Thuộc nhóm này còn có ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục,các nhà giáo, làm công tác quản lý hay giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ vàTHCN, trường Dạy nghề, TCN, CĐN: giáo sư Nguyễn Minh T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ MỸ HẰNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ THÚY
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả luận văn luôn nhận được sự độngviên, giảng dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè
và đồng nghiệp
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc, Khoa sau Đại học, tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến
sĩ, quý thầy cô và cán bộ, công chức Học viện Hành chính đã tạo điều kiệncho tác giả trong quá trình học tập và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức,giúp tác giả nâng cao nhận thức để vận dụng vào thực tiễn công việc và hoànthành đề tài nghiên cứu
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuý đã tận tình chỉ bảo với tinh thần tráchnhiệm, nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luậnvăn này
- Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộctỉnh, Cục thống kê, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đăk Nông cùng giađình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ tác giả hoànthành khoá học và đề tài tốt nghiệp của mình
Với khả năng có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạnchế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồngnghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các sốliệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trongbất kỳ công trình nào khác
Đăk Nông, tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Mỹ Hằng
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 8
1.1 Các khái niệm cơ bản 8
1.2 Nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 11
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 24
Tiểu kết Chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 34
2.1 Vai trò của đào tạo nghề 34
2.2 Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 38
2.2 Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 38
2.3 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 40
Trang 62.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn 55
Tiểu kết Chương 2 Error! Bookmark not defined.1 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 72
3.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước 72
3.2 Dự báo phát triển Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 74
3.3 Giải pháp 75
3.4 Một số kiến nghị và đề xuất 84
Tiểu kết Chương 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
Trang 7: Đào tạo nghề: Đại học, cao đẳng: Hành chính nhà nước: Khu công nghiệp, khu chế xuất: Kinh tế -xã hội
: Giáo dục đào tạo: Giáo viên dạy nghề: Lao động nông thôn: Lao động Thương binh – Xã hội: Quản lý nhà nước
: Tuyên truyền công tác: Trung cấp chuyên nghiệp: Trung cấp nghề
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề lao động - việc làmcho lao động nông thôn, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm pháttriển bền vững đất nước Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cho người lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng cóhiệu quả nguồn nhân lực, góp phần vào hình thành thể chế kinh tế thị trường,đồng thời đảm bảo an sinh xã hội Lực lượng lao động nông thôn được đàotạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết các kiếnthức, kinh nghiệm của người lao động đều thông qua công việc và sự truyềndạy của các thế hệ trước Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nghề cho lao độngnông thôn là rất cần thiết
Hiện nay ở nước ta có khoảng 32,7 triệu lao động nông thôn, chiếm 76%dân số trong độ tuổi lao động của cả nước, đây là lực lượng lao động đôngđảo, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa củađất nước Theo tinh thần của Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05/8/2008 củaBan chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
có đề ra “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốttrong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hàihòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nôngthôn và thành thị Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảmviệc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất,đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn….”
Sau hơn 6 năm thực hiện Đề án 1956, cả nước có trên 2,7 triệu laođộng nông thôn được học nghề, trong đó trên 51% lao động nông thôn đượchọc nghề là nữ; 20% là người dân tộc thiểu số; 12% người thuộc hộ nghèo;4% người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách
Trang 10mạng; 3,2% người khuyết tật, còn lại là lao động nông thôn khác Tỷ lệ laođộng nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 79%.
Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị đánh giá công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2015), đến hết năm
2015, trên địa bàn Tây nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có
108 cơ sở đào tạo nghề Công tác tuyển sinh, đào tạo tại 5 tỉnh Tây nguyêngiai đoạn 2011-2015 đạt 427.921 người, tăng 3,7 lần so với giai đoạn 2006-
2010 Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 đã dạynghề cho 213.516 người; trong đó gần 50% là người dân tộc thiểu số; 42,4%học nghề phi nông nghiệp và 57,6% học nghề nông nghiệp
Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên, là tỉnh đặc thù, cókhoảng 40 dân tộc sinh sống (chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh); Năm
2016, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là 85,75%; tỉ lệthất nghiệp ở khu vực thành thị là 1,25% Vì vậy, vấn đề giải quyết, tạo việclàm cho một số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh đang đặt ra một cách bứcthiết Theo thống kê, hiện nay, lực lượng lao động trong toàn tỉnh là 348.000người, chiếm 60,9% dân số, giai đoạn 2016-2020 là 90.000 người
Một lời giải đáp có tính thống nhất từ Trung ương xuống địa phương,đặc biệt là từ địa phương: Đổi mới công tác dạy nghề đặc biệt là hoạt độngquản lý nhà nước về đào tạo nghề trong đó có đào tạo nghề cho lao độngnông thôn theo hướng nào, dựa vào chuẩn nào, đội ngũ cán bộ giảng dạy cótay nghề cao để tham gia đào tạo?
Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” được tác giả chọn với mong muốn góp
phần vào tháo gỡ vấn đề mà Đăk Nông nói riêng, Tây Nguyên và cả nước nóichung đang đặc biệt quan tâm là phát triển công tác đào tạo nghề, hoàn thiệnhoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ
Trang 11nhu cầu về nhân lực cho các lĩnh vực KT-XH ở địa phương.
2 Tình hình nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, thời gian qua và hiện nay, GD-ĐT là một trongnhững vấn đề bức xúc nhất, “nóng” nhất, được toàn xã hội quan tâm, trong đóđào tạo nghề là hoạt động đang được nước ta chú trọng đầu tư toàn diện.Vấn đề quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và lao động nôngthôn nói riêng tuy xuất hiện khá nhiều trong các văn bản của Đảng và Nhànước nhưng đến nay chưa có một tác giả nào nghiên cứu vấn đề này mộtcách toàn diện và sâu sắc Có thể phân loại các công trình nghiên cứu, bài viết
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành nhiều nhóm tùy thuộc vào căn
cứ phân loại Nếu căn cứ vào nội dung, tính chất của các công trình, bài viết,
có thể chia làm các nhóm quan điểm về đào tạo nghề cho LĐNT sau:
Nhóm thứ nhất: Quan điểm của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý
trong lĩnh vực dạy nghề Thuộc nhóm này có ý kiến của Bộ trưởng Bộ TB&XH Đào Ngọc Dung, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởngTổng cục Dạy nghề phát biểu tại hội thảo Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm
LĐ-2015 với Chủ đề “Trường nghề chất lượng cao, trong đó triển khai đồng bộcác giải pháp, tạo bước chuyến biến cơ bản trong lĩnh vực dạy nghề đồng thờiđưa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động dạy nghề giúp cho việc hoạchđịnh chính sách đào tạo nghề ngày càng hiệu quả hơn Phát hiện những bấtcập trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá những thành tựu, tồntại và những nguyên nhân đưa đến những kết quả của công tác đào tạo nghề
Từ đó đề xuất một số giải pháp lớn mang tính chất chỉ đạo để phát triển hoạtđộng đào tạo nghề
Nhóm thứ hai: Các giáo trình về giáo dục và QLNN về giáo dục trong
đó đề cập đến công tác đào tạo nghề, Luật dạy nghề.Đặc biệt là theo tinh thầncủa Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì Luật dạy nghề hiện nay được
Trang 12thay thế bằng Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các nghiên cứu đó đềulàm rõ về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ và quản lý nhà nước về côngtác dạy nghề, trong đó đề cập đến đối tượng lao động nông thôn tại đề án1956/TTg Thuộc nhóm này còn có ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục,các nhà giáo, làm công tác quản lý hay giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ vàTHCN, trường Dạy nghề, TCN, CĐN: giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tiến sỹLương Hoài Nam…Các tham luận đã trình bày tại Hội thảo “giải pháp nângcao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở cáctỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020”, trong đó đưa ra chỉ tiêu đào tạocho 4.500 lao động nông thôn….
Nhóm thứ ba: Thuộc nhóm này có các luận văn cao học của tác giả Nguyễn
Đức Tĩnh “về Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta”,luận văn của tác giả Bùi Đức Tùng “về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạynghề ở Việt Nam”, luận văn tác giả Phạm Vương Quốc Trung “về Chính sáchviệc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Nông”, luận văn tác giảNguyễn Thị Hằng “về Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướngđáp ứng nhu cầu xã hội” tác giả Kiều Thị Lan Anh về “biện pháp nâng cao hiệuquả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nộitrong bốicảnh hiện nay”; tác giả H’Kiều Oanh Bkrông “về quản lý nhà nước về đào tạonghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”, tác giảNguyễn Thị Kim Thanh “về quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề trên địabàn tỉnh Trà Vinh” và của phóng viên chuyên mục về dạy nghề của các báo ĐăkNông, Báo Lao động –xã hội, Báo Thương trường đề cập khá nhiều về vấn đềdạy nghề trong đó có đào tạo nghề cho đối tượng lao động nông thôn Xác địnhtầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đặc biệt là đối tượng lao động nôngthôn cung cấp lực lượng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngànhnghề do thu hẹp vùng sản xuất cho các
Trang 13khu công nghiệp, khu chế xuất đang mở ra khắp nơi trên một số tỉnh trong đó
3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đào tạonghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, luận văn chỉ ra thựctrạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của khách thể này; đềxuất một số giải pháp, kiến nghị cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm hoàn thiện công tác này tạiđịa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
Trang 14Phạm vi nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thựctrạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàntỉnh Đăk Nông từ năm 2011- 2015.
Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn của công tác đào tạo nghề và hoạt động quản lý nhà nước về đào tạonghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
Thời gian: Chủ yếu trong khoảng thời gian 5 năm (2011-2015)
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề và quản lý nhà nước
về đào tạo nghề, đặc biệt hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích văn bản và số liệu cósẵn; Phân tích xử lý tài liệu thứ cấp; Phương pháp quan sát
6 Đóng góp của luận văn
Cung cấp cho các nhà quản lý nói riêng, cho những ai quan tâm đến côngtác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêngcủa tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn 2011-2015 Từ đây, các nhà quản lý có thể
có những điều chỉnh cần thiết về chiến lược phát triển đào tạo nghề cho laođộng nông thôn cần tập trung vào những khâu nào và chiến lược phát triểncông tác đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu củaluận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý về vấn đề dạynghề
Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động quản lý nhànước trong đào tạo nghề nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng trongthời gian tới, định hướng đến năm 2020
Trang 157 Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luậnvăn này gồm có 3 chương với các nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễnvề đào tạo nghề và quản lý nhànước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao độngnông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhànước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nôngtrong thời gian tới
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Đào tạo nghề
Theo Mục 1, Điều 5 Luật Dạynghề thì đào tạo nghề được hiểu: “là hoạtđộng dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cầnthiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làmsau khi hoàn thành khóa học, tức là đạt được các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quyđịnh về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có đểthực hiện các công việc của một nghề”[45, tr.9]
Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật giáo dục nghề nghiệp được Quốc Hộithông qua thì khái niệm về Đào tạo nghề được đổi thành cụm từ “đào tạo nghềnghiệp” và theo khoản 2, Điều 3 Luật giáo dục nghề nghiệp Đào tạo nghềnghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghềnghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làmsau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp
Như vậy, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng
và thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việclàm hoặc tự tạo việc làm
1.1.2 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng:
Theo các tác giả của “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam” quan niệm:QLNN là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tưpháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước[48]
Trang 17Các tác giả của Đề tài “Nội dung và phương thức hoạt động của bộ máynhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã đưa ra khái niệm vềQLNN như sau: “QLNN là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộmáy nhà nước (công quyền) điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi củacông dân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã hội nhằmgiữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mụctiêu đã định”.
Trong cuốn sách “Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý HCNN Tr 10”PGS.TS Nguyễn Đăng Thành quan niệmQuản lý nhà nước:là một dạng quản
lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhànước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằmthỏa mãn yêu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triểncủa xã hội
Trong “Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước do PGS.TS.NguyễnHữu Hải chủ biên, Tr.2” có viết: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với nhànước, là quản lý công việc của nhà nước (là sự quản lý của nhà nước đối với
xã hội và công dân) Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vàochế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua cácgiai đoạn lịch sử Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồmhoạt động lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) và hoạtđộng tư pháp
Từ các khái niệm về QLNN đã nêu, có thể hiểu QLNN về đào tạo nghềnhư sau:
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Là sự tác động có tổ chức và điềuhành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động đào tạo nghề, do các cơquan quản lý đào tạo nghề của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để
Trang 18thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sựnghiệp đào tạo nghề, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được đàotạo nghề của lao động xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp đàotạo nghề của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề mang tính quyền lực nhà nước, lấypháp luật làm công cụ quản lý là chủ yếu nhằm tạo lập và phát triển đượcnguồn lực quyết định nhất cho sự phát triển, đó là nguồn lực con người đượcđào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do đó, quản lý nhà nước về đào tạo nghề có vai trò to lớn và việcthường xuyên hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề là một trongnhững nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo vàđào tạo nghề nghiệp của quốc gia
1.1.3 Lao động nông thôn:
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướngchính phủ thì lao động nông thôn là người trong độ tuổi lao động, có nghềphù hợp với khu vực nông thôn, gồm có:
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc gia đình có đất nông nghiệp mới bị thu hồi
Như vậy, lao động nông thôn là những người đang sống và làm việc tạicác phường, xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nôngnghiệp
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn màlực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độtuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động thamgia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao
Trang 19động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đâycũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
1.1.4 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thônlà sự tác động,điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối vớitoàn bộ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một quốc gianhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động đào tạo nghề chongười lao động, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhânlực của quốc gia
Đối tượng đào tạo nghề lao động nông thôn:Theo quan điểm chỉ đạocủa Đảng và Nhà nước được quy định tại Điểm 1 và 2 tại Mục II, Đề án
1956, đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm các nhóm đốitượng sau:
Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sứckhỏe phù hợp với nghề cần học Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng
là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cáchmạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, dântộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác
1.2 Nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.1.Quản lý hoạt động hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề
Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống,đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong ngành đào tạo nghề
mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác.Chính sáchlà nhữngchuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một
Trang 20thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể Bản chất, nội dung và phươnghướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế, văn hóa – xã hội…Muốn hoạch định chính sách đúng và triển khi
có hiệu quả phải căn cứ vào tình hình thực tế trong từng lĩnh vực, từng giaiđoạn, căn cứ vào mục tiêu chung và vận dụng linh hoạt trên cơ sở có sự điềuchỉnh cho phù hợp tình hình thực tế
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch là hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt racho sự nghiệp đào tạo nghề, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chếquản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó
Kế hoạch là thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở sử dụng cácnguồn nhân, vật lực nhằm đảm bảo hoàn thành mực tiêu, trong đó quy định rõphải làm gì? Làm như thế nào và tổ chức, cá nhân nào thực hiện? Đây là dự
án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vi mô hay vĩ mô được thể hiệnthành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của các ngành, các đơn
vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếutương ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch
Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sảnxuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh,huyện…) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thểhóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ
Trang 21Cơ cấu khung hệ thống đào tạo nghề, hệ thống văn bằng, chứng chỉ Quyđịnh pháp luật này hiện nay được thống nhất thực hiện theo Luật Dạy nghề đãđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họpthứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2007;Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 Chính phủ quy định chi tiếthướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạynghề
Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề và danh mục ngành nghề đào tạo, mụctiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề
Vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản lý học sinh, học viên học trong nước
và được cử đi đào tạo ở nước ngoài
Tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệthống đào tạo nghề
Thời gian khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề và vănbằng tốt nghiệp
Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo
và xét duyệt và cho phép phát hành các loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụcho dạy nghề [33]
Pháp luật hiện hành về đào tạo nghề, Quốc hội đã ban hành Luật Giáodục quy định đào tạo nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân,đồng thời quy định cụ thể về các nội dung trong đào tạo nghề cho lao độngnông thôn tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việcPhê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; chínhsách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú, chính sách Các vănbản trên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề, tháo gỡ một phầnnhững vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Tuy nhiên,một số văn bản vẫn còn thiếu tính thống nhất, chưa tháo gỡ được các
Trang 22vướng mắc, phát sinh đặc biệt trong vấn đề quy định hiệu lực chi trả chế độ,
xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức đào tạo nghề
1.2.3 Quản lý tổ chức bộ máy đào tạo nghề
Năm 1998, trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhânlực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướngChính phủ đã quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạonghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Ở nước ta hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề đượcchia làm ba cấp tương ứng với các cấp hành chính lãnh thổ
Ở Trung ương là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạynghề)
Ở Địa phương là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Quản lýDạy nghề) thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương; Phòng Laođộng - Thương binh và Xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận
Cơ sở dạy nghề được xem là tế bào, nền móng của cơ sở giáo dục quốcdân, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện và cụ thể hóa nhiệm vụ dạy nghề đượcnhà nước giao đến đối tượng có nhu cầu học nghề, nơi trực tiếp quyết địnhchất lượng và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề Vì vậy, quản lý hệthống này nhằm tạo điều kiện cho nó phát triển, đông fthời hướng hoạt độngcủa nó theo đúng chủ trương chiến lược, mục tiêu dạy nghề và chính sách,pháp luật là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề.Mổi cơ sở dạy nghề đều chịu sự tác động trực tiếp của cấp quản lý trên nó vàtrong nội bộ của cơ sở dạy nghề Nhà nước không can thiệp mà chỉ thựchiện các nội dung quản lý nhà nước đối với chúng như: Quản lý sự tồn tại vàphát triển, tạo điều kiện hoạt động như quy hoạch, đầu tư cơ bản về cơ sở vậtchất, thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo và quản lý việc chấphành của cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật, các chủ trương,
Trang 23chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương một cách thống nhất.
1.2.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào đào tạo nghề
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề: Đây là hoạtđộng quan trọng tác động vào nhận thức của con người, nhận thức đúng sẽhành động đúng Vì vậy, thực hiện thường xuyên và không ngừng tăngcường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,cần thiết, phù hợp với từng đối tượng về các chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước về dạy nghề nhằm làm chuyển biến nhậnthức của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theohướng tích cực về vị trí đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển và hội nhậpđất nước trong thời kỳ đổi mới
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò, vị trí của đội ngũ côngnhân kỹ thuật có tay nghề phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng, cơ sở đào tạo cóchất lượng, uy tín, gương điển hình tự thân lập nghiệp, những lao động có taynghề cao…làm chuyển biến nhân thức về nghề nghiệp cho từng cá nhân, giađình và xã hội
Mổi cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở dạy nghề cũng đóng vai tròquan trọng trong việc tổ chức rèn luyện, nâng cao nhận thức về tác phongcông nghiệp, tư cách, đạo đức nghề nghiệp vì vậy việc lựa chọn, đào tạo, bồidưỡng cho đội ngũ này là điều rất cần thiết
Tiếp theo là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần có sựchuyển biến trong nhận thức, nângc ao vai trò, trách nhiệm để có sự quan tâmđầy đủ cho công tác này
Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần làm cho họ hiểu rằng,chỉ có thể làm tốt công tác đào tạo nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế,
Trang 24sự nghiệp đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn dân và sự nghiệp ấy hoàn thànhkhi có sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Cuối cùng, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các Nghị quyếtTrung ương khóa VII, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần X, XI, XII, xuất phát
từ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chỉ trương
xã hội hóa Giáo dục – Đào tạo, các THông tự, Nghị định liên quan về mạnglưới các trường dạy nghề…đặc biệt là Luật giáo dục nghề nghiệp mới banhành, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp để từ
đó xã hội nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của sự nghiệp đào tạo nghề trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
về dạy nghề
1.2.5 Đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề
Vấn đề đầu tư cho công tác đào tạo nghề luôn được Chính phủ và chínhquyền địa phương quan tâm đúng mức, vậy thì cần đầu tư ở những khâu nào,lĩnh vực nào, trọng điểm đầu tư, mức đầu tư như thế nào mới là điều quan
Trang 25trọng Trên cơ sở đó, vấn đề đầu tư cho dạy nghề tập trung trên cả phươngdiện về nhân lực và vật lực.
Về nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng nhân lực cho công tácđào tạo nghề và quản lý công tác đào tạo nghề Đầu tư tài chính từ ngân sáchnhà nước, các nguồn khác (các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp), đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị Đồng thời, Nhà nước tổ chức và hướng dẫnquanr lý ngân sách đào tạo nghề nhằm hướng việc chi tiêu, sử dụng ngânsách, các nguồn huy động đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm Nghị định43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị đinh 43/2006/NĐ-CP
Trên quan điểm đầu tư cho sự nghiệp đào tạo nghề là một loại đầu tưphát triển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi ngânsách cho đào tạo nghề, ban hành các chính sách thích hợp, các chính sáchkhuyến khích, thu hút đầu tư xã hội háo trong dạy nghề, huy động mọi nguồnlực khác từ cá nhâ, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề bằng các chínhsách mở về co chế Đồng thời ban hành các chế độ hỗ trợ, miễn giảm học phí,chính sách về học bổng học nghề; trích lập các quỹ phát triển sự nghiệp giáodục
1.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề
Tuyển dụng, sử dụng đôi ngũ cán bộ, giáo viên là một nghệ thuật, khoahọc Cùng với đó thì công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ này về kỹ năng,kiến thức, tay nghề, phẩm chất đạo đức theo hướng chuẩn khu vực là việc được
cơ sở dạy nghề nói riêng và Nhà nước nói chung đặc biệt quan tâm Về đào tạocần theo hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đồng
Trang 26thời sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực mới phát huy hếtcác thế mạnh của cá nhan Bồi dưỡng theo hướng phù hợp với nhu cầu, đạtchuẩn theo quy định về trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
1.2.7 Quản lý công tác xã hội hóa và công tác hợp tác quốc tế về đào tạo nghề
Trong điều kiện khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước cho đào tạonghề có hạn, việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạotheo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Ban Chấp hành Trungương khóa XI đòi hỏi cần phải có kinh phí bổ sung để đổi mới chương trình,phương pháp giảng dạy, trang bị thêm phương tiện, thiết bị, công nghệ dạyhọc mới Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa nhằm huy động tối
đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đầu tư phát triểnđào tạo nghề Cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các vănbản, chính sách liên quan đến xã hội hóa, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuậnlợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển,khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đónggóp, viện trợ và hỗ trợ giáo dục, đào tạo dưới các hình thức khác nhau, nhưtrao học bổng, nhận sinh viên đến thực tập, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất,hiến, tặng sách vở, tài liệu trực tiếp cho học sinh, sinh viên, hoặc cho cơ sởgiáo dục, đào tạo, thành lập trường tư thục ở tất cả các ngành học, cấp học vàtrình độ đào tạo; cho phép nhà đầu tư trong nước thành lập cơ sở giáo dục,đào tạo tư thục thuê giáo viên người nước ngoài giảng dạy một số chươngtrình quốc tế Áp dụng các cơ chế và hình thức thích hợp, như hợp tác côngtư
1.2.8 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về dạy nghề
Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý
Trang 27nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷluật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Thanh tra trách nhiệmgiải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quátrình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo.
Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào quản lý nhànước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, công dân Hoạtđộng xử lý vi phạm được giao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc do
cơ quan thanh tra, cơ quan có thẩm quyền khác xác minh, thẩm tra, kết luận
và kiến nghị biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
1.3.1.Yếu tố chung
1.3.1.1 Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Một đất nước có nền chính trị- xã hội ổn định sẽ làm cho nền kinh tếphát triển không ngừng Thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ
lệ các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, hình thànhcác nhà máy, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp Sự thay đổi về cơ cấungành kéo theo sự thay đổi về lao động, chuyển từ lao động chân tay sang laođộng trí óc, có trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp Nhu cầu về laođộng đã qua đào tạo trên thị trường tăng cao Từ đó đòi hỏi sự phát triển củacác hệ thống cơ sở dạy nghề, nhu cầu học nghề tăng đặc biệt là số lao động từnông thôn
1.3.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề choLĐNT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã khẳng định: thời
Trang 28kỳ mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta là thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ rõ:
để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải pháttriển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với tư cách là yếu tố cơbản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững “ Nâng cao dântrí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tốquyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Tiếp đến là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của ban chấphành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thểhiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đốivới nông thôn Việt Nam trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước, trong
đó nêu rõ: “giải quyết việc làm cho người nông dân là nhiệm vụ xuyên suốttrong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước; bảo đảm hàihòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nôngthôn và thành thị”
Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X,ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP ban hànhchương trình hành động của Chính phủ Một trong những nhiệm vụ chính củaNghị quyết là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồnnhân lực nông thôn, với mục tiêu “tập trung đào tạo nguồn nhân lực nôngthôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần
so với hiện nay”
Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) Đề ánnêu rõ quan điểm:
Trang 29Một là, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng laođộng nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho laođộng nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hộihọc nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điềukiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
Hai là,học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằmtạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
Ba là, chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạotheo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghềcủa lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghềvới chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,từng vùng, từng ngành, từng địa phương;
Bốn là, đổi mới và phát triển đào tạo nghềcho lao động nông thôn theohướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để laođộng nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiệnkinh tế và nhu cầu học nghề của mình;
Mục tiêu tổng quát của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề chokhoảng 1 triệu lao động nông thôn Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnhvực đào tạo nghể từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí đểthực hiện
Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hànhQuyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Đây là chương trình tổngthể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn
Để đạt tiêu chí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó
Trang 30có nội dung đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịchnhanh cơ cấu LĐNT Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triểnnông nghiệp, nông thôn nước ta.
1.3.2 Yếu tố thuộc về địa phương
1.3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Đăk Nông là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ Nam Tây Nguyên, Quốc
lộ 14 chạy qua nối liền Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn vùng miềnĐông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnhLâm Đồng và các tỉnh Duyên hải miền Trung;
Tỉnh có 02 cửa khẩu quốc gia là Bu Prăng, Đắk Peur được Nhà nướcquan tâm đầu tư, đã góp phần thuận lợi thúc đẩy giao thương hàng hóa vớitỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia)
Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn như khí hậu ôn hòa; mạng lướithủy văn, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp;
Cơ cấu thổ nhưỡng khá phong phú, đa dạng; có nhiều tài nguyên khoángsản quý hiếm, nhất là trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước khoảng 5,4 tỷ tấn
Diện tích tự nhiên là 651.562 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là 318.444 ha (chiếm 48,87% tổng diện tích tự nhiên), diện tích đấtlâm nghiệp 263.957 ha (chiếm 40,51% tổng diện tích tự nhiên), diện tích đấtchuyên dùng 25.547 ha (chiếm 3,92% tổng diện tích tự nhiên) và diện tích đất
ở 4.771 ha (chiếm 0,73% tổng diện tích tự nhiên - niên giám thống kê tỉnhĐăk Nông 2016)
Đây là một trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi để tỉnh phát triểnnhanh kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nhữngnăm tới để sớm trở thành một trong những vùng kinh tế động lực về phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh
1.3.2.2 Quy hoạch của địa phương
Trang 31Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nguồnnhân lực, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất của địa phươngđều ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đào tạo nghề phảigắn với các quy hoạch của địa phương, phù hợp đặc điểm điều kiện tự nhiên
và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
1.3.2.3 Yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc thù của tỉnh miền núi
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu laođộng Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đanghoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vựccông nghiệp, khai thác, xây dựng và dịch vụ đồng thời ứng dụng công nghệcao vào sản xuất nông nghiệp
1.3.2.4 Yếu tố dân số đặc thù của tỉnh
Tổng dân số toàn tỉnh Đắk Nông khoảng 612.000 người, lực lượng laođộng trong toàn tỉnh là 348.000 người, chiếm 60,9% dân số; lao động trongnhóm tuổi từ 15 - 34 là 190.900 người, chiếm 54,85% lực lượng lao động.Điều này là lợi thế về nguồn lực trẻ dồi dào, có nhiều tiềm năng, thế mạnh,nhưng đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong giải quyết việc làm chongười lao động do hạn chế về trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệmcủa lao động (số liệu tại Cục Thống kê Đắk Nông 6 tháng đầu năm 2016) Cókhoảng 40 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Kinh, Mnông, Nùng,Mông, Tày, Dao, Thái, Mạ, Êđê, Hoa, Mường….Cơ cấu hành chính của tỉnhhiện có 07 huyện, 01 thị xã với 71 xã, phường, thị trấn, 777 thôn, bon, buôn,
tổ dân phố, trong đó có 01 huyện (Đăk Glong) đang được áp dụng cơ chế,chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Chương trình hỗ trợ giảmnghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là chế độ hỗ trợ 200% lương đối với cácnhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
1.3.2.5 Hệ thống quản lý công tác đào tạo nghề
Trang 32Một tổ chức muốn ngày một vững mạnh và phát triển bền vững cần cóngười đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy Một bộ máy muốn hoạt động được cần cóngười điều khiển nó Công tác đào tạo nghề cũng vậy, cần có một hệ thốngquản lý để hướng dẫn, chỉ đạo công tác từ trung ương đến địa phương mộtcách thống nhất nhằm mang lại hiệu quả và tính thực tiễn cao.
1.3.2.6 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
Đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác đào tạonghề Ở các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở vật chất bao gồm phòng học lý thuyết,phòng thực hành, thư viện, nhà ở cho học sinh, khu làm việc cho cán bộ, giáoviên dạy nghề, với các lớp đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở vật chất baogồm phòng học cho các học viên, chỗ ăn, ở phục vụ giáo viên… Cơ sở vậtchất đạt chuẩn quy định tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi, góp phầnquan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
Trong quá trình đào tạo, thiết bị và phương tiện dạy và học có tính chấtquyết định đến kỹ năng, tay nghề của học sinh Trong chương trình dạy nghề,thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% thời gian đào tạo toàn khóa
Vì vậy, việc đáp ứng đủ thiết bị và phương tiện dạy nghề là rất cần thiết
1.3.2.7 Giáo viên, người dạy nghề
Giáo viên, người dạy nghề là những người trực tiếp hướng dẫn, giảngdạy lý thuyết và thực hành cho người học Chất lượng giáo viên đòi hỏi phảiđạt chuẩn theo quy định của pháp luật Đội ngũ giáo viên chính là nhân tốquyết định đến chất lượng đào tạo nghề Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa độingũ giáo viên kết hợp với không ngừng nâng cao trình độ giáo viên cả vềchuyên môn, ngoại ngữ để những kiến thức chuyên môn của thầy truyền tảicho người học phù hợp với nhu cầu thực tế, học sinh ra trường có thể thựchiện ngay được công việc theo ngành nghề đào tạo
1.3.2.8 Chương trình giáo trình đào tạo nghề
Trang 33Cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng nghề, từngđối tượng học Nếu chương trình đào tạo đạt chuẩn sẽ giúp cho giao viên dễtruyền đạt kiến thức cho ngươi học, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức,điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo nghề Ngược lại, nếuchương trình đào tạo không chuẩn, sẽ gây khó khăn cho giáo viên cũng nhưtiếp thu kiến thức của người học.
1.3.2.9 Nhận thức của người lao động nông thôn về đào tạo nghề
Việc tổ chức đào tạo nghề đã khó nhưng để người lao động tham giahọc nghề hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của việc tham gia học nghề lạicàng khó hơn Nếu không có nhận thức đúng đắn, đi học theo phong trào, đihọc chỉ để lấy chứng chỉ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chứcđào tạo nghề cũng như hiệu quả sau đào tạo nghề Thực tế hiện nay, quanđiểm của lao động nông thôn và mọi người trong xã hội nói chúng, vẫn chưa
có cái nhìn đúng đắn về công tác đào tạo nghề Họ tìm mọi cách cho bằngđược con em mình đi học đại học, nếu không còn con đường nào khác mới đihọc nghề
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1.1 Tỉnh Đăk Lăk
Đối với tỉnh Đăk Lăk, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề
án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban chỉ đạo các cấp của Tỉnh đãtriển khai xây dựng kế hoạch cụ thể, ban hành hơn 25 văn bản chỉ đạo, điềuhành phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì là Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội thực hiện từ khâu tuyên truyền, triển khai thíđiểm một số mô hình, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sưphạm cho độ ngũ giáo viên giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất cho các cơ
Trang 34sở dạy nghề, bố trí cán bộ chuyên trách ở các phòng Lao động – TBXH huyện…kết quả: Tổng số lao động nông thôn được học nghề xong 13.012 người Quathống kê phiếu khảo sát thực tế và đơn đăng ký học nghề của học viên tham giahọc nghề có 9.824 người có việc làm đạt 75,5% Công tác đào tạo nghề đượctriển khai thực hiện cơ bản đảm bảo theo tinh thần của Đề án 1956 và các vănbản hướng dẫn Ngoài ra quá trình triển khai thực hiện đã có sự lồng ghép tốtvới các chương trình khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, tái cơcấu ngành nông nghiệp Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đãhướng tới đào tạo theo nhu cầu của người học gắn với việc làm.
Quá trình triển khai thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn đã cónhững tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức đối với chính quyềncác cấp và nhận thức của người dân về dạy nghề và học nghề; từ việc sảnxuất theo thói quen, truyền thống, nay nhiều lao động nông thôn đã nhận thứcđược để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, cần phải biết áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất
Lao động sau khi học nghề đã vận dụng các kiến thức được học vào sảnxuất nông nghiệp, một số lao động đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sảnxuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập Qua báo cáo của một số địa phươngcho thấy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của các lao động saukhi học nghề được nâng lên rõ rệt: các lao động tại xã Quảng Hiệp, huyện CưM'gar tham gia học nghề trồng và chăm sóc cây tiêu, lao động tại xã Bình Hòahuyện Krông Ana tham gia học nghề trồng và khai thác nấm
Công tác đào tạo nghề trong thời gian vừa qua đã giúp cho một số laođộng nông thôn có thêm nghề sản xuất mới Các cơ sở dạy nghề đã có nhiều
cố gắng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đã phối hợp vớiđịa phương, doanh nghiệp, các hợp tác xã để giới thiệu việc làm cho học viênsau khi học nghề nhằm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giảm
Trang 35nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Đã huyđộng được các cơ sở dạy nghề, nhiều đơn vị sự nghiệp của các Sở ngành tỉnh,doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia dạy nghề gắn với giải quyết việclàm cho lao động nông thôn.
1.4.1.2 Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, như: Ban hành hệthống văn bản quy phạm pháp luật, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, xây dựng quychế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban Chỉ đạo cáccấp (đồng thời hàng năm, có sự rà soát, điều chỉnh, kiện toàn kịp thời); phê duyệtdanh mục, định mức chi phí đào tạo các nghề cho lao động nông thôn kịp thời,sát với thực tế, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn
vị, phát huy tính chủ động của các cấp và các cơ sở dạy nghề (100% xã, thị trấn
có Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác thực hiện đề án)
Hàng năm, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủtrì phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tiến hành rà soát nhu cầu đào tạonghề cho lao động nông thôn tại các địa phương, làm cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch, chủ động thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hìnhthức, phối hợp với các sở, ngành liên quan đồng phối hợp khảo sát như cầuhọc nghề Qua đó, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, phân bổ chỉ tiêu, kếhoạch đào tạo nghề cho các huyện, thành, thị và giao nhiệm vụ cho các đơn vịtham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong 5 năm (2010-2014), tỉnh tổ chức 57 mô hình, đào tạo 42nghề cho1.891 lao động; có nhiều mô hình thí điểm đã khẳng định được hiệu quả và cókhả năng nhân rộng như: trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy ởhuyện Tân Sơn, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhựa cây Sơn ở huyệnTam Nông, chế biến gỗ ở huyện Hạ Hòa, trồng và nhân giống nấm ở huyện
Trang 36Thanh Thủy, huyện Yên Lập, chế biến chè xanh, chè đen ở huyện ThanhSơn Trang thiết bị đảm bảo về tiêu chuẩn đã góp phần nâng cao chất lượngđào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề, 100% giáo viên tham gia dạy nghề có
đủ điều kiện theo quy định
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, qua thanhtra các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đã cơ bản thực hiệnnghiêm túc các quy định trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, kịpthời hướng dẫn các trình tự, thủ tục mở lớp, thanh quyết toán kinh phí các lớpdạy nghề đúng quy định, góp phần đưa công tác dạy nghề của tỉnh đi vào nềnếp, đồng thời cũng đã phát hiện những sai sót trong quá trình tổ chức triểnkhai thực hiện Đề án, để có biện pháp khắc phục kịp thời Tỷ lệ lao động cóviệc làm sau học nghề: 81,19% (đạt 116% kế hoạch)
1.4.1.3 Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có thành tích điđầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thực hiện Quyếtđịnh số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phêduyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND thành phố ban hành các vănbản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn cụ thể từng nội dung của Đề án Hằngnăm, BCĐ tham mưu tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đào tạo nghề cholao động nông thôn, tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng, 01 năm, qua đó xác địnhcác chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của các ngành thànhviên, các địa phương, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trên địa bàn, tích cựctrong công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn và tự tổ chức kiểm tra, giám sát hoạtđộng này tại đơn vị
Trang 37Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, SởNội vụ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, quận NgũHành Sơn, quận Liên chiểu, huyện Hòa Vang và các địa phương khác trên địabàn tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn; tuyên truyền, phổ biến các chính sách học nghề đến từng địa phương,
hộ gia đình, từng hội viên trong các hội đoàn thể; tổ chức tư vấn tuyển sinhhọc nghề, gặp trực tiếp người lao động học nghề, nắm tâm tư nguyện vọngcủa người lao động, từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với người lao động
và chọn đơn vị dạy nghề có đủ điều kiện để triển khai dạy nghề; đồng thờiphối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý đối tượng học nghề; rà soát các môhình đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bànquận, huyện đã triển khai đạt hiệu quả; chọn lọc, đề xuất một số mô hình dạynghề để triển khai dạy nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm Sở Nội vụ chủ trì, phốihợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức các xã phường Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính tham mưu UBND thành phố phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
Triển khai thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề có hiệu quả như:
Mô hình trồng nấm tại địa bàn huyện Hòa Vang,mô hình trồng hoa tạicác Hợp tác xã hoa ở Hòa Liên, Hòa Phước, Hòa Cường Bắc và một số chihội trồng hoa do Hội nông dân thành lập như: chi hội trồng hoa ở các phườngHòa Phát, Hòa Thọ Tây, Mô hình mây tre đan, Mô hình may tại Hợp tác xãsản xuất và gia công hàng may mặc Hòa Quý thuộc diện di dời giải tỏa đượcgiải quyết việc làm lớn nhất trên địa bàn phường Hòa Quý - quận Ngũ HànhSơn, đã đào tạo nghề cho hơn100 lao động nữ, sau khi hoàn thành khóa đàotạo Hợp tác xã giải quyết việc làm cho 100% lao động tham gia học nghề.Ngoài ra, thí điểm và đi vào thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, mô hình
Trang 38đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, mô hình đào tạo nghề cho lao động nôngthôn tại Trường Trung cấp nghề Việt - Úc (nghề nấu ăn) và Trung tâm Dạynghề Hòa Vang (nghề nuôi cá Diêu hồng).
Trong 5 năm thực hiện đề án đã phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghềrộng khắp tỉnh với 56 cơ sở dạy nghề, gồm 06 trường cao đẳng nghề, 04trường trung cấp nghề, 14 trung tâm dạy nghề và 32 cơ sở có đăng ký hoạtđộng dạy nghề Đăng ký dạy 153 nghề ở các cấp trình độ Cơ sở dạy nghề dođịa phương quản lý là 45 cơ sở, Trung ương quản lý 11 cơ sở, cơ sở dạy nghềcông lập 22, ngoài công lập 34 Giai đoạn 2010 - 2014, đã có 23 cơ sở dạynghề, đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, bổ sung nhiệm vụdạy nghề cho 100% các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thànhphố Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối vớicác cơ sở dạy nghề công lập cấp huyệnvới kinh phí hỗ trợ 12,746 tỷ đồng các
cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất đểdạy nghề cho lao động nông thôn
Việc xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phíđào tạo nghề và chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp về nộidung, thời gian đào tạo, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, chương trìnhdạy nghề được thiết kế với tỷ lệ thực hành cao (70-80%), tăng cường phốihợp với các doanh nghiệp đưa học viên đi thực tập
Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn thành phốđược thực hiện thường xuyên giúp cho các địa phương và cơ sở dạy nghềthực hiện các mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả,kịp thời chấn chỉnh những sai sót ở các địa phương và cơ sở dạy nghề trongcông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trang 391.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra để áp dụng tại tỉnh Đăk Nông
Chúng ta biết rằng, đào tạo nghề là công tác không chỉ chuyên về đào tạonguồn nhân lực nhằm giải quyết việc làm, giải quyết vấn nạn thất nghiệp mà còn
có ý nghĩa về mặt an sinh, công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước trong thời kỳhội nhập Tuy nhiên, tư tưởng coi trọng bằng cấp đã khiến tình trạng “thừa thầythiếu thợ” hiện nay, vậy thì nhiệm vụ chính và cấp bách hiện nay trong công tácđào tạo nghề là làm sao tác động vào tư tưởng, nhận thức của người dân trongviệc học nghề gắn với công tác phân luồng học sinh học nghề điều này là cơ sở,
là tiền đề để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề tiến tới nâng cao chất lượngnguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nhà
Đào tạo nghề gắn với với giải quyết việc làm hoặc tự tạo việc làm, côngtác đào tạo nghề cần được quan tâm sát sao hơn nữa để bản thân người laođộng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn nghề, tích cựchọc nghề để có nghề trong tay Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác xã hội hóahoạt động dạy nghề để huy động nhiều nguồn lực cùng tham gia đào tạonghề
Sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt và thường xuyên của cấp ủy, chính quyền,
sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan, xâydựng kế hoạch cụ thể, phù hợp thực tiễn từng địa phương, tháo gỡ kịp thời cáckhó khăn phát sinh là nhân tố quyết định cho thành công của Đề án
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề phải được quan tâm đúng mức
để làm thay đổi nhận thức người dân, nhất là hiện nay còn một bộ phận thanhniên xem nhẹ việc học nghề; cán bộ tuyên truyền phải thông hiểu chính sáchpháp luật, nắm được thông tin về thị trường lao động để tư vấn học nghề và
tư vấn việc làm sau học nghề cho người lao động
Trang 40Việc tổ chức thực hiện phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyềncác cấp, với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động, từ đầu vào (xácđịnh nhu cầu đào tạo), đến tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm, tiêu thụ sảnphẩm (đầu ra) v.v… thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
Việc triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đượclồng ghép, gắn kết với việc triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nôngthôn mới ở từng địa phương; đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sảnxuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từngđịa phương, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề phải được tăngcường thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo
Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Nhà nước đối với đàotạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số là những bài học tham khảo quý đốivới tỉnh Đăk Nông Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có những điều kiện, hoàncảnh riêng, có cách đi và mặt mạnh yếu khác nhau, vì vậy quản lý Nhà nước
về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Đăk Nông cần tiếp thu cóchọn lọc
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát một số khái niệm cơ bản liên quan đến đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời cũng đã đề cập đến vai trò, một số nội dung, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng Nêu lên các thành tựu, kinh nghiệm của một số tỉnh tiêu biểu trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chúng ta thấy rằng, Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ