Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và bài học rút ra đối với Chi cục thuế huyện An Biên...34 1.4.1.. Đánh giá thự
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ KIỀU DIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ KIỀU DIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI ĐÌNH LÂM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước về thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao
chép của bất cứ ai
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình
Kiên Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2017
Người cam đoan
Lê Thị Kiều Diễn
Trang 4Công Nghệ thông tin
Cơ quan thuếDoanh nghiệpĐăng ký kinh doanhGiá trị gia tăngHội đồng nhân dânHàng hóa dịch vụKho bạc nhà nước
Mã số thuếNgười nộp thuếNgoài quốc doanhNgân sách nhà nướcQuản lý nhà nướcSản xuất kinh doanhThu nhập doanh nghiệpTrách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số 2.1: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
huyện An Biên 42Bảng số 2.2: Quy mô vốn và lao động của DN ngoài quốc doanh tại Huyện
An Biên ………. 43Bảng 2.3: Kết quả thực hiện thu các sắc thuế của DNNQD giai đoạn 2014 –
2016 ……… 45Bảng 2.4: Quản lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với DN NQD của chi cụcthuế Huyện An Biên từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2016 ………. 53Bảng 2.5: Số thuế giá trị gia tăng thu nộp NSNN giai đoạn 2012 – 2016 củadoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện An Biên ………… 55Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra thuế giá trị gia tăng tại trụ sở NDNQD 59
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Danh mục các từ viết tắt ii
Danh mục bảng biêu…… ……… iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 10
1.1 Một số vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.1.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.1.2 Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 15
1.2 Quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 24
1.2.1 Khái niệm 24
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn cấp huyện 25
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 31
Trang 71.4 Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và bài học rút ra đối với
Chi cục thuế huyện An Biên 34
1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương 34
1.4.2 Bài học rút ra đối với Chi cục thuế huyện An Biên 36
Tiểu kết chương 1 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 38 2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện An Biên tác động đến quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng trên địa bàn 38
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 39
2.2 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện An Biên 42
2.2.1 Kết quả thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên 42
2.2.2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng 46
2.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện An Biên 47
2.2.4 Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT 49
2.2.5 Tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế 56
2.2.6 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với DNNQD 58
2.2.7 Đánh giá chung về QLNN về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện An Biên 61
Tiểu kết chương 2 67
Trang 8CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN
GIANG 68
3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 68
3.1.1 Định hướng của Chi cục thuế huyện An Biên 68
3.1.2 Mục tiêu của Chi cục thuế huyện An Biên 70
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nươc về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 72
3.2.1 Quản lý chặt chẽ doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế và hóa đơn chứng từ 72
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thế 74
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm 76
3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp 79
3.2.5 Hiện đại hoá trang thiết bị ngành thuế phục vụ quản lý thuế 82
3.2.6 Một số giải pháp khác 83
3.3 Kiến nghị 88
3.3.1 Đối với Trung ương 88
3.3.2 Đối với địa phương 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Thuế đã, đang và sẽ còn là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Ngân sáchNhà nước, là công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước để điều tiết vĩ mônền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội Với vai trò và ý nghĩa đó nên vấn đề thuế và quản lý thuế luônđược Nhà nước quan tâm.Theo đó, hệ thống chính sách thuế ở nước ta đãtừngbước được cải cách; Bộ máy ngành thuế ngày càng được hoàn thiện;Công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng trong quản lý thuế
Mặt khác, thuế là một lĩnh vực phức tạp, bởi lẽ thuế không chỉ thể hiện lànhững vấn đề kinh tế mà còn chứa đựng nhiều vấn đề xã hội sâu sắc.Thuếkhông những đòi hỏi tính khoa học về mặt lý luận, sự chính xác trong luậtđịnh mà còn cần đến nghệ thuật tinh tế trong hành thu Hàng năm số thu vềthuế chiếm khoảng 80- 90% tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) Điều đóđòi hỏi Nhà nước cần sửa đổi các Luật thuế, các văn bản pháp lý khác về thuếnhằm hoàn thiện hệ thống thuế, đưa thuế ngày càng tiếp cận thực tiễn Đểphản ánh, theo kịp bước chuyển của nền kinh tế, công tác quản lý thuế cầnphải thay đổi đáp ứng tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như cáccam kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay Qua đó khai thác tối đa những uylực vốn có của thuế để kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sảnxuất kinh doanh của mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế, đảm bảo thựchiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiệnnay ở Việt Nam, hoạt động của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nay
là doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp cácđịa bàn trong cả nước, song chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn cònthực hiện tùy tiện, chưa đúng chế độ, hiện tượng khai man trốn thuế lậu thuếcòn nhiều từ đó tạo ra sự bất bình đẳng và sự cạnh tranh không lành mạnh
Trang 10giữa các thành phần kinh tế Vì vậy, quản lý thu thuế đối với khu vực doanhnghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nhằmthực hiện được mục tiêu, yêu cầu của hệ thống thuế đặt ra.
Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang với điều kiện kinh tế chưa phát triểnmạnh, số thu về thuế không nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của địaphương nhưng trong đó số thu về thuế của khu vực công thương nghiệp ngoàiquốc doanh (NQD) đã đóng góp một phần không nhỏ vào số thu hàng nămcủa ngân sách địa phương Số thu từ khu vực công thương nghiệp NQD giaiđoạn 2012- 2016 đều chiếm trên 20% tổng thu ngân sách, năm 2012 chiếm21%, năm 2016 chiếm đến 41% tổng thu ngân sách toàn huyện Do đó, trongquản lý thuế tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang khu vực doanhnghiệp ngoài quốc doanh luôn được quan tâm hàng đầu
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý thuế khu vựcdoanh nghiệp ngoài quốc doanh còn tồn tại nhiều bất cập như chưa tuân thủđúng quy trình quản lý thuế, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không thực hiệnđúng các nghĩa vụ về kê khai, nhiều doanh nghiệp trốn thuế, gian lận về thuế,ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế chưa thực sự hiệu quả, thườngxuyên thay đổi gây khó khăn cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ, công tác bố trínhân sự tại chi cục thuế chưa phát huy hết năng lực của cán bộ công chức.Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới quản lý thu thuế từ khu vực DNNQD, hơn nữaviệc thu thuế từ khu vực này có nhiều đặc thù đòi hỏi tiếp tục phải đổi mớiquy trình, thủ tục và nâng cao trình độ quản lý của cán bộ thuế
Từ những bất cập trên, việc nghiên cứu nhằm đưa ra hệ thống giải pháptăng cường quản lý thu thuế DNNQD trên địa bàn huyện An Biên là vấn đề
cấp thiết Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Trang 11huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý công của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý nhà nước về thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhđang là vấn đề cấp bách tại chi cục thuế huyện An Biên Do đó bản thân đãtiến hành nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước về thuế GTGT hiện naytrên địa bàn huyện An Biên Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã thamkhảo một số tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận vănnhư:
Bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan:
Nguyễn Thanh Tuyền (2010) với sách chuyên khảo “Thuế thực hành” ,
tác giả mô tả khung lý thuyết về hệ thống thuế, đi sâu nghiên cứu các phươngpháp tính thuế tại Việt Nam và sự đóng góp của các sắc thuế trong tổng thungân sách nhà nước, cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích và là khối kiếnthức cơ bản trong nghiên cứu quản lý thuế tại Việt Nam và là nền tảng cơ bảntrong việc hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thuế giá trị gia tăng đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Ngân hàng thế giới (2011) “Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ
thống hiệu quả và công bằng hơn”, công trình nghiên cứu đã tập trung xem
xét, đánh giá hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá tácđộng của hệ thống thuế và thiết kế, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống thuế và quản lý thuế tại Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế.Nghiên cứu của Bird, RichardM, và Milka Cansanegra de Jantscher, eds
(1992) “Cải cách hành chính thuế ở các nước đang phát triển” đã có đánh giá
thực trạng cải cách hành chính thuế ở một số nước đang phát triển, từ đó đưa
ra những kinh nghiệm quý báu cho các nước khác trong quá trình cải cách,quản lý thuế Đây là nền tảng trong định hướng cải cách hành chính thuế của
Trang 12Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập, là tài liệu tham khảo quan trọng trongquá trình tác giả thực hiện luận văn này.
Trong bài viết “Những thay đổi trong chính sách thuế trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thanh Hằng (2016) được đăng trên
tạp chí tài chính (số tháng 8/2016) đã đề cập những nội dung mới cơ bản củachính sách thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng gắn với bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, đồng thời đạt được các mục tiêu bềnvững cho giai đoạn 2020 Đây là nền tảng trong việc định hướng cho công tácquản lý thuế nói chung, quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng, đặc biệt đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
Phạm Thị Thúy Hằng (2016) trong bài viết “Những điểm mới trong quản
lý thuế giá trị gia tăng” được đăng trên tạp chí tài chính (số tháng 3/2016), tác
giả đã mô tả khái quát những điểm mới trong quản lý thuế giá trị gia tăng tạiViệt Nam, thực trạng và điều kiện áp dụng Bài viết là cơ sở quan trọng để tácgiả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế giátrị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện An Biên
Luận văn thạc sỹ:
Trần Thị Mỹ Dung (2012) trong luận văn thạc sỹ với đề tài: “Tăng
cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng”, tác giả đã hệ thống hóa được khung lý thuyết về kiểm soát thuế giá trị
gia tăng, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát thuế giá trị gia tăng tạichi cục thuế Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng và đề xuất giải pháp hoàn thiện Đây
là tài liệu tham khảo hữu ích với luận văn này về cả lý luận và cách đánh giáthực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế cấp Huyện
Luận văn thạc sỹ của Bùi Văn Thắng (2015) với hướng nghiên cứu về
“Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài
Trang 13quốc doanh tại chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Hải Dương”, theo đó tác giả
đã hệ thống được cơ sở khoa học quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh, đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện An Biên, từ đó đềxuất giải pháp hoàn thiện Đây là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả thựchiện luận văn của mình, cả về khung lý thuyết và đánh giá thực trạng tại chicục thuế trên địa bàn cấp huyện
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu liên quanđến đề tài luận văn, tồn tại cả dưới dạng bài viết, công trình nghiên cứu khoahọc, tài liệu chuyên khảo và luận văn, tuy nhiên các nghiên cứu này mới dừng
ở tầm vĩ mô hoặc ở địa phương khác chứ chưa có bài viết nào liên quan đếnquản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cụcThuế trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang Vì vậy, nghiên cứu của đề tàiđảm bảo sự không trùng lắp và vẫn có tính kế thừa
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăngđối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Huyện An Biên, tỉnhKiên Giang và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu nhằm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh
Kiên Giang
Trang 14- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đốivới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh
Kiên Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước vềthuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuếhuyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản lý về thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm tất cả cáccông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công tyhợp danh, Hợp tác xã) có trụ sở đóng trên địa bàn huyện An Biên, và đượcCục thuế tỉnh Kiên Giang phân cấp cho chi cục thuế huyện An Biên quản lýthu thuế
Phạm vi không gian: Tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu cho giai đoạn 2012-2016 và định
hướng đến năm 2030
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lê Nin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
- Những số liệu được thu thập trong đề tài phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp
Trang 15- Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích,phản ánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện thu thuế
giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện được thu thập từ sách, báo, tạp chí, cáctrang Web, các báo cáo của một số phòng chức năng của huyện như Chi cụcthuế huyện An Biên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, phòng Thống kê củahuyện để lựa chọn thông tin, số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài.Thu thập thông tin qua các báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhànước huyện An Biên qua các năm của UBND huyện An Biên; một số báo cáo
Dự toán thu - chi ngân sách của huyện An Biên qua các năm; tài liệu về tìnhhình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012- 2016 Chủ yếu khai thác ởcác nội dung: Tình hình tăng trưởng chung của kinh tế Huyện, cơ cấu kinh tếHuyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số ngành kinh tế mũi nhọn để tiếnhành phân tích những biến động của thu và các thành phần thu NSNN
Dựa trên những tài liệu thu thập, tiến hành đối chiếu giữa thực trạng thuthuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiềm năng thu
từ nguồn này trên địa bàn huyện để thấy được vấn đề đặt ra hiện tại củaHuyện trong việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu Phân tích sâu để tìm ra nhữngnguyên nhân dựa trên một số tiêu chí như: Tăng trưởng kinh tế, cơ chế chínhsách, tổ chức thực hiện thu và quản lý thu thuế giá trị gia tăng, qua đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu tăng thu trên địa bàn Huyện trongnhững năm tiếp theo
Phương pháp tổng hợp thông tin
Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phầnmềm Excel: Nhập dữ liệu và tổng hợp theo các mục đích nghiên cứu, trên cơ
sở thống kê mô tả, so sánh, …
Phương pháp phân tích đánh giá
Trang 16Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân bổ thống kê và tổng hợp thống
kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân và một số chỉ sốkhác Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh
và phân tích làm rõ thực trạng thu ngân sách qua thuế giá trị gia tăng và quản
lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện An Biên, qua đó đánh giáđược các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Phương pháp thống kê so sánh
Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, so sánh trong phân tích
là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùngmột nội dung bao gồm so sánh qua các năm, so sánh việc thực hiện thu so với
kế hoạch, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉtiêu, nó cho ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêngcủa chỉ tiêu được so sánh Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách kháchquan thực trạng thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh của Huyện, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các giải pháp nhằm đạtđược hiệu quả tối ưu
Trong luận văn có sử dụng các tài liệu, số liệu trong và ngoài nước đãcông bố liên quan đến đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
+ Hệ thống hóa nội dung chủ yếu của thuế giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh
Trang 17+ Chỉ ra mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cũng như phương thức và công
cụ quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tham chiếu giữa lý luận và
thực tiễn, so sánh với kinh nghiệm của các nước, các địa phương khác, từ đónêu ra được hệ thống các giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi nhằmhoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh tại chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh KiênGiang
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuếgiá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện
An Biên, tỉnh Kiên Giang
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Một số vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
Trước năm 1986 trong nền kinh tế kế hoạch hóa, khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh không được khuyến khích đúng mức và chỉ đóng một vai trò nhỏ
bé trong nền kinh tế Đến năm 1990, mặc dù cuộc cải cách kinh tế đã cónhững chính sách nhằm phát triển các thành phần kinh tế nhưng kinh tế quốcdoanh vẫn nắm giữ gần như toàn bộ các ngành công nghiệp quan trọng nhưnăng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêudùng, các đơn vị quốc doanh cũng chiếm một tỉ trọng áp đảo ở các sản phẩmchủ yếu Trong lưu thông, kinh tế quốc doanh nắm độc quyền khâu bán buôn,xuất nhập khẩu và một tỉ trọng lớn trong khâu bán lẻ, nhất là những sản phẩmthiết yếu Trong một thời gian dài, quan điểm phát triển nền kinh tế ở nước ta
là nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, xây dựngquan hệ sản xuất với hai hình thức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tếtập thể Quan điểm này đã làm cho nền kinh tế mất cân đối và rơi vào tìnhtrạng trì trệ, và quan trọng hơn là nó đánh mất khả năng huy động tiềm năngxây dựng kinh tế từ nhân dân Sau năm 1986, một mô hình phát triển mớiđược triển khai, đó là mô hình phát triển kinh tế nhiều thành phần, lấy kinh tếnhà nước làm chủ đạo Chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướngXHCN có một ý nghiã chiến lược lâu dài, nó động viên mọi tiềm lực pháttriển cuả đất nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Côngcuộc đổi mới đã đem lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ, trong đó nổi
Trang 19bật là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định cùng với khả năngkiểm soát vĩ mô nền kinh tế Một trong những bài học rút ra từ thành công củacông cuộc đổi mới là thực hiện cơ chế thị trường với đa dạng hoá các thànhphần kinh tế, chính việc phát huy tính tự điều tiết của kinh tế thị trường đãgiúp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và tạo những cơ sở ban đầucho sự phát triển Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy chưa thực sựđược quan tâm phát triển đúng mức nhưng cũng đã chứng tỏ sự năng động,khả năng khai thác tiềm năng trong nhân dân, đóng một vai trò không thểthiếu trong giai đoạn hiện nay, chính vì vậy cần phải phát triển các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh, trong tương quan củng cố thành phần kinh tế nhànước, là một biện pháp quan trọng nhằm khai thác toàn diện và phát huy nộilực của nền kinh tế trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá rộng lớn, baogồm các ngành nghề như : sản xuất, dịch vụ, thương mại,… Các hoạt độngcủa doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ đem lại nguồn ngân sách choNhà nước mà còn góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và đóng góp phầnlớn vào tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước
Có thể thấy, mặc dù doanh nghiệp ngoài quốc doanh sở hữu vốn cá nhân,
tổ chức và đa số là hình thức vừa và nhỏ nhưng hoạt động sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp này chính là động lực đưa nền kinh tế phát triển
đi lên hội nhập với cộng đồng quốc tế Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần có nhữngchính sách thiết thực và kịp thời để giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
có được môi trường phát triển thuận lợi nhất
Như vậy, có thể hiểu: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể hiểu đơn
giản là những doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước nhưng các hoạt động sản xuất và kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật
mà Nhà nước ban hành.
Trang 20Theo giáo trình Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
(2012) thì: “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hình thức doanh nghiệp
không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý”.
Nếu chiếu theo theo luật doanh nghiệp 2014, tại khoản 7, điều 4 có nêu:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Khi đó, có thể hiểu: “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh
nghiệp thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hay một nhóm người hoặc có
sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống (không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài), được tồn tại lâu dài, được bình đẳng trước pháp luật và có tính sinh lợi hợp pháp, chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật”.
Dựa vào khái niệm đã nêu ở trên, thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh cócác đặc điểm cơ bản sau:
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, tỷ trọng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động
Tính đến ngày 31/12/2015, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước
có gần 600.000 doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động, chiếm gần 97%
số lượng doanh nghiệp và tạo ra hơn 60% việc làm Các doanh nghiệp ngoàinhà nước ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗđứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước Doanh
Trang 21nghiệp ngoài quốc doanh hoạt đông trong các ngành kinh tế đa dạng, có mặttrên mọi miền của Tổ quốc.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có mặt ở tất cả các ngành kinh tế trong
cả nước, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (44,51%), tiếp đến làlĩnh vực chế biến chế tạo (17,15%) Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp nhànước gần như độc quyền (ngành điện, cung cấp nước, gas và khí đốt; ngànhkhai khoáng; ngành thông tin và truyền thông) hoặc đòi hỏi vốn lớn và hạnchế số lượng như ngành Tài chính - ngân hàng, chỉ có không đến 1% (trừngành Thông tin truyền thông là 2,13%) doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạtđộng Các ngành dịch vụ công, giáo dục và y tế và các ngành khác cũng chỉ
có khoảng 5% doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa (chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo tiêu chí của Nghị định 56/NĐ-CP/2009 thì có tới 65% doanhnghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, có không quá
10 lao động trong một doanh nghiệp Số doanh nghiệp nhỏ đang hoạt độngchiếm 28% và số doanh nghiệp vừa là 6% Chỉ có 1% số doanh nghiệp ngoàinhà nước đang hoạt động là doanh nghiệp lớn với số lao động trong mộtdoanh nghiệp là trên 250 lao động
Số liệu thống kê cũng cho thấy, từ năm 2007 đến nay, quy mô doanhnghiệp ngoài nhà nước được được thành lập mới có xu hướng nhỏ đi với sựtăng lên của doanh nghiệp siêu nhỏ và sự sụt giảm các doanh nghiệp có quy
1.1.1.2 Vai trò của doanh nghiêp ngoài quốc doanh
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những vai trò không thể phủnhận đối với nền kinh tế, nhất là trong tình hình nước ta hiện nay
Thứ nhất, trình độ lực lượng sản xuất cuả nước ta còn thấp, trong khi đó
tiềm năng phát triển của nền kinh tế vẫn còn lớn nhưng khả năng khai thác thì
Trang 22hạn chế Một lượng vốn khá lớn vẫn còn nằm trong nhân dân, chỉ có conđường phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới có khả năngkhai thác được chúng Vì thế không thể phát triển được lực lượng sản xuất khikhông cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.
Thứ hai, trong tình hình hiện nay khi nước ta cần phải mở cửa, từng
bước hoà nhập với khu vực và thế giới thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
sẽ là một cầu nối quan trọng cho sự hội nhập đó Các nhà đầu tư nước ngoàicần phải có những bạn đồng hành để họ an tâm đầu tư vào vốn, kỹ thuật côngnghệ, Chính các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể thu hút vốn, kỹthuật công nghệ và là người bạn đồng hành tạo ra sự tin tưởng cho các nhàđầu tư nước ngoài
Thứ ba, trong quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, đã nảy sinh
một số vấn đề như thất nghiệp, sự bỏ ngỏ một số ngành và khu vực do nhànước không đủ sức đảm trách hay không có tầm quan trọng sống còn Chínhcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, giải quyết vấn
đề thất nghiệp và tạo ra sự phát triển cân đối cho nền kinh tế
Thứ tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng tập trung vốn,
trí tuệ vào các ngành kinh tế phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi nhiềuhàm lượng tri thức như công nghệ thông tin, Cũng như có khả năng lấp đầynhững khoảng trống trong các lãnh vực sản xuất kinh doanh không cần nhiềuvốn và có mức lợi nhuận thấp mà các nhà đầu tư lớn ít quan tâm tới
Thứ năm, các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường gắn liền
với chủ sở hữu nên trong các quyết định quản trị có sự cân nhắc cẩn thận,cũng như sự ổn định trong nội bộ, ít xảy ra tình trạng tham nhũng Nói chungloại hình doanh nghiệp này cũng góp phần thúc đẩy quá trình lành mạnh hoátrong hoạt động cuả các doanh nghiệp, phát huy tính tích cực trong việc huyđộng vốn, giải quyết việc làm, tạo sự năng động trong kinh doanh và thoả
Trang 23mãn một phần nhu cầu cuả thị trường Một kết quả nổi bật là số lượng cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, khả năng thu hút vốnđầu tư, tăng mức nộp ngân sách và thu nhận lao động khá cao.
1.1.2 Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.2.1 Khái niệm thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầutiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954 Thuế giátrị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc làTVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt
là thuế giá trị gia tăng Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Ngày nay, các quốc gia thuộckhối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc giaChâu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng(GTGT) Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị giatăng
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đãthông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng (2016) thì: Thuế giá trị gia
tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưuthông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩmhoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng Chính vì vậy mà chúng tacòn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước Thuế
Trang 24giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêudùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
1.1.2.2 Đặc trưng của Thuế GTGT
Thuế GTGT xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nhằm đáp ứngnhu cầu huy động ngân sách ngày càng lớn của Nhà nước Thuế GTGT lànguồn động viên quan trọng, kịp thời và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thungân sách Nhà nước Thuế GTGT được tính và thu vào từng khâu, từng giaiđoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nên làm tăng nguồn thu cho ngânsách Nhà nước
Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rất rộng, áp dụng cho hầu hết cáchàng hoá, dịch vụ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong tất cảcác ngành nghề, ở tất cả các giai đoạn Thuế GTGT có các đặc điểm cơ bảnsau:
Thứ nhất, là một loại thuế gián thu, nó là một yếu tố cấu thành trong giá
cả hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập thông qua sự đónggóp của người tiêu dùng khi họ sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó Thuế GTGTđược tính trong giá bán nên người chịu thuế ít có cảm giác mình bị Nhà nướcđánh thuế, do đó thuế GTGT ít gây ra những phản ứng từ phía người chịuthuế
Tại Việt Nam, thuế GTGT được ban hành nhằm thay thế cho thuế doanhthu trước đây, nó đã khắc phục được các nhược điểm của thuế doanh thu.Thuế GTGT chỉ có 4 mức thuế suất giúp cho việc áp dụng trở nên đơn giảnhơn so với thuế doanh thu trước đây (với 11 mức thuế suất) Việc thu thuế từ
số ít người sản xuất, kinh doanh thuận tiện và dễ dàng hơn là thu trực tiếp từ
số đông người tiêu dùng Nghiệp vụ tính và thu thuế do đó cũng đơn giản hơn,thuận tiện hơn
Trang 25Ngày nay, khi phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuấtphát triển thì mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất sẽ do những người khácnhau đảm trách, thậm chí giữa những người sản xuất này còn có thể có ít nhấtmột nhà buôn làm trung gian Vì thế, việc thuế doanh thu được tính trên toàn
bộ doanh thu của mỗi người, cũng có nghĩa là thuế doanh thu của khâu nàyđược tính chồng lên thuế doanh thu của những khâu sản xuất trước đó Cònthuế GTGT chỉ thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ ở từngkhâu của quá trình sản xuất, kinh doanh, phần giá trị tăng thêm ở khâu nào chỉphải nộp thuế ở khâu đó, sang khâu sau, thuế GTGT không tính trên phần giátrị đó nữa Do đó, thuế GTGT khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp quacác công đoạn sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ của thuế doanh thu
Thứ hai, Thuế GTGT góp phần tăng cường tính công khai Việc thuế
doanh thu không được thể hiện rõ bên cạnh giá bán hàng hóa như bấy lâu nay
là không phù hợp với phương châm này, nó chưa thể hiện được tính dân chủ.Trái lại, thuế GTGT được thể hiện rõ bên cạnh giá bán làm cho người tiêudùng biết rõ sự đóng góp của mình vào ngân sách Nhà nước thông qua việctiêu dùng, đó là một biểu hiện của dân chủ và công khai Khi chịu thuếGTGT, người tiêu dùng có thể cảm nhận được, thậm chí họ cảm thấy hãnhdiện hoặc phiền lòng nếu tiêu dùng những hàng hoá có thuế cao, hoặc họ cảmthấy hài lòng khi chọn được những mặt hàng tiêu dùng có thuế thấp Đây làmột ưu điểm về tính dân chủ, công khai của thuế GTGT
Thứ ba, thuế GTGT mang tính trung lập cao Một loại thuế được gọi là
trung lập khi nó không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động của doanhnghiệp nếu Chính phủ không muốn thế Trong thuế doanh thu các doanhnghiệp có khuynh hướng tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp bằng cách hộinhập lại theo chiều dọc Còn thuế GTGT không hề khuyến khích các doanhnghiệp hội nhập như trên bởi vì tổng số thuế phải nộp trong cả 2 trường hợp
Trang 26là như nhau Tuy thuế GTGT áp dụng các mức thuế suất khác nhau đối vớicác loại hàng hoá khác nhau phần nào có tác động đến quan hệ sản xuất trong
xã hội, nhưng xét về cơ bản, thuế GTGT không can thiệp sâu vào mục tiêukhuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo ngành nghề cụthể
1.1.2.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
vĩ mô đối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng
có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự
cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sửdụng hệ thống hóa đơn chứng từ
Thứ hai, Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng
từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế Qua đó, còncung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng
Thứ ba, Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách
hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuấthiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên canh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuấtkhẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT
1.2.2.4 Nội dung của chính sách thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Đối tượng chịu thuế GTGT:
Là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ ViệtNam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó
Trang 27Thứ nhất, phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông
trên thị trường Việt Nam
Thứ hai, các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất
đến tiêu dùng phải là những giao dịch hợp pháp (Phân tích giống như phầnthuế xuất khẩu, nhập khẩu)
Căn cứ tính thuế GTGT:
Là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá trình lưu thông từ sảnxuất đến tiêu dùng Như vậy, khác với thuế doanh thu, đặc điểm của thuếGTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quátrình lưu thông Trường hợp không có GTGT thì sẽ không phải nộp thuếGTGT hoặc nếu có GTGT âm thì được hoàn thuế GTGT Đây là điểm ưu việtvượt trội của thuế GTGT nhằm tạo ra tính công bằng, hợp lý cho đối tượngnộp thuế Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tựkiểm soát lẫn nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế: Phươngpháp tính trực tiếp trên GTGT và phương pháp khấu trừ thuế Hai phươngpháp này đều thể hiện được bản chất của thuế GTGT là đánh trên giá trị tăngthêm của hàng hóa, dịch vụ Vì chúng đều được tính bằng cách lấy giá trị giatăng nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Tuy nhiênphương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là phương pháp được vận dụngcho phù hợp với thực tế của Việt Nam Vì một yêu cầu cơ bản đối với cácdoanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện thuế GTGT là phải thực hiện tốt chế
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, làm cơ sở cho việc xác định số thuế GTGT đầu
ra và đầu vào, từ đó xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp Trên thực tếnền kinh tế Việt Nam, số hộ kinh doanh nộp thuế GTGT rất lớn, nhưng họkhông hoặc chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc có thực
Trang 28hiện nhưng chưa tốt Vì vậy, không có cơ sở xác định số thuế GTGT đầu ra vàđầu vào để thực hiện phương pháp khấu trừ thuế Cơ quan Thuế phải áp dụngbiện pháp ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu đối với từng loại hànghóa để xác định số thuế GTGT phải nộp.
1.2.2.5 Đặc điểm Thuế GTGT áp dụng đối với các doanh nghiệp NQD
Mục tiêu của quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT đối vớidoanh nghiệp NQD nói riêng thường được (đo hoặc tính) bằng các chỉ tiêu cụthể như số thuế thu trong một thời gian nhất định, tỷ lệ huy động nguồn thu từthuế vào NSNN đồng thời nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có củamỗi sắc thuế cụ thể, điều này được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, huy động đầy đủ số thu cho NSNN, không ngừng phát triển nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước đều dựa vào NSNN trong đó thuế lànguồn thu chủ yếu Do đó làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và thuếGTGT nói riêng sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhữngchức năng nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của xãhội như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đảm bảo phúc lợi xã hội,giáo dục y tế Chính sách thuế GTGT có tác động điều tiết nền kinh tế, qua đóthúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
Thứ hai, tăng cường ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật thuế và ý thức pháp luật cho các thành phần trong nền kinh tế
Quản lý thuế GTGT tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ phápluật của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội Đốivới các DNNQD, chính sách thuế GTGT của nhà nước luôn là mối quan tâmsâu sắc nhất Nền kinh tế thị trường có thể phát huy mọi tiềm năng, giải phóngsức sản xuất nhưng cũng tạo ra những tiêu cực như trốn, lậu thuế, Quản lýthuế GTGT nếu được thực hiện tốt sẽ buộc các DNNQD tuân thủ luật
Trang 29thuế, từ đó tạo ra thói quen tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước tronghoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, phát huy tốt nhất vai trò của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng trong nền kinh tế
Quản lý thuế có vai trò quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô của nhà nước, giúp nhà nước can thiệp có hiệu quả vào đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước Có thể thấy tác dụng điều tiết kinh tế vĩ mô được thểhiện rõ nét nhất qua chính sách thuế Chính sách thuế GTGT có ảnh hưởng tớigiá cả nguyên vật liệu đầu vào, từ đó tác động tới giá thành sản xuất Chínhsách thuế GTGT lại có thể ảnh hưởng đến giá bán đầu ra, quyết định đến sựchấp nhận của người tiêu dùng đối với hàng hoá Tóm lại, thông qua thuế suất
và đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, nhà nước có thể tác động một cáchmạnh mẽ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Tuy vậy sự can thiệp của nhà nước chỉ thực sự có hiệu quả khi thực hiệntốt quản lý thuế GTGT Bởi ở góc độ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các mục tiêucủa nhà nước và lợi ích của từng doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thốngnhất Trong khi đó, nhà nước với tư cách đại diện cho ý chí toàn bộ xã hộiluôn phải được đặt lên vị trí hàng đầu
Thứ tư, quản lý thuế GTGT góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh
ổn định, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế
Trên góc độ quản lý nhà nước, tất cả các DNNQD phải bình đẳng và cótrách nhiệm tuân thủ đầy đủ việc nộp thuế và các nguồn thu khác cho NSNN.Tuy nhiên thực tế các DNNQD có thể thực hiện rất khác nhau về nghĩa vụđóng góp, có DN thực hiện nghiêm chỉnh, song cũng có doanh nghiệp khôngthực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế Điều đó dẫntới sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Trên nguyên tắc,
Trang 30nhà nước có vai trò là người trọng tài, không được thiên vị Do vậy, quản lýthuế GTGT khi được thực hiện đầy đủ tới mọi NNT sẽ tạo ra sự công bằngbảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Để đạt được nhữngmục tiêu trên, yêu cầu đặt ra với quản lý thuế GTGT đối với DNNQD nhưsau:
Thứ nhất, phải chấp hành và thực hiện đúng Luật Thuế GTGT và pháp
luật có liên quan Trong việc quản lý thuế GTGT từ các DNNQD, hệ thốngluật pháp vừa là căn cứ để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, vừa là công cụ trongviệc điều chỉnh, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp này Do vậy, quản lýthuế GTGT phải bám sát vào các quy định pháp luật và phải thực hiện đúngtheo các quy định đó
Thứ hai, phải tuân thủ quy trình quản lý thuế Việc quản lý nguồn thu
thuế GTGT từ các DNNQD luôn được thực hiện theo quy trình cụ thể Quản
lý thuế là một chức năng của quản lý và tham gia vào tất cả các giai đoạn củaquản lý Do đó quản lý thuế GTGT từ các DNNQD phải tuân thủ theo quytrình quản lý thuế
Thứ ba, quản lý thuế GTGT phải bao quát hết tất cả các nghiệp vụ phát
sinh từ doanh nghiệp NQD Cụ thể là bao quát về số lượng các DNNQD, cácloại hoạt động, số doanh nghiệp trong diện điều tiết của thuế GTGT
Thứ tư, quản lý thuế GTGT phải bảo đảm tính công bằng cho các doanh
nghiệp NQD vì nhà nước kiểm soát về thuế và các nguồn thu đối với DNNQD
là yêu cầu bắt buộc của pháp luật
Tuy vậy, quản lý thuế GTGT không phải vì vậy mà kiểm soát chặt chẽDNNQD này, buông lỏng với DNNQD khác làm mất tính công bằng của môitrường pháp luật
Trang 31Việc quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhđem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, trước hết là tăng thu ngânsách Nhà nước.
Tiếp đến là đảm bảo sự công bằng xã hội Đây là yêu cầu đặt ra vớichính sách thuế Tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với DNNQDmột cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảm bảo tính công bằng xã hội, từ đó
sẽ giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữacác thành phần kinh tế
Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với DN NQD sẽ tạo điềukiện cho Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua việc kiểm tra, kiểmsoát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từ đó giúp cho các cơ quan quản
lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp Đồng thời nắm đượcmức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp định hướngtiêu dùng trong dân cư phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế cá thể.Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đặcđiểm chủ yếu sau:
Một là, trình độ của đối tượng nộp thuế phổ biến thấp, do đó sự hiểu biết
pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật kém;
Hai là, nặng tư tưởng thu lợi cá nhân, nên không ít người luôn tìm cách
chống đối thậm chí quyết liệt với những cán bộ, công chức thuế thực thinhiệm vụ được giao
Ba là, hệ thống sổ sách, hóa đơn, chứng từ, kế toán của DN NQD vừa
yếu kém, vừa lỏng lẻo làm cho quản lý thu thuế càng khó khăn, phức tạp, hiệuquả thấp
Bốn là, nằm rải rác, phân tán nên rất khó cho cơ quan thuế trong quá
trình thực hiện quản lý thu thuế;
Trang 32Năm là, số lượng cơ sở lớn nhưng số thu không nhiều, hiện tượng thất
thu thuế còn phổ biến
1.2 Quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1 Khái niệm
Mỗi quốc gia ra đời đều phải xây dựng một bộ máy Nhà nước để quản lý
và điều hành chế độ xã hội của mình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát huyquyền lực của Nhà nước, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất định Để cóđược nguồn tài chính đó, Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách như: intiền, phát hành trái phiếu, vay nợ trong và ngoài nước, thu thuế, Tuy nhiêncác hình thức như in tiền hay đi vay không thể sử dụng lâu dài và có thể ảnhhưởng xấu đến nền kinh tế, chỉ có hình thức thu thuế là hợp lý và lâu bềnnhất Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, có vai trò vai trò rất lớn trong việchuy động ngân sách Nhà nước, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai tròquản lý của bộ máy Nhà nước, do đó công tác quản lý thuế GTGT là mộtcông tác quan trọng cần phải được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả
Theo giáo trình Thuế (Nguyễn Thanh Tuyền, 2010) thì: Quản lý nhà
nước về thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.
Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ởcác quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuếGTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước
đó Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khácnhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạncủa mỗi bộ phận, mỗi cấp
Trang 331.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn cấp huyện
Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì nộidung quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệpngoài quốc doanh tập trung trên địa bàn cấp huyện vào các vấn đề cơ bản sau:
1.2.2.1 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Theo quy định hiện nay, việc quản lý thu ngân sách nhà nước trước hếtphải tuân thủ Luật NSNN, các Luật thuế các văn bản hướng dẫn thi hành cácluật này, các Luật, các văn bản khác được ban hành, quy định các vấn đề cụthể liên quan đến thu ngân sách
Căn cứ vào chỉ thị của UBND cấp tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính;Căn cứ vào chủ trương của Ban thường vụ huyện ủy, Nghị quyết HĐND cấphuyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách của cácđơn vị, phòng ban, các xã, phường Phòng tài chính - Kế hoạch huyện phốihợp với Chi cục thuế huyện tổng hợp dự toán ngân sách thị để UBND huyện,báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng
Căn cứ dự toán tỉnh giao, phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với chicục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán ngân sách huyện và thẩmđịnh, thống nhất giao dự toán ngân sách cho các xã, phường, các cơ quan đơn
vị thuộc Huyện quản lý để UBND huyện trình HĐND huyện (đối với cáchuyện thí điểm bỏ HĐND huyện thì trình lên HĐND cấp tỉnh) quyết định phêchuẩn
1.2.2.2 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý thuế giá trị gia tăng
Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn
và chi NSNN địa phương HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyếtđịnh việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa
Trang 34phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vàtrình độ quản lý của nỗi cấp trên địa bàn.
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản
lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu đểđảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình
Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thựchiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trênđịa bàn địa phương mình quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý thuế GTGT cấp Chi cục thuế bao gồm các bộphận như: Lãnh đạo Chi cục thuế; Các đội quản lý thu; Đội KK-KTT-TH; ĐộiTT-TH; Đội kiểm tra thuế; đội NVT; đội quản lý ấn chỉ Tuy nhiên tuỳ điềukiện cụ thể của từng địa phương mà mỗi Chi cục thuế có thể có hoặc không cóđội TT-TH, còn các đội khác thì bắt buộc phải có, khi đó đội KK-KTT-TH sẽđảm nhận cả công việc của đội TT-TH Mỗi bộ phận có những chức năng,nhiệm vụ riêng trong công tác quản lý thuế GTGT
1.2.2.3 Quản lý đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế giá trị gia
tăng Thứ nhất, quản lý đăng ký thuế
Việc kê khai đăng ký thuế là thủ tục đầu tiên mà cơ sở kinh doanh phảithực hiện theo Luật Quản lý thuế Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kêkhai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khaicho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nướctheo các qui định của pháp luật
Thông qua việc quản lý đăng ký thuế mà cơ quan thuế (CQT) có thể thuthập và lưu giữ thông tin về người nộp thuế (NNT) để có cách quản lý phùhợp Khi DN được cấp đăng ký kinh doanh cùng với đăng ký thuế cũng là lúcCQT thực hiện phân cấp doanh nghiệp về cục hoặc chi cục quản lý Trong quátrình hoạt động nếu DN có thay đổi trạng thái thì CQT cũng sẽ phối hợp
Trang 35chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh (ĐKKD), với chính quyền địaphương để nắm bắt tình hình cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp trên địabàn, từ đó sẽ xử lý trên dữ liệu tại cơ quan thuế.
Thứ hai, Quản lý kê khai thuế GTGT
Hàng tháng, DN căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) hànghóa dịch vụ (HHDV) tự kê khai giá trị hàng hóa dịch vụ (HHDV) bán ra, giátrị HHDV mua vào và tự tính số thuế GTGT phải nộp theo mẫu quy định sau
đó nộp tờ khai cho cơ quan thuế (CQT) trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 20của tháng tiếp theo Trường hợp không phát sinh thuế đầu ra, đầu vào cơ sởkinh doanh vẫn phải kê khai đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác củaviệc kê khai CQT cần kiểm tra những nội dung sau: Thời hạn nộp hồ sơ khaithuế, hồ sơ khai thuế phải theo đúng biều mẫu quy định, khai đúng thuế suất
và nội dung các nghiệp vụ phát sinh Trong trường hợp CQT kiểm tra pháthiện việc kê khai chưa đúng thực tế thì có quyền ấn định số thuế GTGT phảinộp
Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế GTGT theotừng chuyến hàng với CQT nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi Cơ
sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa dịch vụ (HHDV) có mức thuế suất thuếGTGT khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quyđịnh đối với từng loại HHDV Nếu Cơ sở kinh doanh không xác định đượctừng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất củaHHDV mà cơ sở có sản xuất kinh doanh
Điều quan trọng với việc quản lý khai thuế là NNT phải nộp hồ sơ khaithuế đúng hạn cho cơ quan thuế , người nộp thuế (NNT) hiểu các quy địnhliên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT và tính đúng số thuế phảinộp Muốn vậy, ngoài việc NNT chủ động, tự giác khai báo và thực hiện đúngtrách nhiệm của mình, vai trò của CQT cũng hết sức quan trọng Thông qua
Trang 36công tác tuyên truyền hỗ trợ, CQT giúp NNT nắm bắt cách quy định tốt hơn,
từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện khai đúng, khai đủ số thuếGTGT phải nộp
Thứ ba, Quản lý thu nộp thuế
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, sau khi nộp
tờ khai thuế GTGT cho CQT phải nộp thuế GTGT vào NSNN chậm nhấtkhông quá ngày 20 của tháng tiếp theo
Thời hạn nộp thuế theo quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa bảo đảmphù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho NNT dễ nhớ,
dễ thực hiện và không thực hiện rải rác nhiều ngày, gây phiền hà cho NNT.Quản lý thu nộp thuế là việc kiểm tra, theo dõi số tiền thuế mà DN nộp vàoNSNN Với các DN còn nợ đọng cố ý chiếm dụng tiền thuế thì CQT cần cócác biện pháp xử lý thích hợp để nguồn thu từ các DN vào NSNN được kịpthời
1.2.2.4 Tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật về thuế
Công tác thông tin, tuyên truyền trong việc quản lý thuế Giá trị gia tăngđối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một nội dung quan trọng Đây làkhâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế tronggiai đoạn hiện nay Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không nhữngnhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế củangười nộp thuế, giúp cho người nộp thuế, doanh nghiệp chủ động và tự chịutrách nhiệm về việc tính toán chính xác số thuế phải nộp và thực hiện tốtnghĩa vụ với NSNN Qua đó không những góp phần thực hiện thắng lợinhiệm vụ của ngành, tăng số thu cho NSNN mà còn tạo mối quan hệ gắn kếtgiữa cơ quan thuế và người nộp thuế Một trong những tiêu chí để đánh giáhoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõnét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc
Trang 37chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế Tạo lập đượcmối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộpthuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của
cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của ngườinộp thuế Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thựchiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh việc đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp và cung cấp ngày một tốt hơn các dịch vụ hỗ trợ về thuếgóp phần nâng cao tính tự giác, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của ngườinộp thuế
1.2.2.5 Kiểm tra, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Thanh tra, kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuếtheo mô hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tựnộp thuế của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảmbảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừacác trường hợp vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sáthiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm Công tác kiểm traphát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế để ngăn chặn, xử lý,răn đe nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiệnnghiêm pháp luật về thuế
Việc kiểm tra, thanh tra thuế phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, thực hiện các cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến
NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thậpchứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Hai là, không cản trở hoạt động bình thường của NNT.
Ba là, tuân thủ các quy định của Luật quản lý thuế và các quy định pháp
luật khác có liên quan
Trang 38Kiểm tra, thanh tra thuế là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản
lý thuế, được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và tại trụ sở người nộpthuế Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thườngxuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của cácthông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của ngườinộp thuế Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đốichiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liênquan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoátrong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Khi kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công chức được giao nhiệm vụkiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải đối chiếu nội dung khai báo với sổ kếtoán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạngthực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế, hóa đơn Kếtthúc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra, kết luận các hành vi vi phạm và kiếnnghị hình thức xử lý theo đúng qui định của pháp luật về thuế Các trườnghợp kiểm tra, thanh tra thuế bao gồm:
Một là, đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm
vi kinh doanh rộng thì kiểm tra định kỳ một năm không quá một lần Hai là,
khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
Ba là, để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng
cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tuy nhiên sau khi kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không
xử lý kịp thời, nghiêm minh thì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục cácđối tượng vi phạm Do đó, việc có các quy định xử lý vi phạm và chế độ thiđua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả cho côngtác quản lý thuế
Trang 391.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thứ nhất, các chính sách quản lý của Nhà nước nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng
Các cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thuế GTGT trên cơ sở cácchính sách quản lý của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có đượcthuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó.Nếu Nhà nước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thìcông tác quản lý sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạpthì sẽ gây khó khăn trong quản lý, thậm chí còn tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấulợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước Ngoài các chính sách về thuế,các chính sách quản lý khác của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến côngtác quản lý thuế GTGT
Các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằngpháp luật hay các chính sách phân cấp quản lý thu của Trung ương đều ảnhhưởng đến công tác quản lý thuế GTGT một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.Việc phân cấp quản lý thu nếu không phù hợp với khả năng của từng cấp,từng bộ phận sẽ gây khó khăn, làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý Cónhững trường hợp, việc phân cấp quản lý vượt quá năng lực nên các bộ phậnkhông hoàn thành được nhiệm vụ, tuy nhiên nếu phân cấp dưới năng lực thì sẽgây nên sự trì trệ, không phát huy hết hiệu quả trong công tác
Các chính sách phát triển kinh tế như chính sách thu hút đầu tư nướcngoài, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thủ tục hànhchính, môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nếu không phù hợp vớiđiều kiện kinh tế xã hội sẽ hạn chế nền kinh tế phát triển, làm giảm nguồn thucho ngân sách Nhà nước
Thứ hai, các nhân tố thuộc cơ quan thuế
Trang 40Nhân lực:
Nhân lực là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực.Nếu đội ngũ nhân lực không đủ khả năng về trình độ, thể lực, thì không thểhoàn thành được nhiệm vụ được giao Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa cán bộ ngành thuế có vai trò quyết định đến thành công trong việc thựchiện luật thuế GTGT, đó là yếu tố hết sức quan trọng Nếu người quản lýkhông nắm vững các quy định, chính sách, quy trình nghiệp vụ thì công tácquản lý không thể đạt kết quả cao Cán bộ thuế phải là người trực tiếp phổbiến, hướng dẫn cho nhân dân, ĐTNT về các chính sách, quy định về thuế đểmọi người hiểu và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thì công tác quản lýthuế mới có thể đạt hiệu quả cao
Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Một nền kinh tế phát triển không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách
mà còn tạo điều kiện phát triển công nghệ, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật,
Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển sẽ làm giảm thời gian và chi phí trong côngtác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý Trình độ khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợcủa các phương tiện kỹ thuật hiện đại và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuậttrong công tác quản lý thuế, đặc biệt là trang thiết bị tin học ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT Đặc biệt, việc áp dụng công nghệtin học vào quản lý sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ doanh số, tình