Quản trị nhân lực tại công ty viễn thông quốc tế (VTI)

25 475 1
Quản trị nhân lực tại công ty viễn thông quốc tế (VTI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bùi Thị Minh Thùy QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – NĂM 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Trọng Phong Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nhân lực (NL) đều được thừa nhận là một yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp. Do đó các quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một thực tế đặt ra cho Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) là phải làm tốt công tác quản lý lao động và sử dụng lao động có hiệu quả là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác này là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị, là nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những lý do trên, tác giả đó lựa chọn đề tài “Quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI)” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học thạc sỹ quản trị kinh doanh. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản trị nhân lực của các doanh nghiệp với tính chất và quy mô khác nhau tuy nhiên vẫn còn mang tính bao quát, chung chung, chưa đi sâu vào thực tế của doanh nghiêp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích của đề tài 2 Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI). 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau : - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI); chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu trong vấn đề này. - Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tàinhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI). Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích hợp, trong đó coi trọng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ thống và khái quát hóa trong đánh giá phân tích, tổng hợp các vấn đề có liên quan tới nội dung nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị nhân lực 3 Chương 2 : Thực trạng về quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân lực 1.1.1. Khái niệm về nhân lựcquản trị nhân lực Nhân lực được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: + Theo nghĩa rộng: nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển KTXH của đất nước. + Theo nghĩa hẹp: nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm những người trong độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. 1.1.2. Vai trò của quản trị nhân lực Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinhd oanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong 4 cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp; bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp. 1.1.3. Sự khác nhau giữa quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại về quản trị nhân lực Quản lý nhân lực hiện đại có chức năng rộng hơn quảnnhân sự truyền thống. Quản trị nhân lực truyền thống thiên về quản lý cá nhân, quản lý họ một cách tuyệt đối; Quảnnhân lực hiện đại coi việc đào tạo và giáo dục thường xuyên. Quản lý nhân lực hiện đại thì thông qua thực hiện nhiều chức năng quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cho tổ chức. Quản lý nhân lực truyền thống tiến hành việc quản lý cán bộ, công nhân viên về nhân bản. Quảnnhân lực hiện đại coi cán bộ, công nhân viên là “Người xã hội”, khác với quảnnhân sự coi cán bộ, công nhân viên là “người kinh tế”. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân lực trong doanh nghiệp * Môi trường bên ngoài: Tình hình phát triển kinh tế xã hội; Chính trị; Công nghệ - kỹ thuật, thông tin; Yếu tố văn hóa xã hội: * Môi trường bên trong: Môi trường bên trong bao gồm: các yếu tố như sứ mạng/ mục đích của tổ chức, chính sách, chiến lược của tổ chức, bầu không khí văn hóa, cổ đông và công đoàn của tổ chức. 1.2 Nội dung của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 5 1.2.1. Các quan điểm về quản trị nhân lực - Trường phái cổ điển - Trường phái tâm lý - xã hội (các mối quan hệ con người) - Trường phái hiện đại (khai thác các tiềm năng con người) 1.2.2 Nội dung của hệ thống quản trị nhân lực Phân tích và thiết kế công việc Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng. Lập kế hoạch nhân lực Kế hoạch NL là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu NL của DN trong tương lai. Thu hút và tuyển dụng NL Tuyển mộ nhân viên là quá trình thu hút những người có khả năng đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng NL của doanh nghiệp. Tạo động lực làm việc cho người lao động Điều kiện lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng mà các DN cần quan tâm đến. Tổ chức quá trình lao động Bố trí lao động bao gồm các hoạt động : Định hướng - Thuyên chuyển - Đề bạt - Xuống chức - Thôi việc. Đánh giá năng lực thực hiện công việc 6 Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động. Trả công và đãi ngộ lao động Thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn. Giải quyết các mối quan hệ lao động Hoạt động lao động tập thể sản sinh ra mối quan hệ xã hội giữa người với người. Các mối quan hệ đó liên quan tới lợi ích của tập đoàn người này với tập đoàn người khác có địa vị khác nhau và đó chính là quan hệ lao động. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI) 2.1 Tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên doanh nghiệp : Công ty Viễn thông Quốc tế Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Telecom International (VTI) Địa chỉ : 97 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội Thực hiện theo chủ trương mở rộng và phát triển mạng thông tin Viễn thông Việt Nam của VNPT, trong đó lấy Viễn thông quốc tế làm trọng tâm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và để đón đầu cho hội nhập, ngày 31/3/1990, Công ty Viễn thông Quốc tế được thành lập theo Quyết định số 374/QĐ - TCBĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện nay là Bộ Thông tin và Truyền thông, với 7 tư cách là doanh nghiệp Nhà nước và là một trong 67 đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc VNPT, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông quốc tế. 2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới, dịch vụ Viễn thông quốc tế ở Việt Nam và cho thuê kênh Viễn thông quốc tế để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do VNPT giao. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức Là một đơn vị hoạt động kinh doanh có quy mô lớn, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, bộ máy quản lý của Công ty Viễn thông Quốc tế được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, các bộ phận sản xuất là ba Trung tâm Viễn thông quốc tế có cơ cấu, nhiệm vụ cụ thể phân bố trên ba miền lãnh thổ. Các phòng ban chức năng được tập trung chuyên sâu theo các lĩnh vực quản lý, qua đó làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc điều hành công việc sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Bộ phận trực tuyến là các Trung tâm trực tiếp nhận sự chỉ đạo từ Ban giám đốc, đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo và quản lý. Giữa các phòng ban, các đơn vị sản xuất, đơn vị sự nghiệp của Công ty có sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. 8 2.2. Khái quát về hoạt động sản xuấtt kinh doanh của Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 2.2.1. Kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty Viễn thông Quốc tế(VTI) Bảng 2.1-Tình hình hoạt động kinh doanh 2008 - 2012 của VTI Đơn vị: tỷ đồng T T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1. Doanh thu phát sinh 1.573 1.830 1.921 2.011 2.173 2. Doanh thu được hưởng 688 605 617 753 720 3. Tổng chi phí 597 537 546 699 642 4. Lợi nhuận 91 68 71 54 78 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty VTI – Quý I/2013) Qua bảng 2.1 cho thấy được giai đoạn năm 2009 là thời điểm VTI đang có mức tăng doanh thu mạnh nhất, Nhưng từ năm 2010 cho đến nay, doanh thu tuy có tăng nhưng tốc độ lại có xu hướng giảm. Doanh thu phát sinh tại Công ty là rất lớn nhưng do phải phân chia về cho nhiều đơn vị, đồng thời phải nộp doanh thu chênh lệch về VNPT nên doanh thu cước được hưởng của VTI giảm đi đáng kể. Tổng chi phí của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng tăng dần do VTI phải mở rộng đầu tư thêm nhiều thiết bị, công nghệ, kỹ thuật mới, chi phí cho quảng cáo nhằm tăng sức cạnh tranh với đối thủ. [...]... QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI) 3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 3.1.1 Định hướng phát triển nhân lực của Tập đoàn Trong thời gian tới VNPT cần có kế hoạch “đi tắt, đón đầu” trong việc đào tạo và xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững, làm chủ công. .. trình độ về quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường kinh tế mở hội nhập 3.1.2 Mục tiêu phát triển nhân lực của Công ty Viễn thông Quốc tế VTI Trong những năm sắp tới trong hoạt động quản trị nhân sự VTI hoàn thiện tôt các nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển của đơn vị 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 3.2.1... I/2013) 10 2.3 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 2.3.1 Công tác phân tích công việc Hiện tại, chỉ mới có công việc sản xuất trực tiếp là được VTI phân tích cụ thể và có bài bản Với phương pháp phân tích là “quan sát tại nơi làm việc” đã hình thành các bản mô tả công việc cụ thể và bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí công việc hay nhóm công việc thuộc khối này... bộ Công ty và hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên đã tạo nên phong cách quản lý “tôn trọng lẫn nhau”, bầu không khí làm việc thân thiện, thoải mái, ý thức tổ chức kỷ luật cao, CBCNV nể trọng lãnh đạo Nhân viên hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc 2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 2.4.1 Ưu điểm Trong công. .. trong Công ty sẽ do Giám đốc Công ty lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm với quyết định của mình KẾT LUẬN Sau khi phân tích kỹ lưỡng thực trạng quản trị nhân lực tại VTI, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Trong đó lưu ý các giải pháp sau: - Phân tích công việc một cách cụ thể, xây dựng các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công. .. phân tích công việc bài bản và đồng bộ, còn hơn 50% số lượng công việc chưa được phân tích cụ thể (cụ thể là hoạt động sản xuất gián tiếp) Trong công tác hoạch định nhân lực: Công tác hoạch định nhân lực của Công ty còn chưa tốt, chưa có các chiến lược, dự báo lâu dài cho nhân lực của Công ty Sự phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động này chưa thực sự hiệu quả Trong công tác tuyển dụng nhân lực: VTI... cho các hoạt động quản trị nhân lực - Thường xuyên hoạch định nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình hiện tại, dự báo cho tương lai để hỗ trợ cho các giải pháp quản trị nhân lực đi đúng hướng - Đánh giá nhân viên một cách bài bản nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng mục tiêu, chiến lược của Công ty - Cải tiến chế độ đãi ngộ để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ... trị nhân lực của Công ty mình, phòng TCCBLĐ VTI cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích nhân lực hiện tại một cách có hệ thống và căn cứ vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh để dự báo nhu cầu nhân lực cho Công ty trong tương lai cả về số lượng và chất lượng Thường xuyên bổ sung các thông tin về nhân viên để xác định nguồn nhân lực thực tế trong từng thời kỳ Xác định nhu cầu nhân lực trong tương lai bằng... dung công việc thực hiện hàng ngày) 2.3.2 Công tác hoạch định nhân lực Hiện tại công tác hoạch định nhân lực được giao cho bộ phận kế hoạch thuộc phòng kế hoạch thực hiện, chủ yếu là để báo cáo với cơ quan chủ quản và mới chỉ dừng lại về mặt số lượng Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận nhân sự và các khâu khác trong công ty như kinh doanh, sản xuất và đầu tư chưa được tốt cho nên khi phát sinh nhu cầu nhân. .. đào tạo và phát triển nhân lực 3.2.2.1 Công tác đào tạo nhân lực Lãnh đạo VTI cần lưu ý các vấn đề ưu tiên trong công tác đào tạo là: nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ và phục vụ khách hàng Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại: - Đối với ngành viễn thông thì việc đào tạo và đào tạo lại nhân lực ngày trở nên cần thiết hơn trong giai đoạn hội nhập để giúp CBCNV thích ứng với công nghệ hiện đại, . THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI) 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI) 2.1 Tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) 2.1.1. Quá trình

Ngày đăng: 17/02/2014, 09:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1-Tình hình hoạt động kinh doanh 2008 -2012 của VTI - Quản trị nhân lực tại công ty viễn thông quốc tế (VTI)

Bảng 2.1.

Tình hình hoạt động kinh doanh 2008 -2012 của VTI Xem tại trang 10 của tài liệu.
Theo số liệu bảng 2.3, lao động có tuổi đời trung bình từ 25 tuổi đến 45 tuổi chiếm 89,3% - Quản trị nhân lực tại công ty viễn thông quốc tế (VTI)

heo.

số liệu bảng 2.3, lao động có tuổi đời trung bình từ 25 tuổi đến 45 tuổi chiếm 89,3% Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan