Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếptục xem xét như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoànthiện chính sách thương mại quốc tế; cơ sở khoa học và thực tiễn khi đàmph
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
C1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TMQT 6
1 Cơ sở lí luận của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế 6
1.1 Khái niệm chính sách thương mại quốc tế 6
1.2 Vai trò của chính sách TMQT 6
1.3 Các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT 7
1.4 Những nguyên tắc cơ bản của việc điều chỉnh chính sách TMQT 8
1.5 Các dạng chính sách TMQT điển hình 9
2 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế (TMQT) của một số quốc gia trên thế giới 10
2.1 Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc 10
2.2 Chính sách thương mại quốc tế của EU 16
C2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TMQT CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 23
1 Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 23
1.1 Nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch theo các giai đoạn hội nhập 23
1.2 Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan 25
1.3 Thực trạng hoàn thiện các công cụ phi thuế quan của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 31
1.4 Thực trạng phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 40
2 Đánh giá 45
2.1 Ưu Điểm 47
2.2 Nhược điểm: 48
Trang 22 Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam 50
3.2.1 Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu 503.2.2 Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu phù hợp với
nguyên tắc của WTO 52Kết luận 54
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp hoávào năm 2020 Quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam có bối cảnh khác vớicác nước Đông Á, cụ thể là Việt Nam phải tham gia vào quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế và tham gia vào mạng lứơi sản xuất khu vực và thế giới Bêncạnh đó, các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN-4 đã đạtđược những kết quả rất đáng ngưỡng mộ trong phát triển kinh tế Trong bốicảnh đó,chính sách thương mại quốc tế có một vị trí quan trọng trong việc hỗtrợ thực hiện chính sách công nghiệp và các chính sách khác
Chính sách thương mại quốc tế là thuật ngữ đang được vận dụng trênthực tiễn song không được sử dụng một cách hệ thống cũng như ở khía cạnhnày hay khía cạnh khác còn có những nội dung và tên gọi khác nhau nhưchính sách xuất nhập khẩu, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốcgia
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếptục xem xét như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoànthiện chính sách thương mại quốc tế; cơ sở khoa học và thực tiễn khi đàmphán ASEAN mở rộng, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò củakhu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách;
và cách thức vận dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chính sách thương mại quốc tế phải đượchoàn thiện để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hànhcủa thế giới, vừa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam
Trang 4Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm vừa có ýnghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Namhội nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc giacông nghiệp hoá vào năm 2020.
2 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách hệ thống chính sáchthương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và
đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách thương mại quốc tế củaViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận án xem xét chínhsách thương mại quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1988đến nay, ưu tiên xem xét giai đoạn từ năm 2001 đến nay Đây là giai đoạn màViệt Nam tăng tốc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập về thươngmại nói riêng Luận án chỉ tập trung xem xét các vấn đề liên quan đến thươngmại hàng hoá chứ không xem xét các vấn đề về thương mại dịch vụ và cáckhía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Luận án cũngkhông tập trung nghiên cứu các vấn đề thường được nghiên cứu cùngvới chính sách thương mại quốc tế như tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xãhội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổnghợp
Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích
và tổng hợp thực tiễn vận dụng và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
của Việt Nam; phân tích và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế (EU, Trung Quốc)trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
Luận án ứng dụng phương pháp toán để tính toán lợi thế so sánh hiện
hữu của Việt Nam trong ASEAN, từ đó xem xét lợi thế của Việt Nam với thế
giới và với ASEAN Trên cơ sở đó, luận án diễn giải cách thức vận dụng chỉ
số này để hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận án sử dụng Dự án phân tích thương
mại toàn cầu (GTAP) để đánh giá tác động của Chương trình thu
hoạch sớm (EHP), trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN –Trung Quốc, tới nền kinh tế Việt Nam
KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN.
Đề án được trình bày gồm 3 chương :
C1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách TMQT
C2 Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau khi gia nhập WTOC3 Giải pháp để hoàn thiện chính sách TMQT của Việt Nam trong điềukiện hội nhập KTQT
Trang 6C1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH TMQT
1 Cơ sở lí luận của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế.
1.1 Khái niệm chính sách thương mại quốc tế.
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc,công cụ và biện pháp do nhà nước sử dụng để điều tiết và quản lí các hoạtđộng thương mại quốc tế của quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định
1.2 Vai trò của chính sách TMQT
Chính sách TMQT là một bộ phận trong hệ thống chính sách quản líkinh tế vĩ mô của nhà nước Cụ thể đây là một bộ phận cấu thành trong chínhsách kinh tế đối ngoại Do đó, việc xây dựng và thực hiện chính sách TMQTcủa quốc gia sẽ có những đóng góp nhất định cho quá trình phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia đó, thể hiện qua các khía cạnh như sau:
Góp phần vào việc huy động và phân bổ nguồn lực một cách có hiệuquả Mỗi quốc gia có lợi thế so sánh riêng như: tài nguyên thiên nhiên, nguồnnguyên liệu, nguồn lao động, trình độ phát triển khoa học công nghệ…, thamgia vào TMQT giúp các nước phát huy tối đa lợi thế của quốc gia mình
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào quá trìnhphân công lao động quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cậnnguồn đầu vào và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Tạo điều kiện cho việc tiếp thu những công nghệ hiện đại từ nước ngoài,đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lí và thực hiện nghiệp vụ kinh doanhquốc tế nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng từ phía đối tác nước
Trang 7ngoài, nhờ vậy sẽ giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đồng thời nâng cao trình
độ sản xuất trong nước
Ngoài ra chính sách TMQT góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách của chính phủ
1.3 Các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT
Để thực hiện các mục tiêu của chính sách TMQT của mỗi quốc gia,người ta sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau: các công cụ và biệnpháp mang tính chất kinh tế, các công cụ và biện pháp mang tính chất hànhchính, các công cụ và biện pháp mang tính kĩ thuật
• Thuế quan: là thuế được áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.Trong đó tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu phảinộp một khoản tiền nhất định tính theo giá trị hoặc khối lượng hàng hoá cho
cơ quan hải quan
• Hạn ngạch: là quy định của nhà nước về lượng hàng lớn nhất đượcphép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường hoặc khu vực thị trường cụthể trong một thời gian nhất định (thường là một năm)
• Quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật: là những quy định của nhà nước vàcác tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng hàng hoá,bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trongthương mại quốc tế Các quy định này thường được cụ thể hoá trong các tiêuchuẩn: tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ( HACCP), tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trường sinh thái được quy định trong hệ thống tiêu chuẩn ISO-14000,tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội quy định trong hệ thống tiêu chuẩn SA8000,tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá được quy định trong hệ thống tiêu chuẩnISO-9000
• Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là yêu cầu của nước nhập khẩu đối vớinước xuất khẩu phải cắt giảm hàng hoá xuất khẩu một cách tự nguyện, nhằm
Trang 8hạn chế việc gây thiệt hại về lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa ở nước nhậpkhẩu Nếu yêu cầu này của nước nhập khẩu không được thực hiện, họ sẽ tiếnhành thực thi các biện pháp trả đũa như: áp dụng thuế quan nhập khẩu cao,quy định hạn ngạch nhập khẩu hoặc phá giá đồng nội tệ.
• Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu: là các biện pháp mà chính phủ cácquốc gia xây dựng và thực hiện nhằm thúc đẩy hoặc tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu phát triển, khai thác tốt hơnlợi thế của quốc gia
Các biện pháp thúc đẩy truyền thống như: Các biện pháp ưu đãi về thuế,cung cấp vốn tín dụng ưu đãi, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hiện đại như: tăng cường đầu tư trựctiếp ra nước ngoài, các biện pháp xúc tiến thương mại
1.4 Những nguyên tắc cơ bản của việc điều chỉnh chính sách TMQT.
Chính sách TMQT của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều quốc giakhác, bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của nguyên tắc nhằm chống sự phân biệt đối
xử, đảm bảo sự có đi có lại như sau:
• Nguyên tắc tối hụê quốc (MFN): theo nguyên tắc này, một quốc gia sẽphải thực hiện các biện pháp quản lí trong quan hệ thương mại một cách bìnhđẳng với tất cả các đối tác, bao gồm việc áp dụng các biện pháp ưu đãi cũngnhư các biện pháp hạn chế
• Nguyên tắc ngang bằng dân tộc: áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi Chínhphủ các quốc gia phải có sự đối xử ngang bằng giữa các công ty, các doanhnghiệp trong nước với các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài về tất cả cácbiện pháp áp dụng trong chính sách TMQT bao gồm: đánh thuế, các biệnpháp hỗ trợ, các thủ tục hành chính, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, cácbiện pháp chống bán phá giá và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo điều
Trang 9kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ thương mại toàn thế giới Do đó cóthể khai thác tốt những nguồn lực phát triển.
Ngoài hai nguyên tắc trên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chínhsách TMQT của các quốc gia, Chính phủ các nước luôn luôn lưu ý đến việcthực hiện nguyên tắc có đi có lại Tức là việc đảm bảo lợi ích cho các doanhnghiêp, các công ty trong nước, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho các công
ty, doanh nghiệp nước ngoài, nhằm hạn chế những mâu thuẫn, xung đột trongquan hệ thương mại
1.5 Các dạng chính sách TMQT điển hình
1.5.1 Chính sách hướng nội ban đầu.
Chính sách hướng nội ban đầu nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, thểhiện ở việc tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản màchúng không được nhập khẩu Qua đó đảm bảo sự an toàn lương thực Sửdụng các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực, khi đó thuếlương thực không phải chủ yếu nhằm nâng cao nguồn thu mà là thuế bảo hộ.Chính phủ còn đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu để tăng phần thu, qua đólàm giảm thu hút tương đối của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu so vớinền nông nghiệp hướng nội
Duy trì chính sách hướng nội sẽ dẫn đến tình trạng tỉ giá hối đoái tăng dokết quả của sự bảo hộ và sẽ khuyến khích nhập khẩu sản phẩm chế tạo Khi ấynếu khu vực nông thôn phat đạt thì sẽ gây tổn thất cho nhà sản xuất côngnghiệp
1.5.2 Chính sách hướng ngoại ban đầu.
Đặc điểm của chính sách này là nhiều nước đang phát triển trong giaiđoạn đầu hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống vàngười ta thực hiện chính sách thuế nhập khẩu tương đối thấp để tăng nguồnthu cho chính phủ, vì ở giai đoạn này không có khả năng lựa chọn các loại
Trang 10thuế khác Điều này đưa tới ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một sốngành hàng sản xuất thay thế nhập khẩu trở nên phi hiệu quả Tuy nhiên nhờnguồn thuế tăng lên người ta có thể chi tiêu nhiều hơng vào cơ sở hạ tầng để
hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu
1.5.3 Chính sách hướng nội tiếp theo.
Chính sách thương mại nông nghiệp hướng nội sẽ đưa tới sự mở rộngcho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp của Chính phủ dần dần khuyếnkhích nền nông nghiệp thay thế nhập khẩu Bên cạnh chính sách bảo hộ chungngười ta có thể thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thaythế nhập khẩu, đó là một nền công nghiệp non trẻ Yêu cầu đặt ra với chínhsách này là phải tránh được lệch lạc kéo theo cho người tiêu dùng, tránh sựlựa chọn sai các ngành non trẻ để hỗ trợ, can thiệp để khắc phục được nhữngkhiếm khuyết của công nghiệp non trẻ
1.5.4 Các chính sách hướng nội tiếp theo.
Các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướngngoại đối với các ngành chế tạo máy sau khi hoàn thành tới những giai đoạnban đầu của việc thay thế nhập khẩu Khi nào còn hỗ trợ cho việc thay thếnhập khẩu thì việc xuất khẩu sẽ còn bị cản trở do sự tăng tỉ giá hối đoái Đểcác chính sách hướng ngoại thành công, điều quan trọng là phải đảm bảo giáquốc tế cho nhà xuất khẩu, tức là phải dỡ bỏ các trở ngại đối với xuất khẩu
2 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế (TMQT) của một số quốc gia trên thế giới
2.1 Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 10%)
và thương mại quốc tế rất phát triển Thêm vào đó, đây còn là một trongnhững đối tác chính với Việt Nam về thương mại, đầu tư, khoa học côngnghệ… Chính vì thế mà chúng ta cần phải nghiên cứu về chính sách TMQT
Trang 11của quốc gia này, xem họ đã thực hiện những biện pháp như thế nào để pháttriển kinh tế, đặc biệt là thương mại quốc tế nhanh và mạnh như vậy
Chúng ta sẽ nghiên cứu chính sách TMQT của Trung Quốc theo 2 thờikỳ: trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
2.1.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (từ năm 1978 đến năm 2001)
Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện chính sách TMQT theo môhình thúc đẩy xuất khẩu, kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngànhcông nghiệp có lợi thế của quốc gia Các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêunày là:
a Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
* Chính sách xác định cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, chính phủTrung Quốc đã tiến hành xác định cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo 3 giai đoạn
cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1
Trung Quốc chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ chế, khai thác lợithế so sánh về điều kiện tự nhiên sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệpnhẹ, sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giầy …)
- Giai đoạn 2
Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều laođộng sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hoá chất sử dụngnhiều vốn (luyện kim, cơ khí, …)
- Giai đoạn 3
Chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và hiệnđại (các sản phẩm điện tử, điện máy, công nghệ sinh học …) thay vì xuất
Trang 12khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như trong giai đoạntrước.
* Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu
Bên cạnh việc xác định cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì chính phủ TrungQuốc còn hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc xác định thị trường xuấtkhẩu Bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường hiện có, Trung Quốc còn thựchiện các biện pháp nhằm đa dạng hoá thị trường để không phụ thuộc vào một
số ít các thị trường truyền thống và thâm nhập vào các thị trường mới
Trung Quốc định hướng thị trường xuất khẩu theo 2 nhóm:
- Đối với các sản phẩm truyền thống mang những nét đặc trưng riêng
của dân tộc thì tập trung sản xuất, xuất khẩu sang các nước phát triển
- Đối với các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và trình độ công nghệ cao thì
ban đầu sẽ được sản xuất và xuất khẩu sang thị trường các nước có trình độcông nghệ thấp hơn
* Các biện pháp hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp tham gia vàxuất khẩu
+ Nhóm các biện pháp xúc tiến thương mại
Nhóm các biện pháp này được thực hiện bởi mạng lưới các cơ quanthương vụ của Trung Quốc ở nước ngoài và hệ thống các văn phòng thúc đẩyxuất khẩu ở trong nước
Các cơ quan thương vụ ở nước ngoài:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đàm phán ký kết các hiệp định vàhợp đồng thương mại
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, quảng bá và giới thiệusản phẩm ở thị trường nước ngoài
Trang 13- Thu thập, cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu các thông tin về thịtrường để doanh nghiệp có thể xác định chính xác cơ cấu hàng xuất khẩu, thịhiếu tiêu dung của khách hàng nước ngoài, đồng thời tránh được các biếnđộng, rủi ro có thể gặp phải.
- Tham gia giải quyết tranh chấp và bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệptrong nước khi có tranh chấp xảy ra
Hệ thống các văn phòng thức đẩy xuất khẩu trong nước:
- Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vàosản xuất (nguyên vật liệu, công nghệ, thiết kế sản phẩm … ) để đảm bảo khảnăng cạnh tranh và phủ hợp với lợi thế của bản than doanh nghiệp
- Thu thập và xử lý các thông tin về thị trường để cung cấp cho doanhnghiệp
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận và tận dụng những ưu đãi của chínhphủ (thuế, tín dụng, …) đồng thời hệ thống các văn phòng này cũng là nơi thuthập các thông tin từ doanh nghiệp để cung cấp cho chính phủ nhằm kịp thờitháo gỡ những khúc mắc nếu có
- Thay mặt chính phủ giải thích luật pháp, chính sách cho các doanhnghiệp, đặc biệt là khi có sự thay đổi, điều chỉnh
+ Nhóm các biện pháp hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chính phủ Trung Quốc có thực hiện một
số các biện pháp như sau:
- Xây dựng hệ thống luật pháp và các cơ quan tổ chức có thẩm quyền đểkiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Trang 14- Chính phủ Trung Quốc áp dụng biện pháp thưởng xuất khẩu dựa trên
tiêu chí về chất lượng Hàng năm, chính phủ lựa chọn ra 100 mặt hàng xuấtkhẩu có chất lượng cao nhất để trao thưởng
- Thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ và khuyến khích cácdoanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, cụ thể là mức ưu đãi
sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất hàngxuất khẩu, cải tiến công nghệ đang sử dụng hoặc sử dụng công nghệ mới.+ Các biện pháp hỗ trợ khác
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế: chính phủ Trung Quốc miễn thuếnhập khẩu các yếu tố đầu vào sản xuất phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu(đặc biệt là máy móc, thiết bị); miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; thựchiện chính sách hoàn thuế …
- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tại các khu kinh tế mở vàđặc khu kinh tế, tạo hoạt động thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua đó thu hút vốn, côngnghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến bộ của các nước phát triển, phục vụcho sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời kết hợp thương hiệu trong nước vớithương hiệu nước ngoài để tăng khả năng thâm nhập vào thị trường mới
b Các biện pháp quản lý nhập khẩu
Để quản lý hiệu quả nhập khẩu, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một
số các công cụ, biện pháp như là:
- Thuế quan nhập khẩu
Đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất và với mục đích bảo vệ cácngành công nghiệp non trẻ trong nước
Trang 15Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập WTO, các công cụ này được ápdụng theo hướng giảm dần Cụ thể, Trung Quốc đã điều chỉnh thuế nhập khẩugiảm từ 42.5% năm 1995 xuống còn 15.2% năm 2001.
- Giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu
Đây là biện pháp được áp dụng đối với các loại sản phẩm cần được kiểmsoát một cách chặt chẽ để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước (tiêu biểu làthép, hoá chất, dệt may …)
- Biện pháp chống bán phá giá
Thời kỳ này, hệ thống pháp lệnh chống bán phá giá chưa mang tính chất
là công cụ, chính sách thực sự
2.1.2 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (từ năm 2002 đến nay)
Mô hình chính sách TMQT thời kỳ này là thúc đẩy xuất khẩu và tự dohoá thương mại
a Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
- Tăng cường thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại để thực hiện
sự hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuấtkhẩu, thay thế cho các biện pháp hỗ trợ trực tiếp trước đây
- Tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu
tư nước ngoài
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ thanh toán từ phía Ngân hàng TrungQuốc thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác với Ngân hàng trung ươngnước ngoài trong việc cung cấp nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mở đại diệnngân hàng thương mại của nước ngoài ở Trung Quốc và đại diện ngân hàngTrung Quốc ở nước ngoài
b Các biện pháp quản lý nhập khẩu
Trang 16- Thời kỳ này, Trung Quốc chuyển sang áp dụng các biện pháp mangtính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Trong đó đặc biệt chú ýđến tiêu chuẩn VSATTP và tiêu chuẩn về môi trường.
- Từng bước áp dụng chính sách chống bán phá giá nhằm tạo ra môitrường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trongnước, dựa trên cơ sở Luật chống bán phá giá được ban hành vào năm 2002
- Tăng cường áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện đốivới các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc … Trong đó,công cụ thuế quan nhập khẩu được điều chỉnh theo xu hướng tự do hoáthương mại theo quy định của WTO xuống còn 10% năm 2005 Đồng thờicác hàng hoá nhập khẩu được quản lý bằng giấy phép và hạn ngạch cũnggiảm dần, từ 44 mặt hàng năm 2001 xuống còn 14 mặt hàng năm 2005
Như vậy, Có thể nhận thấy mô hình chính sách TMQT của Trung Quốc
chủ yếu là thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, theo xu hướng tự dohoá thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, Trung Quốc có ápdụng một số các biện pháp quản lý nhập khẩu nhằm bảo hộ nền kinh tế trongnước, tuy nhiên vẫn đảm bảo tuân theo đúng các cam kết của WTO
2.2 Chính sách thương mại quốc tế của EU
EU là một trong những khối liên kết kinh tế quốc tế lớn nhất trên thếgiới, một khối thị trường chung thịnh vượng và phát triển Trong quá trìnhxây dựng các chính sách TMQT với các nước ngoài khối, EU dựa trên cơ sởcác hiệp định song phương, đa phương và dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử
- Nguyên tắc có đi có lại
- Nguyên tắc minh bạch hoá
- Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
Trang 17Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu chính sách TMQT của EU dưới 2 góc độ
là chính sách quản lý nhập khẩu và chính sách hỗ trợ xuất khẩu
2.2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu
EU là một khối thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới Các rào cản,quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này là rất khắt khe, vớiyêu cầu trên hết là về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dung
và than thiện với môi trường EU đã xây dựng một hệ thống các quy định, tiêuchuẩn nhằm quản lý sát sao hàng hoá nhập khẩu Cụ thể:
a Quy định về thủ tục hải quan
EU quy định thủ tục hải quan thống nhât và sử dụng giấy phép nhậpkhẩu
* Về thuế quan: có một số điểm cần lưu ý như sau:
- Mức thuế trung bình: mức thuế nhập khẩu trung bình mà EU áp dụngđối với hàng nông sản là 18% và đối với hàng công nghiệp hay các hàng hoákhác là 2%
- Mức thuế cao nhất và thấp nhất:
+ Đối với hàng nông sản là từ 0% 470%
+ Đối với hàng công nghiệp là từ 0% 36.6%
- Các loại thuế quan nhập khẩu: EU áp dụng biểu thuế quan theo 3nhóm:
+ Nhóm các nước được hưởng quy chế tối huệ quốc
+ Nhóm các nước được hưởng đơn thuần ưu đãi trong hệ thống ưu đãithuế quan phổ cập
+ Nhóm các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP có kèmtheo điều kiện
Trang 18* Quy tắc xuất xứ: theo đó EU quy định tất cả các hàng hoá xuất khẩu
vào EU đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do cơ quan có thẩmquyền của nước xuất khẩu cấp Có 2 cách áp dụng quy tắc xuất xứ là:
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi: chủ yếu cho nhóm hàng công nghiệp và với cácnước được hưởng chế độ tối huệ quốc và có hiệp định thương mại songphương có tính chất đặc biệt
Hệ thống xuất xứ ưu đãi của EU có áp dụng chế độ xuất xứ gộp và EUđưa ra các quy định rất chặt chẽ về chế độ giám sát
- Quy tắc xuất xữ không ưu đãi: đối với các quốc gia thực hiện hệ thốngxuất xứ không ưu đãi thì khi xuất khẩu hàng hoá vào EU sẽ phải chịu sự kiểmsoát bởi tất cả các công cụ, biện pháp trong chính sách quản lý nhập khẩu
* Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
Từ 1/1/2006, EU áp dụng GSP đối với 143 quốcgia và 36 vùng lãnh thổtrên thế giới Cụ thể:
- Nhóm hàng nhạy cảm:
Nếu tính thuế theo giá trị thì mức ưu đãi được áp dụng là 3.5% điểm.Nếu tính thuế theo khối lượng thì mức ưu đã được áp dụng là 30% điểm
- Nhóm hàng không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn
EU áp dụng chế độ GSP đối với các nước có chính sách phòng chốngviệc sản xuất và buôn bán ma tuý và đối với những nước có yêu cầu để thựchiện các cam kết trong quy định về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội
* Thuế gián tiếp
Được áp dụng đối với tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào EU EU ápdụng 2 loại thuế gián tiếp:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu cómức thuế thấp hơn và các sản phẩm xa xỉ có mức thuế cao hơn
Trang 19- Thuế tiêu thụ: áp dụng mức thuế tuỳ theo tác dộng của sản phẩm đốivới người tiêu dung (thường áp dụng nhiều nhất đối với các sản phẩm đồuống có cồn và thuốc lá).
b Rào cản kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật trong chính sách TMQT của EU được xây dựng vàthực hiện dựa trên khung pháp lý quốc tế là hiệp định TBT của WTO, với cácnguyên tắc cơ bản là:
- Không phân biệt đối xử
- Đảm bảo tính vừa đủ
- Đảm bảo tính hài hoà
- Đảo bảo tính minh bạch
Những rào cản kỹ thuật trong chính sách quản lý nhập khẩu của EU gồmcó:
- Quy định về sức khỏe và an toàn
- Quy định về môi trường
- Quy định về trách nhiệm xã hội
- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
* Quy định về sức khỏe và an toàn:
Quy định này được thực hiện nhằm mục tiêu yêu cầu các nước xuất khẩuchỉ được phép đưa vào thị trường EU các sản phẩm thực sự an toàn đối vớisức khỏe của người tiêu dung và đối với môi trường sinh thái
- Đối với các sản phẩm công nghiệp:
Khi đưa vào thị trường EU phải đủ tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng đượcquy trình sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP và phải được dán mác C/E
- Đối với các sản phẩm nông nghiệp: EU đưa ra 2 quy định:
Trang 20+ Quy định nền nông nghiệp hữu cơ:
Cụ thể là đối với việc sử dụng phân bón, các loại thuốc phòng trừ sâubệnh và cách thức nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi phải hạn chế những hoáchất ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản phẩm
+ Quy định về thực tiễn nông nghiệp tốt:
Bao gồm những quy định liên quan đến qui trình sản xuất, đảm bảo tiêuchuẩn của một nền nông nghiệp hữu cơ, thực hiện đầy đủ quy định về thuhoạch và bảo quản sản phẩm
* Quy định về bảo vệ môi trường (ISO140001)
- Quy định này được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trên toàncầu nói chung và tại EU nói riêng EU chỉ cho phép nhập khẩu những sảnphẩm mang đặc tính thân thiện với môi trường
- Các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO14001
- Các sản phẩm nhập khẩu vào EU sẽ được kiểm soát tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trường thông qua việc dãn mác sinh thái theo tiêu chuẩn chung của EUhoặc tiêu chuẩn riêng của quốc gia nhập khẩu
* Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000)
Quy định liên quan đến điều kiện làm việc, độ tuổi người lao động, chế
độ đãi ngộ và sự tự do của người lao động
Hiện nay EU đã áp dụng tiêu chuẩn này đối với 22 ngành nghề và tại 33quốc gia Họ công nhận chứng chỉ SA8000 của quốc gia xuất khẩu trong thờihạn 3 năm
* Quy định về tiêu chuẩn chất lượng (ISO9000)
Quy định này là không bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu Song cácsản phẩm có quy trình sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ được ưa chuộnghơn và có ưu thế cạnh tranh hơn
Trang 21c Các biện pháp quản lý nhập khẩu khác
* Hạn ngạch
Chủ yếu áp dụng hình thức hạn ngạch thuế quan và với các mặt hàngnông sản như cà phê, gạo, … Theo đó phấn số lượng nhập khẩu vượt quá mứchạn ngạch cho phép sẽ phải chịu mức thuế cao hơn
* Chính sách chống bán phá giá
Khi mặt hàng nhập khẩu bị phát hiện ra là vi phạm luật bán phá giá thì sẽphải chịu các biện pháp trừng phạt của EU như là: áp dụng các biện pháp hạnchế nhập khẩu, đánh thuế, quy định hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng chính sáchcấm nhập khẩu … Mức độ áp dụng các biện pháp này tuỳ thuộc vào mức độgây tổn hại của việc bán phá giá đối với các nhà sản xuất nội địa
* Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Biện pháp này thường được áp dụng với các nước có qui mô nhập khẩuhàng hóa lớn vàp thị trường EU như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, NhậtBản…
Trang 22Như vậy,
Có thể thấy mô hình chính sách TMQT của EU chủ yếu là mô hình quản
lý nhập khẩu, đặc biệt là rất khắt khe với hàng nông sản nhập khẩu Mục tiêulớn nhất của chính sách TMQT của EU đó là bảo vệ người tiêu dung và môitrường sinh thái
Trang 23C2: TH ỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TMQT CỦA
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO.
1 Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
1.1 Nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch theo các giai đoạn hội nhập
1.1.1 Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991)
Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá không rõ ràngnhưng có xu hướng thay thế nhập khẩu và cởi bỏ dần các hạn chế xuất khẩu,thực hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế như mở cửa sàn giao dịchngoại hối vào năm 1991, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế doanh thu, thuế lợi nhuận vào năm 1990
Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại đượcthông thoáng hơn theo đó các doanh nghiệp tư nhân được trực tiếptham gia vào thương mại quốc tế vào năm 1991 và thành lập các khu chếxuất Tuy nhiên, một số hàng hoá vẫn bị giới hạn xuất khẩu ở một số ít công
ty và các tổng công ty xuất khẩu vẫn phải đăng ký nhóm hàng hoá xuất khẩuvới cơ quan quản lý nhà nước
1.1.2 Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000)
Tính đến năm 2000, các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế
ở Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước Chính sách thươngmại quốc tế của Việt Nam có xu hướng thay thế nhập khẩu Đặc điểmnổi bật trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của ViệtNam ở giai đoạn này là không có một lịch trình giảm thuế cụ thể [9, tr.51].Trong giai đoạn này, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộmậu dịch của Việt Nam trong chính sách thương mại quốc tế không có nhiều
Trang 24thay đổi so với giai đoạn thăm dò hội nhập Việt Nam vẫn theo đuổimột chiến lược công nghiệp hoá không rõ ràng Việt Nam vừa muốnthực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vừa muốn hướng vàoxuất khẩu Xu hướng hướng vào xuất khẩu được ưu tiên hơn thể hiện ở việcthông thoáng hơn thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu như bãi bỏ hầu hếtcác giấy phép nhập khẩu chuyến vào năm 1995, dỡ bỏ quyền kiểm soát buônbán gạo vào năm 1997, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong
đó có doanh nghiệp FDI Kể từ năm 1998, các doanh nghiệp FDI được xuấtkhẩu những hàng hoá không có trong giấy phép đầu tư Năm 1993, Chính phủcho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu Các lệnh cấm nhập khẩu tạm thời hàngtiêu dùng hay cấm nhập khẩu đường vào năm 1997 trong chính sách thươngmại quốc tế của Việt Nam không hoàn toàn nhằm bảo hộ thị trường nội địa
1.1.3 Giai đoạn tăng cường hội nhập (2001-nay)
Trong giai đoạn này, Việt Nam là có xu hướng hướng vào xuất khẩu.Tuy nhiên, dường như mục tiêu và phương pháp công nghiệp hoá chưa được
thống nhất giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng đi theo chứ chưa chủ động hội nhập Các danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu chủ yếu ban
hành theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với EU, ASEAN, Hoa Kỳ,Canada Một mặt, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu như cho phép xuất khẩukhông hạn chế theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh vàonăm 2001, ban hành danh mục biểu thuế ưu đãi hàng năm, đẩy mạnh đàmphán gia nhập WTO, đàm phán ASEAN và ASEAN mở rộng cũng nhưban hành quy trình xét miễn, giảm và hoàn thuế xuất khẩu và nhập khẩuvào năm 2005 Mặt khác, Việt Nam vẫn đang lúng túng trong việc giải quyếtviệc bảo hộ thị trường nội địa cho một số ngành hàng như ô tô, sắt thép, điệntử
Trang 251.2 Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan
1.2.1 Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thay đổi theo hướng phù hợp với cáccam kết quốc tế của Việt Nam tham gia Hiện tại, các văn bản về hệ thốngthuế của Việt Nam được Bộ Tài chính xuất bản cũng như bản mềm có thểđược truy cập từ trang web của Tổng cục hải quan Mutrap [55, tr.28-29] chothấy biểu thuế hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đã có 3 lần sửa đổi ở cácnăm 1996, 1998 và 2003 theo đó biểu thuế của Việt Nam ngày càng phù hợphơn với Hệ thống phân loại hàng hoá và mã số của Tổ chức hải quan thế giới
và Hệ thống biểu thuế hài hoà trong ASEAN (AHTN) Hiện tại, biểuthuế nhập khẩu phân nhóm chi tiết đến mã hàng hoá HS 6 số (dựa trên danhmục
HS 2002 của Tổ chức hải quan thế giới) và HS 8 số trong cả khốiASEAN
Sự thay đổi của hệ thống thuế xuất nhập khẩu
Năm 1988, luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành
Năm 1989, Việt Nam thực hiện giảm thuế xuất khẩu và số mặt hàng tínhthuế từ 30 xuống 12 và số mặt hàng tính thuế nhập khẩu giảm từ 124 xuống
80 với biên tính thuế tăng từ 5-50% đến 5-120%
Năm 1991, Việt Nam thực hiện miễn thuế đầu vào đối với hàng xuấtkhẩu và giảm thuế xuất khẩu gạo từ 10% xuống 1%
Năm 1992, hệ thống thuế quan hài hoà bắt đầu được áp dụng
Năm 1993, Việt Nam cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu 90 ngày và bổsung thuế xuất nhập khẩu đối với hàng đi đường
Năm 1994, Bộ Thương mại đảm nhận trọng trách đề xuất chính sáchthuế xuất nhập khẩu thay Bộ Tài chính
Trang 26Năm 1995, Việt Nam công bố danh mục CEPT 1996 và tăng thuế xuấtkhẩu với 11 mặt hàng.
Năm 1996, Việt Nam công bố danh mục CEPT 1997 và giảm thuế ô tônhập khẩu
Năm 1998, mức thuế suất cao nhất (trong CEPT) chỉ còn 60% Trongnăm này, Việt Nam chính thức giới thiệu lộ trình CEPT không chính thức
2006 Việt Nam bãi bỏ áp dụng tính giá nhập khẩu tối thiểu Quốc hội thựchiện sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu vào tháng 5 năm 1998 và theo đó kể từngày 1 tháng 1 năm1999, thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam bao gồm 3 mức
là mức thông thường, mức tối huệ quốc và mức ưu đãi đặc biệt
Năm 2002, Việt Nam áp dụng tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoạithương, ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu để thực hiện lộtrình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định hàng dệt may ký giữa Việt Nam và
EU giai đoạn 2002-2005; ban hành mức giá tính thuế đối với hàng nhập khẩukhông thuộc danh mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế, không đủđiều kiện áp giá theo giá ghi trên hợp đồng, ban hành Nghị định về giá trị tínhthuế nhập khẩu theo điều VII của GATT
Năm 2003, Việt Nam ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất để thựchiện CEPT giai đoạn 2003-2006; bãi bỏ áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tốithiểu đối với mặt hàng rượu và đồ uống có cồn, có nguồn gốc từ EU;ban hành biểu thuế ưu đãi thay cho biểu 1998 với xe ô tô đã qua sử dụng và
bộ linh kiện ô tô, xăng dầu; ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuếnhập khẩu để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định buôn bánhàng dệt, may ký giữa Việt Nam và EU cho giai đoạn 2003-2005
Năm 2004, Việt Nam ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuếnhập khẩu để thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định vềthương mại hàng dệt, may ký giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cho giai đoạn 2003-2005; ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam để
Trang 27thực hiện Chương trình thu hoạch sớm EHP theo Hiệp định khung về hợp táckinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc; sửa đổi thuế suất nhập khẩumột số mặt hàng trong danh mục CEPT 2003-2006.
Năm 2005, Việt Nam thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưuđãi với một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng điện tử; bãi bỏ thuế suất nhậpkhẩu để áp dụng hạn ngạch với 6 mã hàng; giảm thuế suất thuế nhập khẩumột số mặt hàng để thực hiện thoả thuận giữa Việt Nam và Thái Lanliên quan đến việc Việt Nam hoãn thực hiện hiệp định CEPT đối với một sốmặt hàng phụ tùng, linh kiện xe máy và xe ô tô tải nguyên chiếc; sửa đổi, bổsung Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thựchiện CEPT của các nước ASEAN cho các năm 2005 – 2013; ban hành quytrình xét miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, giảm thuế, hoàn thuế, khôngthu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Hiện tại, Luật đầu tư mới ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 khônggắn liền các ưu đãi về thuế với xuất khẩu một cách cụ thể nữa
Năm 2006, Việt Nam thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưuđãi đối với hàng linh kiện, phụ tùng điện tử, và ô tô; cho phép nhập khẩu ô tô
cũ kể từ ngày 1 tháng 5 và ban hành mức thuế tuyệt đối đối với việc nhậpkhẩu ô tô cũ
Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong ASEAN
Lộ trình các hàng hoá thực hiện cắt giảm CEPT thể hiện ở các văn bảnNghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2003; Nghị định số151/2004/NĐ-CP ngày 5 tháng 8 năm 2004; Nghị định số 213/2004/NĐ-CPngày 24 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 3 tháng 2năm 2005
Theo Hiệp định CEPT, các thành viên Singapore, Thái Lan,Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines hoàn thành cắt giảm thuế xuống