Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo nghềcho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 27)

lao động nông thôn

1.3.1.Yếu tố chung

1.3.1.1. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Một đất nƣớc có nền chính trị- xã hội ổn định sẽ làm cho nền kinh tế phát triển không ngừng. Thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, hình thành các nhà máy, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu ngành kéo theo sự thay đổi về lao động, chuyển từ lao động chân tay sang lao động trí óc, có trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp. Nhu cầu về lao động đã qua đào tạo trên thị trƣờng tăng cao. Từ đó đòi hỏi sự phát triển của các hệ thống cơ sở dạy nghề, nhu cầu học nghề tăng đặc biệt là số lao động từ nông thôn.

1.3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc.

kỳ mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ rõ: để đƣa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với tƣ cách là yếu tố cơ bản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững. “ Nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Tiếp đến là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thể hiện rõ quan điểm và định hƣớng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đối với nông thôn Việt Nam trong chiến lƣợc tổng thể phát triển đất nƣớc, trong đó nêu rõ: “giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị”.

Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ chính của Nghị quyết là xây dựng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, với mục tiêu “tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”.

Để cụ thể hóa chƣơng trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm:

Một là, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Hai là,học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống;

Ba là, chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, từng vùng, từng ngành, từng địa phƣơng;

Bốn là, đổi mới và phát triển đào tạo nghềcho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;

Mục tiêu tổng quát của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghể từ trƣớc đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện.

Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Đây là chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn. Để đạt tiêu chí về nông thôn mới, một xã phải đạt đƣợc 19 tiêu chí, trong đó

có nội dung đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT. Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta.

1.3.2. Yếu tố thuộc về địa phương

1.3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Đăk Nông là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ Nam Tây Nguyên, Quốc lộ 14 chạy qua nối liền Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn vùng miền Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Duyên hải miền Trung;

Tỉnh có 02 cửa khẩu quốc gia là Bu Prăng, Đắk Peur đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, đã góp phần thuận lợi thúc đẩy giao thƣơng hàng hóa với tỉnh Mondulkiri (Vƣơng quốc Campuchia).

Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn nhƣ khí hậu ôn hòa; mạng lƣới thủy văn, hồ, đập phân bố tƣơng đối đều khắp;

Cơ cấu thổ nhƣỡng khá phong phú, đa dạng; có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm, nhất là trữ lƣợng bô xít lớn nhất cả nƣớc khoảng 5,4 tỷ tấn.

Diện tích tự nhiên là 651.562 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 318.444 ha (chiếm 48,87% tổng diện tích tự nhiên), diện tích đất lâm nghiệp 263.957 ha (chiếm 40,51% tổng diện tích tự nhiên), diện tích đất chuyên dùng 25.547 ha (chiếm 3,92% tổng diện tích tự nhiên) và diện tích đất ở 4.771 ha (chiếm 0,73% tổng diện tích tự nhiên - niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2016).

Đây là một trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới để sớm trở thành một trong những vùng kinh tế động lực về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất... của địa phƣơng đều ảnh hƣởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề phải gắn với các quy hoạch của địa phƣơng, phù hợp đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

1.3.2.3. Yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc thù của tỉnh miền núi

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho ngƣời lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, khai thác, xây dựng và dịch vụ đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

1.3.2.4. Yếu tố dân số đặc thù của tỉnh

Tổng dân số toàn tỉnh Đắk Nông khoảng 612.000 ngƣời, lực lƣợng lao động trong toàn tỉnh là 348.000 ngƣời, chiếm 60,9% dân số; lao động trong nhóm tuổi từ 15 - 34 là 190.900 ngƣời, chiếm 54,85% lực lƣợng lao động. Điều này là lợi thế về nguồn lực trẻ dồi dào, có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhƣng đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong giải quyết việc làm cho ngƣời lao động do hạn chế về trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của lao động (số liệu tại Cục Thống kê Đắk Nông 6 tháng đầu năm 2016). Có khoảng 40 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Kinh, Mnông, Nùng, Mông, Tày, Dao, Thái, Mạ, Êđê, Hoa, Mƣờng….Cơ cấu hành chính của tỉnh hiện có 07 huyện, 01 thị xã với 71 xã, phƣờng, thị trấn, 777 thôn, bon, buôn, tổ dân phố, trong đó có 01 huyện (Đăk Glong) đang đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo quy định tại Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là chế độ hỗ trợ 200% lƣơng đối với các nhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

Một tổ chức muốn ngày một vững mạnh và phát triển bền vững cần có ngƣời đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy. Một bộ máy muốn hoạt động đƣợc cần có ngƣời điều khiển nó. Công tác đào tạo nghề cũng vậy, cần có một hệ thống quản lý để hƣớng dẫn, chỉ đạo công tác từ trung ƣơng đến địa phƣơng một cách thống nhất nhằm mang lại hiệu quả và tính thực tiễn cao.

1.3.2.6. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu đƣợc trong công tác đào tạo nghề. Ở các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở vật chất bao gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thƣ viện, nhà ở cho học sinh, khu làm việc cho cán bộ, giáo viên dạy nghề, với các lớp đào tạo nghề tại địa phƣơng, cơ sở vật chất bao gồm phòng học cho các học viên, chỗ ăn, ở phục vụ giáo viên… Cơ sở vật chất đạt chuẩn quy định tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Trong quá trình đào tạo, thiết bị và phƣơng tiện dạy và học có tính chất quyết định đến kỹ năng, tay nghề của học sinh. Trong chƣơng trình dạy nghề, thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% thời gian đào tạo toàn khóa. Vì vậy, việc đáp ứng đủ thiết bị và phƣơng tiện dạy nghề là rất cần thiết.

1.3.2.7. Giáo viên, người dạy nghề

Giáo viên, ngƣời dạy nghề là những ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giảng dạy lý thuyết và thực hành cho ngƣời học. Chất lƣợng giáo viên đòi hỏi phải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật. Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên kết hợp với không ngừng nâng cao trình độ giáo viên cả về chuyên môn, ngoại ngữ để những kiến thức chuyên môn của thầy truyền tải cho ngƣời học phù hợp với nhu cầu thực tế, học sinh ra trƣờng có thể thực hiện ngay đƣợc công việc theo ngành nghề đào tạo.

Cần phải xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp cho từng nghề, từng đối tƣợng học. Nếu chƣơng trình đào tạo đạt chuẩn sẽ giúp cho giao viên dễ truyền đạt kiến thức cho ngƣơi học, ngƣời học dễ dàng tiếp thu kiến thức, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo nghề. Ngƣợc lại, nếu chƣơng trình đào tạo không chuẩn, sẽ gây khó khăn cho giáo viên cũng nhƣ tiếp thu kiến thức của ngƣời học.

1.3.2.9. Nhận thức của người lao động nông thôn về đào tạo nghề

Việc tổ chức đào tạo nghề đã khó nhƣng để ngƣời lao động tham gia học nghề hiểu đƣợc vai trò và ý nghĩa to lớn của việc tham gia học nghề lại càng khó hơn. Nếu không có nhận thức đúng đắn, đi học theo phong trào, đi học chỉ để lấy chứng chỉ sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác tổ chức đào tạo nghề cũng nhƣ hiệu quả sau đào tạo nghề. Thực tế hiện nay, quan điểm của lao động nông thôn và mọi ngƣời trong xã hội nói chúng, vẫn chƣa có cái nhìn đúng đắn về công tác đào tạo nghề. Họ tìm mọi cách cho bằng đƣợc con em mình đi học đại học, nếu không còn con đƣờng nào khác mới đi học nghề.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Tỉnh Đăk Lăk

Đối với tỉnh Đăk Lăk, ngay sau khi Thủ tƣớng Chính phủ triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban chỉ đạo các cấp của Tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể, ban hành hơn 25 văn bản chỉ đạo, điều hành phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì là Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thực hiện từ khâu tuyên truyền, triển khai thí điểm một số mô hình, công tác đào tạo bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm cho độ ngũ giáo viên giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất cho các cơ

sở dạy nghề, bố trí cán bộ chuyên trách ở các phòng Lao động – TBXH huyện… kết quả: Tổng số lao động nông thôn đƣợc học nghề xong 13.012 ngƣời. Qua thống kê phiếu khảo sát thực tế và đơn đăng ký học nghề của học viên tham gia học nghề có 9.824 ngƣời có việc làm đạt 75,5%. Công tác đào tạo nghề đƣợc triển khai thực hiện cơ bản đảm bảo theo tinh thần của Đề án 1956 và các văn bản hƣớng dẫn. Ngoài ra quá trình triển khai thực hiện đã có sự lồng ghép tốt với các chƣơng trình khác nhƣ: Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã hƣớng tới đào tạo theo nhu cầu của ngƣời học gắn với việc làm.

Quá trình triển khai thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn đã có những tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức đối với chính quyền các cấp và nhận thức của ngƣời dân về dạy nghề và học nghề; từ việc sản xuất theo thói quen, truyền thống, nay nhiều lao động nông thôn đã nhận thức đƣợc để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, cần phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Lao động sau khi học nghề đã vận dụng các kiến thức đƣợc học vào sản xuất nông nghiệp, một số lao động đã mạnh dạn đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập. Qua báo cáo của một số địa phƣơng cho thấy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của các lao động sau khi học nghề đƣợc nâng lên rõ rệt: các lao động tại xã Quảng Hiệp, huyện Cƣ M'gar tham gia học nghề trồng và chăm sóc cây tiêu, lao động tại xã Bình Hòa huyện Krông Ana tham gia học nghề trồng và khai thác nấm.

Công tác đào tạo nghề trong thời gian vừa qua đã giúp cho một số lao động nông thôn có thêm nghề sản xuất mới. Các cơ sở dạy nghề đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đã phối hợp với địa phƣơng, doanh nghiệp, các hợp tác xã để giới thiệu việc làm cho học viên sau khi học nghề nhằm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần giảm

nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đã huy động đƣợc các cơ sở dạy nghề, nhiều đơn vị sự nghiệp của các Sở ngành tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

1.4.1.2. Tỉnh Phú Thọ

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhƣ: Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban Chỉ đạo các cấp (đồng thời hàng năm, có sự rà soát, điều chỉnh, kiện toàn kịp thời); phê duyệt danh mục, định mức chi phí đào tạo các nghề cho lao động nông thôn kịp thời,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)