1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trang phục dân tộc thái – nét văn hoá riêng biệt

45 6,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Đó chính là dân tộc Thái, mà đặcbiệt là trang phục của phụ nữ Thái.Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ

Trang 1

LỜi MỞ ĐẦU

Việt Nam với 54 dân tộc anh em là một trong những đất nước có nềnvăn hoá phong phú và đa dạng Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng,văn hoá riêng Cuộc sống của họ khác nhau, đời sống tâm linh khác nhau haytập tục thói quen khác nhau đã tạo nên những nét khác biệt cho mỗi dân tộc.Nhưng không vì thế mà làm mất đi tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam, ngượclại nó còn làm nên một dân tộc đa văn hoá, giàu truyền thống

Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách ở của đồngbào dân tộc nhưng có lễ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của họ Mỗidân tộc đều có một trang phục riêng mang đậm nét văn hoá mỗi vùng miền vàkhông lẫn với bất cứ nơi đâu Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng là giátrị văn hoá vô giá mà chúng ta cần gìn giữ

Một trong những dân tộc mà trang phục của họ được biết đến khá nhiềuqua những chiếc khăn piêu, váy đen, váy đỏ Đó chính là dân tộc Thái, mà đặcbiệt là trang phục của phụ nữ Thái.Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình

độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm

mỹ và văn hoá các dân tộc Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hàokhông chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong khotàng văn hoá vật thể của dân tộc

Qua nghiên cứu và tìm hiếu em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Trang phục dân tộc Thái – Nét văn hoá riêng biệt” Do còn hạn chế về mặt thời gian

và nhận thức nên tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong thầy

cô thông cảm và giúp đỡ

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, tiểu luận gồm 3 phần chính:

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC THÁI – TRANG PHỤC THÁI

PHẦN II: TRANG PHỤC THÁI - VẺ ĐẸP TIỀM ẨN

PHẦN III: GÌN GIỮ BẢN SẮC DÂN TỘC THÁI, MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC

Trang 3

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC

THÁI – TRANG PHỤC THÁI

1 Lịch sử phát triển:

Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ

13[1] Theo sách sử Việt Nam, vào thời Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tứcngười Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067 Trongthế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bịđánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặtdưới quyền quản trị trực tiếp của quan quân nhà Trần Năm 1337 lãnh tụ XaPhần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sát nhập vào lãnhthổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay)

và giao cho họ Đèo cai quản Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắngtại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và GiaHưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La) Đèo MạnhVương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu Năm 1466, lãnh thổ của người Tháiđược tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ : An Tây (tứcPhục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu

Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một sốlãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quảncác châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu PhùHoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châuMộc ; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận ; họ Hoàng ởchâu Việt

Trang 4

Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễnkết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sôngMekong thành phủ Điện Biên Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhândanh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trí chức tri phủ cha truyền connối tại Điện Biên; sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa ViệtNam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trí được cử làm quan đạo Lai Châu, caiquản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứThái Tháng 3-1948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái

tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miềnBắc, Chính phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm

1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu nàyđều bị giải tán năm 1958

2 Dân cư

Tại Việt Nam, người Thái có số dân là 1.000.000 người, cư trú tậptrung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An NgườiThái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa),Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm),

Lý, Lò (Lô, La), Lộc, Lự, Lượng (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần,Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm,

Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vì (Vi), Xa (Sa), Xin

 Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ởtỉnh Lai Châu và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, PhùYên) Ở Đà Bắc thuộc Hà Sơn Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được

Trang 5

gọi là Thổ Ở vùng Văn Bàn, Dương Quỳ thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, cómột số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày Ở Sapa, Bắc

Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa Người Thái Trắng đã có mặt dọchữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu từ thế kỷ 13 và làm chủ MườngLay thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc (Hà Sơn Bình) và ThanhHóa thế kỷ 15 Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở TrungQuốc

 Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và

2 huyện Điện Biên, Tuần Giáo)của tỉnh Lai Châu Các nhóm Tày Thanh(Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ Tĩnhcũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bịảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào.Nhóm Tày Thanh từ Mường Thành (vùng Điện Biên) đi từ Lào vàoThanh Hóa và tới Nghệ Tĩnh định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhómnày gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng vănhóa Lào

 Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ởmột số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hà Sơn Bình) và cáchuyện miền núi Mường Khoòng (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp,Con Cuông, Tương Dương (Nghệ Tĩnh)

Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tạinước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ

3 Ngôn ngữ

Trang 6

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệngôn ngữ Thái-Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếngLào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền nam TrungQuốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc thiểu số gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, SánChay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.

4 Đặc điểm kinh tế

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắcmáng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúanếp Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác.Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồgốm Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa vănđộc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp

5 Hôn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về

ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đìnhbên gái khó khăn quá

6 Tục lệ ma chay

Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia Vì vậy,đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời"

7 Văn hóa dân gian

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao là những vốnquý báu của văn học cổ truyền người Thái Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng

Trang 7

của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa Người Thái sớm có

chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy

bản và lá cây Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp khắp là lối ngâm thơ

hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa Nhiều điệu múa như múa xòe,múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đôngđảo khán giả Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng củangười Thái

8 Nhà cửa

Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng Cònnhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer Tuy vậy,nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút vớinhiều kiểu khác nhau Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh Khungcửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng Vìkhay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa Kiểu vìnày dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: cácgian đều có tên riêng Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dànhlàm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn lànơi để tiếp khách nam

9 Trang phục

Trang 8

Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khácnhau.

9.1 Trang phục nam

Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áocánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túidưới và trước cài cúc vải hoặc xương Đặc điểm của áo cánh nam giới ngườiThái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày,Nùng, Kinh ) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồngsáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dậtcác vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê Trong các ngày lễ, tết, họ mặcloại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc Trong tang lễ

họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắtmay dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu

9.2 Trang phục nữ

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái TâyBắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):

+ Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm),

váy màu đen không trang trí hoa văn Aáo thường là màu sáng, trắng, cài cúc

bạc tạo hình bướm, ve, ong Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V.

Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc chovào trong cạp váy Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải

đỏ Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trínhiều màu Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trêndưới 2 mét Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen Đây là loại áo dàu

Trang 9

thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân cótua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văntrong bố cục hình tam giác Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búitrên đỉnh đầu Họ có loại nón rộng vành.

+ Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối

(chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng Đầu đội khăn'piêu' thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường Váy làloại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên Lối để tóc có chồng và chưa chồngcũng giống ngành Thái trắng Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại

xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơnThái trắng

Trang 10

PHẦN II: TRANG PHỤC THÁI - VẺ ĐẸP TIỀM ẨN Một số nét văn hoá tiêu biểu của người Thái

Dân tộc Thái hiện là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân số.Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Thái - Tày

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắcmáng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúanếp

Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ câykhác Các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm

đồ gốm"Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa vănđặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc Âu phục khá phổbiến, nhưng phụ nữ vấn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theotruyền thống dân tộc, người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50nóc nhà kề bên nhau Người Thái Ðen thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa,trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng những khau cút được làm theo phong tục từxưa truyền lại Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có conmới về ở bên nhà chồng

Trang 11

Ðồng bào quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia Vì vậy,đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”.

Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵkhác nhau Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò Họ Quàng kiêng con hổ ”Ðồngbào Thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường Gắn liền với sản xuất

là những lễ nghi cầu mùa Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao là những vốn quýbáu của văn học cổ truyền người Thái Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng củađồng bào Thái là “Xống chụ xon xao”, “Khu Lú, Nàng ủa Người Thái sớm cóchữ viết Ðồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp Khắp là lối ngâm thơ hoặchát theo lời thơ, có thể đệm dàn và múa Nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp

đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khángiả

Cơm Lam - món ăn của người Thái Tây Bắc

Ai đã từng đặt chân lên Sơn La, được thưởng thức món cơm Lam dùchỉ một lần, sẽ cảm nhận được cuộc sống, văn hoá và hương vị của núi, rừngTây Bắc Món cơm Lam được làm từ gạo nếp nấu trong ống tre, tiếng Thái gọi

là (Co má ngã) thân to khoảng cổ tay, các đốt dài từ 60-70 cm, cây cao, vỏ dày,

Trang 12

bên trong có lớp màng dai Khi nấu cơm Lam, người ta thường chọn cây non,chặt từng đốt, cho gạo nếp và nước vào ống, để khoảng 2-3 tiếng, dùng lá donglàm nút, đem đốt trên đống lửa Khi gạo chín, dùng dao sắc tước vỏ, cắt từngkhúc rồi ăn cùng chẳm chéo, muối vừng, hương của nếp nương, quyện cùng vịđậm của vừng, vị ngọt của tre sẽ đọng lại trong ta những cảm giác khó quên.Ðây là món ăn dễ làm, nguyên liệu sẵn có; người xưa thường dùng cơm Lamcho việc đi nương rẫy, săn bắn lâu ngày trong rừng sâu, hoặc trong các cuộcvui, bên những lời khắp, vòng xoè, người ta thường dựng ống Lam trên đốnglửa món cơm Lam cũng được dùng là món ăn kiêng trong kỳ sinh nở của phụnữ.

Ngày nay, cơm Lam khá phổ biến trong các nhà hàng, hàng bán ở chợ,thể hiện tập tục, nét văn hoá truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc Nếuđến Sơn La, bạn hãy thưởng thức cơm Lam với các món cá mương ( Pa pỉnhtộp) và nếm men rượu cần bạn sẽ có thêm cảm nhận về Sơn La

Một số trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái

Trang 13

Hàng năm vào các dịp hội hè như hội đầu xuân, hội săn bắn, đánh cátập thể, gắn liền với các buổi lễ sinh hoạt cộng đồng, như lễ Xên mương, Xênbản, Xên hươn, lễ “kim pảng” Ðồng bào Thái thường tổ chức vui chơi ca hát,nhảy múa tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

Thi ném còn: Thi ném còn qua vòng tròn treo trên độ cao từ 10-20 mét;đứng cách từ 10-20 mét, nam, nữ tập trung 2 bên tự do ném, ai ném trúng đượcthưởng (phần thưởng tuỳ theo sự thoả thuận giữa mọi người khi tổ chức)

Tung còn: Chủ yếu được tổ chức giữa nam, nữ thanh niên ( chưa vợ,chưa chồng).Trai gái chia hai bên, một bên là nữ, một bên là nam (số lượng bấtkỳ) Ban đầu hai bên sẽ tung còn qua lại, về sau người con trai sẽ chú ý tungcòn cho con gái nào mình thích Nếu người con gái đó bắt quả còn một cáchnhiệt tình, tức là họ đã có ý chấp nhận cầu thân Từ lúc đó cặp trai chỉ tung còncho nhau Nếu ai để rơi còn, người bạn có quyền lấy một thứ gì đó như khăn, đồtrang sức, khăn tay Sau khi trò chơi kết thúc, hai người lại trao trả lại chonhau thứ đã lấy Nếu buổi làm quen này có nhiều hứa hẹn, đó sẽ là một tìnhyêu đẹp

Trò tó má lẹ

Bước 1: Tó khấu luông- người chơi đứng ở vị trí cách hàng má lẹ độibạn một khoảng cách (tuỳ theo quy định, thường bằng hai bước dài), đặt má lẹlên điểm đầu gối giáp đùi, dùng ngón cái bật quả má lẹ sao cho trúng má lẹ độibạn bay đến đích hoặc quá đích (theo thoả thuận) coi như thắng (gọi là oi).Trường hợp có thành viên đánh không oi thì thành viên đó có quyền “Sặm”(đánh lại) một lần hoặc để thành viên trong đội “Sen” (đánh cứu)

Bước 2: Tó khấu nọi, đội đánh cử một người đứng ở vạch qui định tungquả má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làmđiểm để đánh Người đánh sẽ ngồi sát vạch trên, ngồi xuống đặt má lẹ như

Trang 14

“như tó khấu luông” và cũng đánh như cách trên Nếu không “oi” thì đánh nhưcách 1.

Bước 3: Tó phá, từ vạch quy định, người đánh sẽ đặt má lẹ trên mu bànchân (tuỳ chân thuận), với hai bước chân của mình người đánh phải làm sao cho

má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn cho “oi” Nếu không “oi”, tiếp tục như tó khấuluông

Bước 4: Tó lai lin (hay tó tháp), như bước 2, người đánh tung má lẹđánh dấu vạch đánh, sau đó đặt má lẹ xuống đất sát vạch đánh dùng má lẹ độibạn sao cho “oi”, trường hợp không “oi” được tiến hành như bước một

Ðội nào đã qua cả bốn bước là thắng một vòng và tiếp tục vòng hai.Trường hợp không qua bước thứ mấy sẽ được ghi nhớ để đánh ở vòng sau, saukhi đội bạn không qua Trong trường hợp tung má lẹ để đánh dấu điểm đánh (tókhấu nọi và lai lin) nếu nhỡ tung má lẹ qua hàng má lẹ đội bạn hoặc làm đổ má

lẹ coi như bị thua ở vòng đó và đội bạn có quyền đánh Cuộc chơi cứ thế tiếpdiễn

Đây là một trò chơi tập thể, có tính đồng đội cao và đòi hỏi sự khéo léo,kiên trì và mạnh mẽ

Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc.

I Luận giải Thái trắng và Thái đen qua văn hóa của họ

Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa,

có đoạn ghi về người Man như sau: "Ô Man Đông Thoán và bạch Man

Trang 15

Tây Thoán" (ô là đen, bạch là trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục - ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây

có trang phục màu trắng (Cần Trọng, Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, 1978, tr 210)

Ở đây đều là người Man cả, nhưng người Man ở phía Đông thì mặctrang phục màu đen, còn người Man ở phía Tây thì mặc trang phục màu trắng.Tại sao như vậy? Đây là quan niệm về phạm trù lưỡng hợp âm dương trongsinh học Quan niệm này chi phối nhận thức trong đời sống của người phươngNam - Bách Việt, cơ sở cho sự hình thành các cặp "đực cái" và hiện vật lưỡnghợp - âm dương

Tư tưởng này, ngày nay vẫn còn thấy tiềm tàng, đậm nét trong tâm thứccủa các cư dân sinh sống ở đây, song có sự đậm nhạt khác nhau qua các hìnhthái biểu hiện văn hoá của từng dân tộc Còn việc phân đôi dân tộc thành haingành thì nay vẫn còn thấy trong trang phục của một số dân tộc như người Mèo

và đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc Vì thế, việc tìm hiểu người Thái Trắng vàngười Thái Đen ở Tây Bắc là điều cần thiết Tuy nhiên việc nghiên cứu này là ởyếu tố văn hoá học, chứ không phải yếu tố dân tộc học

Dân tộc Thái ở Tây Bắc, phân làm hai ngành Thái Trắng - Thái Đen.Đây là một vấn đề đặt ra cho ngành Thái học của cả khu vực Đông Nam Á - nơi

có người Thái sinh sống Song cho đến nay, vấn đề đó vẫn chưa thấy giả thuyếtnào có sức thuyết phục

Trang 16

Thiếu nữ dân tộc Thái Đen

Thiếu nữ dân tộc Thái Trắng

Theo tác giả CầmTrọng, ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen thuộcphạm vi cư trú rất rộng: ngành Thái Trắng sang cả người Tày ở Việt Bắc, songnay họ đã là một cộng đồng riêng, nhưng vẫn là bộ phận trong nhóm nói tiếngThái thuộc ngành “Trắng” Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ngành Thái Trắng

và ngành Thái Đen cư trú ở Tây Bắc nước ta

Có ý cho rằng Thái Đen là nhóm người có nước da hơi đen và ngượclại, nhưng qua trực quan, chúng tôi thấy không phải thế, và lâu nay cũng không

Trang 17

thấy khoa Nhân chủng học nói đến điều đó Vì thế, việc có hai ngành TháiTrắng và Thái Đen ở đây, không phải do vấn đề màu sắc sinh học, mà do tâm lý

xã hội tạo nên

Chúng tôi đã thẩm thức vấn đề này ở vùng Thái Tây Bắc từ năm 1958

và sau này, khi đang chuẩn bị tư liệu cho cuốn sách "Văn hoá Nõ Nường" (sinhthực) qua những cổ vật: tượng, phù điêu và hoa văn thổ cẩm biểu tượng "âmdương" của người Kinh và người Thái thì thấy rằng việc có hai ngành: TháiTrắng, Thái Đen ở dân tộc Thái, đó là sự phân chia một "nửa" của cha và một

"nửa" của mẹ, về những người con trong cùng một dân tộc

Tư tưởng ấy được người Thái xưa ký thác lại trong ba biểu tượng sauđây: một là "quả trứng" tâm linh, tiếng Thái gọi là "Xay mo" cùng hai hoa vănthổ cẩm khác là "Xai Peng" (Tơ hồng) và "Kút Piêu" (ngọn lửa sự sống) Babiểu tượng này mô tả về chất "nguyên khí" của Po Me (Bố Mẹ) - chất đã "sinhra" con người - người Thái Ba biểu tượng hoa văn đó được thêu vào khăn Piêu

để phụ nữ đội lên đầu cất giữ

Ngay từ thưở ban sơ, các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng đãđặt câu hỏi về nòi giống, gốc nguồn của dân tộc mình: con người ở đâu mà ra,

và quá trình sinh ra đó như thế nào? Trả lời - Qua trực quan, họ thấy: NgườiThái sinh ra từ hai chất "nguyên khí" của Po Me (bố mẹ): chất của Po màu

"trắng", chất của Me màu "đỏ" Vậy phần của cha (Po) ký hiệu màu "trắng"Thái Trắng, trang phục màu trắng – tóc để sau vai; phần của mẹ (Me) ký hiệumàu "đỏ" Thái Đỏ, trang phục màu đỏ Vậy ngành Thái Đỏ có trước, về saungành Thái Đỏ chuyển thành ngành Thái Đen- phụ nữ Thái đen có chồng rồitóc trên đầu tằng cẩu bới ngược lên và trùm khăn Piêu

Sự phân định màu sắc về Thái Trắng, Thái Đen ấy, ngày nay nhìn lại làphù hợp với người phương Đông, trong quan niệm về ngũ sắc thì màu "đen" và

Trang 18

các màu "sẫm" là thuộc tính "Âm", còn màu "trắng" và các màu "sáng" là thuộctính "Dương".

Theo tập tính của loài người thì giới mày râu (Po) nghiêng về sức vóccường tráng, còn giới đàn bà (Me) thuộc phái yếu, làm đẹp Vậy nên nhómphần của mẹ - Thái Đen, phụ nữ được trưng diện thoả sức với các gam màu sặc

sỡ theo huyết khí của mẹ là màu đỏ, mà chiếc khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữThái Đen là một điển hình

Những hoa văn trên khăn "Piêu" đội đầu của phụ nữ Thái đen, với ýnghĩa chịu trách nhiệm mang tải những tư tưởng ban đầu của người Thái vềviệc sinh thành, phát triển và bảo vệ từng thành viên của dân tộc Còn phụ nữngành Thái Trắng tuy cũng là phái yếu, thuộc diện làm đẹp, nhưng theo ký hiệucủa cha (Po) mầu "trắng", cho nên chỉ được trưng diện ở các gam màu "trắng"

và "sáng", không có gam màu sặc sỡ Như vậy, việc Thái "Trắng" và Thái

"Đen" là thuộc phạm trù tâm thức, quan niệm về sinh học giống nòi, còn sắcphục chỉ phần thứ yếu bên ngoài Dù vậy cả hai ngành Thái đều cùng một cộinguồn (cha mẹ) cho nên mỗi ngành đều giữ lại những kỷ vật màu sắc của ngànhkia Hiện tượng ấy, người Trung Quốc gọi là cất giữ ngọc bội Đó là việc ngànhThái trắng vào những ngày cúng giỗ Tổ tiên người ta lại ăn vận đồ "đen" và phụ

nữ hàng ngày mặc áo ngắn (xửa cóm) thì nẹp viền cổ và lề áo cũng phải màu

"đen" rồi trên đó mới đơm hàng cúc bướm bạc, vì thế ngạn ngữ có câu áo ráchgiữ lấy lề cho nên người ta lấy lề áo làm vật "ngọc bội" là có dụng ý Còn phụ

nữ ngành Thái Đen thì trên lề áo đen cũng đơm hàng cúc bướm bạc và đeo xàtích bằng bạc bên thắt lưng trái

Trong các dấu hiệu về trao đổi màu sắc (ngọc bội) này của hai ngànhThái vừa nêu ở trên thì dấu hiệu mặc áo đen trong dịp cúng lễ Tổ tiên của ngànhThái Trắng là có ý nghĩa hơn cả, hoặc dùng "lề áo" màu đen, vòng qua cổ, rồithõng xuống hai đường trước ngực cũng là một biểu hiện có ý nghĩa Ngoài ra

Trang 19

việc ngành Thái Đen dùng mầu "đen" và màu "trắng" để làm bao bì đóng góiquà biếu giữa hai nhà thông gia, cũng là tín hiệu có sức thuyết phục cao

Ở ngành Thái Đen, con gái đi lấy chồng, sau thời gian gia thất yên ổn,con cái đã lớn khôn, có tục về tạ ơn cha mẹ đẻ Lễ vật mang theo gồm: 5 sải vảitrắng và 4 sải vải đen, cùng 6 đồng và 4 hào bạc trắng Phân thành các lễ: dùngmột sải vải trắng gói 4 hào bạc biếu người làm mối, dùng 4 sải vải trắng gói 2đồng bạc biếu bố vợ, dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc biếu mẹ vợ và dùng 2sải vải đen gói 2 đồng bạc trả lại cho vợ chồng con đem về lại quả, bên gia đìnhnhà chồng

Nghi thức dùng màu sắc để đóng gói quà biếu ở đây là có dụng ý (chỉdiễn ra ở hai gia đình thông gia - tức là tượng trưng cho: bên nửa của cha nhà

“trai” và bên nửa của mẹ nhà “gái”) gói vải màu "trắng" biếu cho "bố" vợ, góivải màu "đen" biếu cho "mẹ" vợ và gói quà của nhà "gái" lại quả thì gói vào vảimàu "đen", còn gói quà của nhà "trai" biếu cho người làm mối thì gói vào tấmvải màu "trắng" : ở đây mầu "trắng" thì bên nam (bố vợ, nhà trai), còn màu

"đen" thì bên nữ (mẹ vợ, nhà gái) Đó là những tín hiệu tự nó đã giải mã cái tâmthức truyền kỳ về Thái Trắng "phần" của cha và Thái Đen "phần" của mẹ ởngười Thái cho hậu thế

Từ hai chất "nguyên khí" của Po Me có mầu "trắng" và màu "đỏ" ngườixưa đã lấy quả trứng gà cũng có hai mầu "trắng" - "đỏ" và nở thành gà con, làmvật biểu tượng so sánh, đối chứng và được coi như quá trình thai nghén của mộthài nhi trong bụng mẹ- tức là "quả trứng tín ngưỡng" biểu tượng về nguồn cộisinh thành ra người Thái Cho nên quả trứng tâm linh được họ tôn vinh thành

"vật linh" thờ phụng mà việc phân đôi hai ngành Thái Trắng và Thái Đen làđiển hình cho việc tôn vinh, thờ phụng đó Vì vậy, giới thầy Mo trong nghề bóitoán đã lấy quả trứng "tâm linh" (âm, dương) này để làm lễ vật môi giới, thỉnhcầu đến đấng siêu nhiên, thánh thần, tổ tiên: thì điềm lành, điềm dữ ứng nghiệm

Trang 20

tức thì ở vỏ quả trứng, hoặc trứng đã ấp dở, còn non thì đập vỡ quả trứng ranhìn hai đường máu mà đoán định sự việc lành hay dữ, trong nghề bói toán Do

đó, quả trứng tâm linh được người Thái trân trọng tôn thờ cả trong tín ngưỡng

và ngoài đời thường

Ngoài đời thường, trong bữa ăn tươi, khi có khách, theo tục, trên mâmtrước chỗ ngồi của chủ nhà, đặt chiếc đĩa nhỏ đựng hai quả trứng, và hai cốcrượu hai bên Lễ vật tưởng nhớ đến Tổ tiên, gọi là "xay - Po Me đẳm" (trứngông bà) ; vào bữa, chủ nhà khấn mấy lời, rồi chủ khách mới nâng cốc chúcnhau

Cùng cần nói thêm: có thể ban đầu chỉ có hai ngành: Thái Trắng vàThái Đỏ, theo trực quan qua mầu sắc "nguyên khí" của Po Me, về sau, khi xáclập mầu trắng là Dương và mầu đen là Âm thì nhóm Thái mầu Đỏ chuyển sangnhóm Thái màu Đen Do đó mà có ngành Thái Trắng và Thái Đen, nhưng nhómThái Đỏ vẫn còn tồn tại, song mờ nhạt dần

Dân tộc Thái Đen Ảnh - Tư liệu

Trang 21

Như vậy, quả trứng "tâm linh" là thành quả của cả quá trình tiên niệmtrực quan, mà tư duy trực quan là thuộc về thời tiền sử, mọi điều lớn lao đềuđược bắt đầu từ đó - từ cái phôi thai của một sự sống của con người.

Ở người Văn Lang – Giao Chỉ tâm thức phân đôi các con trong cùngdân tộc được thể hiện trong văn hoá tâm linh, qua truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻbọc trứng nở trăm người con: năm mươi người theo mẹ lên rừng, năm mươingười theo cha xuống biển Tư tưởng này được thể hiện trong các hình thái sinhhoạt của đời sống văn hoá và phong tục tập quán, song ở đây chỉ nói riêng phầnmàu sắc trang phục

Trang phục của người Kinh bao giờ cũng thể hiện theo hai phần và haimàu Đó là bộ áo "kép" của người đàn ông: trong áo trắng, ngoài áo xanh lam,còn bộ áo "tứ thân" của phụ nữ thì "mớ ba" "bớ bảy" và hai màu, hoặc phụ nữmiền Trung thì áo "vá vai" nửa trên mầu trắng, nửa dưới màu nâu Người miềnTrung ngày nay (như ở QuangTrị), chúng tôi thấy, khi ra khỏi nhà đi chợ, đilàm, đều mặc hai áo cộc (kép) - hai áo kiểu như nhau, chỉ khác là áo trong càicúc, áo ngoài để hở Hồ Chủ tịch có bức ảnh hai áo đại cán (chiếc mặc trong,chiếc khoác ngoài) là từ tâm thức áo “kép” này của dân tộc

Như vậy tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - nhữngngười con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phuc, “trắng”

“đen” chỉ còn lại trong dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt nam Còn tư tưởng này ởngười phương Nam Bách Việt nay chỉ tiềm tàng, sâu sắc trong tư tưởng phânđôi Âm Dương mà thôi, được thể hiện trong ý niệm và các hình thái phong tụctập quán v.v

Ở đây, việc dùng trang phục hai màu thì hầu như là tập tục của nhânloại, phải chăng cũng được bắt nguồn từ tư tưởng phân đôi phần của cha vàphần của mẹ những người con trong cùng dân tộc? Vì tư tưởng “âm dương” là

Trang 22

của nhân loại là cái mách bảo cho nhân loại biết về “âm dương” là chất “nguyênkhí ” của sinh thực.

Tóm lại, tư tưởng phân đôi "phần" của cha và "phần" của mẹ - nhữngngười con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành kí hiệu trang phục, “trắng”

“đen” “Âm” “Dương” Đó là tư tưởng chủ đạo của người phương Nam BáchViệt, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ Tư tưởng này chi phối toàn bộphong tuc tập quán sinh hoạt đời sống của xã hội: từ đồ dùng vật dụng, chúngđều mang tính “đực” “cái”, như ở người Kinh, ngay đôi phách gõ nhịp của ảđào trong Hát thờ cũng có ý phiếm chỉ cái “âm” cái “dương” và âm nhạc thìtiếng trong, tiếng đục, hoặc chiếc trống cũng trống đực, trống cái v.v - nghĩa

là, tư tưởng Âm Dương, chủ đạo trong ý niệm và các hình thái hoạt động xã hộicủa người phương Nam Bách Việt

Thiếu nữ Thái duyên dáng với chiếc khăn Piêu

Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạthằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hình trịn. Đối với các cút Piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm - trang phục dân tộc thái – nét văn hoá riêng biệt
hình tr ịn. Đối với các cút Piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm (Trang 31)
Một số hình ảnh về Dân tộcThái ở Sơn La - trang phục dân tộc thái – nét văn hoá riêng biệt
t số hình ảnh về Dân tộcThái ở Sơn La (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w