1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam

94 448 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 435,5 KB

Nội dung

Mục lục Trang Lời nói đầu 3 Chương I: Lí luận chung về bảo hộ và kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước trên thế giới” I/ Xu hướng toàn cầu hóa 5

Trang 1

M c l cục lụcục lục

Chương I: Lí luận chung về bảo hộ và kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước trên thế giới”

II/ Sự cần thiết của các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước7III/ Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phi thuế quan

của một số nước trên thế giới

24Chương II: Đánh giá các biện pháp phi thuế quan của Việt

Nam trong thời gian qua (1996 – 2000)

I/ Thực trạng thương mại và khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2000

38II/ Các biện pháp phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu

Việt Nam đã sử dụng

50III/ Đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế quan

Việt Nam đã sử dụng

63Chương III: Đề xuất các biện pháp phi thuế quan Việt

Nam có thể áp dụng trong thời gian tới

I/ Cơ sở khoa học để duy trì các biện pháp phi thuế quantrong việc bảo hộ sản xuất.

69II/ Một số đề xuất về các NTM Việt Nam sẽ sử dụng để bảo hộ71

LỜI NÓI ĐẦU

Xu hướng toàn cầu hoá hiện đang được các quốc gia trên thế giới coilà giải pháp tất yếu để đẩy mạnh và tháo gỡ những khó khăn của vấn đềtăng trưởng kinh tế Cũng như các nước khác trên thế giới, việc ViệtNam không ngừng tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế không nằmngoài mục tiêu khai thác những ưu thế sẵn có trong nước cũng như tậndụng những yếu tố bên ngoài về thị trường, vốn, công nghệ, phương

Trang 2

pháp quản lí tiên tiến Tuy nhiên trước bối cảnh kinh tế thế giới vớinhiều biến động phức tạp và nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tếlạc hậu, có xuất phát điểm thấp so với các quốc gia khác trong khu vựcvà trên thế giới như hiện nay thì việc phải đối mặt với những bất lợi vàtác động tiêu cực trong quá trình hội nhập là điều không thể tránhkhỏi Để hạn chế những bất lợi và tác động tiêu cực đó đòi hỏi chúng taphải có những biện pháp nhất định và một trong số đó là việc bảo hộtích cực nền kinh tế.

Bên cạnh thuế quan là công cụ bảo hộ đã được các định chế thươngmại quốc tế thừa nhận thì các biện pháp phi thuế quan cũng được rấtnhiều quốc gia sử dụng trong thời gian qua bởi những ưu điểm như khảnăng tác động nhanh, mạnh, phong phú và có thể đáp ứng nhiều mụctiêu trong cùng một thời điểm Tuy nhiên mặt trái của các biện phápphi thuế quan vốn gây ra nhiều tranh cãi là chúng bao gồm nhiều biệnpháp chưa được thừa nhận bởi các tổ chức thương mại quốc tế và có thểảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực cũngnhư toàn bộ nền kinh tế thế giới Vì vậy, có thể khẳng định việc nghiêncứu các biện pháp phi thuế quan là điều hết sức cần thiết với bất cứquốc gia nào trên thế giới Đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạnchuyển đổi như Việt Nam, công tác nghiên cưú về các biện pháp phithuế con có vai trò quan trọng hơn rất nhiều bởi nó giúp cho chúng tahiểu thêm về môi trường pháp lí của các quốc gia khác từ đó có thể tìmra hướng tiếp cận tối ưu thị trường khu vực và quốc tế Ngoài ra kinhnghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu cũng có giá trị không nhỏ đốivới quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ bảo hộ phithuế để chúng thực sự hữu ích và phù hợp với các thông lệ quốc tế

Trang 3

Với đề tài này ngoài việc thống kê, phân loại những biện pháp phiquan thuế đã được sử dụng trên thế giới, kinh nghiệm áp dụng của mộtsố nước như Mĩ, Thái Lan và thực tiễn áp dụng của Việt Nam tôi cũngxin đưa ra một vài ý kiến cá nhân mang tính chất tham khảo đối với vấnđề xác định các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam trong thời giantới.

Do lần đầu tiên thực hiện một công việc nghiên cứu quy mô, đề tàinày không thể tránh khỏi những hạn chế Kính mong các thầy cô và cácbạn góp ý để cho đề tài được toàn vẹn hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ VÀ KINH NGHIỆM ÁPDỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊNTHẾ GIỚI

I/ XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA:

Toàn cầu hoá là một xu hướng vận động nổi bật hiện nay trong nền kinhtế thế giới Nó lôi cuốn tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào một nềnkinh tế toàn cầu thống nhất và duy nhất Tất cả những quốc gia và vùng lãnh

Trang 4

thổ nào không hội nhập vào quá trình này tất yếu sẽ rơi vào tình trạng tụthậu trong phát triển.

Toàn cầu hóa kinh tế được thể hiện rõ nét thông qua hai quá tình chủ yếulà toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu sản xuất Toàn cầu hóa thị trườngđược thể hiện ở sự loại bỏ dần các quá trình và rào cản chia cắt thị trường đểhình thành một thị trường có tính toàn cầu Các yếu tố cơ bản như cung cầu,giá cả được hình thành và vận động thống nhất trên toàn cầu Toàn cầu hóasản xuất được thể hiện thông qua việc hình thành mạng lưới sản xuất mangtính toàn cầu, công nghệ cao được sử dụng phổ biến và các sản phẩm đượctiêu chuẩn hóa… Ngoài ra, toàn cầu hoá còn được thể hiện thông qua cáckhía cạnh về xã hội, văn hóa, chính trị …

Toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi các lực lượng nhất định Trước hết, đólà quá trình cắt giảm thuế quan giữa các quốc gia để có nền thương mại tựdo hóa hơn, giảm dần các rào cản bảo hộ hữu hình hoặc vô hình Hàng hóavà dịch vụ được lưu chuyển dễ dàng giữa các nước và vùng lãnh thổ vớikhối lượng và cường độ ngày càng tăng Tiếp theo là quá trình tự do hóa vềđầu tư với việc mở rộng của đầu tư quốc tế trên phạm vi và quy mô lớn, cáchiệp định thúc đẩy tự do hóa đầu tư được ký kết Sự phát triển mạnh mẽ củacông nghệ và tác động của các tập đoàn, công ty đa quốc gia đang thúc đẩytheo chiều sâu quá trình toàn cầu hóa Các quốc gia, vùng lãnh thổ cũngđang tăng cường những nỗ lực để hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường,chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực để tham gia vàoquá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia và vùng lãnh thổ phải hành động dựatrên những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế nhất định trong thương mại vàđầu tư, dịch vụ như “nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia…” Vấn đề này không phải quốc gia nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được.

Trang 5

Thực tế cho thấy, quá trình toàn cầu hóa đang làm cho nền kinh tế củacác quốc gia từng buớc vận động theo xu hướng mới, chuyển đổi nền kinhtế, đưa nền kinh tế sang giai đoạn phát triển mới với cấp độ cao hơn và phạmvi lớn hơn Không thể nói chỉ có các nền kinh tế của các nước XHCN cũchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trườnglà ở trong giai đoạn chuyển đổi mà kể cả các nền kinh tế có trình độ pháttriển cao như nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu … cũng ở trongquá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin vàkinh tế tri thức Sự chuyển đổi này trở thành một hiện tượng phổ biến hiện nay.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các quốc gia đang đặt ra hàng loạtcác vấn đề cần phải xử lý, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển sangcơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng công nghệ cao, các ngành phát huyđược lợi thế so sánh và các ngành có khả năng cạnh tranh lâu dài trên thịtrường, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và những cải cách vềhệ thống quản lý kinh tế phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa cũng được đề cao.

Nói tóm lại, toàn cầu hóa diễn ra có tính gia tốc Đây là một quá trìnhkhách quan và là một xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giớihiện nay Việt Nam đang chủ động, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầuhóa để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Để đạtđược mục tiêu này, Việt Nam cũng đang tiến hành xây dựng lộ trình phùhợp, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và tiếp đến là kinh tế toàn cầu.

II/ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ SẢN XUẤTTRONG NƯỚC:

1.Sự cần thiết của các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước:

1.1 Tính thiết yếu chung của bảo hộ đối với các quốc gia trên thế giới:

Bảo hộ là công cụ phổ biến được chính phủ các nước sử dụng để nângđỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có ảnh

Trang 6

hưởng đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồnnhân lực và tài chính lớn Minh hoạ thực tế rõ ràng nhất có thể nhận thấy ởcác nước đang phát triển như các nước châu Mĩ latinh, Asean nơi tồn tại sốlượng lớn các doanh nghiệp nhà nước Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ởcác quốc gia này đều là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề cạnhtranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế mà nguyên nhân sâu xa có thểlà thiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực hoặc thậm chí là yếukém trong khâu quản lí Mặc dù vậy việc giải thể các doanh nghiệp này làvấn đề nan giải bởi hầu hết các doanh nghiệp này thu hút một lực lượng laođộng lớn hoặc được đầu tư những nguồn tài chính không nhỏ Hậu quả củaviệc giải thể có thể là những cú sốc lớn cả về kinh tế và chính trị Hơn nữanguyên nhân chính phủ không giải thể các doanh nghiệp này còn có thể là dohọ vẫn còn đặt niềm tin vào khả năng biến chuyển tình thế của đội ngũ lãnhđạo hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đượcưu tiên phát triển theo chiến lược dài hạn

Một lí do không thể không đề cập đến khi duy trì các biện pháp bảo hộ làmong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa Bất cứ một quốc gia nàotrên thế giới đều có những chiến lược phát triển kinh tế nhất định và trongđó luôn xác định những lĩnh vực ưu tiên đặc biệt Nhưng để các doanhnghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này đạt được hiệu quả tối ưu và nângcao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế nhà nước luôn phải có nhữngưu đãi đặc biệt Ví dụ điển hình là Mĩ một nước được coi là có nền kinh tếphát triển nhất thế giới trong thời gian qua vẫn duy trì khá nhiều phươngthức bảo hộ đối với lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có cả những phươngthức đi ngược lại lợi ích thương mại quốc tế và bị nhiều phản kháng của cácquốc gia khác trên thế giới.

Trang 7

Một lí do riêng đối với các nước đang và chậm phát triển là họ phảithường xuyên xem xét vấn đề duy trì một cán cân thanh toán có lợi và cảithiện nguồn ngân sách Có thể dễ dàng nhận thấy các quốc gia đang và chậmphát triển hầu hết đều có một cán cân thanh toán bị thâm hụt và một nguồnngân sách hạn hẹp vốn được tài trợ chủ yếu thông qua thu thuế và vay nợnước ngoài Để tránh tình trạng đó các quốc gia có thể áp dụng nhiều hìnhthức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế nhậpkhẩu hoặc hướng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cầnthiết hay xa xỉ từ đó hạn chế chi tiêu ngoại tệ và thu về nhiều hơn thông quaxuất khẩu

Xuất phát từ nguyên nhân thứ nhất bảo hộ còn giúp các quốc gia trên thếgiới duy trì việc làm cho những tổ chức hoặc nhóm người nhất định và giảmbớt những sức ép về chính trị từ các tổ chức đoàn thể Nguyên nhân này làmột trong những nguyên nhân chủ yếu để chính phủ các nước có nền kinh tếđang chuyển đổi duy trì các biện pháp bảo hộ đối với một số ngành nhấtđịnh Điều này cũng tương tự đối với vấn đề bảo hộ một số ngành ở cácquốc gia có nền kinh tế khá phát triển như Mĩ và các nước thuộc liên minhchâu Âu Để bảo hộ ngành công nghiệp dệt may vốn là ngành kinh tế thu hútkhá nhiều lao động EU đã đưa ra những thoả thuận về hạn chế xuất khẩu tựnguyện với các nước khác đặc biệt là các nước có nguồn nguyên liệu phongphú và lực lượng nhân công rẻ mạt

Đối với các quốc gia có tiềm lực cả về kinh tế và chính trị các biện phápbảo hộ còn có thể được duy trì như một công cụ chính trị để đơn phươnggây sức ép với các quốc gia khác Mặc dù đây là mục đích hết sức cá biệttrong một thế giới ngày càng phát triển theo hướng đa cực song trên thế giớihiện tượng này đã và đang tiếp tục xảy ra Mĩ là quốc gia lạm dụng công cụbảo hộ nhiều nhất vào mục đích này Trong luật pháp Hoa Kì có những điều

Trang 8

khoản đặc biệt cho phép quốc hội đưa ra những biện pháp thương mại đơnphương đối với bất cứ quốc gia nào được coi là có thể đe doạ đến vấn đề anninh của nước Mĩ.

1.2 Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam:

Những lí do chủ yếu đối với vấn đề bảo hộ nền kinh tế Việt Nam xuấtphát từ hai yếu tố chủ quan và khách quan trong đó yếu tố chủ quan là thựctrạng nền kinh tế Việt Nam và yếu tố khách quan là bối cảnh chung của nềnkinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Theo đánh giá chung thì nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế lạchậu, đang chuyển hoá từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường,các yếu tố của kinh tế thị trường chưa được tạo lập một cách đồng bộ và cònnhiều khiếm khuyết Hệ thống các qui phạm pháp luật công cụ quan trọng đểquản lí nhà nước của Việt Nam hiện nay cũng bị đánh giá là thiếu nhất quánvà quá chồng chéo, chưa tạo ra được môi trường pháp lí bình đẳng cho cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Các chính sách tài chính tiền tệ,xuất nhập khẩu cũng trong tình trạng tương tự Vì vậy, trong quá trình xâydựng một môi trường kinh tế giàu tính cạnh tranh và lành mạnh hơn nhànước cũng cần có sự nâng đỡ hợp lí đối với các một số lĩnh vực nhất địnhđể tạo thế đòn bẩy cho toàn bộ nền kinh tế

Bên cạnh đó không thể phủ nhận một thực trạng là các doanh nghiệpViệt Nam còn yếu kém về năng lực quản lí, nguồn nhân lực, khả năng thíchnghi và mang nặng tư tưởng dựa dẫm của một thời kì dài bao cấp Việc ngaylập tức thúc ép các doanh nghiệp này tự tạo lập một thế đứng vững chắc trênthị trường trong nước đã là một nhiệm vụ quá khó khăn chứ chưa đề cập đếnthị trường khu vực và quốc tế Hơn nữa ngay cả khi các doanh nghiệp ViệtNam đã có một tiềm lực nhất định cũng không thể cho rằng họ không còncần tới sự bảo trợ của nhà nước nữa Những doanh nghiệp hoạt động trong

Trang 9

các lĩnh vực công nghệ cao ngoài mong muốn nhận được sự hỗ trợ về vốnthì sự hỗ trợ trong vấn đề nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới cũnghết sức quan trọng đôí với họ.

Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang xâydựng cho mình một chiến lược phát triển kinh tế trong đó ưu tiên phát triểnmột số ngành Các ngành này là những ngành công nghiệp có tiềm năngsong còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh cần được sự hỗ trợ tích cựccủa nhà nước và cả những ngành nhất thiết phải ưu tiên phát triển do các lído khác như chính trị và xã hội Đây là lí do cơ bản nhất để Việt Nam duy trìcác hình thức bảo hộ nhưng với đặc thù mang nhiều màu sắc chính trị hơn làkinh tế các hình thức bảo hộ của Việt Nam trong thời gian qua chưa hẳn đãphát huy được tính chất tích cực đối với nền kinh tế.

Đứng trước xu thế khách quan của tự do hoá thương mại và quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng cần duy trì các phương thức bảo hộ vìnhững nguyên nhân nhất định Thứ nhất trong quá trình tự do hoá thươngmại nền kinh tế Việt Nam không thể tránh được những tác động xấu như sựxâm nhập của hàng hoá, sự lũng đoạn của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Nếu không có chiến lược bảo hộ sản xuất phù hợp nền kinh tếcủa chúng ta sẽ phát triển bất cân xứng và phụ thuộc nặng nề vào các yếu tốbên ngoài Thứ hai để hoà nhập vào một nền kinh tế chung vốn đã phát triểnhơn chúng ta rất nhiều Việt Nam cần cải thiện khả năng cạnh tranh trênphương diện quốc gia cũng như trên phương diện doanh nghiệp/ngành Cácbiện pháp hỗ trợ mang tính cấp thiết sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Namtạo được những lợi thế nhất định trong quá trình bắt kịp nhịp độ phát triểnchung và tạo điều kiện cho chúng ta tranh thủ hoàn thiện các yếu tố còn lại Cuối cùng cũng không thể không đề cập đến một lí do ít được đề cập đến đólà để tạo lập một thế vững chắc trên trường quốc tế bảo hộ cũng là một công

Trang 10

cụ để chúng ta có thể mang ra “mặc cả” để đổi lấy những ưu đãi chính trịnhất định.

2.Các phương thức bảo hộ sản xuất trong nước: 2.1.Thuế và thuế quan:

Ngoài mục đích chính là thu ngân sách thuế còn là một biện pháp hướngdẫn tiêu dùng và trong một chừng mực nào đó là một biện pháp hạn chếnhập khẩu hữu hiệu.Việc đánh thuế nội địa hay thuế quan cao vào một mặthàng nhập khẩu sẽ có tác động không nhỏ tới việc thu hẹp cầu trong nước từđó dẫn đến hạn chế nhập khẩu những mặt hàng này Bên cạnh thuế và thuếquan thì các biện pháp phi thuế cũng là một trong những công cụ hữu hiệuđể bảo hộ sản xuất trong nước Đây cũng chính là nội dung mà đề tài muốnđề cập tới.

2.2 Các biện pháp phi thuế:(NTM- non-tarrif measure)

Các biện pháp phi thuế được định nghĩa như tất cả các biện pháp khácngoài các biện pháp thuế quan được qui định về mặt pháp lí hay đơn thuầntồn tại trên thực tế có ảnh hưởng đến mức độ hoặc phương hướng nhậpkhẩu Các biện pháp phi thuế quan có thể mang một hay nhiều thuộc tínhkhác nhau như áp dụng ở biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủđộng hay bị động, nhằm mục đích bảo hộ hay không bảo hộ, phù hợp haykhông phù hợp với thông lệ quốc tế

Trang 11

nhất như thuế quan Ví dụ: để nhằm hạn chế nhập khẩu một mặt hàng bất kì,có thể đồng thời áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phépnhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu

b.Đáp ứng nhiều mục tiêu: một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mụctiêu với hiệu quả cao

Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế,thương mại của mình Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trongnước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo vệ an toàn sứckhỏe con người, động thực vật, môi trường; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảmbảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự antoàn xã hội, v.v Các NTM có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mụctiêu khác nhau khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặckhông hữu hiệu bằng

Ví dụ: quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừađảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộsản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp Hay cấp phép không tựđộng đối với dược phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa,dành đặc quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyênngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con người, còn có tác dụngphân biệt đối xử với một số nước cung cấp nhất định.

c.Nhiều NTM chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ

Do NTM thường mang tính mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràngnhư những thay đổi định lượng của thuế quan, nên tác động của chúng cóthể lớn nhưng lại là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cáchnày hay cách khác Hiện nay các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnhviệc sử dụng một số NTM nhất định Trong đó, tất cả các NTM hạn chế địnhlượng đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ

Trang 12

Một số NTM khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộsản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiệntuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan Chẳng hạn như tiêuchuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bánphá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, hỗ trợ nông nghiệpdạng hộp xanh

Ngoài ra, vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị yêu cầu cắt giảm hayloại bỏ những NTM chưa xác định được sự phù hợp hay không phù hợp vớicác quy định của WTO Những NTM này có thể do WTO chưa có quy địnhđiều chỉnh hoặc có quy định nhưng rất chung chung và trên thực tế rất khócó thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp với quy định đó, hoặcchúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung Chẳng hạn như yêu cầu đặtcọc, trả thuế nhập khẩu trước, v.v

2.2.2.Nhược điểm:

a.Không rõ ràng và khó dự đoán

Các NTM trên thực tế thường được vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủquan, thậm chí tuỳ tiện, của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụtrong nước Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trongnăm tới, Chính phủ phải dự kiến được công suất sản xuất trong nước có khảnăng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm tổng nhu cầu về phân bón của toànngành nông nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biếnđộng, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn Nếu dựđoán không chính xác sẽ có ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước Ví dụnhư gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp phân bón khi sản xuất trongnước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hoặc trái lại, dẫn đến tình trạng

Trang 13

cung vượt cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm (sốt lạnh) Điều nàyđồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao hơn.

Sử dụng NTM cũng thường làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn quyết định củangười sản xuất và người tiêu dùng trong nước, tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổnguồn lực trong nội bộ nền kinh tế (chính là giá thị trường), phản ánh khôngtrung thực lợi thế cạnh tranh thực sự Do đó, khả năng xây dựng kế hoạchđầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sảnxuất bị hạn chế

Tác động của các NTM thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng nhưtác động của thuế quan Nếu mức bảo hộ thông qua thuế quan đối với mộtsản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính thuế suất đánh lên sảnphẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua NTM là tổng mức bảo hộ của cácNTM riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm Bản thân mức độ bảo hộ củamỗi NTM cũng chỉ có thể được ước lượng một cách tương đối Cũng vì mứcđộ bảo hộ của các NTM không dễ xác định nên rất khó xây dựng một lộtrình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ chỉ bằng thuế quan

b.Khó khăn, tốn kém trong quản lý

Vì khó dự đoán nên các NTM thường đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêutốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành, kiểm soát bằngNTMs.

Một số NTM thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quanvới những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gâykhó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, quản lý, và các chủthể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thôngtin cũng như đánh giá tác động của các NTM này.

Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưacó ý thức xây dựng, đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào

Trang 14

nhà nước tự quy định Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốnkém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụngNTM nhất định có lợi cho mình

Ngoài ra, có những NTM bị động là những NTM tồn tại trên thực tếngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách như bộ máy quản lýthương mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bảnpháp lý không được công bố công khai,

c.Không tăng thu ngân sách, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp:

Việc sử dụng các NTM phục vụ mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sảnxuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào chonhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhấtđịnh được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi, đặc quyền, như được phân bổhạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu Điều này còn dẫn đến sựbất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.

2.3 Sự kết hợp giữa hai biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước.

Các biện pháp thuế quan và NTM là hai công cụ bảo hộ sản xuất quantrọng đối với mọi quốc gia Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu đặc thùnên chúng thường được sử dụng bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuấttrong nước Mặc dù về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vựcthường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưngthực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các NTM mới,vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế.

Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộcvào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hướng của chính phủ các nước trongviệc áp dụng các NTM bổ trợ cho biện pháp thuế quan Nếu biết kết hợp hàihòa và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ, hỗ trợ có

Trang 15

thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bước thích nghi với các địnhchế và nguyên tắc chung của môi trường thương mại quốc tế.

3 Các NTMs được sử dụng để bảo hộ: 3.1 Những căn cứ phân loại

3.1.1 Bảo hộ sản xuất trong nước:

Đây là thuộc tính quan trọng nhất của một NTM mà các nhà hoạch địnhchính sách cần cân nhắc khi đưa ra quyết định có áp dụng chúng hay không.Điều này phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề phân tích và đánh giá thực trạngkinh tế trong nước từ đó lựa chọn ngành bảo hộ, thời gian và mức độ bảo hộ.

3.1.2.Phù hợp với qui định của các tổ chức kinh tế quốc tế:

Khi xây dựng chính sách thương mại nhằm hội nhập vào các tổ chứcthương mại quốc tế cần quan tâm đến những qui định của những tổ chức nàyđặc biệt là những biện pháp đã có cam kết cắt giảm Hiện tại Việt Nam đãtrở thành thành viên chính thức của ASEAN và APEC do đó việc cắt giảmnhững biện pháp phi thuế cho phù hợp với những tổ chức này là vấn đề bắtbuộc Ngoài ra muốn trở thành thành viên chính thức của WTO-một tổ chứcthương mại có quy mô toàn cầu trong một tương lai gần, Việt Nam cần phảicải cách mạnh mẽ hơn nữa những biện pháp thuế quan cũng như phi thuế Các nguyên tắc và qui định của WTO thông thường cũng là những chuẩnmực cho mối quan hệ giữa các quốc gia với các thể chế tài chính tiền tệ haycho các tổ chức thương mại khác Do đó có thể khẳng định chắc chắn rằngviệc thực hiện triệt để bước đầu các cam kết mở đường cho Việt Nam thamgia WTO cũng đồng thời giúp Việt Nam phần nào đáp ứng được những camkết trong ASEAN và APEC.

3.2 Phân loại các NTM:

Trên cơ sở các thuộc tính nói trên của các NTM có thể phân loại cácNTM này thành bốn nhóm lớn với các thuộc tính sau:

Trang 16

- PH: phù hợp với những nguyên tắc và qui định của các tổ chứcthương mại quốc tế.

- KPH: không phù hợp với những qui định của các tổ chức thương mại quốctế.

- BH: có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.

- KBH : không có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước

3.2.1.Nhóm 1:KPH

Các NTM thuộc nhóm này hoặc là vi phạm rõ ràng qui định của WTO ( vídụ áp dụng giá nhập khẩu tối thiểu để xác định trị giá tính thuế hải quan),hoặc chỉ phù hợp trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ cấm nhập khẩuhàng hoá có hại cho môi trường) Do đó tất cả các biện pháp hạn chế nhậpkhẩu sau đây đều thuộc nhóm này:

a.Các biện pháp quản lý định lượng

Hạn ngạch: là qui định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặthàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trongmột thời gian nhất định Bao gồm:

- Hạn ngạch toàn cầu (6210)1 Không xác định (6211)

 Xác định đối với các thành phần xuất khẩu (6212) Hạn ngạch song phương (6220)

 Hạn ngạch theo mùa (6230)

 Hạn ngạch liên quan đến thực hiện xuất khẩu (6250) Hạn ngạch liên quan đến bán hàng hoá nội địa (6250) Hạn ngạch của các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (6270)Ngăn cấm (6300) Bao gồm:

1_ Các ch s trong ngo c ữ số trong ngoặc đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD ố trong ngoặc đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD.ặc đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD à mã số theo thống kê của UNCTAD.n l mã s theo th ng kê c a UNCTAD.ố trong ngoặc đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD.ố trong ngoặc đơn là mã số theo thống kê của UNCTAD.ủa UNCTAD.

Trang 17

 Cấm hoàn toàn (6310):trừ trường hợp đối với lí do môi trường, sứckhoẻ, thuần phong mĩ tục,an ninh quốc phòng.

 Ngừng cấp giấy phép (6320) Cấm theo mùa (6330)

 Cấm tạm thời (6340) Đa dạng nhập khẩu (6350)

 Cấm trên cơ sở nguồn gốc (cấm vận) (6360)

 Cấm đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (6370)

Các thoả thuận hạn chế xuất khẩu (6600): các hạn chế được đặt ra bởinước nhập khẩu nhưng được nước xuất khẩu quản lí.

 Các thoả thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện (6610) Các thoả thuận tiếp thị có trật tự (6620)

 Thoả thuận đa dạng (6630) Thoả thuận hạn ngạch (6631) Thoả thuận tư vấn (6632)

 Thoả thuận hợp tác hành chính (6633)

 Thoả thuận hạn chế xuất khẩu hàng dệt may ngoài MFA(6640) Cấp phép không tự động (6100) được xác định như là các thủ tục hànhchính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trìnhđơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơquan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.

 Giấy phép không có tiêu chuẩn thanh toán cụ thể (6110) Giấy phép đối với người mua chọn lọc (6120)

 Giấy phép đối với việc sử dụng cụ thể (6130) Liên quan tới thương mại xuất khẩu (6131) Đối với mục đích ngoài xuất khẩu( 6132

 Giấy phép liên quan đến sản phẩm địa phương (6140):

Trang 18

 Bán hàng hoá địa phương (6141) Yêu cầu nội dung địa phương (6142) Thương mại trao đổi hoặc tính toán (6143)

 Giấy phép liên quan đến ngoại hối không chính thức (6150) Chuyển đổi ngoại tệ bên ngoài (6151)

 Chuyển đổi ngoại tệ của chính các nhà nhập khẩu (6152)

b.Các biện pháp tương đương thuế quan

Được định nghĩa như những biện pháp làm tăng chi phí theo cách tươngtự đối với các biện pháp thuế quan Bao gồm:

Phụ phí hải quan (2100): còn được gọi là phí thu thêm hoặc thuế bổsung là một phương tiện chính sách thương mại độc lập để tăng thu nhập tàichính hoặc bảo hộ công nghiệp trong nước.

Thuế và chi phí bổ sung (2200): Chi phí bổ sung bao gồm thuế và lệ phíkhác nhau đặt ra đối với hàng hàng hoá nhập khẩu cùng với thuế và phụ phíhải quan

 Thuế đối với các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ (2210) Thuế gián tem (2220)

 Lệ phí giấy phép nhâp khẩu (2230) Lệ phí hoá đơn lãnh sự (2240) Thuế thống kê (2250)

 Thuế đối với các phương tiện giao thông (2260)

 Thuế và phụ phí đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (2270),và những loại thuế khác (2280)

Thuế và chi phí nội địa đánh vào nhập khẩu (2300) Thuế hàng hoá chung (2310)

 Thuế hàng hoá (2320)

Trang 19

 Thuế và phí tổn đối với hàng hoá thuộc hạng mục sản phẩm nhạycảm (2370)

Đánh giá hải quan theo qui định (2400)

Thuế hải quan và các chi phí khác đối với nhập khẩu chọn lọc có đượcáp dụng trên cơ sở đánh giá theo qui định về hàng hoá Biện pháp này đượcđưa ra như một phương tiện để tránh gian lận hoặc bảo vệ công nghiệp trongnước Đánh giá hải quan theo qui định làm biến đổi thuế theo gía hàng thànhmột dạng thuế đặc biệt.

Các biện pháp tượng đương thuế quan khác (2900).

c.Các biện pháp tài chính (4000)

Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoạitệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán

Các yêu cầu thanh toán trước (4100)

Thanh toán trước các giá trị giao dịch nhập khẩu trong một thời giancho phép trước khi nhập khẩu và\ hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêucầu tại thời điểm giao dịch hoặc cấp giấy phép nhập khẩu.

 Yêu cầu giới hạn tiền mặt (4120)

Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc mộtphần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương trước khimở thư tín dụng; việc thanh toán có thể được yêu cầu bằng ngoại tệ.

 Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm(4170): Việc gửi lại tiền gửi là chi phí được trả lại khi các thùng hàng hoặccác sản phẩm đã sử dụng được trả lại hệ thống giao nhận.

Tỷ giá hối đoái đa dạng (4200)

Xác định tỉ giá hối đoái chính thức hạn chế (4300) Uỷ quyền ngân hàng (4320)

Yêu cầu giao lại chuyển đổi ngoại tệ (4400)

Trang 20

Các qui định liên quan đến các điều kiện chi trả đối với nhập khẩu (4500)Các qui định cụ thể liên quan đến các điều kiện thanh toán của quá trìnhnhập khẩu và việc đạt được và sử dụng tín dụng (nước ngoài và trong nước)đối với vấn đề nhập khẩu tài chính.

Trì hoãn chuyển giao xếp hàng (4600)

d Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:

Các hạn chế đối với công ty cụ thể (đầu mối xuất nhập khẩu) (6700): Phê chuẩn chọn lọc các nhà nhập khẩu (6710)

 Hạn ngạch đối với công ty cụ thể (6720)Các biện pháp độc quyền (7000)

Các biện pháp tạo nên một tình huống độc quyền,bằng cách đưa ra cácquyền riêng biệt cho một hoặc một nhóm hạn chế các nhà kinh doanh vìnhững lí do xã hội tài chính hoặc kinh tế Bao gồm:

Một kênh đối với nhập khẩu (7100) : tất cả việc nhập khẩu hoặc việcnhập khẩu một loại hàng hoá chọn lọc phải thông qua các cơ quan nhà nướchoặc các doanh nghiệp do nhà nước quản lí Đôi khi các khu vực tư nhâncũng dược ưu đãi những quyền nhập khẩu riêng biệt Bao gồm:

 Quản lí thương mại nhà nước (7110) Cơ quan nhập khẩu duy nhất (7120)

Các dịch vụ quốc gia bắt buộc (7200): các quyền riêng biệt đượcchính phủ thừa nhận về bảo hiểm quốc gia và các công ty vận tải biển đốivới toàn bộ hoặc một phần cụ thể của việc nhập khẩu.

 Bảo hiểm quốc gia bắt buộc (7210) Vận tải quốc gia bắt buộc (7220)

e.Các biện pháp liên quan đến đầu tư (9100)

Các biện pháp này bao gồm các chính sách phi thuế trong nước phân biệtđối xử hoặc tạo ra những khó khăn trong sản xuất hoặc đầu tư của các nhóm

Trang 21

công ty từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ và thành phần xuất nhậpkhẩu.

3.2.2 Nhóm 2 : PH và KBH

Các NTM thuộc nhóm này là các biện pháp hạn chế nhập khẩu dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng được thừa nhận chung không mang tính chất bảo hộ.

Các biện pháp kĩ thuật (8000)

Là các biện pháp đề cập đến sản phẩm có đặc trưng liên quan đến vấn đềkĩ thuật như chất lượng, an toàn, kích cỡ, trong đó bao gồm các điều khoảnhành chính có thể được yêu cầu áp dụng cho một sản phẩm như thuật ngữ, kíhiệu, thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu và các yêu cầu dán nhãn

Các qui định kĩ thuật (8100)

Các qui định đưa ra các yêu cầu kĩ thuật, trực tiếp hoặc bằng việc đề cậpđến hoặc kết hợp nội dung của việc định rõ kĩ thuật, tiêu chuẩn hoặc mã sốthực hiện để bảo vệ sức khoẻ con người (qui định vệ sinh); bảo vệ sức khoẻthực vật (qui định về vệ sinh thực vật); bảo vệ môi trường và bảo vệ cuộcsống hoang dã; bảo đảm an toàn con người; bảo đảm an ninh quốc gia, ngănngừa các hoạt động gian lận

 Các yêu cầu đậc trưng của sản phẩm (8110)

 Yêu cầu đánh dấu (8120): các biện pháp xác định thông tin quiđịnh việc đóng gói hàng hoá phải được thực hiện cho việc vậnchuyển; hải quan (nước xuất xứ, cân nặng, kí hiệu đối với nội dungnguy hiểm, )

 Yêu cầu nhãn mác (8130): Các biện pháp qui định loại hình kíchcỡ của việc in gói hàng hoặc/ và xác định thông tin nên được cungcấp cho khách hàng.

Trang 22

 Yêu cầu đóng gói (8140).: Các biện pháp qui định cách thức vềhàng hoá phù hợp với nước nhập khẩu về việc điều khiển thiết bịhoặc vì các lí do khác và xác định nguyên liệu đóng gói được sửdụng.

 Thử nghiệm, kiểm tra và yêu cầu kiểm dịch (8150) : Thử nghiệmbắt buộc các mẫu sản phẩm bởi một phòng thí nghiệm được uỷquyền trong nước nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá bởi các cơ quanthẩm quyền về sức khoẻ trước khi ra khỏi hải quan hoặc yêu cầukiểm dịch đối với động thực vật sống.

Thẩm tra trước khi bốc hàng lên tàu (8200): Quản lí chất lượng, số lượngvà giá cả bắt buộc của hàng hoá trước khi di chuyển hàng từ nước xuấtkhẩu,có hiệu lực bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu uỷthác Quản lí giá nhằm mục đích tránh dưới mức và trên mức hoá đơn do đóthuế hải quan không bị trốn tránh hoặc chuyển đổi ngoại tệ không bị thấtthoát.

3.2.3 Nhóm 3 : PH & BH

Các NTM thuộc nhóm này là các biện pháp có mục tiêu bảo hộ sản xuấttrong nước nhưng được các tổ chức thương mại quốc tế thừa nhận.Các biệnpháp thuộc nhóm này được gọi là các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thờibao gồm:

Trang 23

Các biện pháp chống trợ cấp (3500): Đánh thuế nhập khẩu đặc biệt đểchống trợ cấp của chính phủ nước ngoài đối với mặt hàng này Bao gồm:

 Điều tra chống trợ cấp (3510) Thuế chống trợ cấp (3520) Cam kết giá cả (3530)

Hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh

3.2.4 Các NTM chưa có qui định cụ thể của các tổ chức thương mại quốc tế :

Các NTMs thuộc nhóm này là những biện pháp rất khó xác định đượcchúng có phù hợp hay không phù hợp với các qui định của các tổ chứcthương mại quốc tế Mặt khác chúng có thể đã được qui định song còn kháchung chung Có thể chia các NTMs này thành hai nhóm nhỏ sau:

a Các biện pháp nhằm mục tiêu bảo hộ rõ ràng có tác dụng nhất địnhtrong từng hoàn cảnh cụ thể, đây là các biện pháp tài chính chưa bị ràngbuộc bởi bất cứ tổ chức nào:

Tiền gửi nhập khẩu trước (4110): Nghĩa vụ gửi trước phần trăm giá trịcủa các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhậpkhẩu, các khoản tiền gửi này không được tính lãi xuất.

Trả trước thuế hải quan (4130): Thanh toán trước toàn bộ hoặc một phầnkhông cho phép sinh lãi xuất.

b Các biện pháp dẫn đến hạn chế nhập khẩu nhưng phát sinh một cáchngẫu nhiên chứ không do các nhà hoạch định chính sách chủ động vạch ra.Các biện pháp này có tác động xấu đến thương mại nhưng chưa bị các tổchức thương mại yêu cầu loại bỏ.

Các thủ tục đặc biệt (8310): Các thủ tục không rõ ràng liên quan đếnviệc quản lí hành chính của bất cứ biện pháp nào được nước nhập khẩu ápdụng như nghĩa vụ nộp thông tin sản phẩm chi tiết hơn yêu cầu thông

Trang 24

thường trên cơ sở yêu cầu khai hải quan, yêu cầu sử dụng các địa điểm nhậpcảnh cụ thể,

Năng lực yếu kém của hải quan (8320): thể hiện qua khả năng về chuyênmôn trong quá trình kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục thông quan.

Tham nhũng (8350): là một trong những yếu tố phát sinh ngoài tầm kiểmsoát của các nhà hoạch định chính sách, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngthương mại cần phải loại bỏ.

Biểu thuế hay thay đổi và thông tin về biểu thuế khó tiếp cận

Các văn bản liên quan đến thương mại không được công bố kịp thời,công khai

III.KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC NTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC:1 Thực tiễn áp dụng các NTM của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và là một trongnhững thành viên sáng lập của GATT (WTO ngày nay) Mặc dù có tiềmnăng to lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất, nhưng theo qui luật về lợithế cạnh tranh tương đối, trong những năm qua, Hoa Kỳ đang phải đối mặtvới những thách thức rất lớn nhằm bảo hộ cho những ngành sản xuất đã suygiảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

1.1 Các biện pháp hạn chế định lượng:

1.1.1 Cấm:

Hoa Kỳ có qui định cấm nhập khẩu cá ngừ với lí do tránh bắt phải cá heomột cách không cố ý khi đánh bắt cá ngừ Luật bảo vệ động vật có vú ở biểnban hành vào năm 1972 của Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ và các sảnphẩm chế biến liên quan từ Mêhicô và các nước khác nếu phương pháp đánhbắt cá ngừ dẫn đến bắt cả cá heo Để ngăn ngừa các nước khác tránh bị điềuchỉnh bởi luật đó, Hoa Kỳ còn yêu cầu các nước đang nhập khẩu cá ngừ cầncó biện pháp hạn chế tương tự nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm liên quan

Trang 25

từ các nước trên Hơn nữa, Hoa Kỳ còn cấm cả nhập khẩu những sản phẩmnày từ những nước không tuân thủ yêu cầu của mình.

Hoa Kỳ lập luận là các biện pháp trên được đưa ra để bảo vệ cá heo và làcác biện pháp "cần thiết để bảo vệ con người, động vật và thực vật" (ĐiềuXX(b), GATT 1994) và "liên quan tới bảo tồn các tài nguyên thiên nhiênkhan hiếm" (Điều XX(g), GATT 1994) Do đó các biện pháp này tuân thủnhững qui định ngoại lệ của GATT về việc cấm hạn chế số lượng nhập khẩu.Tuy nhiên các Ban xét xử đã chỉ ra rằng các biện pháp này vi phạmnhững qui định của GATT 1994 do chúng không đưa ra được mối quan hệtrực tiếp giữa mục tiêu hợp pháp của nó và các biện pháp hạn chế số lượngcũng như không minh chứng được sự cần thiết và tính thích hợp của cácbiện pháp này nhằm đạt được mục tiêu đó

1.1.2 Hạn ngạch:

Hoa Kì hạn chế nhập khẩu tôm và sản phẩm từ tôm Chính phủ này đặtra yêu cầu các nhà đánh bắt tôm phải đệ trình chứng nhận rằng chính phủcủa họ có các qui định giống như mình đối với lưới đánh tôm để bảo vệ rùabiển Nếu thiếu chứng nhận đó, Hoa Kỳ sẽ không nhập khẩu tôm từ nhữngnước chấp nhận những phương pháp đánh bắt tôm gây nguy hại cho rùabiển.

Ban đầu luật này chỉ áp dụng với các nước vùng Caribê và vịnh Mêhicô.Nhưng từ giữa năm 1996 luật này được áp dụng với tất cả các nước trên thếgiới Trường hợp ngoại lệ được áp dụng với tôm nhập khẩu được nuôi tạicác trang trại, được đánh bắt bằng phương pháp thủ công, hay tôm từ vùngnước lạnh nơi mà rùa biển không sống được.

Nhiều thành viên cho rằng biện pháp này của Hoa Kỳ đã vi phạm Điều XI,GATT 1994 về hạn chế số lượng và không biện minh được theo bất cứ quiđịnh nào của Điều XX, GATT 1994 về các trường hợp ngoại lệ

Trang 26

1.1.3 Hạn ngạch thuế quan:

Mặc dù là nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới nhưng Hoa Kỳduy trì danh mục rất lớn các nông sản chịu hạn ngạch thuế quan Đáng chúý là mức hạn ngạch mà Hoa Kỳ cam kết cao hơn mức nhập khẩu thực tế rấtnhiều Điều này chứng tỏ Hoa Kỳ đã rất thành công trong quá trình đàmphán về nông nghiệp.

Những nông sản chính chịu hạn ngạch thuế quan là thịt bò, một số loạisữa, bơ, pho mát, đường, sôcôla, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, bông

1.2 Các qui định về kĩ thuật:

Luật Hoa Kì đòi hỏi tất cả xe ô tô con và xe tải nhẹ phải mang nhãn chỉra phần trăm hàm lượng nội địa của Hoa Kỳ và Canada Cụ thể là nhãn phảichỉ ra:

- Phần trăm hàm lượng của các chi tiết Hoa Kỳ và Canada (trên cơ sởmodel-by-model);

- Nước, bang và thành phố lắp ráp cuối cùng;

- Nếu các nước không phải là Hoa Kỳ và Canada cung cấp từ 15%chi tiết trong xe trở lên, nhãn phải chỉ ra hai nước cung cấp nhiều chi tiếtnhất cũng như phần trăm chi tiết do mỗi nước cung cấp;

- Nước xuất xứ của động cơ và nước gia công (nước thêm 50% giátrị trở lên hoặc gia tăng giá trị nhiều nhất).

Luật này có giá trị từ tháng 10/1994 Người vi phạm bị phạt 1000 USDcho mỗi xe Lời giải thích cho hệ thống này là nó cung cấp cho người tiêudùng thông tin cần thiết để quyết định việc mua sắm về phần trăm giá xeđược sản xuất tại Hoa Kỳ và Canada Nhưng trên thực tế hệ thống là mộtđiều khoản "mua hàng Mĩ " nhằm động viên người tiêu dùng mua hàng nội địa.

Hệ thống này có nhiều điểm tạo ra sự phân biệt đối xử với các nhà sảnxuất nước ngoài Hơn nữa nó làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất cũng

Trang 27

như bán xe ô tô để tính toán hàm lượng theo yêu cầu, do đó tạo ra trở ngạikhông cần thiết đối với thương mại và có thể vi phạm Điều II:1 và 2 của Hiệpđịnh TBT.

1.3 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời:

1.3.1 Chống bán phá giá:

Luật về chống bán phá giá có lẽ là nguồn lớn nhất che giấu chủ nghĩabảo hộ của Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã than phiền về vấn đề này Hoa Kỳđã có nhiều sửa đổi để luật về chống phá giá của nó phù hợp với Hiệp địnhvề chống phá giá Tuy nhiên còn hai điểm đáng lưu ý:

 Thứ nhất, trong một số lĩnh vực, luật về thực thi của Hoa Kỳ có thểđược giải thích hay được áp dụng theo cách thức không phù hợp vớiHiệp định chống phá giá

 Thứ hai, thậm chí trong những lĩnh vực mà luật thực thi dường nhưđã rõ ràng, vẫn có mối lo ngại về triển khai thực sự theo các quiđịnh của nó vẫn vi phạm Hiệp định chống phá giá.

1.3.2 Thuế đối kháng

Tháng 1/1993, Hoa Kỳ đã đặt thuế đối kháng lên một số loại thép nhậpkhẩu từ Pháp, Đức và Anh Bên cạnh đó Hoa Kì cũng ép các nước khác nhưNhật và Nga phải hạn chế xuất khẩu tự nguyện mặt hàng này sang thị trườngcủa mình.

1.3.3 Trợ cấp:

EU đã chỉ ra rằng trong việc tính trợ cấp, Hoa Kỳ đã sử dụng phươngpháp tuỳ tiện không phù hợp với Điều 4.2 của Hiệp định Trợ cấp (trướcVòng Uruguay) với qui định "thuế đối kháng không được cao quá mức trợcấp" Một Ban xét xử đã được thành lập và đã công bố báo cáo vào tháng11/1994 nhưng báo cáo này vẫn chưa được thông qua.

Trang 28

Cũng theo liên minh châu Âu thì các biện pháp trợ cấp của Mĩ vi phạm"tính cụ thể" trong qui định của WTO với 4 tiêu chí sau:

(a) trợ cấp chỉ được sử dụng bởi một số công ty;

(b) hầu hết trợ cấp chỉ được sử dụng bởi một số công ty;(c) phần lớn trợ cấp được ban cho một số công ty hay ngành;(c) các cơ quan chức năng phán xử tuỳ tiện về mức trợ cấp.

Ngày 18/11/1997, liên minh châu Âu cho biết đã đề nghị tham vấn songphương với Hoa Kỳ tại WTO vì những thiệt hại của các công ty EU do hệthống miễn thuế xuất khẩu của Hoa Kỳ Theo EU, hệ thống này giảm thuếthu nhập đối với những hàng hoá được xuất khẩu bởi "các công ty bán hàngnước ngoài" (foreign sales corporations - FSCs) Hầu hết các công ty đó lànhững chi nhánh của các công ty Hoa Kỳ Việc miễn giảm dựa trên điềukiện là hầu hết hàng xuất khẩu được sản xuất tại Hoa Kỳ EU lập luận rằngđiều này tạo ra trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp này ưu tiên hàng nội hơn là hàngnhập khẩu Cả hai loại trợ cấp này đều vi phạm Hiệp định Trợ cấp.

1.4 Qui tắc xuất xứ

Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc "biến đổi cơ bản" như là nguyên tắc cơ sởtrong việc xác định xuất xứ của sản phẩm Nguyên tắc này được giải nghĩakhác nhau trong các hiệp định và các chương trình thương mại của Hoa Kỳ.Qui tắc xuất xứ của Mỹ được phát triển thông qua sự giải thích của Hải quanvà các vụ kiện Nói chung, hải quan xác định xuất xứ của một sản phẩmđược sản xuất gia công tại hai nước trở lên trên cơ sở sản phẩm "được biếnđổi cơ bản" thành một mặt hàng mới và khác biệt ở đâu Do hải quan và toàán quyết định một sản phẩm đã trải qua "biến đổi cơ bản" trên cơ sở từngtrường hợp nên việc xác định xuất xứ là cực kỳ khó dự đoán Điều này làkhông phù hợp với Điều X:3 của GATT và Điều 2(e) của Hiệp định Qui tắc

Trang 29

xuất xứ rằng các qui định thương mại phải được áp dụng theo một cách thứchợp lý và thống nhất.

Chính Hoa Kỳ cũng thừa nhận là cách tiếp cận theo từng trường hợp làthiếu tính dự đoán Với mong muốn cải thiện tình hình, làm cho qui tắc xuấtxứ rõ ràng và khách quan hơn, năm 1993 Chính phủ Hoa Kỳ đã đề xuất sửađổi qui tắc xuất xứ áp dụng với nhập khẩu của nó Qui tắc sửa đổi sẽ xácđịnh xuất xứ theo sự thay đổi phân loại dòng thuế Tuy nhiên một số vấn đềvẫn còn tồn tại:

 Tiêu chuẩn để xác định xuất xứ các linh kiện được sử dụng chođồng hồ và máy in được cân nhắc cho cả quá trình lắp ráp và giámđịnh cũng như việc gia công các bộ phận chính

 - Chọn lựa một trong ba tiêu chuẩn về lắp ráp và giám định khi xácđịnh xuất xứ của các sản phẩm bán dẫn ngăn cản tính khách quan,nhất quán của việc xác định xuất xứ.

Riêng đối với mặt hàng dệt may tháng 10 năm 1995 Hoa Kỳ đã sửa đổiqui tắc xuất xứ đối với mặt hàng này (Điều 334 của Luật về việc thực hiệnHiệp định WTO) Những sửa đổi chính là:

- Với hàng dệt, trước kia nước xuất xứ là nước tiến hành cắt, nay lànước tiến hành may;

- Với hàng dệt kim (đan), trước kia xuất xứ là nước tiến hành nhuộm, invà hai công đoạn khác (qui tắc "2+2"), nay là nước tiến hành dệt bất chấpcác công đoạn khác.

Mục tiêu của sự sửa đổi là thích ứng với hạn ngạch nhập khẩu hàng dệtvới Trung quốc và Hàn quốc khi mà công đoạn cắt tiến hành chủ yếu ởHongkong và may ở Trung quốc, và hàng dệt kim ở Hàn quốc được gia côngtheo dạng "2+2" tại Nhật bản.

Trang 30

Tháng 6 năm 1997, EU đã đề nghị tham vấn song phương với Hoa Kỳ vềsửa đổi này EU nhập dệt kim lụa từ Trung quốc và dệt kim bông từ ThổNhĩ Kỳ và Ai cập, gia công chúng thành khăn quàng và các mặt hàng khácsau đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ như là sản phẩm của EU Theo qui định mớithì những sản phẩm này không được mang nhãn hiệu "Sản xuất tại EU" nữa,và sẽ rơi vào hạn ngạch của Hoa Kỳ cho các nước dệt chúng.

Một số nước khác trong đó có Nhật bản, Thái lan, Thuỵ sỹ, Hongkongđã tham gia tham vấn Tuy nhiên những tham vấn tiếp theo đã bị hoãn lại doHoa Kỳ và EU có một thoả thuận tạm thời Đến nay WTO vẫn chưa đượcthông báo về thoả thuận này, đặc biệt là nó có được áp dụng trên cơ sở MFNhay không.

1.5 Các biện pháp đơn phương:

Một đặc điểm nổi bật trong các biện pháp phi thuế của Hoa Kỳ là cácbiện pháp đơn phương được quốc gia này tự đưa ra có tác dụng hạn chếthương mại rất lớn Có thể kể ra một số biện pháp đáng chú ý nhất như sau:

1.5.1 Biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia: với lý do bảo đảm an ninh

quốc gia, Hoa Kỳ đã hạn chế nhập khẩu từ các nước bị coi là có thể đe doạđến an ninh của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Cu ba, Angola, Ruanda

1.5.2 Các hành động thương mại đơn phương: Điều 301 của Luật Thương

mại Hoa Kỳ (1974), Super 301, Special 301 cho phép Hoa Kỳ có thể ápdụng các biện pháp đơn phương hạn chế thương mại với các nước mà HoaKỳ cho là có phương hại tới lợi ích của mình Luật Helm-Burton hạn chếkhông chỉ các công ty Hoa Kỳ mà thậm chí cả các công ty và thể nhân củacác nước khác tiến hành đầu tư buôn bán với Cu ba Hoa Kỳ cũng ban hànhvà thực thi biện pháp hạn chế thương mại với Iran.

Trang 31

2 Thực tiễn áp dụng các NTM của Thái Lan.2.1.Các biện pháp quản lí định lượng:

2.1.1 Cấm:

Thái Lan cấm nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu để bảo vệ an ninh,môi trường hay đạo đức xã hội phù hợp với các qui định của WTO Tuynhiên, Thái Lan cũng cấm nhập khẩu một số mặt hàng vì lí do bảo vệ sảnxuất trong nước khó có thể biện minh được theo mọi tiêu chuẩn của WTO.Ví dụ như một số loại đá xây dựng, mô tô đã qua sử dụng, hay các trò chơiđược điều khiển bằng cơ học hay điện tử.

Một số sản phẩm khác bị cấm nhập khẩu có điều kiện, chẳng hạn nhưkerosene, mô tô, một số loại xe buýt

2.1.2 Hạn ngạch nhập khẩu.

Thái Lan đặt các hạn chế số lượng nhập khẩu theo Điều 5 và các quiđịnh khác của Luật xuất khẩu và nhập khâủ năm 1979 Các hạn chế sốlượng không chỉ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và đạo đức xã hội, màcòn cả vì mục đích kinh tế như bảo vệ công nghiệp trong nước Những mặthàng cụ thể được liệt kê trong các nghị định hoàng gia hay thông tư của Bộthương mại

Hiện nay Thái Lan chỉ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu áp đối với số ít cácmặt hàng như máy móc, giấy, hóa chất, máy nông nghiệp, bình chứa gas đểnấu nướng, máy cưa đĩa còn lại chuyển sang quản lí chủ yếu bằng biện phápcấp phép nhập khẩu

b Cấp phép nhập khẩu.

Thái Lan duy trì ba kiểu cấp phép: cấp phép tự động, cấp phép không tựđộng và "các biện pháp đặc biệt" Cấp phép không tự động áp dụng cho hầuhết các sản phẩm, đặc biệt là nông sản "Biện pháp đặc biệt" chỉ áp dụng vớicá ngừ (giữ gìn môi trường) và gỗ từ Miến điện (do duy trì quan hệ chính trị

Trang 32

tốt) Ngoài lí do bảo vệ sức khoẻ và đạo đức xã hội, cấp phép nhập khẩuđược duy trì chủ yếu để bảo vệ sản xuất trong nước.

Thái Lan đã giảm số nhóm hàng nhập khẩu cần có giấy phép từ 42 (năm1995-96) xuống còn 23 (năm 1997) Các mặt hàng phải có giấy phép mớiđược nhập khẩu bao gồm nguyên vật liệu, dược phẩm, xăng dầu, hàng côngnghiệp, hàng dệt, nông sản và tất cả các loại lương thực thực phẩm phục vụtiêu dùng của con người.

Giấy phép nhập khẩu không tự động cũng được áp dụng đối với động cơ,bộ phận, phụ tùng đã qua sử dụng của xe máy có dung tích không quá 50cc,và bánh xe có bán kính không quá 10 inches Gần đây Thái Lan đã chuyểnbiện pháp cấp phép đối với 23 nhóm nông sản sang hạn ngạch thuế quan vàthuế hóa các NTM đối với các nông sản này Hầu hết chúng là nông sảnnguyên liệu thô (nông sản chưa chế biến) bao gồm sữa chưa cô đặc, khoaitây, hành, tỏi, cà phê, chè, hạt tiêu, ngô, gạo, đậu tương, lá thuốc lá Thuếsuất trong hạn ngạch ban đầu đối với các nông sản này thay đổi từ 20% đến60% Thuế suất ngoài hạn ngạch thay đổi từ 40% đến 242%

Bên cạnh yêu cầu về cấp phép nhập khẩu thuộc thẩm quyền của BộThương mại, nhập khẩu các sản phẩm lương thực thực phẩm, thuốc men, mỹphẩm, chất độc hại, chất gây nghiện, chất kích thích, các dụng cụ và trangthiết bị y tế còn phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý Thuốc vàThực phẩm của Thái Lan Nhìn chung, các quy định nhập khẩu lương thực,thực phẩm, thuốc men của Thái Lan là một rào cản đối với nhập khẩu dothời gian chậm trễ kéo dài trước khi được chấp thuận đưa vào thị trường vàhệ thống giấy phép nhập khẩu độc quyền.

2.2.Các biện pháp tương đương thuế quan:

2.2.1.Xác định Trị giá tính thuế hải quan

Trang 33

Giá trị hải quan ở Thái Lan nói chung dựa trên giá trị giao dịch của hànghoá nhập khẩu Nhưng có khoảng 10% trường hợp khi mà giá trị giao dịchkhai báo bị coi là không xác đáng phải sử dụng hệ thống "giá kiểm tra".Theo hệ thống này, có sự so sánh giữa giá trị giao dịch được khai báo với giátrong bảng giá do Hải quan xây dựng Hệ thống giá kiểm tra được sử dụngchủ yếu cho một số sản phẩm nhất định (và đôi khi cho nhập khẩu từ một sốnước nhất định) Những tiêu chuẩn để sử dụng hệ thống này được dựa trênnhững chỉ dẫn từ Cục trưởng Hải quan Khi giá trị khai báo thấp hơn giákiểm tra thì giá kiểm tra sẽ được áp dụng.

Trong giai đoạn 1996-1999, Cục Hải quan Thái Lan thường sử dụng giáhóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kỳ nước nàotrong thời gian trước đó để xác định trị giá tính thuế Các nhân viên hải quanThái Lan sử dụng công thức giá CIF để tính giá trị chịu thuế, hoặc công thứcgiá FOB + 10% cước vận tải + 5% phí bảo hiểm

Như vậy có thể nhận thấy rằng thủ tục và phương pháp xác định trị giátính thuế hải quan của Thái Lan khá tuỳ tiện, phụ thuộc vào cách áp dụngcủa các nhân viên hải quan Tuy nhiên từ tháng 5/2000, Thái Lan đã sử dụngphương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá giao dịch nhưquy định trong Hiệp định về xác định trị giá thuế quan của WTO.

2.2.2 Phụ thu:

Thái Lan vẫn duy trì phụ thu và các thuế nhập khẩu đặc biệt đối với cá

(fish meal), bột mỳ và meslin, ngô cho chăn nuôi, thép tấm và thép lá Mụctiêu của phụ thu nhập khẩu là duy trì mức giá thích hợp cho các nhà sảnxuất trong nước Cơ sở pháp lý đối với phụ thu là Luật xuất khẩu và nhậpkhẩu năm 1979 Nhập khẩu không theo qui chế MFN còn phải chịu phụ thubổ sung Năm 1992 Thái Lan đã bỏ phụ thu nhập khẩu (từ 20% đến 50%)

Trang 34

đối với xe có động cơ như là một phần của các biện pháp tự do hoá liên quantới ngành công nghiệp này.

Ban Đầu tư (BOI) có quyền đặt phụ thu nhập khẩu theo Điều 49 củaLuật Khuyến khích Đầu tư (1977) để bảo vệ các ngành công nghiệp đangnhận được khuyến khích đầu tư để chống lại việc phá giá hay cấu trúc thuếkhông thích hợp (tức là thuế đối với nguyên liệu cao hơn với thành phẩm).Phụ thu không được vượt quá 50% giá nhập khẩu của hàng liên quan và giaiđoạn áp dụng ban đầu chỉ giới hạn là một năm, sau đó có thể được gia hạn.BOI áp dụng khá nhiều phụ thu trong những năm 1970 và 1980, nhưng sauđó giảm nhanh chóng Phụ thu cuối cùng được áp dụng cho thiếc năm 1991và bị bãi bỏ vào năm 1994.

2.3 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:

Hầu hết 22 doanh nghiệp thương mại nhà nước (DNTMNN) của TháiLan được thành lập từ những thập kỷ 50 và 60 Một số doanh nghiệp này lànhững nhà nhập khẩu độc quyền, ví dụ Public Warehouse Organization đốivới khoai tây và chè Không có đầy đủ số liệu thống kê về mức xuất khẩu vànhập khẩu của các doanh nghiệp này Tuy nhiên ảnh hưởng của các doanhnghiệp này lên kinh tế Thái lan đang ngày càng giảm dần Một sốDNTMNN có những đặc quyền nhất định liên quan tới sản xuất trong nước,ví dụ như Liquor Distillery Organazation hay Thailand Tobacco Monopoly.

Hai doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất là Public Warehouse Organizationcủa Bộ Thương mại và Marketing Organization for Farmers của Bộ Nôngnghiệp Cả hai doanh nghiệp này đều liên quan tới mua bán nông sản Mộtsố doanh nghiệp có đặc quyền được ưu tiên 10% về giá khi bán hàng chochính phủ Để thực hiện việc quản lý thuế hoá và hạn ngạch thuế quan cho23 nhóm nông sản, phân bổ hạn ngạch nhập khẩu chỉ cấp cho cácDNTMNN Ví dụ hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và thành phẩm

Trang 35

chỉ cấp cho Tobacco Monopoly, hạn ngạch nhập khẩu khoai tây chỉ cấp choPublic Warehouse Organization, và hành (onion seeds) cho Onion Growers'Cooperative.

2.4 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời:

2.4.1 Chống bán phá giá và thuế đối kháng:

Một tiểu ban thuộc Bộ thương mại giám sát việc thực hiện các qui địnhvề thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (1991) Các biện pháp đượcthực thi trên cơ sở đơn khiếu nại của các nhà sản xuất chính ở trong nước cóliên quan Thuế chống phá giá chỉ được đặt ra trong thời gian 5 năm khôngđược phép kéo dài hơn và không có thủ tục rà soát tự động.Thuế chống phá giámới chỉ được đặt ra với nhập khẩu hydrogen peroxide từ Ấn Độ năm 1994, mứcthuế tạm thời và cuối cùng là 30% kéo dài từ 6/1994 đến 11/1994.

2.4.2.Trợ cấp

Ngân hàng Trung ương Thái Lan được giao nhiệm vụ hỗ trợ tài chínhđối với các dự án ưu tiên thông qua chương trình tái tài trợ tín dụng côngnghiệp Mỗi công ty, với tổng tài sản cố định không vượt quá 200 triệu bahtđều được phân bổ định mức tín dụng để phát hành lệnh phiếu Tổng giá trịtái tài trợ là 50% mệnh giá lệnh phiếu Uỷ ban quốc gia về Xúc tiến đầu tưvà xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý chương trình này Chương trình nàyhướng mục tiêu vào hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp phục vụ pháttriển nông thôn.

2.5 Các biện pháp liên quan đến đầu tư:

2.5.1.Yêu cầu về tỷ lệ nội địa:

Thái lan đã có yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với sản xuất ô tô con(54% hàm lượng nội địa), xe tải nhẹ (65-80%), xe tải và xe buýt (40-50%),xe máy (70%) và sản phẩm sữa (phải mua tối thiểu 50 tấn sữa nguyên liệuđịa phương một ngày trong năm hoạt động đầu tiên) Sữa đã chế biến và sản

Trang 36

phẩm sữa, động cơ của ô tô xe máy, động cơ diesel cho nông nghiệp và cácđộng cơ đa năng khác cũng phải tuân theo đồi hỏi hàm lượng nội địa Xe ôtô con và xe tải nhẹ thoả mãn yêu cầu hàm lượng nội địa sẽ được miễn thuếtiêu thụ đặc biệt Tuy nhiên, Thái Lan đã cam kết loại bỏ toàn bộ các yêu cầuvề nội địa hóa vào cuối năm 1999 theo quy định của Hiệp định TRIMs củaWTO Thái Lan đã tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước đểloại bỏ dần yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá trong năm 1999, phù hợp vớithời hạn quá độ cho phép trong Hiệp định TRIMs.

2.5.2.Khuyến khích đầu tư.

Uỷ ban đầu tư (Board of Investment-BOI) của Thái Lan đưa ra những ưuđãi và khuyến khích đầu tư đối với các công ty nước ngoài đạt những mụctiêu cụ thể về tỷ lệ xuất khẩu hoặc chấp nhận các yêu cầu về cân bằngthương mại Hình thức khuyến khích có thể là miễn, giảm thuế, phí, thuếnhập khẩu, quỹ khuyến khích xuất khẩu và các hình thức ưu đãi thuế khác.Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài, khắc phục hậu quả khủng hoảngkinh tế khu vực vừa qua, BOI đã tạm thời nới lỏng nhiều điều kiện về miễnthuế và phí.

Chương trình khuyến khích xuất khẩu đưa ra các hình thức ưu đãi chủyếu sau: miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu để sảnxuất hàng xuất khẩu, khấu trừ 5% phần thu nhập tăng lên của năm trước doxuất khẩu khỏi phần thu nhập chịu thuế, v.v Tuy nhiên, Luật khuyến khíchđầu tư không quy định tiêu chuẩn cụ thể để được hưởng những ưu đãi,khuyến khích này.

2.5.3.Yêu cầu xuất khẩu:

Yêu cầu về xuất khẩu sản phẩm vẫn còn là một điều kiện đối với các nhàđầu tư nước ngoài để giữ trên 49% vốn đăng ký trong một doanh nghiệpcũng như được hưởng các khuyến khích trên cơ sở đầu tư tại một số vùng

Trang 37

nhất định Từ 1993 BOI không còn đặt ra yêu cầu xuất khẩu đối với cácngành cụ thể như là một điều kiện để nhận được các ưu đãi, trừ ống hình choti vi mầu 12 đến 27 inch, nhưng từ 1995 yêu cầu xuất khẩu cũng bị huỷ bỏvới các dự án mới cho sản phẩm này Theo Hiệp định TRIMs, BOI sẽ dầndần loại bỏ yêu cầu xuất khẩu

2.6 Qui tắc xuất xứ:

Nhập khẩu vào Thái Lan nói chung không cần phải có chứng nhận vềxuất xứ, trừ nhập khẩu hưởng ưu đãi trong ASEAN và các mặt hàng trongcác thoả thuận hàng hoá quốc tế Các thành viên ASEAN đã thoả thuận là"biến đổi cơ bản" có thể được sử dụng như những tiêu chuẩn bổ sung trongviệc xác định xuất xứ ASEAN đối với các sản phẩm dệt may Các qui tắctrước đó qui định sản phẩm được coi là xuất xứ ASEAN nếu ít nhất 40% giátrị sản phẩm được tạo ra từ các thành viên ASEAN

Để đảm bảo các qui tắc xuất sứ của Thái lan phù hợp với WTO, TháiLan đã thành lập Nhóm làm việc về qui tắc xuất xứ năm 1995 thuộc Bộ Tàichính.

2.7 Các thủ tục hải quan:

Thời gian thông quan nói chung không dài hơn một ngày và có thể ngắnđi sau khi thực hiện hệ thống ASYCUDA (UNCTAD) nhằm máy tính hoácác thủ tục hải quan Cục Hải quan cũng nỗ lực để xây dựng những điểmthông quan mới Dịch vụ hải quan "một cửa" đã tồn tại ở hầu hết các điểmthông quan Từ tháng 12 năm 1994 Chính phủ đã bắt đầu áp dụng một hệthống cho các hàng hoá được nhập khẩu tạm thời trên cơ sở miễn thuế(A.T.A Carnet System)

Trang 38

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ CỦA VIỆT NAMTRONG THỜI GIAN QUA (1996-2000)

I.THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VIỆTNAM THỜI KÌ 1996-2000.

1.Thực trạng thương mại:

Trái với tình hình suy thoái của nền kinh tế nói chung trong giai đoạn1996 - 2000 ngoại thương Việt Nam đã đạt được sự phát triển rất đáng khíchlệ cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và diện mặt hàng, đóng góp tích cực vàoGDP, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, phục vụ tốt cho các ngànhsản xuất trong nước, và góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

1.1.Xuất khẩu

Xuất khẩu trong thời kỳ 1996 - 2000 đã đạt được tốc độ tăng trưởngtương đối cao, bình quân 20,8% một năm (trong đó năm 2000 tăng 24%).Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn đã đạt 51,34 tỷ USD (trong đónăm 2000 đạt 14,308 tỷ USD), đưa mức xuất khẩu bình quân đầu người tănglên 151,2 USD/người vào năm 1999 và khoảng180 USD/người vào năm 2000 Sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu đạt được là do sự mở rộng

không ngừng diện mặt hàng xuất khẩu, sự tăng trưởng cũng như sự phát

triển về quy mô của từng nhóm mặt hàng.

Năm 1991 Việt Nam mới có 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kimngạch từ 100 triệu USD/năm trở lên, nhưng đến năm 2000 số nhóm mặthàng này đã tăng lên 15 nhóm Có nhiều mặt hàng đã đạt kim ngạch xuấtkhẩu từ 1 tỷ USD đến 2 tỷ USD như dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản,gạo.

Trong 5 năm 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng chủ lựckhá cao, bình quân 19,7%/năm; trong đó có những mặt hàng tốc độ tăngtrưởng nhảy vọt như giầy dép tăng 6,7 lần; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 3,2

Trang 39

lần; hàng dệt may tăng 1,76 lần; và thủy, hải sản tăng 1,5 lần Nhóm hàngnông, lâm, thuỷ, hải sản tăng 64%, trong đó gạo, cao su, cà phê, đều tăngtừ 65% đến 103% Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 109%,trong đó chủ yếu là dầu thô và than đá

Đáng lưu ý trong số các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhóm điện tửvà linh kiện máy tính có tốc độ phát triển khá nhanh: mặc dù năm 1996 mớibắt đầu xuất khẩu đạt kim ngạch 89 triệu USD, từ năm 1997 đã liên tục tăngtrưởng nhanh, đến năm 1999 đã đạt 700 triệu USD, tăng gần 7 lần so vớinăm 1996 và năm 2000 ước đạt 750 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2000 cũng đã

mở rộng đáng kể với sự gia tăng không ngừng kim ngạch xuất khẩu vàotừng khu vực thị trường Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giaiđoạn 1996-2000:

Thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 64,6%,trong đó năm 1996: 71,3%, năm 1997: 66,6%, năm 1998: 62,9%, năm 1999:62,4% và năm 2000 dự kiến 61,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quâncủa Việt Nam vào khu vực này đạt 15%/năm

Thị trường khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng 23,3%, năm 1996: 24,5%,năm 1997: 22%, năm 1998: 25,1%, năm 1999: 21,3% và năm 2000 dự kiến24,1%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vựcnày đạt 22,6%/năm.

Thị trường khu vực Âu - Mỹ chiếm tỷ trọng 30,7%, thị trường khu vựcnày cũng ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam: năm 1996 chiếm 20,8%, năm 1997: 28,9%, năm 1998: 34,5%,năm 1999: 31,9% và năm 2000 ước 33,9% Tốc độ tăng trưởng xuất khẩubình quân của Việt Nam vào khu vực này đạt 28,8%/năm Trong thị trườngkhu vực Âu - Mỹ, thị trường EU là thị trường quan trọng nhất, chiếm tỷ

Trang 40

trọng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng34,3%/năm, cao hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực Âu - Mỹ

Thị trường khu vực châu Phi-Tây Nam Á chiếm tỷ trọng 3,2%, trong đónăm 1996 chiếm 2,8%, năm 1997: 2,5%, năm 1998: 2,7%, năm 1999: 3% vàước tính năm 2000 là 4,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của ViệtNam vào khu vực này là 40,7%/năm

Thị trường khác chiếm tỷ trọng 1,5%.

Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào10 thị trường chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000:

Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

v o 10 th trào 10 thị trường chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000ị trường chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000 ường chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000ng ch y u giai o n 1996 - 2000ủ yếu giai đoạn 1996 - 2000 ếu giai đoạn 1996 - 2000đoạn 1996 - 2000 ạn 1996 - 2000

Thị trườngTỷ trọng %Tốc độ tăng trưởng %

Nguồn: Vụ chính sách thương mại đa biên- Bộ Thương mại

Trong giai đoạn 1996 - 2000:

- Số lượng doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu ngày càngtăng và có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu chủ thể tham gia kinh doanh,đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/ NĐ-CP ngày31/7/1998, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất, nhập khẩu tăngnhanh Năm 1980 chỉ có 13 doanh nghiệp thuộc Bộ Ngoại Thương; Năm1991 có 495 doanh nghiệp thuộc 14 Bộ, Ngành, cơ quan đoàn thể chính trị,

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào 10 thị trường chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: - Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam
i đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào 10 thị trường chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: (Trang 40)
Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: - Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam
i đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000: (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w