phận này sẽ tổ chức thực hiện thu thập thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí, giữ thực hiện so với định mức nhằm phát hiện chênh lệch chi phí cả về hai mặt động lượng và giá để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu (Thường gọi là trung tâm kinh doanh), là bộ phận kinh daonh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sản phẩm nhóm hàng riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phận cấp dưới là bộ phận chi phí, ứng với bộ phận này thường là trưởng phòng kinh doanh, hoặc giám đốc kinh doanh tùy theo doanh nghiệp Bộ phận này sẽ tiến hành thu thập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đánh giá mối quan hệ chi phí – khối lượng – 8 lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: 1.2.1 Phương pháp so sánh Khi áp dụng phương pháp so sánh cần chú ý những yếu tố sau: Thứ nhất: điều kiện so sánh - Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu) - Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường Thứ hai: xác định gốc để so sánh Kỳ gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích của phân tích Cụ thể: - Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước - Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu - Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của nghành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh Thứ 3: kỹ thuật so sánh Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối - So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích - So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm Nguồn tài liệu sử dụng: bao gồm các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp sô liệu từ các sổ sách kế toán, theo chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời 9 điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra các quyết định phù hợp Trong nền kinh tế thị trường đối tượng sử thông tin tài chính rất rộng rãi: các nhà quản lý nhà nước quản lý doanh nghiệp, cổ đông chủ đầu tư, chủ tài trợ…vì vậy, các báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác, phục vụ đầy đủ kịp thời Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) Do đó, các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo trình tự logic, khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán Mô tả tại một thời điểm nhất định Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp Tài sản Nguồn vốn 1 Tài sản ngắn hạn 3 Nợ phải trả - Vốn bằng tiền - Nợ ngắn hạn - Đầu tư ngắn hạn - Nợ dài hạn - Các khoản phải thu - Tồn kho 2 Tài sản dài hạn 4 Vốn chủ sở hữu - Tài sản cố định - Vốn kinh doanh - Đầu tư dài hạn - Quỹ và dự trữ - Lãi chưa phân phối 10 Năm 2019, tổng nguồn vốn tăng khoảng 48,31% so với năm trước Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 29,12% tổng cộng nguồn vốn, hệ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu là 2,4; hệ số này có xu hướng tăng lên so với năm 2018 (2,1), nhưng vẫn thấp hơn năm 2017 (2,9) Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả: Trong năm 2019, nợ phải trả của MWG tăng 54,47% so với năm 2018, đặc biệt là trong nợ ngắn hạn Lý giải cho điều này, trong giai đoạn sau của năm 2019, MWG đã chủ động tận dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để trữ hành tồn kho cho mùa bán tết Bên cạnh đó, với hệ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu là 2,4 vẫn nằm trong mức doanh nghiệp có thể kiểm soát - Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2019, nguồn vốn chủ sở hữu là 12.143.592 triệu VNĐ, tăng 35,18% so với năm 2018 Sự tăng ổn định trong nguồn vốn chủ yếu nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp Trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của MWG rất ổn định và đạt được nhiều thành công, dẫn đến lợi nhuận lớn Bên cạnh đó, trong năm này, công ty đã phát hành 50.000 cổ phiếu, từ đó “làm giàu” thêm trong vốn chủ sở hữu Trong năm 2020 tổng nguồn vốn có giá trị là 46.030.880 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 33,6% tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới 66,4%, hệ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu >1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ Cụ thể: + Nợ phải trả: Trong năm 2020, nợ phải trả của MWG tăng 3,33% so với năm 2019 Điều này cho thấy công ty vẫn giữ vững và không có sự chênh lệch đáng kể so với năm 2019, dần ổn định trên thị trường + Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2020, nguồn vốn chủ sở hữu là 15.481.690 triệu VNĐ, tăng 27.48% so với năm 2020 Sự tăng ổn định trong nguồn vốn chủ yếu nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp Trong năm 2020, hoạt động kinh doanh của MWG đang rất ổn định và tăng trưởng mạnh Năm sau luôn tăng so với năm trước 2.1.2 Biến động trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Mã số Thuy ết Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 30 minh I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận kế toán trước thuế Khấu hao và hao mòn tài sản cố đinh (Hoàn nhập dự phòng) dự phòng Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ Lãi tư hoạt động đầu tư Chi phí lãi vay Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động ( Tăng) giảm các khoản phải thu (Tăng) giảm hàng tồn kho (Tăng) giảm các khoản phải trả (Tăng) giảm chi phí trả trước Tiền lãi vay đã trả Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm và xây dựng 1 3.786.318 5.053.447 5.409.735 1.222.868 1.442.826 2.195.583 3 126.083 90.495 58.366 4 (107) (27) (36) 5 (84.857) (341.194) (557.627) 436.416 5.486.723 568.136 6.813.684 594.003 7.700.024 9 1.246.646 (675.979) 850.493 10 (4.672.944) (8.374.797) 6.269.271 11 1.331.042 2.823.942 (1.894.206) 12 126.753 (227.805) (75.119) 14 15 (427.564) (829.523) (537.997) (1.092.128) (563.748) (1.494.585) 17 - (15.000) 20 2.261.134 (1.286.080) 10.792.429 21 (1.495.931) (3.066.921) (3.911.358) 2 6 8 12, 13, 17 25 31 tài sản cố đinh Tiền thu do thanh lí, nhượng bán tài sản cố đinh Tiền gửi ngân hàng có kì hạn Thu hồi tiền gửi ngân hàng có kì hạn Tiên chi đầu tư góp vốn vào đơn vi khác Thu lãi tiền gửi Lưu chuyển tiền thuần vào hoạt động đầu tư III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu tư phát hành cổ phiếu Vốn góp của cổ đông không kiểm soát Mua lại cổ phiếu Tiền thu tư đi vay Tiền trả nợ gốc vay Cổ tức đã trả Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần và tương đương tiền chuyển trong năm Tiền và tương đương tiền đầu năm Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối năm 22 1.339 1.290 2.018 23 (85.922) (8.997.469) (11.512.468) 24 - 5.911.392 6.512.150 25 (828.166) 27 30 64.286 (2.344.394) 278.946 (5.872.761) 335.398 (8.574.260) 31 703.840 90.454 105.200 (4.850) 45.905.952 (38.801.961) (6.040) 51.168.161 (48.573.996) 36 40 (729) 31.893.805 (31.690.848 ) (485.862) 421.719 (665.093) 6.524.501 (678.908) 2.014.415 50 338.459 (634.340) 4.232.583 60 3.410.983 3.749.550 3.115.236 61 107 27 36 3,749.550 3.115.236 7.347.857 1.514 32 33 34 70 4 32 2.1.2.1: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2018 mang dấu dương Điều này cho thấy trong năm 2018 dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh đủ bù đắp cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động tăng đều qua các năm nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm Năm 2018 lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh là 2.261.134 triệu đồng Có thể thấy nguyên nhân là do các khoản tăng/giảm các khoản phải thu khách hàng giảm Chứng tỏ công ty đã thu hồi được một số khoản phải thu khách hàng, giảm số vốn bị khách hàng chiếm dụng xuống Nguyên nhân tiếp theo là do tăng/giảm hàng tồn kho Hai khoản mục trên là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, các khoản mục còn lại không có sự biến động nhiều - Trong năm 2019, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là (1.286.080) triệu VNĐ Như vậy, trong danh mục này đã có sự giảm rất lớn so với năm trước đó Giải thích cho điều này, có thể thấy trong năm 2019, danh mục khoản phải thu, hàng tồn kho,… đã có những biến động lớn Cụ thể, trong năm 2019, danh mục khoản phải thu đã có sự giảm mạnh, từ 1.246.646 triệu VNĐ (2018) xuống còn (675.979) triệu VNĐ (2019), bên cạnh đó, trong danh mục hàng tồn kho, năm 2018 là (4.672.944) triệu VNĐ, nhưng sang năm 2019 con số này là (8.374.797) triệu VNĐ Cùng với sự biến động của các danh mục khác như chi phí lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí trả trước,… đã dẫn tới sự giảm trong dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Trong năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 10.792.429 triệu VNĐ, trong khi đó con số của danh mục này ở năm 2019 là (1286.080) triệu VNĐ Như vậy, trong danh mục này đang có sự tăng trưởng đột biến sau 1 năm bị giảm cụ thể là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 2.261.134 và bị giảm khi sang năm 2019 và đã vượt bậc ở năm 2020 Cho thấy sự nắm bắt được tình hình của công ty và đã có những cách giải quyết, chiến lược 2.1.2.2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Trong năm 2018 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư mang dấu âm Để cụ thể hơn ta sẽ đi vào xem xét các chỉ tiêu trong lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 33 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của năm 2018 mang dấu âm là bởi: Tiền chi để mua sắm và xây dựng tài sản cố định của năm 2018 cao (1.495.931 triệu đồng) cứ 100 đồng tiền thuần thì có tới 63,8 đồng khoản chi này Khoản tiền này mang dấu âm thể hiện năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển Nhờ khoản tăng đột ngột trong danh mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, năm 2019, dòng tiền cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, lên mức (5.872.761) triệu VNĐ, lớn hơn rất nhiều so với năm trước đó Bên cạnh đó, trong năm này, công ty đặc biệt đầu tư cho việc xây dựng các tài sản cố định, mở thêm hơn 800 cửa hàng => Mức tăng lớn trong chi phí đầu tư của doanh nghiệp Nhờ khoản tăng đột ngột trong danh mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, năm 2020, dòng tiền cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên lớn hơn rất nhiều so với năm trước đó Trong năm nay công thi cũng đã mở rộng thêm thị trường, hàng loại cửa hàng đã xuất hiện để đáp ứng đầy đủ cầu thị trường 2.1.2.3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2018 là 421.719 triệu đồng chủ yếu đến từ các khoản phát hành cổ phiếu và tiền thu từ đi vay Lưu chuyển tiền thuần của năm 2018 mang dấu dương thể hiện doanh nghiệp đã được tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn vay bằng cách đi vay Do trong năm nay doanh nghiệp chi trả cô tức với trả nợ gốc tiền vay lớn nên mặc dù dòng tiền thuần có dương nhưng cũng không nhiều Bước sang năm 2019: Dòng tiền thu về hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đều âm, vì thế có thể coi, trong năm này công ty đã sử dụng nguồn tiền từ hoạt động tài chính để bù đắp cho 2 dòng tiền còn lại Trong năm 2019, nguồn tiền từ hoạt động tài chính đã có mức tăng rất lớn, đạt 6.524.501 triệu VNĐ, tăng rất lớn so với năm trước đó Bên cạnh sự tăng lên đáng kể trong trả nợ gốc vay, thì tiền thu từ việc đi vay đã giúp doanh nghiệp có được nguồn thu dương từ hoạt động tài chính Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2020 là 2.014.415 triệu đồng chủ yếu đến từ các khoản phát hành cổ phiếu và tiền thu từ đi vay Dòng tiền này đã giảm mạnh so với năm 2019 là 6.524.501 triệu đồng, nhưng so với năm 2018 lại rất là cao vẫn trong tầm dự đoán của công ty II.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Triệu VNĐ) 34 Chỉ tiêu 1.Doanh thu bán hàng 2 Các khoản giảm trư doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dich vụ 4 Giá vốn hàng bán và dich vụ cung cấp 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính - trong đó: chi phí lãi vay 8 Phần lỗ trong công ty liên kết 9 Chi phí bán hàng 10 Chi phí quản lí doanh nghiệp 11 Lợi nhuận thuần tư hoạt động kinh doanh 12 Thu nhập khác 13 Chi phí khác 14 Lợi nhuận khác 15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 17 (Chi phí) thu nhập TNDN hoãn lại 18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 19 Lợi nhuân sau thuế của công ty mẹ 20.Lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát 21 Lãi cơ bản trên M ã số 1 Thuyết Năm 2018 minh Năm 2019 Năm 2020 103.485.04 6 (1.310.802) 109.801.253 24.1 87.738.378 2 24.1 (1.222.091) 3 24.1 86.516.287 102.174.24 3 108.046.019 4 26 (71.224.159) (84.591.522) 15.292.127 (82.686.444 ) 19.487.799 20 (1.255.234) 23.954.497 21 24.2 342.083 631.177 794.121 22 23 25 (436.573) (436.416) (569.754) (568.136) (594.151) (594.003) 24 15 (2,100) (3.473) (3.706) 25 26 (9.659.741) (15.333.798) 26 26 (1.761.613) (12.437.282 ) (2.073.782) 30 3.774.182 5.034.683 5.412.529 31 32 40 50 33.233 (21.097) 12.136 3.786.318 41.557 (22.793) 18.763 5.053.447 43.512 (46.307) (2.794) 5.409.735 (3.404.431) 51 27.1 (933.836) (1.248.353) (1.598.413) 52 27.3 27.827 31.145 108.551 2.880.309 3.836.240 3.919.872 2.878.724 3.834.269 3.917.767 1.584 1.970 2.104 6.689 8.665 8.654 60 61 28 35 cổ phiếu 22 Lãi suy giảm trên cổ phiếu 28 6.689 8.665 8.654 Trong năm 2018, mức doanh thu thuần của công ty đạt 86.516.287 triệu đồng Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh có thể thấy trong năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn chiếm khoảng 82,3 đồng, bên cạnh đó chi phí bán hàng sẽ chiếm khoảng 11,1 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ là 6,6 đồng Sang năm 2019, mức doanh thu thuần của công ty đạt 102.174.243 triệu VNĐ, tăng 18,1% so với năm 2018 Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh có thể thấy, trong năm 2019, trong 100% doanh thu thuần, giá vốn chiếm khoảng 80.93%, bên cạnh đó, chi phí bán hàng sẽ chiếm 12,17%, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ là 2,03% Trong khi đó, trong năm 2018, giá vốn hàng hóa chiếm 82,32% trong doanh thu thuần, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lần lượt là 2,04% và 11,12% =>Trong năm 2019, công ty đã có những cải thiện nhằm nâng cao nguồn doanh thu, chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước đó Song có tăng đáng kể trong chi phí bán hàng; trong năm này, công ty đã mở thêm rất nhiều cửa hàng mới, vì cửa hàng mới cần được chuẩn bị nguồn lực đầy đủ cho hoạt động khai trương nên sự tăng nhẹ trong chi phí này là điều dễ hiểu; với sự phát triển về quy mô và chuỗi cửa hàng nên công ty đã có những giải pháp để tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp Bên cạnh đó, trong năm này, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty đạt 3.836.240 triệu VNĐ, tăng 33,2% so với năm 2018 Trong hoạt động đầu tư tài chisnhm công ty đã thu được doanh thu hoạt động tài chính lớn hơn đáng kể so với chi phí tài chính, góp phần tạo nên sự tăng trưởng khá mạnh trong lợi nhuận doanh nghiệp => Năm 2019 là năm hoạt động bán lẻ, dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2019, cùng với đó là những nỗ lực không ngừng của công ty trong hoạt động kinh doanh Từ đó giúp công ty giữ vững được mức tăng trưởng ổn định Trong năm 2020, mức doanh thu thuần của công ty đạt 108.406.019 triệu VNĐ, tăng 10,6% so với năm 2019 Trong 100% doanh thu thuần, giá vốn chiếm khoảng 76.2%, bên cạnh đó, chi phí bán hàng sẽ chiếm 6.89%, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ là 2.24% =>Trong năm 2020, Công ty không có sự biến đổi nhiều do tình hình dịch bệnh covid ảnh hưởng phần nào đến doanh thu của công ty, nhưng với mức chỉ số này vẫn rất ổn định so với nhưng công ty khác Cũng trong năm này, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty đạt 3.919872 triệu VNĐ, tăng 20% so với năm 2019, 36 những chiến lược ổn định đã tạo nên sự tăng trưởng khá mạnh trong lợi nhuận doanh nghiệp 2.2: Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp 2.2.1: Nhóm tỷ số về cấu trúc tài chính: đvt: triệu đồng A Nhóm các tỷ số về cấu trúc tài chính Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (%) Tỷ trọng tài sản dài hạn (%) Hệ số nợ Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) B Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán (lần) Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán lãi vay C Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động (vòng) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu Vòng quay vốn lưu động Vòng quay tài sản cố định D Nhóm tý số về khả năng sinh lời (%) Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số thu nhập ròng trên mỗi cổ phần thường (EPS) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 83.11 16.89 0.68 0.32 83.95 16.05 0.71 0.29 81.07 18.93 0.66 0.34 213.06 243.46 197.32 1.30 0.33 0.21 9.68 1.23 0.33 0.11 9.89 1.27 0.61 0.25 10.11 4.83 96.06 11.62 25.46 3.83 323.42 9.67 23.39 3.75 473.32 7.86 17.10 3.33 3.75 3.61 11.30 10.98 8.93 38.66 36.30 28.36 8,659 8,660 8,655 + Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: Năm 2018 tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là 83,11% Tỷ trọng này rất lớn chứng tỏ công ty có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ Năm 2019, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 83,95%, có sự tăng nhẹ so với năm 2018 Trong năm 2019, công ty vẫn giữ sự ổn định trong cơ cấu tài sản so với các 37 năm trước đó Năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn đã giảm so với năm 2019 hơn 2% tuy vậy công ty vẫn giữ sự ổn định trong cơ cấu tài sản Đây được đánh giá là một tỷ trọng tương đối phù hợp trong ngành kinh oanh của doanh nghiệp + Tỷ trọng tài sản dài hạn: Giữ được sự ổn định trong cơ cấu tài sản, năm 2019, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản là 16.05% Năm 2020, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản là 18.93% tỷ trọng này sau 1 năm 2019 giảm đi đã có chiều hướng tăng trở lại vào 2020 + Hệ số nợ: Năm 2019, hệ số nợ của công ty có sự tăng nhẹ so với năm 2018, tăng 0.03 Bởi trong năm này, doanh nghiệp đã tận dụng nguồn lãi vay cho hoạt động kinh doanh, cũng như để tích trữ hàng hóa cho dịp bán hàng tết Năm 2020, hệ số nợ của công ty là 0.66 Hệ số này của công ty qua từng năm có sự chênh lệch đều không đáng kể + Hệ số vốn chủ sở hữu: Cùng với sự gia tăng trong hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu năm 2019 có sự sụt giảm nhẹ so với năm trước, chỉ còn mức 0,29 Sang năm 2020, hệ số vốn chủ sở hữu của công ty là 0.34 có sự tăng nhẹ so với năm 2019 là 0.05 + Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Năm 2019, hệ số nợ trong cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng lên, ở mức 243.46%, tăng Năm 2020, hệ số nợ trong cơ cấu nguồn vốn có xu hướng giảm xuống, ở mức 197,32%, giảm gần 50% so với năm 2019 2.2.2 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán: + Hệ số thanh toán hiện hành: Năm 2019, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,23, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì sẽ được đảm bảo bởi 1,23 đồng tài sản ngắn hạn Đây là một mức tỷ số tương đối an toàn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty Cùng với đó, trong năm 2018, chỉ số này của công ty là 1.30, lớn hơn 0.03, tuy nhiên hệ số này vẫn giữ khả năng thanh khoản của công ty ở mức ổn định Năm 2020, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,27, 1 đồng nợ ngắn hạn thì sẽ được đảm bảo bởi 1,27 đồng tài sản ngắn hạn Tỷ lệ con số 1,27 này là một tỷ lệ khác là cao và an toàn của một công ty + Khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không và mức độ sẵn sàng trả lãi vay của công ty ra sao Trong năm 2018, chỉ số này của công ty là 9,8 Sang năm 2019, chỉ số này của công ty là 9,89, cao hơn so với năm trước đó (2018: 9.68) Trong năm 2020, chỉ số này của công ty là 10.11, cao hơn năm 38 2019 là 0.22 cho thấy hoạt động của công ty ngày càng ổn định và có thể thanh toán được khoản lãi vay => Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang ổn định và đủ khả năng để thanh toán lãi vay + Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2018 khả năng thanh toán nhanh là 0,33 nhỏ hơn 1, khi chỉ số này nhỏ hơn 1 công ty sẽ gặp vấn đề trong việc thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn Sang năm 2019, công ty vẫn giữ được mức ổn định trong khả năng thanh toán lãi nhanh, cùng mức 0.33 giống với năm 2018 Tuy nhiên, sang năm 2020, hệ số này lên mức 0.61, tăng đáng kể so với 2 năm trước đó Điều này cho thấy những sự cải thiện của công ty trong vấn đề này + Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2018 khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,21, có thể thấy chỉ số này khá là nhỏ => công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ tức thời Sang năm 2019, hệ số thanh toán tức thời của công ty là 0.11, thấp hơn 0.1 so với năm trước đó, từ đó cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong năm nay có xu hướng giảm nhiều, do lượng tiền và tương đương tiền thấp hơn nhiều so với nợ ngắn hạn Sang năm 2020, hệ số thanh toán tức thời của công ty là 0.25 chỉ số này so với năm 2019 hơn 0.14 và cao hơn cả năm 2018 0.4 cho thấy sự ổn định của công ty 2.2.3 Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: + Vòng quay hàng tồn kho: Năm 2018, chỉ số này là 4,83 chỉ số hàng tồn kho vừa đủ đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng Năm 2019, hệ số luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp là 3.83, thấp hơn nhiều so với năm 2018 là 4.83 Bởi trong năm 2019, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng 47.57% so với năm 2018 Năm 2020, chỉ số này là 3.75 chỉ số hàng tồn kho này đã có xu hướng giảm dần sau từng năm và vừa đủ đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng + Vòng quay khoản phải thu: Năm 2018 chỉ số này là 96,06 sang 2019, vòng quay khoản phải thu năm 2019 có sự tăng mạnh so với năm 2018 (năm 2019 là 323.42, còn năm 2018 là 96.06) Điều này cho thấy trong năm 2019, mức độ thu hồi khoản phải thu so với năm 2018 là nhanh hơn rất nhiều Năm 2020 chỉ số này là 473.32 vòng quay này cao chứng tỏ doanh nghiệp sẽ không gặp phải nhiều khoản nợ xấu, đảm bảo cho các giao dịch trong tương lai Vòng quay này so với năm 2018 cao gấp gần 5 lần và vượt trội hơn so 2019 + Vòng quay vốn lưu động: Năm 2018, hệ số này là 11.62, tuy nhiên sang năm 2019 chỉ còn 9.67 Điều này cho thấy, năm 2019, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 39 của công ty là thấp hơn so với năm 2018 trong mối quan hệ với doanh thu đạt được Năm 2020 chỉ số này là 7.86 vòng có thể thấy vòng quay vốn lưu động của năm 2020 đang thấp dần sau từng năm + Vòng quay tài sản cố định: Năm 2019, có sự giảm nhẹ trong vòng quay tài sản cố định so với năm 2018, từ mức 25.46 xuống còn 23.39, đồng nghĩa với việc, trong năm 2019, hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp hơn so với năm 2018 trong mối quan hệ với doanh thu đạt được Năm 2020, vòng quay tài sản cố định là 17.10 vòng Với 100 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thì tạo ra 17.10 đồng doanh thu trong kỳ 2.2.4 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời: + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS): Tỷ suất này thể hiện 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2018 chỉ số này là 3,33% ở mức không cao lắm, tỷ suất này thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty ở năm này chưa được cao Sang năm 2019, tỷ suất này là 3,75%; có sự tăng lên so với năm trước đó, tỷ suất này có nghĩa 100đ doanh thu thì sẽ thu được 3,75đ lợi nhuận sau thuế Với sự tăng lên trong tỷ suất này cho thấy công ty đang dần hoạt động hiệu quả hơn Năm 2020 chỉ số này là 3,61%, nhưng hệ số này vẫn cao hơn năm 2018 (3.33%) + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE): Tỷ suất này vào năm 2019 là 36,30%, giảm 2,36% so với năm 2018 Tỷ suất này có nghĩa là cứ 100đ chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì sẽ thu được 36.30đ lợi nhuận Năm 2020 hệ số này là 28.36%, có thể thấy 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì thì tạo ra 28.36 đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số này cũng giảm đi từng năm So với năm 2018 giảm đi gần 10% + Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA): Năm 2018 hệ số này là 11,30% ở mức ổn định có thể thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả, tối ưu các nguồn lực sẵn có Năm 2019, tỷ suất này là 10,98%, có nghĩa là cứ 100đ đầu tư vào tài sản thì thu lại được 10,98đ lợi nhuận sau thuế Năm 2020 hệ số này là 8.93% hệ số này tuy vẫn ở mức ổn định nhưng thấp dần sau hàng năm cho thấy những vấn đề bất ổn trong công ty + Thu nhập trên mỗi cổ phần (ESP): Năm 2018, hệ số này là 8,659%, sang năm 2019, tỷ suất này là 8,66% có sự tăng trưởng nhẹ, tăng 0,001 so với năm trước đó Chỉ số này năm 2020 là 8.655 chỉ số này trong 3 năm gần nhất đều giữ ổn định và có sự thay đổi không đáng kể 40 Kết luận: Có thể nhận thấy, trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định Cùng với những bước đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình, Thế giới di động đã tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giữ vững vị thế là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam III Nhận xét, đánh giá chung tình hình tăng trưởng của CTCP Đầu Tư Thế Giới Di Động (MWG) trong giai đoạn 2018 – 2020 Nhìn chung, trong 3 năm của giai đoạn từ năm 2018 – 2020, tốc độ tăng trưởng trong kinh tế của MWG là khá tích cực, được biểu hiện ở những con số, những chỉ tiêu cụ thể theo thống kê báo cáo tài chính từng năm Dẫu cho năm 2020 là một năm đầy biến động của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng với ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 Và trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020, để đạt được sự thành công mạnh mẽ trong việc tăng trưởng tốc độ phát triển của kinh tế của MWG đó là nhờ vào nỗ lực tối ưu chi phí, cải thiện biên lợi nhuận gộp, đạt mức 22,1% và là mức cao nhất từ trước tới nay và cao nhất trong 3 năm trong giai đoạn từ năm 2018 -2020 Với tổng giá trị tài sản năm 2020 của công ty theo thống kê tăng 63,7% so với năm 2018 và tăng 10,4 % so với năm 2019 Tuy rằng tốc độ giá trị gia tăng tổng tài sản của năm 2020 so với năm 2019 không quá rõ nét nhưng trong một giai đoạn khó khăn như năm 2020 thì đây cũng là một con số khá ấn tượng của MWG Một dấu hiệu tích cực tiếp theo của MWG trong việc vượt lên hoàn cảnh khó khăn của đại dịch Covid 19 là thống kê của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến, dẫu cho từ năm 2018 sang năm 2019, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có dấu hiệu giảm, điều này thể hiện rõ được rằng MWG nắm rõ được tình hình khó khăn chung của xã hội và có sự thay đổi phù hợp tích cực với hoàn cảnh chung Tiếp theo đó là chỉ số nợ phải trả của MWG tuy rằng trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020 vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể, năm 2020 tăng 3.33% so với chỉ số nợ phải trả năm 2019, điều này thể hiện được rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của MWG vẫn ở mức duy trì ổn định dần Tuy nhiên thì MWG cũng cần có những việc kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát hàng tồn kho, tuy rằng trong giai đoạn 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 thì chỉ số hàng tồn kho đã giảm dần, nhưng vẫn là một con số lớn đối với MWG Điều này nếu không được kiểm soát kĩ lưỡng sẽ gây ra khó khăn không nhỏ đối với MWG 41 trong việc kiểm tra, giám sát cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận của công ty Hơn tất cả, MWG cũng cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc trả nợ, bởi hệ số tổng nợ so với vốn chủ sở hữu đã >1, điều này cảnh báo rằng, có thể doanh nghiệp cũng đang khó khăn trong việc trả nợ Nếu như không kiểm soát kĩ việc vay và trả nợ, trả lãi, MWG sẽ có thể gặp khó khăn ngày càng lớn hơn so với năm 2020 theo thống kê chỉ số Kết luận Tốc độ phát triển của MWG trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 có thể được xem là sự phát triển ổn định, vững vàng theo chiều hướng tích cực đi lên, nhất là trong giai đoạn thời đại khó khăn Tuy nhiên, MWG trong 3 giai đoạn này vẫn chưa giải quyết dứt điểm và hiệu quả được về chỉ số hàng tồn kho cũng như chỉ số nợ phải trả MWG cần có những chính sách cũng như chiến lược rõ ràng hơn và chú trọng vào hai vấn đề chưa giải quyết dứt điểm trên, để có thể đạt được doanh thu và lợi nhuận như mong muốn đã đề ra cũng như là tăng lên theo từng năm 42 PHẦN KẾT LUẬN Phân tích tài chính ông ty cổ phần Thế Giới Di Động giúp ta thấy được tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2018-2020 Giai đoạn này tình hình kinh tế trong nước và thế giới có khá nhiều sự biến động do ảnh hưởng của dịch covid-19 Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ trong Công ty cổ phần Thế Giới Di Động luôn khẳng định được vị trí số 1 trong lĩnh vực hoạt động của mình Làm được điều này bởi Thế Giới Di Động đã có những nền tảng vững chắc cũng như khả năng và chiến lược đúng đắn để vượt qua những khó khăn riêng của công ty và tình hình kinh tế chung Việc thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như xác định được đầy đủ, chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp Nắm được tình hình tài chính, quy mô, cơ cấu tài sản-Nguồn vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề khác về nhu cầu, khả năng thanh toán hay mức độ đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ độc lập tài chính của công ty sẽ giúp nhà quản trị, những đối tượng quan tâm đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh chính xác, đúng đắn và tối ưu 43 ... Thế giới di động (MWG) 21 II Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) 24 Tình hình kinh tế - xã hội công ty giai đoạn 2 018 2 019 ... 8.057. 319 50.922 3 .13 7.000 8.057. 319 1. 542.530 1. 815 .086 1. 595.2 51 369.574 262.268 19 6.395 21. 007 19 5. 017 287. 913 - - 80.000 1. 1 51. 949 1. 357.800 1. 030.943 17 .446.00 17 .8 21. 13 25.745.42 26 .19 5.93 19 .422 .17 ... nhân quan quyền trao tặng Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) Tình hình kinh tế - xã hội công ty giai đoạn 2 018 - 2 019 1. 1: Tình hình kinh tế - xã

Ngày đăng: 07/04/2022, 06:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

101 Nguyễn Huy Trường Thành viên Lập bảng báo cáo tài chính  kinh doanh và  lưu chuyển tiền tệ 3 năm  2018-2020 - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
101 Nguyễn Huy Trường Thành viên Lập bảng báo cáo tài chính kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ 3 năm 2018-2020 (Trang 3)
102 Nguyễn Lam Trường Thành viên Lập bảng - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
102 Nguyễn Lam Trường Thành viên Lập bảng (Trang 3)
điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
i ểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định (Trang 10)
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
Bảng c ân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) (Trang 10)
2. Phân tích tình hình tài chính công ty MWG 2.1: Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
2. Phân tích tình hình tài chính công ty MWG 2.1: Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp (Trang 25)
D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.983.03 - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
8.983.03 (Trang 28)
Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy giá trị tổng tài sản của công ty năm 2018 là 28.122.531 triệu đồng - THẢO LUẬN quản trị tài chính 1 đề TÀI phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG) trong giai đoạn từ 2018 2020
ua bảng cân đối kế toán có thể thấy giá trị tổng tài sản của công ty năm 2018 là 28.122.531 triệu đồng (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w