1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận nhóm QTKD môn kinh tế vĩ mô Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam

18 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Dịch Covid - 19 Đến Nền Kinh Tế Của Việt Nam Và Các Doanh Nghiệp Trong Nước
Tác giả Thái Thị Vân Anh, Hoàng Thị Thùy Dung, Võ Thị Hồng Hạnh, Ngô Xuân Hoàng, Nguyễn Anh Khoa, Phạm Trọng Tín
Người hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Xuân
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 423,47 KB

Nội dung

Mục đích của việc nghiên cứu: Nghiên cứu các tác động của dịch Covid đến các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam và các phản ứng chính sách của doanh nghiệp, Nhà nước 3.. Với v

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- -KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID - 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

Nhóm thành viên : Lớp K22A1 QTKD GVHD:

1 Thái Thị Vân Anh PGS.TS Mai Văn Xuân

2 Hoàng Thị Thùy Dung

3 Võ Thị Hồng Hạnh

4 Ngô Xuân Hoàng

5 Nguyễn Anh Khoa

6 Phạm Trọng Tín ( Trưởng nhóm )

Huế, năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của vấn đề

2 Mục đích của việc nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

II NỘI DUNG

1 Khái quát chung tác động của đại dịch COVID-19 đến các nền kinh tế trên thế

giới

2 Tác động của dịch Covid 19 và nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam trong quý 3 năm 2021

2.1 Tác động đến tăng trưởng và một số lĩnh vực của nền kinh tế

2.2 Tác động đến khu vực doanh nghiệp

2.3 Vị thế trung tâm sản xuất bị lung lay

2.4 Ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới

3 Giải pháp

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của vấn đề

Đại dịch COVID-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó với phần còn lại của thế giới Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm nay

Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam

Tôi hy vọng nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp chuẩn bị, đối phó và vượt qua môi trường đầy rủi ro và biến động

2 Mục đích của việc nghiên cứu:

Nghiên cứu các tác động của dịch Covid đến các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam và các phản ứng chính sách của doanh nghiệp, Nhà nước

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Khu vực hoạt động kinh tế của Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Quý 3 năm 2021

Trang 5

II NỘI DUNG

1 Khái quát chung tác động của đại dịch COVID-19 đến các nền kinh tế trên thế giới:

1.1 Về phía cung

Biện pháp chống dịch được các quốc gia sử dụng phổ biến là cách ly và tạo khoảng cách xã hội khiến nguồn cung lao động giảm mạnh, đặc biệt trong những khu vực đòi hỏi

sự tham gia trực tiếp của lao động vào quá trình sản xuất Ngoài ra, với những vùng tâm dịch, việc đóng cửa những hoạt động không thiết yếu, thực thi những quy tắc hạn chế đi lại, khiến cho nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng trệ

Với việc hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, sự đứt gãy trong sản xuất đầu vào tại một quốc gia sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất tiếp theo tại quốc gia khác

Trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, dần khôi phục hoạt động sản xuất trong nước, nhưng EU và Mỹ đang là tâm dịch, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, do vai trò của Mỹ và Châu Âu trong chuỗi là vô cùng quan trọng

Một điểm tích cực là ảnh hưởng bất lợi tới phía cung sẽ dịu bớt khi tình hình dịch bệnh tại các quốc gia được kiểm soát Nếu xét theo thực tiễn của Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động sản xuất có thể dần được hồi phục từ quý 2 năm 2020 Tuy nhiên, cũng tồn tại một số quan điểm bi quan, cho rằng dịch bệnh khó có thể được kiểm soát một cách triệt để trên bình diện rộng, và hoạt động sản xuất có thể rơi vào trạng thái “tắt/bật” (on/off) trước những diễn tiến cụ thể của tình hình dịch bệnh

1.2 Về phía cầu:

Nếu như ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới phía cung có thể được kiểm soát theo tình hình của dịch bệnh, thì những tác động tới phía cầu được xem là khó dự đoán

+ Tác động trực tiếp: khi người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, lượng người mua hàng tại các cửa hàng và trung tâm thương mại giảm đột ngột, khiến cầu có thể biến

Trang 6

mất khỏi thị trường Dẫu cho hoạt động thương mại điện tử có thể phần nào khắc phục hiện tượng trên, những ảnh hưởng của hạn chế đi lại tới nhu cầu là rất lớn

Ngoài ra, với việc hoạt động sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp có thể tạm thời ngừng hoạt động, người lao động có thể bị ngưng việc hay thậm chí rơi vào trạng thái thất nghiệp Sự mất mát trong thu nhập sẽ khiến cho cầu của đối tượng này giảm mạnh Ảnh hưởng kể trên sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với những người nằm ngoài vùng phủ của bảo hiểm thất nghiệp

Hơn nữa, với sự lao dốc của thị trường chứng khoán, giá trị tài sản của các hộ gia đình giảm mạnh, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới cầu tiêu dùng Trong khoảng thời gian 1 tháng qua, các chỉ số chứng khoán của những thị trường trọng yếu như Mỹ, EU, Nhật đã giảm khoảng 30%

+ Tác động gián tiếp: ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới tâm lý của tác nhân kinh tế là rất tiêu cực, khiến cho họ có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng và đầu tư (hiện tượng này được bộc lộ rõ trong cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009) trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định

Điều đáng lo ngại là những khó khăn của khu vực kinh tế thực có thể sẽ lây nhiễm sang khu vực tài chính Sự phá sản của các doanh nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng nợ, là tiền đề cho những đổ vỡ trong hệ thống tài chính của các quốc gia Tuy nhiên, sau bài học

từ khủng hoảng tài chính 2007-2009, các quy định về an toàn tài chính ở các quốc gia đã được siết chặt, cộng với những cam kết mạnh về đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng trung ương, trong ngắn hạn rủi ro khủng hoảng tài chính được đánh giá là không quá đáng ngại

2 Tác động của dịch Covid 19 và nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 năm 2021

2.1 Tác động đến tăng trưởng và một số lĩnh vực của nền kinh tế:

GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10

Trang 7

năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28% Mặc dù GDP quý III/2021 giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt 1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngoài khu vực dịch vụ giảm 0,69% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng dương lần lượt là 2,74% và 3,57% nhưng đều thấp hơn so với kỳ vọng

Hình 1: Tăng trưởng kinh tế quý III/2021

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng thấp (+1,04%) trong quý III/2021

do ảnh hưởng giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long khi đến hơn 90% sản lượng cá tra và tôm nước lợ tập trung tại vùng này Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước quý III/2021 giảm 8,8%, trong đó cá tra giảm gần 20% và tôm giảm 5,2%

- Khu vực công nghiệp và xây dựng suy giảm ở hầu hết các ngành trong quý III, trong

đó giảm mạnh nhất là ngành xây dựng và khai khoáng với mức giảm lần lượt là 11,41%

và 8,25% Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thì sang quý III giảm 3,24%

- Khu vực dịch vụ quý III/2021 giảm kỷ lục do thời gian giãn xã hội cách kéo dài (giảm 9,28%) Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 54,8% (20 tỉnh, thành phố trực

Trang 8

thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chiếm 63% ngành dịch vụ cả nước); vận tải kho bãi giảm 21,1%; bán buôn, bán lẻ giảm gần 20% Tuy nhiên trong quý III/2021 một số ngành đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng rất cao 38,7% do dồn sức chống dịch; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,1% do tăng trưởng tín dụng đạt tốt; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 5,3% với sản lượng chủ yếu phục vụ công tác phòng chống dịch và hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, học tập của học sinh, sinh viên v.v…

- Hoạt động kinh tế quý III/2021 suy giảm mạnh chủ yếu do các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài theo Chỉ thị 16 để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội; tổng GRDP của 20 tỉnh, thành phố này chiếm gần 57% GDP (Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17%; Hà Nội chiếm 12,6%; Bình Dương 4,8%; Đồng Nai chiếm 4,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 3,8%) Trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm gần 53% khu vực công nghiệp và xây dựng của cả nước; khu vực dịch vụ chiếm hơn 63% Do chiếm tỷ trọng lớn nên mỗi biến động trong tăng trưởng GRDP của các tỉnh, thành phố trọng điểm này đều có ảnh hưởng không nhỏ tới GDP của toàn nền kinh tế Khi đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản xuất kinh doanh bị đình trệ Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường,

2 điểm đến” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nếu không sẽ phải tạm ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến các đơn hàng đã ký kết trước đó Tuy nhiên, để hoạt động như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn, lực lượng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu

đã không thể hoàn thành đơn hàng đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hoãn việc sản xuất do không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn

- Trong khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị hạn chế tối đa, thậm trí mọi loại hình vận tải phải ngưng hoạt động tại các tỉnh giãn cách xã hội Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do không thể lưu thông được

Trang 9

hàng hóa nông sản Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ngừng thu mua nông sản, doanh nghiệp đóng hàng xuất khẩu không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng khiến nhiều nông sản (lúa, hoa quả các loại) không thể xuất khẩu Không thể tiêu thụ sản phẩm do ách tắc khâu lưu thông, chi phí vận tải, bảo quản tăng cao nên giá thu mua hàng nông sản giảm mạnh nhưng giá bán tới tay người tiêu dùng ở mức cao do chi phí lưu thông tăng cao Tùy vào tình hình dịch bệnh, các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16+, Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 15 dẫn đến các hoạt động thương mại, lưu trú ăn uống rơi vào tình trạng bế tắc Hầu hết các cơ sở kinh tế trong lĩnh vực này phải đóng cửa; chỉ một số cơ sở lưu trú được phép cung cấp dịch vụ cho người bị cách ly có thể hoạt động cầm chừng để duy trì không rơi vào tình trạng phá sản

2.2 Tác động đến khu vực doanh nghiệp:

Bên cạnh các số liệu thống kê chính thức, để có thể thấy rõ hơn tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 510 doanh nghiệp (tính đến ngày 01/04/2020) Mẫu doanh nghiệp này bao gồm 92,6% doanh nghiệp ngoài NN, 6,08% doanh nghiệp FDI và 1,76% DNNN Trong đó các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ chiếm 65,1%, công nghiệp và xây dựng 29,8% và nông nghiệp 5,1% 69,3% các doanh nghiệp tại Hà Nội, 12,2% tại TP Hồ Chí Minh và 18,5% tại các địa phương khác Trong số này có 61,56% doanh nghiệp có quy

mô lao động dưới 50 người và 82,74% doanh nghiệp dưới 200 người

Hình 2: Biểu đồ kết quả khảo sát tác động của dịch bệnh

Trang 10

Kết quả khảo sát của ĐH KTQD Kết quả nghiên cứu số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và kết quả khảo sát doanh nghiệp của ĐH KTQD cho thấy, cho đến thời điểm hiện tại, tác động của COVID-19 đến khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu bộc lộ một cách rõ ràng trong tất cả các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp Kết quả khảo sát cho thấy có đến 93,9% các doanh nghiệp điều tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tác động này thể hiện rõ nhất ở các khía cạnh Kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự tác động của dịch bệnh

2.3 Vị thế trung tâm sản xuất bị lung lay:

Trong bài báo đăng trên mạng ngày 31/08, nhật báo tài chính của Anh Financial Times nhận định là đợt dịch Covid mới đang ảnh hưởng nặng nề đến vị thế của Việt Nam, vốn được xem là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu của châu Á

Tờ báo cho biết là trang Nikkei Asia của Nhật nay xếp Việt Nam ở thứ hạng 120 về chỉ

số Hồi phục Covid-19, tức là chỉ số về quản lý dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng, hai mặt mà Việt Nam đều tỏ ra yếu kém

Theo nhận định của Financial Times ngày 31/08, do chiến lược trước đây để phòng chống Covid-19 không còn hiệu nghiệm nữa, chính quyền Hà Nội nay phải tập trung vào

Trang 11

việc kiềm chế đà lây nhiễm và cố giữ cho sản xuất không bị ngưng trệ Một số doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ” ( công nhân làm việc, ăn, ngủ ngay tại nơi sản xuất ), nhưng mô hình này rất khó được duy trì lâu dài đối với người lao động và rất tốn kém cho các doanh nghiệp

Một số công ty đa quốc gia phải mướn phòng cho các lãnh đạo của họ tại các khách sạn gần trụ sở công ty Nhưng vào tháng trước, tập đoàn đầu tư VinaCapital, trong một thông tin gởi đến các khách hàng, đã nhấn mạnh là các công ty lớn thì có thể chịu được các chi phí về khách sạn, nhưng còn các công ty sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như giày da, quần áo, … thì rất khó mà duy trì sản xuất VinaCapital ghi nhận xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đã sụt giảm trong tháng 8 và sự sụt giảm này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Financial Times trích lời bà Nguyễn Phương Linh, Phó GĐ công ty tư vấn Control Risks: “ Các biện pháp hạn chế đang kìm hãm nặng nề khả năng sản xuất của Việt Nam Một số doanh nghiệp nay không dám nhận đơn đặt hàng mới nữa, vì sợ không thể đáp ứng được, do tình trạng thiếu nhân công"

Tuy vậy, đối với bà Nguyễn Phương Linh, sự ngưng trệ sản xuất có thể chỉ là một vấn

đề ngắn hạn, “vì Việt Nam vẫn là một địa điểm hấp dẫn so với nhiều nước khác ở châu Á.”

Chính phủ Hà Nội đã đề ra mục tiêu là đến ngày 15/09 sẽ kiềm chế được dịch

Covid-19, cụ thể là phải làm sao đến ngày đó sẽ giảm được 20% số ca tử vong mỗi ngày và số ca xuất viện nhiều hơn số ca nhập viện Nhưng vấn đề là Việt Nam có thể nhanh chóng khống chế khủng hoảng y tế để giữ chân các nhà đầu tư ngoại quốc hay không

2.4 Ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới:

Theo Financial Times, các nhà máy của những thương hiệu quốc tế lớn như Nike và Adidas đã ngưng hoạt động, gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu, đến mức có người tiên đoán mùa Noel năm nay thế giới sẽ khan hiếm giày! Hãng Toyota cũng đã đình chỉ sản xuất tại 27 dây chuyền tại 14 nhà máy của họ ở Nhật Bản, do khan hiếm các phụ tùng sản xuất tại Đông Nam Á, phần lớn là ở Việt Nam

Ngày đăng: 05/04/2022, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tăng trưởng kinh tế quý III/2021 - Tiểu luận nhóm  QTKD   môn kinh tế vĩ mô  Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam
Hình 1 Tăng trưởng kinh tế quý III/2021 (Trang 7)
Hình 2: Biểu đồ kết quả khảo sát tác động của dịch bệnh - Tiểu luận nhóm  QTKD   môn kinh tế vĩ mô  Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam
Hình 2 Biểu đồ kết quả khảo sát tác động của dịch bệnh (Trang 9)
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự tác động của dịch bệnh - Tiểu luận nhóm  QTKD   môn kinh tế vĩ mô  Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam
Hình 3 Biểu đồ thể hiện sự tác động của dịch bệnh (Trang 10)
thức ăn cho tôm, chiếm đến 70% nguồn cung cấp, đang đóng cửa do đại dịch. Tình hình lại còn khó khăn hơn, do phần lớn các trại nuôi tôm giống cũng đang đóng cửa. - Tiểu luận nhóm  QTKD   môn kinh tế vĩ mô  Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam
th ức ăn cho tôm, chiếm đến 70% nguồn cung cấp, đang đóng cửa do đại dịch. Tình hình lại còn khó khăn hơn, do phần lớn các trại nuôi tôm giống cũng đang đóng cửa (Trang 14)
Hình 5: Biểu đồ thể hiện các giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng - Tiểu luận nhóm  QTKD   môn kinh tế vĩ mô  Ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam
Hình 5 Biểu đồ thể hiện các giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w