Vai trò của đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 42 - 46)

2.1.1. Vai trò trong phát triển nguồn nhân lực

Trong thế giới hiện đại, ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyết định của nguồn lực con ngƣời trong phát triểnkinh tế - xã hội. Thực tiễn ở nƣớc ta và các nƣớc cho thấy không phải là vốn - dù vốn là điều kiện vật chất rất quan trọng, vấn đề quan trọng hơn là biết phát huy trí tuệ, tay nghề, sự thông minh và sáng tạo không có giới hạn của con ngƣời. Đó là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa. Chính vì vậy, ngay từ Đại hội VII Đảng ta đã xác định “con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển” (Nghị quyết Đại hội VII). Nghị quyết Đại hội VIII cũng nhấn mạnh “lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Tổng kết 15 năm đổi mới và nghiên cứu lý luận, Đảng ta một lần nữa khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX: “con ngƣời và NNL là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã khẳng định phát triển giáo dục là nền tảng, NNL chất lƣợng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Rõ ràng khi chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, lao động qua đào tạo là bộ phận quan trọng của NNL trực tiếp lĩnh hội và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng các nguồn lực khác trong sản xuất xã hội, trở thành lực lƣợng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập. Từ đó, đẩy mạnh phát triển lực lƣợng lao động qua đào tạo nghề là giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng

lợi chiến lƣợc CNH, HĐH. Vị trí, vai trò đặc biệt của lao động qua đào tạo nghề đƣợc thể hiện trên nhiều mặt và trong nhiều mối quan hệ, nhất là trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế…

Đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nói riêng ở Việt Nam hiện nay không chỉ giúp ngƣời nông dân có việc làm, tăng thu nhập mà còn có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Tăng trƣởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đồng thời cũng là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Các nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế thông thƣờng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn tài chính (vốn); nguồn lực khoa học và công nghệ; NNL, nhất là nhân lực chất lƣợng cao; trình độ quản lý… Lý thuyết tăng trƣởng theo quan niệm truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn. Nhƣng theo lý thuyết mới về tăng trƣởng nguồn lực quan trọng nhất là NNL chất lƣợng cao, nhất là khi chuyển sang phát triển nền công nghiệp, nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, nhiều nƣớc phát triển trong khu vực và các nƣớc ASEAN đã và đang điều chỉnh chiến lƣợc tăng trƣởng hƣớng vào khai thác tối đa nguồn lực con ngƣời và coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực, cải thiện các chỉ số phát triển con ngƣời (HDI). Tức là đầu tƣ vào “vốn con ngƣời”, phát triển nguồn “vốn con ngƣời’. Nhƣ vậy, nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo và đào tạo nghề là nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố quyết định nhất của lực lƣợng sản xuất, và do đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.

2.1.2. Nâng cao năng suất lao động, tạo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề sống còn là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả ở 3 cấp độ: sản phẩm và dịch vụ; doanh nghiệp và cấp quốc gia. Từ nhận thức “vốn con ngƣời” là yếu tố quyết định của sự phát triển, để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cũng nhƣ cấp doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ, phải ƣu tiên đầu tƣ vào khâu có tính chất đột phá, then chốt nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của NNL, trên cơ sở nâng cao chất lƣợng NNL thông qua đào tạo, giáo dục, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào hai yếu tố giảm chi phí và tăng mức thoả mãn nhu cầu. Cả 2 yếu tố này đều liên quan đến lao động (số lƣợng và chất lƣợng), đến năng suất lao động, tức là liên quan đến khả năng cạnh tranh của lao động. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực, của lao động là chi phí lao động trong một đơn vị sản phẩm hoặc tỷ trọng chi phí lao động trong giá trị gia tăng. Năng suất lao động càng cao, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ càng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, càng có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Theo điểm kinh tế hiện đại, chất lƣợng lao động cao, khả năng sẵn sàng đáp ứng của lao động trình độ cao, khả năng phản ứng, thích nghi của lao động trên thị trƣờng lao động là những ƣu thế trong cạnh tranh… Để có đội ngũ lao động chất lƣợng, phải dựa trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, nhất là khu vực nông thôn, đồng thời phải phát triển giáo dục nghề nghiệp. Về lâu dài, muốn chiếm ƣu thế trong cạnh tranh, không còn con đƣờng nào khác là phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là tập trung đào tạo một đội ngũ lao động kỹ thuật trình, có những kỹ năng và phẩm chất, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lao động khu vực và quốc tế. Hơn nữa, để đáp

ứng đƣợc nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp, phải quan tâm đến 2 chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ phần trăm lao động qua đào tạo, qua đào tạo nghề trong tổng lực lƣợng lao động và tỷ lệ phần trăm GDP đƣợc tạo ra từ các ngành kinh tế công nghiệp. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tập trung nguồn lực để đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cho các ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ…

2.1.3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đang là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, đƣợc Đảng, nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI chỉ rõ: “Phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ có sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, đổi mới phƣơng thức, nâng cao chất lƣợng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế”.

Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở rất quan tâm. Nhiều chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc ban hành và triển khai thực hiện nhƣ: Chính sách dạy nghề cho dân tộc thiểu số, chính sách dạy nghề cho ngƣời nghèo, dạy nghề cho phụ nữ, cho ngƣời tàn tật, dạy nghề cho các hộ bị thu hồi đất canh tác từ 50% trở lên, chính sách cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi để giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Trong đó, tập trung đào tạo vào 03 nhóm nghề chủ yếu sau:

- Đào tạo nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ cho ngành công nghiệp, dịch vụ nhƣ May công nghiệp, Hàn, Điện dân dụng, Sửa chữa xe máy….

- Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng;

- Đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn nhƣ: Mây tre đan xuất khẩu, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm…

Với một nƣớc đa phần làm nông nghiệp và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển đổi nghề, nâng cao tay nghề cho lao động để có thể tìm việc trong các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nông (Trang 42 - 46)