PHẦN III: GÌN GIỮ BẢN SẮC DÂN TỘC THÁI, MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN

Một phần của tài liệu trang phục dân tộc thái – nét văn hoá riêng biệt (Trang 33 - 41)

III. Khăn Piêu Thá

PHẦN III: GÌN GIỮ BẢN SẮC DÂN TỘC THÁI, MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN

HOÁ ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HOÁ VẬT THỂ CỦA DÂN

TỘC

Đời sống văn hoá của các dân tộc Thái, Thổ, Mông, Thanh, Khơ mú… ở Nghệ An hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay đang còn nhiều trở ngại...

Nhằm thực hiện chương trình phối hợp số 556 giữa Bộ Văn hoá Thông tin và Ủy ban Dân tộc Miền núi về việc “Đẩy mạnh công tác bảo tồn phát triển văn hoá thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số”, ngày 3/2/2006 tỉnh Nghệ An đã ra quyết định “Ban hành chính sách hỗ trợ bảo tồn phát triển vùng văn hoá dân tộc thiếu số Nghệ An”. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình này gần hai năm qua nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Nghệ An tưởng đã bị mai một nay đã được phục dựng. Đó là công trình “Đền Chín Gian” ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong; “Đền Chiêng Ngàn” ở Quỳ Châu; bảo tồn "Bản Vi" - một bản thuần Thái tại xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp; bảo tồn "Bản Huồi Thợ - bản thuần Khơ mú tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn; triển khai đề án “Bảo tồn khèn Bè người Thái” tại huyện Tương Dương; bảo tồn "Làng văn hoá truyền thống của dân tộc Ơđu"; xây dựng thành công kịch bản “Đám cưới cổ truyền thống” ở xã Thạch Giám huyện Tương Dương; kịch bản “Lễ hội Xăng khan” ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu...

Nghề dệt thổ cẩm - một nét văn hoá của dân tộc Thái Nghệ An.

Tuy vậy, những công trình đã được phục dựng so với bề dày văn hoá các dân tộc thiểu số ở Nghệ An vẫn còn hết sức khiêm tốn. Về văn hoá vật thể, theo thống kê toàn tỉnh hiện nay chỉ có 54 bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống (làng bản thuộc vào loại cổ), trong đó có 46 bản Thái, 4 bản Thổ, 2 bản Mông và 2 bản Khơ mú. Tuy nhiên việc phân loại này cũng chỉ là tương đối, bởi một số bản được xem là “cổ” như bản của người Thổ nhưng để tìm được một chiếc nhà sàn cũng đã là khó. Các loại nhạc cụ như cồng chiêng, khèn bè, sáo môi của dân tộc Thái, Khơ Mú, Thổ; nghề rèn, đan lát của người Khơ Mú, Ơđu…cũng đang bị mai một dần ở nhiều làng bản. Về văn hoá phi vật thể: chữ viết, phong tục tập quán, các tác phẩm văn học dân gian đang dần bị quyên lãng, nhất là ở thế hệ trẻ.

Trước việc người dân thờ ơ với những giá trị truyền thống của dân tộc thiểu số trong khi số người hiểu biết, say mê và thực sự tâm huyết với văn hoá miền núi ngày một ít đi càng khiến cho công việc tìm kiếm, phục hồi và bảo tồn càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó nhiều địa phương ngân sách còn hạn hẹp, công việc sưu tầm lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nên chưa được

chú trọng. Một số huyện như Anh Sơn, Tương Dương tuy đã xây dựng được nhà truyền thống nhưng các đồ vật trưng bày còn sơ sài, nhỏ lẻ và thiếu sự bổ sung. Ngay như ở Bảo tàng Quỳ Châu, một trong những bảo tàng có quy mô lớn nhất ở các huyện miền núi và đã có kế hoạch nâng cấp thành bảo tàng các dân tộc thiểu số Nghệ An nhưng vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc sưu tầm các di vật quý báu. Lý do chính cũng bởi chi phí hạn hẹp, nhân lực thiếu và chưa có sự vào cuộc của các cấp các ngành.

Gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng vào việc khôi phục các lễ hội, tuy nhiên các kịch bản đơn điệu, “na ná nhau”, chỉ chú trọng phần hội nhiều hơn phần lễ nên chưa phát huy được những giá trị văn hoá riêng của từng vùng miền. Không những thế còn gây tốn kém, lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân. Một số công trình thực hiện được chủ yếu dựa vào dự án của nhà nước, nhưng cũng chỉ dừng lại ở xây dựng điểm như Quỳ Hợp, Nam Đàn.

Trở ngại lớn nhất trong công tác bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc thiểu số chính là vốn. Tuy nhiên, điều này không thực sự khó nếu chúng ta đẩy mạnh việc xã hội hoá. Sau việc phục dựng thành công ngôi đền Chín gian ở Quế Phong, ông Trần Đình Yên - Chủ tịch UBND huyện đã đưa ra kinh nghiệm: Khi tiến hành xây dựng đền, ngân sách của huyện gặp rất nhiều khó khăn nhưng huyện uỷ và uỷ ban đã thống nhất bằng mọi giá phải thực hiện, dẫ

Dệt thổ cẩm - nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái

Các dân tộc ở Tây Bắc nói chung và ở Điện Biên nói riêng có rất nhiều ngành nghề thủ công đặc sắc; trong đó dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm

Cho đến nay, hầu như ai cũng biết đến nghề dệt thổ cẩm độc đáo, tinh tế của dân tộc Thái thông qua những sản phẩm như: Chăn, gối, đệm, khăn piêu...

Từ nhỏ (khoảng 5 – 6 tuổi) các em gái dân tộc Thái đã được mẹ dạy cho cách dệt thổ cẩm kèm với công việc chăm lo quán xuyến gia đình. Bởi vậy, đến khi lập gia đình, các cô gái Thái đã thành thạo nghề canh cửi và có một kiến thức nhất định về các loại sản phẩm thổ cẩm truyền thống, giúp cho họ dệt nên những vật dụng thiết yếu cho mình và gia đình khi tạo dựng cuộc sống mới. Đó là vật hồi môn không gì thay thế được của các cô gái Thái khi về nhà chồng. Song đồng thời nghề dệt thổ cẩm còn thể hiện sự phân công trong lao động của người dân dân tộc Thái. Người Thái qua bao đời đã đúc kết qua câu tục ngữ “Nhinh dệt phại, chai xan he” có nghĩa tiếng Việt là “Gái dệt vải, trai đan chài”. Hơn nữa, nó không chỉ là sự phân công lao động giản đơn giữa nữ giới và nam giới mà nó đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá vai trò nam, nữ của dân tộc Thái từ xưa đến nay. Một thực tế cho thấy, nghề dệt thổ cẩm vẫn đang và sẽ gắn bó suốt đời với đời sống của người phụ nữ Thái.

Sản phẩm từ dệt thổ cẩm đã trở thành một kho tàng của cải đáng giá của các gia đình dân tộc Thái. Mỗi khi chúng ta bước lên nhà người Thái, các bộ chăn, đệm... với những đồ án, hoa văn trang trí tinh xảo đẹp mắt xếp ngăn nắp thể hiện sự sung túc, nếp sống văn minh, lịch sự của mỗi gia đình nói riêng và dân tộc Thái nói chung. Điều đặc biệt hơn nữa, trong số các bộ chăn, gối, đệm đó bao giờ chủ nhà cũng dành một bộ mới, đẹp nhất để tiếp khách. Điều đó thể hiện sự hiếu khách và đã trở thành truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc.

Nếu như trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra chỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thì trong cơ chế thị trường hiện nay không những các mặt hàng thổ cẩm với sự đa dạng về mẫu mã đã trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao mà còn mang đậm nét văn hóa của vùng Tây Bắc. Điều muốn nói ở đây là nếu có kế hoạch đầu tư phát triển tốt không những mặt hàng thổ cẩm của dân tộc Thái Tây Bắc sẽ trở thành một nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân; đồng thời bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tiết mục khai mạc Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Tây Bắc lần thứ X.

Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tây Bắc lần thứ X - 2007 đã khép lại nhưng niềm vui thì vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của những người con núi rừng Tây Bắc.

Sự có mặt của gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc đến từ 6 tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đã mang đến ngày hội một không gian thấm đẫm những giá trị văn hóa bản sắc, độc đáo và tinh thần thượng võ của người dân Tây Bắc.

Ðây cũng là dịp tôn vinh những sắc mầu văn hóa - thể thao truyền thống và độc đáo đã được gìn giữ qua bao năm tháng trên những bản làng Tây Bắc xa xôi.

"Bản hòa tấu" của sắc mầu và âm điệu

Rực rỡ sắc mầu trang phục các dân tộc từ khắp mọi nẻo đường Tây Bắc đã cùng ùa về thành phố trẻ Yên Bái để chung niềm vui ngày hội. Ðêm khai mạc với sự tham gia của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đã mang lại một không khí sôi động với sự tỏa sáng của những nét đẹp văn hóa, của sự hòa quyện những sắc mầu, âm điệu, vũ điệu riêng có của vùng cao Tây Bắc.

Vẻ quyến rũ của những họa tiết hoa văn thổ cẩm mang dáng dấp mộc mạc của núi rừng như cũng tỏa sắc nhiều hơn trong dáng vẻ e ấp của những thiếu nữ miền sơn cước. Và niềm vui hội tụ càng được thăng hoa khi hàng trăm nghệ nhân, diễn viên cùng đông đảo du khách cùng nắm tay nhau trong vòng xòe rộn ràng - một trong những đặc trưng sinh hoạt văn hóa cộng đồng nổi bật ở vùng cao Tây Bắc.

Bức tranh cuộc sống Tây Bắc được khắc họa thật rõ nét qua nhiều hoạt động sôi nổi trong ngày hội. Khác với không khí đua tài sôi nổi từ sân chơi thi đấu thể thao của 190 vận động viên dân tộc với những trò chơi dân gian truyền thống đã tồn tại lâu đời như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đánh quay truyền thống, chạy việt dã..., là một không gian đậm sắc mầu văn hóa Tây Bắc với những lời ca, tiếng hát, vũ điệu, lễ hội, trang phục, nhạc cụ... được các nghệ nhân mang tới từ những bản làng giàu bản sắc.

Du khách đến hội không thể không "say" trong chiều sâu văn hóa từ những trích đoạn lễ hội dân gian như: Ðám cưới dân tộc Dao Ðỏ ở Lào Cai, Cầu mùa của người Cao Lan ở Yên Bái, Kin Pang Then (lễ cúng mừng con nuôi) của người Thái Trắng ở Sơn La, Căm Mường của người Lự ở Lai Châu, Chá Chiêng của người Thái ở Hòa Bình, Khửn cẩu của dân tộc Thái Ðen ở Ðiện Biên. Nghệ nhân Tẩn Phù Quan (dân tộc Dao Ðỏ, Lào Cai) nói: "Chúng tôi mang đến ngày hội những giá trị văn hóa truyền thống, thật như chính cuộc sống của mình để mọi người đến hội đều biết đến cuộc sống và những sinh hoạt nghi lễ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Dao Ðỏ".

Ăm ắp hơi thở cuộc sống vùng cao Tây Bắc. Chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc cũng là cơ hội tỏa sáng và tôn vinh đối với những giá trị văn hóa nghệ thuật của đất và người Tây Bắc.

KẾT LUẬN

Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung đông

nhất là ở các tỉnh Tây Bắc, Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo.

Hơn thế nữa trang phục còn thể hiện sự tinh tế, khéo léo của con người dân tộc Thái. Qua thời gian, trang phục Thái đã khẳng định vị trí của mình trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam và dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu trang phục dân tộc thái – nét văn hoá riêng biệt (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w