Bảng 1: Những đặc trưng của các nhãn hàng được chọn để đánh giá tổng hợpBảng 2: Phỏng vấn sâu Bảng 3: Tình hình phê chuẩn các công ước ILO cơ bản của Việt Nam Bảng 4: Tổng quan về ngành
Trang 1KINH DOANH & NHÂN QUYỀN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC NGÀNH MAY MẶC, GIÀY DÉP
VÀ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
Tác giả: Đỗ Quỳnh Chi
Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động
Hà Nội, tháng 8 năm 2019
Tài trợ bởi Liên minh Châu Âu
Trang 4CBA Thỏa ước lao động tập thể
CLS PLUS Các tiêu chuẩn lao động bổ sung (Tên gọi tắt một dự án khu vực của FES)
CMT Gia công xuất khẩu
CSR Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
DOLISA Sở Lao động, Thương binh và xã hội (Cấp tỉnh)
EICC Bộ Quy tắc ứng xử ngành Công nghiệp Điện tử
ERC Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FES Viện Friedrich-Ebert-Stiftung
FIE Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FOB Mua nguyên liệu bán thành phẩm
GDP Tổng sản lượng nội địa
GSC Chuỗi cung ứng toàn cầu
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
ITUC Tổng Liên đoàn Lao động Quốc tế
MNC Tập đoàn đa quốc gia
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
OSH An toàn và vệ sinh lao động
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
Tổng LĐLĐVN Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Trang 6Bảng 1: Những đặc trưng của các nhãn hàng được chọn để đánh giá tổng hợp
Bảng 2: Phỏng vấn sâu
Bảng 3: Tình hình phê chuẩn các công ước ILO cơ bản của Việt Nam
Bảng 4: Tổng quan về ngành may mặc Việt Nam, năm 2016
Bảng 5: Nhóm 10 nhãn hàng thời trang có nguồn cung từ Việt Nam
Bảng 6: Tổng quan về ngành công nghiệp Giày dép Việt Nam
Bảng 7: Nhóm nhãn hàng giày dép có nguồn cung từ Việt Nam
Bảng 8: Những nét chính của ngành công nghiệp Điện tử Việt Nam, năm 2005 và 2012
Bảng 9: Hệ thống xếp hạng Đèn giao thông trong phân tích khoảng cách
Bảng 10: Các phương pháp đánh giá tác động
Bảng 11: Các cơ chế khiếu nại được các nhãn hàng và các nhà cung ứng sử dụng
Bảng 12: Số lượng các vụ tranh chấp lao động được giải quyết tại Tòa án
Hình 1: Tỷ trọng xuất khẩu của ngành điện tử trong toàn giá trị xuất khẩu của Việt Nam
Hình 2: Các thị trường xuất khẩu chủ đạo của điện thoại di động và linh kiện từ Việt Nam
Hình 3: Thủ tục xử lý khiếu nại điển hình của các nhãn hàng
Hình 4: Các kênh khiếu nại được người lao động tin tưởng nhất
Hình 5: Các khiếu nại từ người lao động tại cơ sở
Hình 6: Ảnh hưởng của đình công trong ngành May mặc, Giày dép và Điện tử tại
Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2015
Hình 7: Phân loại các cuộc đình công dựa trên nguyên nhân, 2009 - 2015
Hình 8: Tỷ lệ các cuộc đình công có tổ chức và không có tổ chức, giai đoạn 2009 - 2015
Hình 9: So sánh Mức lương và Tiêu chuẩn Lương đủ sống trong ngành May mặc, Giày
dép và Điện tử năm 2018
Hình 10: Mức phụ cấp trung bình hàng tháng của công nhân ngành điện tử (tính theo VND)
Hình 11: Các cơ chế khắc phục đối với các vụ xâm hại lao động
Hình 12: Số lượng vụ việc được các trung tâm trợ giúp pháp lý cấp tỉnh giải quyết, giai
đoạn 2013 - 2016
Danh sách các Bảng và Hình minh họa
Hình
Trang 7Danh sách các Bảng và Hình minh họa
Danh sách các Bảng và Hình minh họa 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 8
Các đối tượng nghiên cứu .9
Phương pháp nghiên cứu 10
Các giới hạn của nghiên cứu 13
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH QUỐC GIA CỦA KINH DOANH VÀ NHÂN QUYỀN 14
2.1. Kinh doanh và nhân quyền đặt trong bối cảnh Việt Nam 14
2.2. UNGP và Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về quyền lao động 15
CHƯƠNG 3: VIỆC THỰC THI CÁC KHUÔN KHỔ UNGP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA CÁC NGÀNH HÀNG MAY MẶC, GIÀY DÉP VÀ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 18
3.1. Đánh giá tổng quan các chuỗi cung ứng ngành hàng may mặc, giày dép và điện tử tại Việt Nam 18
3.2. Các chính sách và quá trình thực thi UNGP của các doanh nghiệp hàng đầu 27
Nguyên tắc 1: Cam kết về mặt chính sách 27
Nguyên tắc 2: Rà soát Nhân quyền 36
Nguyên tắc 3: Biện pháp khắc phục 45
Các vấn đề về bối cảnh 50
3.3 Các thực hành lao động trong chuỗi cung ứng 52
Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể 52
Chống Phân biệt đối xử 55
Mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống 56
Giờ làm việc 59
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 62
4.1 Tổng quan về các biện pháp khắc phục cho người lao động tại Việt Nam 62
4.2 Các cơ chế khiếu nại tư pháp của Nhà nước 64
Tòa Lao động 64
4.3. Các cơ chế khiếu nại phi tư pháp của Nhà nước 65
Thanh tra lao động 65
Hòa giải lao động 66
4.4. Các cơ chế khiếu nại phi nhà nước 67
Các trung tâm trợ giúp pháp lý của Công đoàn 67
Sự thiếu nhất quán trong việc tiếp cận các biện pháp khắc phục cho công nhân giữa các khu vực và doanh nghiệp khác nhau 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 70
Tóm tắt các kết quả 70
Nguồn tham khảo 72
NỘI DUNG
Trang 8Vào ngày 16 tháng 6 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nhất trí tán thành các Nguyên tắc Hướng dẫn cho Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP), chấm dứt hàng thập kỷ tranh luận về trách nhiệm nhân quyền của các doanh nghiệp UNGP là tâm huyết của Giáo sư John Ruggie, với mục tiêu phát triển bộ tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên để ngăn ngừa và giải quyết các rủi ro tác động tiêu cực đến nhân quyền, phát sinh bởi hoạt động kinh doanh, và tiếp tục thiết lập các khuôn khổ toàn cầu nhằm đề cao các tiêu chuẩn và thực hành liên quan đến nhân quyền trong kinh doanh UNGP hàm chứa 31 nguyên tắc cốt lõi hiện thực hóa khuôn khổ ba trụ cột của Liên Hiệp Quốc, bao gồm:
• Trụ cột thứ hai: Trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của doanh nghiệp,
• Trụ cột thứ nhất: Nghĩa vụ bảo vê nhân quyền của nhà nước,
• Trụ cột thứ ba: Khả năng Tiếp cận các biện pháp khắc phục dành cho
nạn nhân bị vi phạm quyền do hoạt động kinh doanh
Từ khắp nơi và trong cả khu vực công cũng như khu vực tư, UNGP đã nhận được sự ưng thuận và ủng hộ mạnh mẽ Tính đên cuối năm 2017 đã có 21 quốc gia trước tiên, bao gồm Anh, Đức, Hà Lan, Ireland, Hoa Kỳ đưa ra Kế hoạch hành động quốc gia (NAP) cho Kinh doanh và nhân quyền, và 23 quốc gia khác đang trong quá trình xây dựng các kế hoạch riêng Ngày càng có nhiều các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đưa UNGP vào trong các chính sách nhân quyền và khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp
Tuy nhiên, UNGP vẫn là một khái niệm rất mới với cộng đồng và trong các diễn ngôn chính trị tại Việt Nam, dù các nguyên tắc UNGP đã được lồng ghép
ở một mức độ nhất định vào các chính sách phát triển bền vững của một số nhà cung cấp đặt tại Việt Nam cho các tập đoàn đa quốc gia Đây là cơ hội để UNGP được sử dụng như một công cụ nhằm đảm bảo các ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và quyền con người Nắm bắt thời cơ này, Dự án Kinh doanh & Nhân quyền trong Quan hệ Lao động và Chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam (sau đây gọi là Dự án BHRTR) được xây dựng bởi Viện FES cùng với Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) đã ủy quyền cho nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động (ERC) thực hiện một nghiên cứu cơ bản, để đánh giá việc thực hiện UNGP trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam, tập trung vào ba ngành xuất khẩu lớn nhất của quốc gia, bao gồm may mặc, giày dép và điện tử
Cần nhấn mạnh rằng nghiên cứu cơ bản này chỉ tập trung đánh giá trụ cột thứ hai và thứ ba của UNGP, với những vấn đề chuyên sâu về quyền lao động
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1 Cập nhật các quốc gia đã có NAP tại đây:
https://www.ohchr.org/en/issues/business/pages/nationalactionplans.aspx
Trang 9Các đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản này tập trung vào 3 ngành xuất khẩu chính của Việt Nam:
may mặc, giày dép và điện tử Những ngành công nghiệp này được lựa chọn vì
chúng đóng vai trò xương sống trong ngành sản xuất gia công định hướng xuất
khẩu của Việt Nam Từ năm 2012, điện tử là ngành xuất khẩu lớn nhất, chiếm
30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là ngành may mặc và giày
dép Ba ngành công nghiệp này đang trực tiếp sử dụng gần 4 triệu lao động (Đỗ
Quỳnh Chi, 2017) Liên minh Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt
hàng điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam và là thị trường lớn thứ hai về
quần áo và giày dép (số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, năm 2017)
UNGP tập hợp một loạt các quyền con người đã được tuyên ngôn trong một số
công ước quốc tế Tuy nhiên, vì mục tiêu chính của Dự án là tập trung vào quyền
lao động, nghiên cứu này sẽ được dành trọn vẹn cho việc đánh giá các vấn đề
lao động cấp thiết nhất trong 3 ngành này Các khảo sát gần đây về ba ngành
công nghiệp này tại Việt Nam đã chỉ ra những vi phạm nghiêm trọng nhất về
quyền lao động (Đỗ Quỳnh Chi, 2017) bao gồm:
• Quyền tự do hiệp hội và Quyền thương lượng tập thể
• Chống Phân biệt đối xử
• Lương tối thiểu và mức lương đủ sống
• Giờ làm việc
Đặt ra những trọng tâm như trên, nghiên cứu cơ bản này sẽ hướng tới những
mục tiêu sau đây:
• Mục tiêu 1: Đưa ra những đánh giá cơ bản về việc triển khai UNGP trong
chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành hàng may mặc, giày dép và điện tử tại
Việt Nam, trong đó tập trung vào quyền lao động
• Mục tiêu 2: Nghiên cứu các biện pháp khắc phục dành cho những người
lao động là nạn nhân của các vi phạm trong chuỗi cung ứng
• Mục tiêu 3: Xác định và phân tích các cách tiếp cận khả thi để Dự án hỗ trợ
hiệu quả cho các doanh nghiệp trong ba ngành trên, nhằm thực thi tốt hơn
khuôn khổ UNGP
Trang 10Phương pháp nghiên cứu
Như đã nói, Nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu khác nhau với phạm vi bao quát trong chuỗi cung ứng hàng may mặc, giày dép và điện tử tại Việt Nam,
do đó cần sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm:
Phân tích tài liệu lưu trữ về chính sách bền vững, quy trình
và thực tiễn hoạt động của các nhãn hàng lớn
Mục đích của phân tích tài liệu là để đánh giá về chính sách bền vững của doanh nghiệp và việc doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc hoạt động đã được hướng dẫn trong Trụ cột thứ hai của UNGP
Với mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 06 nhãn hàng lớn nhất trong 03 ngành công nghiệp để tìm hiểu thông qua các chính sách, quy trình và thông
lệ đã được duy trì thường xuyên của họ Các doanh nghiệp được chọn không chỉ là những cái tên hàng đầu trong lĩnh vực của mình, mà còn có mạng lưới nhà cung ứng rộng khắp Việt Nam (Xem bảng 1)
Bảng 1: Đặc trưng của những nhãn hàng được lựa chọn để đánh giá tổng hợp
Nhãn hàng 5 Nhật Bản Đồ điện tử/Thiết bị điện tử 300 Nhãn hàng 6 Hàn Quốc Đồ điện tử/Điện thoại di động 300
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên danh sách các nhà cung ứng được công bố trên website chính thức của các nhãn
hàng vào năm 2018, và qua phỏng vấn với các nhân viên phụ trách phát triển bền vững từ các văn phòng khu vực
*Ghi chú: Các nhà cung cấp ở đây bao gồm cả nhà cung ứng cấp 1/nhà bán lẻ
Để so sánh, nhóm nghiên cứu cũng phân tích các chính sách bền vững của Better Work Vietnam, tổ chức đang hợp tác với hơn 400 nhà cung ứng hàng may mặc và giày dép cho các nhãn hàng quốc tế và Fair Wear Foundation (FWF), một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho 29 nhãn hàng may mặc Châu Âu
có nguồn cung từ 155 công ty ở Việt Nam, để xem có sự khác biệt nào giữa các phương pháp tiếp cận bền vững của bên thứ nhất (nhãn hàng) và bên thứ
ba (NGO) hay không
Trang 112 Phỏng vấn với Đại diện FWF tại Việt Nam, tháng 11/2018.
Những dữ kiện được phân tích bao gồm:
• Các báo cáo bền vững thường niên (giai đoạn 2011 – 2017)
• Các báo cáo tuân thủ và báo cáo kiểm toán
• Các chính sách/Tuyên bố về nhân quyền
• Bộ quy tắc về tiêu chuẩn lao động của nhà cung ứng
• Chính sách quản trị chuỗi cung cứng (bao gồm giám sát xã hội về khả năng tuân thủ và phương thức mua sắm)
• Các báo cáo khác của các kênh truyền thông, tổ chức phi chính phủ
và các cơ quan nhà nước có liên quan đến các vấn đề lao động của các nhãn hàng và nhà cung ứng của họ, ở cả Việt Nam và các quốc gia khác
• Các nghiên cứu/khảo sát trước đó về các vấn đề liên quan đến tính bền vững của các nhãn hàng và chuỗi cung ứng của họ ở Việt Nam và các quốc gia khác
Đánh giá này dựa trên các khuôn khổ của 4 nguyên tắc hoạt động của trụ cột thứ 2 của UNGP
Phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 25 cuộc phỏng vấn sâu với các bên liên quan chủ chốt để thông báo về nghiên cứu, cũng như kiểm tra chéo các kết quả nghiên cứu Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua email/điện thoại, đặc biệt là với các bên liên quan không đặt trụ sở tại Việt Nam
Trang 12Bảng 2: Phỏng vấn sâu
Nhãn hàng Văn phòng khu vực Chính sách bền vững và thông lệ
hoạt động của các nhãn hàng
05
Tổ chức quốc tế Phái đoàn Châu âu tại Việt Nam Quan điểm của Phái đoàn về UNGP và Quyền lao động tại Việt Nam 02 Các cơ quan
chính phủ Bộ Lao động, thương binh và Xã hội
Quá trình thực thi Bộ luật Lao động, các hướng dẫn thi hành Bộ
Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quan điểm của công đoàn về quyền lao động, các sáng kiến
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh Các biện pháp khắc phục cho người lao động 01 Các tổ chức Phi
chính phủ VIJUSAP TP Hồ Chí Minh Các biện pháp khắc phục cho người lao động 01
Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT)
Các biện pháp khắc phục cho người lao động, thực tiễn thực thi
Nhóm làm việc Không gian Nhân quyền
Các biện pháp khắc phục cho người lao động; và môi trường xã hội chính trị để thực thi quyền con người 02
Các bên khác Chuyên gia kinh tế Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và các tác động đến
Chuyên gia công đoàn Quan điểm của công đoàn về quyền lao động, các sáng kiến
Kiểm toán viên lao động Các quy trình và cách thức kiểm toán, các vấn đề lao động quan
trọng trong chuỗi cung ứng 03
Trang 13Phân tích dữ liệu thực chứng với 4 vấn đề Quyền lao động
trong chuỗi cung ứng
Mục đích của phương pháp nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về
việc thực hiện 04 vấn đề quyền lao động trong chuỗi cung ứng của 3 ngành tại Việt
Nam Các doanh nghiệp thuộc phạm vi phân tích bao gồm cả các nhà cung ứng cho
các nhãn hàng được chọn, cũng như các thương hiệu nhỏ hơn Qua đó, phân tích
này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn về hiệu suất của chuỗi cung ứng
trong 04 vấn đề lao động chủ chốt
Với mục đích trên, Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thô thu thập được
thông qua 3 khảo sát trong năm 2016, 2017 và 2018, bao gồm:
• Khảo sát năm 2016 của dự án CLS+ bao gồm 6 doanh nghiệp dệt may, 4
doanh nghiệp giày dép, 6 doanh nghiệp điện tử và 110 công nhân,
• Khảo sát năm 2017 của CDI với 55 doanh nghiệp điện tử và 202 công
nhân ở Bắc Ninh,
• Khảo sát năm 2018 của CDI với 238 công nhân ngành điện tử tại Đồng
Nai và Hải Phòng
Mặc dù ban đầu ba cuộc khảo sát được xây dựng dựa trên các mục tiêu khác
nhau, nhưng tựu chung đều tập trung vào các thực hành lao động của các
nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Dữ liệu thô từ các khảo sát này
khi thu về được xử lý và phân tích cụ thể cho mục đích của nghiên cứu và tập
trung vào 04 vấn đề về quyền lao động như đã đề cập ở trên
Đánh giá các Báo cáo Kiểm toán ẩn danh về Tuân thủ Xã hội
Để bổ sung thêm bằng chứng cho việc phân tích 04 vấn đề về quyền lao động
ở cấp độ chuỗi cung ứng, nghiên cứu cũng xem xét các báo cáo kiểm toán từ
14 nhà cung ứng điện tử, 7 nhà máy giày dép và 27 công ty may mặc – đều
là nhà cung ứng cấp 1 Tất cả các báo cáo được thực hiện ẩn danh để giữ kín
thông tin của các công ty và người lao động Nhóm nghiên cứu chỉ phân tích
các vi phạm được phát hiện liên quan đến 04 vấn đề về quyền lao động
Các giới hạn của nghiên cứu
Có hàng trăm nhãn hàng tham gia vào ngành hàng may mặc, giày dép và điện
tử tại Việt Nam Mỗi nhãn hàng đều có phương pháp tiếp cận vấn đề nhân
quyền khác nhau, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, giá trị doanh nghiệp và
năng lực của mình Nghiên cứu này chỉ có thể bao quát một số lượng nhất
định các nhãn hàng lớn và có nhiều ảnh hưởng hơn trong mỗi ngành hàng, và
có thể chưa đủ tính đại diện cho toàn bộ bối cảnh
Ngoài ra, các nhãn hàng nhỏ hơn có xu hướng thiếu nghiêm ngặt trong việc
giám sát chuỗi cung ứng của mình, dẫn đến hệ quả là trong nhóm nhà thầu
phụ gián tiếp - là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả các hộ kinh doanh, không
đảm bảo sự tuân thủ nhân quyền Đáng tiếc là chưa có một nghiên cứu chuyên
sâu nào về mảng này của chuỗi cung ứng
Dữ liệu thực nghiệm đã có về thực hành lao động của các nhà cung ứng không bao
gồm các cấp sau nữa của chuỗi cung ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ cung ứng gián tiếp cho các nhãn hàng toàn cầu Để bù đắp cho sự thiếu hụt
này, nhóm nghiên cứu đã dựa vào thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây
Trang 142.1 Kinh doanh và nhân quyền đặt trong bối cảnh Việt Nam
Trải qua ba thập kỷ sau khi tiến hành Đổi Mới trong cải cách kinh tế, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng chú ý, trong đó đáng ghi nhận nhất
là sự nở rộ của khối doanh nghiệp Từ năm 2007 đến 2016, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tăng gấp ba lần, từ 149.082 lên 477.808 Quy mô lực lượng lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký cũng tăng từ 7,2 triệu lên 12,9 triệu trong cùng kỳ, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,2%/ năm Khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nhất, tiếp theo là khu vực kinh tế
tư nhân, trong khi khối doanh nghiệp nhà nước lại chứng kiến có sự sụt giảm lao động do quá trình cổ phần hóa Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lực lượng lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký chỉ chiếm 22% tổng số việc làm của Việt Nam (số liệu năm 2014 từ Ngân hàng Thế giới)
Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã tham gia một loạt các văn kiện nhân quyền quốc tế, bao gồm:
• Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
• Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Văn hóa và xã hội
• Công ước về Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
• Công ước Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
• Công ước về Quyền trẻ em
• Công ước Chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác
• Công ước Quyền của Người khuyết tật
Theo Hiến pháp 2013, Nhà nước đảm bảo thực thi và không ngừng thúc đẩy quyền của người dân trong tất cả các lĩnh vực Chính phủ có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tạo điều kiện để công dân thực hành các quyền và hoàn thành các nghĩa vụ, cũng như bảo vệ môi trường Mọi hành vi phân biệt đối xử và gây thiệt hại cho môi trường bị nghiêm cấm Các cơ quan nhà nước, các cơ quan kinh tế, xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp
lý tài sản tự nhiên và bảo vệ môi trường Nếu người dân nhận thấy quyền lợi của họ bị vi phạm, họ có quyền khiếu nại và tố cáo với các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội/kinh tế hoặc của các cá nhân
CHƯƠNG 2:
BỐI CẢNH KHU VỰC CỦA KINH
DOANH VÀ NHÂN QUYỀN
Trang 152.2 UNGP và Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về quyền lao động
Việt Nam đã phê chuẩn 24 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế Trong số
08 công ước cơ bản, Việt Nam đã phê chuẩn 06 văn kiện, ngoại trừ các Công ước 87 và 105 (xem Bảng 3)
Bảng 3: Thống kê tình hình phê chuẩn các Công ước cơ bản của ILO đến tháng 7 năm 20193
C29 – Công ước về Lao động cưỡng bức
C100 – Công ước Thù lao bình đẳng
C111 - Công ước chống phân biệt đối xử
trong việc làm và nghề nghiệp
C138 – Công ước Tuổi tối thiểu
C182 – Công ước Tình trạng tồi tệ nhất
Trang 16việc hoặc thực tập sinh thực hiện các hoạt động bất hợp pháp; dụ dỗ, hứa hẹn hoặc quảng cáo sai sự thật để lừa dối người lao động, hoặc dùng dịch vụ việc làm hoặc xuất khẩu lao động để thực hiện các hành vi bất hợp pháp; sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp; cản trở việc thành lập hoặc gia nhập công đoàn
và tham gia các hoạt động đoàn thể Người lao động có quyền đình công và thành lập hoặc tham gia các hoạt động của công đoàn, cũng như tham gia đối thoại với người sử dụng lao động hoặc cấp quản lý
Theo đánh giá của Trung tâm nguồn lực Nhân quyền (2013), Bộ luật Lao động Việt Nam cũng đã mang lại sự bảo vệ tương đối toàn diện đối với các quyền lao động quan trọng, mặc dù còn tồn tại một vài bạn chế cơ bản.4
Thứ nhất, tại Việt Nam, quyền tự do hiệp hội và quyền tổ chức của người lao động bị hạn chế, vì tất cả các công đoàn phải trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN).5 Công đoàn doanh nghiệp được thành lập theo cách tiếp cận từ trên xuống thông qua các công đoàn cấp trên (như công đoàn quận/huyện hoặc khu công nghiệp) để thuyết phục người sử dụng lao động thành lập công đoàn, thay vì trao quyền tổ chức công đoàn cho chính người lao động bình thường tại cơ sở.6 Cách tiếp cận tổ chức như vậy thường dẫn đến hình thức “công đoàn vàng” – bị chi phối và thiếu sự độc lập Một khảo sát của Tổng LĐLĐVN năm 2011 cho thấy 99% công đoàn doanh nghiệp được thành lập bởi các công đoàn cấp trên và 60-70% lãnh đạo công đoàn doanh nghiệp giữ các vị trí quản lý.7
Trong khi các công đoàn doanh nghiệp thường bị cấp quản lý chi phối, Bộ luật Lao động đã trao cho công đoàn quyền quyết định một số vấn đề lao động quan trọng Cụ thể, quyền thương lượng tập thể và quyền đình công được trao cho các công đoàn doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trong trường hợp chưa có tổ chức cơ sở Do đó, 56% các thỏa thuận thương lượng tập thể được ký kết chỉ là những bản sao chép cứng nhắc từ Bộ luật Lao động và chỉ 15% trong số các thỏa thuận này cho thấy có sự tham gia của người lao động.8
Thứ hai, Bộ luật Lao động đã đưa ra một số cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể và cá nhân Lấy ví dụ, tranh chấp về lợi ích tập thể cần được hòa giải bởi hòa giải viên lao động trước khi đệ trình lên trọng tài lao động cấp tỉnh; nếu công nhân và đại diện của họ không đồng ý với quyết định của trọng tài lao động, họ có thể tổ chức một cuộc đình công.9
4 Trung tâm nguồn lực nhân quyền, năm 2013 Kinh doanh và nhân quyền ở ASEAN: Nghiên cứu cơ bản
5 Thông tin về các vi phạm liên quan đến quyền công đoàn trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam, tham khảo tại http://tur.la.psu.edu/country/704
6 Chi tiết về thảo luận liên quan đến tổ chức công đoàn có thể tham khảo Trinh, K Ly (2014) Trade Union
Organizing Free from Employers’ Interference, Southeast Asian Studies 3(3): 589-609
7 Như trên
8 VGCL-FES: Khảo sát 1000 thỏa ước thương lượng tập thể trong năm 2015
9 Điều 206 Bộ luật Lao động 2012
Trang 1710 Điều 200 Bộ luật Lao động 2012
11 Clarke, Lee và Đỗ Quỳnh Chi (2007)
12 VCCI - Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018, Đường dẫn: http://pci2017.pcivietnam.vn/uploads/
pci2017/PCI-2017-day-du.pdf
Một tranh chấp cá nhân theo đúng quy định phải được hòa giải bởi hòa giải viên lao động quận/huyện trước khi được đệ trình lên Tòa Lao động.10 Đây được xem là các cơ chế hỗ trợ chủ yếu dành cho người lao động Tuy nhiên,
từ năm 1995, không có cuộc đình công nào trong số 6.000 cuộc đình công
đã diễn ra tuân theo trình tự pháp lý về giải quyết tranh chấp và tổ chức đình công này Hội đồng trọng tài cấp tỉnh hiếm khi xử lý bất kỳ tranh chấp tập thể nào,11 và các hòa giải viên lao động cũng chỉ giải quyết được một tỷ lệ nhỏ trong tất cả các tranh chấp về quyền Trên thực tế, hầu hết các công nhân ngừng công việc và tham gia các cuộc đình công tự phát để bảo vệ quyền lợi của họ và tiếp tục đòi hỏi thêm các lợi ích, hoặc bỏ việc Điều này cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện khả năng tiếp cận các biện pháp khắc phục đã được pháp luật ghi nhận dành cho người lao động
Cuối cùng, sự yếu kém trong việc đảm bảo thực thi quyền lao động là một thách thức lớn đối với chính phủ Số lượng thanh tra lao động vẫn còn hạn chế
so với đà gia tăng số lượng các doanh nghiệp Đặc biệt, chỉ có hơn 700 thanh tra lao động tại Việt Nam trong khi số lượng doanh nghiệp là gần 500.000
Một vấn đề khác là tính minh bạch của công tác thanh tra Theo khảo sát chỉ
số cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI năm 2017, 45% các doanh nghiệp FDI được khảo sát cho rằng họ phải trả chi phí không chính thức cho các thanh tra viên.12
Trang 18CHƯƠNG 3:
VIỆC THỰC THI CÁC KHUÔN KHỔ UNGP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA CÁC NGÀNH MAY MẶC,
GIÀY DÉP VÀ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3.1 Đánh giá tổng quan các chuỗi cung ứng ngành may mặc, giày dép và điện tử tại Việt Nam
Ngành may mặc
Ngành may mặc có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, kể từ khi thành lập khu liên hợp dệt Nam Định năm 1889 (Hill, năm 1998) Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, các doanh nghiệp may mặc nhà nước chủ yếu sản xuất cho thị trường nội địa và một số ít dành cho xuất khẩu cho các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu Đến năm 1995, xuất khẩu chỉ chiếm 10,4% hàng may mặc và 29,5% sản lượng dệt may của ngành và tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc là 1,02 tỷ USD (UNIDO 1998) Sau sự sụp đổ của khối Xô Viết, ngành may mặc rơi vào khủng hoảng Nhờ Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1995, các doanh nghiệp còn lại bắt đầu tìm thị trường mới cho xuất khẩu và lần đầu tiên đón nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Nhưng sự tăng trưởng của ngành may mặc chỉ thực sự được bật lên nhờ Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ-Việt Nam năm 2002 và sau đó là việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 Từ năm 2002 đến 2008, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng ở mức 22% hằng năm Kể
từ năm 2008, suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn kinh tế nội bộ đã làm chậm sự tăng trưởng của ngành may mặc Việt Nam, nhưng ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình là 12% (GSO 2016) Nếu năm
2001, chỉ có 1.031 công ty dệt may (FPTS 2016); thì tới cuối năm 2016, con
số này là 8.770, trong đó gần 6.000 là nhà sản xuất hàng may mặc, phần còn lại là nhà sản xuất sợi và dệt may (xem Bảng 4) Trung tâm của ngành hàng này là TP Hồ Chí Minh và khu vực lân cận với 58% các doanh nghiệp dệt may (xem Hình 1) Trung tâm lớn thứ hai là Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, chiếm 27% tổng số doanh nghiệp dệt may
Ảnh 1: Bản đồ các cụm DN dệt may
Trang 19Bảng 4: Tổng quan ngành công nghiệp may mặc Việt Nam năm 2016
Tổng sản lượng Sợi: 2,050 tons Vải: 2.85 tỷ m2 3,903 triệu sản phẩm
Nguồn: Niên giám thống kê quốc gia, 2016
Các công ty may thường có quy mô trung bình nhỏ, khoảng 180 công nhân/
công ty Chỉ có 30 công ty có trên 5.000 công nhân Tuy nhiên, ngành này vẫn là nhà tuyển dụng lớn nhất trong khu vực kinh tế chính thức với tổng số việc làm
là 1,58 triệu (chính thức), chiếm 12,3% số việc làm được trả lương của quốc gia (Niên giám thống kê 2016)
Theo Niên giám thống kê quốc gia năm 2016, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp may thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn bộ nền kinh tế Lợi nhuận của các doanh nghiệp may (sau thuế) chỉ hơn 2% trong khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trung bình của nền kinh tế là 4,1% Theo FPTS (2016), lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sản xuất theo hợp đồng gia công hàng xuất khẩu (CMT) dao động từ 1-3% doanh thu, trên hợp đồng FOB là 3-5% và trên ODM là 6-7% Vì 65% các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam gia công theo CMT và chỉ 35% cho FOB và 5% cho ODM, nên lợi nhuận của ngành may mặc vẫn còn thấp
Các khách hàng quốc tế chiếm 95% sản lượng mua hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu, do đó các nhãn hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam Trong nhiều tên tuổi có nguồn hàng cung ứng từ Việt Nam, nổi lên các nhãn hàng thời trang lớn là Nike, Adidas, Levis và Inditex (Zara), (xem Bảng 3)
Trang 20
Bảng 5: Nhóm 10 nhãn hàng hàng đầu có mua hàng từ Việt Nam
Số lượng nhà
Nguồn: Tác giả tổng hợp đưa trên danh sách các nhà cung ứng do các nhãn hàng công bố, năm 2017
(*Số lượng các nhà cung ứng bao gồm cả các nhà máy sản xuất quần áo và giày dép)
Các nhãn hàng thường ký hợp đồng FOB với nhà phân phối hoặc nhà cung ứng cấp 1 (nhà cung ứng trực tiếp) Trong một số trường hợp, các nhà phân phối không tự mình sản xuất (như trường hợp của Li & Fung) mà ký hợp đồng phụ với các nhà cung cấp nguyên liệu và các công ty gia công Đối với trường hợp sau, hợp đồng thường theo hình thức CMT: nguyên liệu sẽ được chọn và chi phí được trả trước theo thỏa thuận của nhà phân phối Nhà phân phối sẽ nhập các nguyên liệu và vận chuyển đến các nhà máy của bên cung ứng Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nhà cung ứng cấp 1 chủ yếu tự sản xuất và chỉ
ký hợp đồng phụ một phần của đơn đặt hàng cho các nhà cung ứng nhỏ hơn (nhà cung ứng cấp 2) Tuy nhiên, theo như các nhãn hàng đã trả lời phỏng vấn với nhóm nghiên cứu, các nhà cung ứng cấp 2 được cho là đã được kiểm toán
và được phê duyệt trước bởi các nhãn hàng
Phần lớn các nhà cung ứng cấp 1 là các doanh nghiệp FDI (các doanh nghiệp Hàn Quốc là nhóm lớn nhất tại Việt Nam) trong khi các doanh nghiệp trong nước chiếm số ít trong các nhà cung ứng cấp 1 của các nhãn hàng Chẳng hạn, Nike (chi nhánh RMG) có nguồn hàng từ 10 doanh nghiệp nội địa trong tổng số
34 nhà máy RMG tại Việt Nam13 trong khi Inditex chỉ có 2 doanh nghiệp nội địa trong số 26 nhà máy của tại Việt Nam.14 Rất nhiều nhà cung ứng cấp 1 hiện là thành viên của Dự án Better Work Vietnam (BWV) Hầu hết các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam nằm trong nhóm các nhà cung ứng cấp 2 – nhóm các nhà thầu phụ cho các nhà phân phối và nhà cung ứng cấp 1 (xem Hình 8).Theo đó, có ít nhất 4 nhóm trong số các doanh nghiệp ngành may mặc có vị trí đặc biệt trong chuỗi cung cứng toàn cầu:
• Nhà cung ứng - sản xuất cấp 1: đây là những doanh nghiêp lớn có
năng lực sản xuất và có mối quan hệ tốt với các nhãn hàng Gần 90% các nhà cung ứng cấp 1 này là các doanh nghiệp FDI, còn lại là các công ty thành viên Vinatex và một số ít các công ty tư nhân lớn trong nước Những nhà cung ứng cấp 1 về hàng may mặc tập trung thành cụm lớn nhất ở Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai (xem Hình 1)
• Nhà cung ứng - gia công cấp 2: đây là các công ty cung cấp dịch vụ in,
giặt là hoặc thêu trong khâu hoàn thiện sản phẩm cho các nhà cung ứng cấp 1 Trong một số trường hợp, các nhà cung ứng sản xuất sở hữu các bên cung ứng gia công trực thuộc, hoặc có khi các bên gia công đều riêng biệt và là nhà thầu phụ cho nhiều công ty sản xuất khác nhau
13 FES-VGCL: Khảo sát chuỗi cung ứng ngành may mặc và giày dép, năm 2015
14 Phỏng vấn với Nhóm thu mua của Zara, tháng 9/2016
Trang 21• Nhà cung ứng nguyên liệu: Chỉ có một nhóm nhỏ các nhà cung ứng
nguyên liệu (sợi và vải) tại Việt Nam, vì hầu hết các nguyên liệu vẫn được nhập khẩu
• Nhà cung ứng - sản xuất cấp 2: đây là những công ty may mặc nhỏ hơn,
với số nhân công ít hơn 300 người, thuộc sở hữu của cả nhà đầu tư trong
và ngoài nước Không như nhóm đầu tiên có mối quan hệ chặt chẽ với các nhãn hàng, nhóm cấp 2 này ít có cơ hội được cung cấp trực tiếp cho các “ông lớn”, thay vào đó họ là bên thứ cấp gia công các đơn đặt hàng nhỏ hơn của nhóm đầu tiên hoặc thông qua các nhà phân phối
Số Doanh nghiệp vốn FDI 800
% số Doanh nghiệp có hơn 500 nhân
Tổng lực lượng lao động 930,000
Các sản phẩm chính (% trên tổng số toàn bộ sản phẩm)
Giày thể thao: 64.4 % Giày vải: 6.4 %
Giày dép: 29.2 % Xuất khẩu/tổng sản phẩm 90 %
Những thị trường xuất khẩu chính
Hoa Kỳ: 40 % Châu Âu: 32 % Châu Á: 14 % Châu Mỹ-Latin: 7 % Hàm lượng nội địa tính theo giá trị15 45 %
Nguồn: Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015)
15 Giá trị hàm lượng nội địa được định nghĩa là giá trị của nguyên liệu và bộ phận được sản xuất tại Việt Nam
theo % tổng giá trị vật liệu và bộ phận được sử dụng để sản xuất sản phẩm sau cùng (VITAS 2016)
Trang 22Ngành công nghiệp giày dép đặt trọng tâm xuất khẩu, với 90% tổng sản lượng được bán ra nước ngoài, trong khi thị trường nội địa bị chi phối bởi giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc 5 năm vừa qua đã chứng kiến mức tăng trưởng thần kỳ của ngành giày dép xuất khẩu khi cả số lượng doanh nghiệp và giá trị xuất khẩu đều tăng gấp đôi Điều này chủ yếu là do sự chuyển đổi sản xuất của các nhãn hàng giày lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh phải tăng lương
ở quốc gia ban đầu Các doanh nghiệp Đài Loan chiếm 51% trong số các doanh nghiệp FDI về giày dép, tiếp theo là Hàn Quốc (16%) và Trung Quốc (10%)
Cơ cấu của chuỗi cung ứng trong ngành giày dép
Việt Nam đã vươn lên thành một trong những quốc gia cung ứng lớn nhất cho các nhãn hàng giày thể thao nổi tiếng Nguồn hàng lớn nhất hiện nay của Adidas là từ Việt Nam (41% sản lượng năm 2015), còn đối với Nike, Việt Nam
là cơ sở sản xuất lớn thứ hai (xem Bảng 7)
Bảng 7: Các nhãn hàng mua hàng từ Việt Nam
Nguồn: được tác giả tổng hợp dựa trên danh sách các nhà cung ứng đã được công bố, năm 2018
Mặc dù phát triển bùng nổ trong 5 năm qua, chuỗi cung ứng giày dép tại Việt Nam ngày càng bị các tập đoàn giày dép từ Đông Á chi phối Các tập đoàn từ Đông Á như Pou Chen Group và Feng Tay Group đã có thể phát triển toàn bộ quy trình sản xuất giày từ chế biến nguyên liệu, máy móc đến lắp ráp thiết
bị, giúp tự mang lại lợi thế lớn về chi phí, hiệu quả và thời gian so với các đối thủ cạnh tranh nội địa Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, khiến tổng chi phí của họ cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Do đó, các các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp trung bình 77% tổng giá trị xuất khẩu của ngành kể từ năm 2011 và cho tới năm 2016, tỷ lệ này đang tăng lên 81% (theo Cục Hải quan Việt Nam, 2016) Không đặc trưng như ngành may mặc là tập trung một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp giày dép bị chi phối bởi một số ít các nhà sản xuất giày dép quy mô lớn của Đài Loan Lấy ví dụ, tập đoàn PouChen, nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới hiện có 11 nhà máy với 200.000 công nhân tại Việt Nam và chiếm 17% tổng giá trị xuất khẩu giày dép của cả nước (số liệu từ LEFASO, năm 2016)
Thông thường, các nhãn hàng ký hợp đồng FOB với các nhà cung ứng/nhà sản xuất trực tiếp mà chủ yếu là các doanh nghiệp FDI Theo yêu cầu từ các nhãn hàng, các nhà cung ứng trực tiếp mua vật liệu và các bộ phận, sau đó hoàn thiện khâu lắp ráp các sản phẩm trong các nhà máy của họ tại Việt Nam Trong một số trường hợp, các nhà cung ứng trực tiếp (và nhà sản xuất) ký hợp đồng phụ để gia công một phần đơn đặt hàng hoặc thực hiên một số bước sản xuất (như hoàn thiện hoặc đóng gói) cho các công ty nhỏ hơn, chủ yếu là công ty
tư nhân trong nước
Trang 23Hình 1: Tỷ lệ xuất khẩu hàng điện tử trong tổng
giá trị xuất khẩu của Việt Nam (%) Hình 2: điện thoại di động và linh kiện từ Việt Nam Các thị trường xuất khẩu chủ đạo của
Làn sóng FDI thứ hai vào ngành điện tử đến vào năm 2012 khi các nhà sản xuất điện thoại hàng đầu chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang vì chi phí lao động tại quốc gia này tăng lên.16 Từ năm 2012, các nhãn hàng điện thoại lớn như Nokia, Apple, LG và Samsung đã phát triển các cơ sở sản xuất gia công chủ yếu
ở miền Bắc Việt Nam, biến điện tử trở thành ngành hàng xuất khẩu hàng đầu, đóng góp 18,2% tổng giá trị xuất khẩu Con số này đã tăng lên 40% trong năm
2016, trong đó điện thoại di động và các linh kiện chiếm khoảng 70% EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành công nghiệp điện tử, tiếp theo là Hoa Kỳ (xem Hình 2)
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2016.
Trang 24Đặc trưng tiêu biểu cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử kể từ năm
2005 là sự gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài quy mô lớn và có số lượng nhân công nữ ngày càng áp đảo trên toàn lực lượng lao động (xem Bảng 8) Việc phân loại mã C26 bao gồm máy tính, điện thoại và các linh kiện đã cho thấy mối tương quan trong sự phát triển về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động
từ 256 lên 713 trong giai đoạn 2005 đến 2012, nhưng bình quân lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này là 406 công nhân mỗi doanh nghiệp, hoặc cao gấp bốn lần so với quy mô trung bình của các doanh nghiệp điện tử nói chung Tổng lực lượng lao động của ngành công nghiệp điện thoại cũng tăng gấp ba, lên tới 289.000 trong năm 2012 và khoảng 500.000 vào năm 2016.17 Một thay đổi đáng chú ý khác là tỷ lệ lao động nữ trong ngành điện thoại tăng cao: trong khi người lao động nữ nói chung chỉ chiếm 43% lực lượng lao động ngành điện tử, con số này trong ngành điện thoại là 77,1% vào năm 2012
16 https://www.whathifi.com/news/why-vietnam-new-china-global-electronics-giants
17 Nghiên cứu quốc gia của dự án CLS+ tại Việt Nam năm 2016 và phỏng vấn với VEIA (năm 2018)
Trang 25Bảng 8: Những nét chính của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, năm 2005 và 2012
Trang 26Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cả về số lượng doanh nghiệp, sản phẩm, việc làm và doanh số Một phần ba các doanh nghiệp điện tử là các doanh nghiệp FDI nhưng chiếm tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Doanh nghiệp lớn nhất trong ngành - Samsung Electronics Việt Nam - chiếm 22% giá trị xuất khẩu quốc gia 99/100 doanh nghiệp điện tử hàng đầu thuộc sở hữu nước ngoài Trong số 20 doanh nghiệp điện tử hàng đầu, có 11 doanh nghiệp Nhật Bản, 4 doanh nghiệp Hàn Quốc, 3 doanh nghiệp Đài Loan và 1 doanh nghiệp Hoa Kỳ (ILO 2016) 20 doanh nghiệp hàng đầu này sử dụng 49,4% lực lượng lao động của toàn ngành.18
Trong khi các nhãn hàng khối may mặc và giày dép không có năng lực tự sản xuất, hầu hết các nhãn hàng điện tử (Apple là ngoại lệ duy nhất) duy trì cả nhà máy sản xuất riêng và mạng lưới các nhà cung ứng (gồm nhà cung ứng linh kiện và các nhà máy lắp ráp) Mỗi nhãn hàng được các nhà cung ứng tập hợp xung quanh trong cùng một khu công nghiệp hoặc ở các tỉnh lân cận để đảm bảo sản xuất hàng hóa tập trung và tức thời Hai vùng sản xuất chính bao gồm
ba tỉnh phía Bắc: Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hải Phòng, trong khi phía Nam là TP.HCM và Bình Dương Các doanh nghiệp điện tử ở đầu phía Bắc chủ yếu sản xuất điện thoại và linh kiện điện thoại với sự áp đảo của các nhãn hàng Hàn Quốc như Samsung (Bắc Ninh và Thái Nguyên) và LG (Hải Phòng) cùng với các nhà cung ứng trực thuộc Có khoảng 500 doanh nghiệp điện tử ở ba tỉnh này Trung tâm phía Nam chủ yếu phải kể đến là các nhà sản xuất sản phẩm điện
tử và linh kiện với hơn 100 công ty tại TP.HCM và Bình Dương (xem Hình 2)
Hình 2: Sự phân bố theo tỉnh thành của các nhãn hàng điện tử
Nguồn:http://bdg-vietnam.com/de/about/news/details/items/vietnams-electronics-sector-development-locations/
18 chot-bang-20160930152336763.chn
Trang 27http://cafef.vn/100-doanh-nghiep-nganh-dien-tu-lon-nhat-viet-nam-99-cai-cua-ngoai-1-cua-viet-nam-nhung-3.2 Các chính sách và quá trình thực thi UNGP của các nhãn hàng
Phần này sẽ tập trung vào việc các nhãn hàng tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trong Trụ cột thứ 2 của UNGP như thế nào, đồng thời đưa ra đánh giá sơ
bộ về mức độ thực hiện từng nguyên tắc của các nhãn hàng trong ba ngành, thông qua hệ thống xếp hạng kiểu đèn giao thông (xem Bảng 9) Cần nhấn mạnh rằng đánh giá này được dựa trên việc rà soát các chính sách và thực hành của các nhãn hàng trong mỗi ngành mà nghiên cứu đã chọn thực hiện,
và có thể không phản ánh được toàn bộ bức tranh về chính sách và quá trình thực thi của tất cả các nhãn hàng từ nhỏ tới lớn trong các ngành Ví dụ, các nhãn hàng lớn hơn có xu hướng đặt ưu tiên hàng đầu vào chính sách và hành động có tính bền vững, trong khi các nhãn hàng nhỏ có thể không đầu tư nhiều vào khía cạnh này Có sự khác biệt đáng kể giữa các tên tuổi hàng đầu
và các nhãn hàng nhỏ hơn trong khía cạnh này
Bảng 9: Hệ thống đánh giá Đèn Giao thông trong phân tích khoảng cách
Có khoảng cách rất lớn giữa chính sách kinh doanh và thông lệ thực hành và nguyên tắc quốc tế
Có khoảng cách giữa chính sách kinh doanh và thông lệ thực hành và nguyên tắc quốc tế
Có khoảng cách không đáng kể giữa chính sách kinh doanh
và thông lệ thực hành và nguyên tắc quốc tế Chính sách kinh doanh phù hợp với thông lệ thực hành và nguyên tắc quốc tế
Nguyên tắc này liên quan đến cách một doanh nghiệp bày tỏ sự cam kết tôn trọng nhân quyền, bao gồm cả quyền lao động, thông qua một tuyên bố công khai như sau:
A Được phê duyệt ở cấp cao nhất của doanh nghiệp;
B Được thông báo đến các bộ phận chuyên môn nội bộ/hoặc đến các chuyên gia bên ngoài doanh nghiệp có liên quan;
C Được quy ước thành một kỳ vọng về nhân quyền cho các nhân viên, đối tác kinh doanh và các bên khác liên quan trực tiếp đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp;
D Được công khai thông suốt trong nội bộ và bên ngoài, được truyền đạt đến mọi đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác;
E Được phản ánh trong các chính sách và quy trình hoạt động cần thiết, thông qua đó lồng ghép vào toàn bộ doanh nghiệp
Nguyên tắc 1
Cam kết về mặt
chính sách
Trang 28Nguyên tắc 1: Cam kết về mặt
Được phê duyệt ở cấp cao
nhất của doanh nghiệp
Được nhân sự ở cấp cao nhất tuyên bố phê duyệt
Được nhân sự ở cấp cao nhất tuyên bố phê duyệt
Được nhân sự ở cấp cao nhất tuyên bố phê duyệt
Được thông báo đến các
bộ phận chuyên môn nội
bộ/hoặc đến các chuyên
gia bên ngoài doanh
nghiệp có liên quan;
Các bộ CoC của bên thứ ba được xây dựng trên cơ sở tham vấn với các chuyên gia đa ngành
Các bộ CoC của bên thứ ba được xây dựng trên cơ sở tham vấn với các chuyên gia đa ngành
Các bộ CoC của bên thứ ba được xây dựng trên cơ sở tham vấn với các chuyên gia đa ngành
Được quy ước thành một
Thiếu một hướng dẫn rõ ràng về cách thức thực thi các tiêu chuẩn
Cả nhà cung ứng trực tiếp hoặc gián tiếp có nghĩa vụ cam kết thực hiện quy tắc COCs với bên mua
Không kiểm toán nhà cung ứng gián tiếpThiếu một hướng dẫn rõ ràng về cách thức thực thi các tiêu chuẩn
Được công khai tới tất
cả mọi đối tượng trong
nội bộ và bên ngoài,
được truyền đạt đến đối
tác kinh doanh và các
bên liên quan khác;
Công nhân của các cơ
sở cung ứng không được đào tạo đầy đủ
về CoC,Hậu quả của vi phạm không được thông báo rõ ràng cho các nhà cung ứng
Công nhân của các cơ
sở cung ứng không được đào tạo đầy đủ
về CoC,Hậu quả của vi phạm không được thông báo
rõ ràng cho các nhà cung ứng
Công nhân của các cơ
sở cung ứng không được đào tạo đầy đủ
về CoC,Hậu quả của vi phạm không được thông báo rõ ràng cho các nhà cung ứng
Được phản ánh trong các
chính sách và quy trình
hoạt động cần thiết, thông
qua đó lồng ghép vào toàn
bộ doanh nghiệp.
Các cách thức mua hàng vẫn cản trở việc thực thi các tiêu chuẩn lao động
Một số nhãn hàng đưa ra các ưu đãi cho những người thưc hiện tốt các tiêu chuẩn lao động
Các cách thức mua hàng vẫn cản trở việc thực thi các tiêu chuẩn lao động
Một số nhãn hàng đưa ra các ưu đãi cho những người thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động
Vấn đề nhân quyền không được tích hợp vào các nguyên tắc kinh doanh cốt lõi.Các hoạt động của nhãn hàng làm xấu đi hiện trạng lao động của nhà cung ứng
Có một vài ưu đãi cho những nhà máy thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động
Trang 29Phê duyệt ở cấp cao nhất của doanh nghiệp
Tất cả các nhãn hàng trong ngành may mặc, giày dép và điện tử tại Việt Nam
đã áp dụng cam kết chính sách về các vấn đề nhân quyền và đạo đức Có hai hình thức cam kết chính sách nhân quyền: i) cam kết chính sách do chính nhãn hàng xây dựng riêng cho các công ty trực thuộc và cho đối tác kinh doanh của mình; ii) áp dụng một bộ quy tắc đạo đức (CoC) được phát triển bởi một tổ chức thứ ba (ví dụ như một tổ chức phi chính phủ) Chẳng hạn, Nike, Adidas, H&M và Inditex có các quy tắc đạo đức riêng của nhãn hàng trong khi các nhãn hàng nhỏ hơn có xu hướng áp dụng CoC của bên thứ ba như Bộ Quy tắc cơ sở về Sáng kiến kinh doanh có đạo đức (ETI) hoặc Bộ Quy tắc các tiêu chuẩn lao động (FWF) Tuy nhiên, khá nhiều nhãn hàng may mặc và giày dép cam kết với cả CoC của riêng họ và CoC của bên thứ ba, với các nội dung hầu hết đều trùng lắp Trong trường hợp của ngành công nghiệp điện tử, hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu có xu hướng áp dụng quy tắc ứng xử của Hiệp hội các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Điện tử (EICC) kết hợp với các cam kết chính sách của riêng họ
Dựa trên quan điểm về quyền lao động, các nhãn hàng trong phạm vi nghiên cứu về cơ bản đã tuân thủ 04 tiêu chuẩn lao động cốt lõi bao gồm (i) loại bỏ lao động trẻ em, (ii) tự do lựa chọn việc không bị cưỡng bức lao động, (iii) không phân biệt đối xử trong việc làm và (iv) tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể Ngoài ra, các nhãn hàng cũng cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quan trọng khác như không làm thêm quá nhiều, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cư xử nhân văn, trả mức lương tối thiểu và/hoặc mức lương đủ sống19
và việc làm ổn định (xem Bảng 10)
19 Ngọai trừ H&M và Fair Wear Foundation cam kết trả lương đủ sống trong Bộ quy tắc ứng xử của doanh
nghiệp, các nhãn hàng và bên thứ ba khác chi trả tùy theo mức lương tối thiểu
Trang 30Bảng 10: Cam kết thực thi các Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của các nhãn hàng
Nhãn hàng Tự do hiệp hội và thương
lượng tập thể
Xóa bỏ lao động trẻ em
Xóa bỏ lao động cưỡng bức
Không phân biệt đối xử Các tiêu chuẩn khác
• Không quấy rối và lạm dụng
• Giờ làm việc không quá dài
• Cư xử nhân văn
Nguồn: Chính sách Bền vững được công bố trên website của các nhãn hàng
Trang 31Các CoC về nhân quyền thường được thông qua bởi vị trí lãnh đạo cao nhất của nhãn hàng (CEO hoặc Chủ tịch) Lấy ví dụ, CEO và Chủ tịch của H&M và Inditex đã lần lượt thông báo việc nhãn hàng áp dụng các chính sách nhân quyền thông qua các thư ngỏ được tuyên bố công khai
“Vào tháng 12/2012, H&M thông qua Chính sách Nhân quyền của mình Chính sách này dựa trên Bộ Quy
tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền cũng như các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự
và Chính trị, Công ước về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa cũng như các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc
tế khác Chính sách được CEO của H&M thông qua và trong suốt quá trình xây dựng văn kiện, các bên liên
quan cả trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp đã được tham vấn và có cơ hội góp ý về nội dung.”
Được thông báo đến các bộ phận chuyên môn nội bộ và các chuyên gia bên ngoài có liên quan
Những báo cáo công khai được các nhãn hàng cung cấp không thể hiện đủ thông tin về việc chính sách nhân quyền của họ có được xây dựng dựa trên sự đóng góp từ các chuyên gia bên ngoài hay không Một trường hợp ngoại lệ là H&M theo đó nhãn hàng thông báo ngắn gọn trên website về việc tham vấn với các bên ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên, Bộ quy tắc ứng xử của các bên thứ
ba thường được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia bên ngoài, các tổ chức xã hội dân sự và công đoàn
Được quy định cụ thể cho các nhân viên, đối tác kinh doanh
và các bên khác liên quan trực tiếp đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp;
Các nhãn hàng sẽ yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ thể hiện sự tuân thủ CoC thông qua việc ký kết thỏa thuận chung Tiếp theo đó, khi các đối tác kinh doanh trực tiếp làm việc với các nhà thầu phụ của họ, các nhà thầu phụ cũng được yêu cầu phải ký một thỏa thuận nhằm tuân thủ CoCs từ nhãn hàng chính
Tuy nhiên, điều còn thiếu trong hầu hết các Bộ quy tắc của các nhãn hàng là một hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện từng tiêu chuẩn Thông thường, hướng dẫn thực hiện dự kiến sẽ được cung cấp thông qua các khóa đào tạo (nếu có) cho các nhà cung ứng Tuy nhiên, như giải thích trong phần sau, các khóa đào tạo cho nhà cung ứng do nhãn hàng tổ chức không được thường xuyên và có phạm vi giới hạn, nên một số nhà cung ứng phải tự thực hiện các
bộ CoC theo cách hiểu riêng của họ
Trong các cuộc phỏng vấn của nhóm nghiên cứu với các nhà cung ứng, cách hiểu chung nhất của họ về CoC là việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc gia Quản lý của một công ty cung ứng cho biết:
Tuy các nhãn hàng là khác nhau, CoCs về cơ bản lại giống nhau Chúng tôi thường tổ chức một khóa
tập huấn cho tất cả các CoC Các bộ [CoCs] luôn yêu cầu chúng tôi tuân thủ pháp luật lao động của
quốc gia Sự khác biệt ở chỗ sự kiểm tra của các nhãn hàng cũng rất nghiêm ngặt nên chúng tôi
phải giám sát việc tuân thủ rất chặt chẽ
Trang 32Giữa CoCs và pháp luật quốc gia vẫn còn những khác biệt, dù nhỏ, và thường
bị các nhà cung ứng bỏ sót do thiếu hụt các khóa tập huấn thông tin như: cách hiểu về quấy rối tình dục hoặc khuyến khích sự lên tiếng của nhân viên thông qua các kênh đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động
Được công khai thông suốt trong nội bộ và bên ngoài, được truyền đạt đến mọi đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác
Những nhãn hàng được khảo sát đều đã công khai các chính sách nhân quyền của mình trên các website của nhãn hàng Dựa trên các báo cáo về tính bền vững được công bố bởi các nhãn hàng và qua phỏng vấn với các nhà cung cấp, các nhà máy gia công cho các nhãn hàng được yêu cầu phải tuân thủ bộ quy tắc ứng xử của nhãn hàng bằng cách ký một thỏa thuận Các nhãn hàng cũng cung cấp các buổi chia sẻ thông tin và đào tạo cho cấp quản lý giám sát tuân thủ hoặc cấp quản lý cao nhất của các nhà cung ứng theo CoC Tuy nhiên, rất
ít nhãn hàng cung cấp các khóa đào tạo riêng về CoC cho công nhân trong các công ty cung ứng Chỉ có ngoại lệ là Tổ chức Fair Wear Foundation (FWF) cung cấp các khóa đào tạo dựa trên Bộ CoC của FWF cho tối đa 10% công nhân trong các nhà cung ứng của các doanh nghiệp là thành viên của FWF.20
Một cách phổ biến là các nhãn hàng thường yêu cầu nhà cung ứng phát các
bộ CoCs để công nhân đọc trong hội thảo, và các nhà cung ứng phải có lớp đào tạo về tiêu chuẩn lao động cho công nhân và quản lý nhà máy, xuyên suốt trong các khóa tập huấn theo chủ điểm và tập huấn thường xuyên khác mà các nhà cung ứng có thể tổ chức.21 Các cuộc phỏng vấn của nhóm nghiên cứu với các kiểm toán viên trong ba ngành công nghiệp tại Việt Nam cho thấy công nhân hiếm khi đọc các CoC được niêm yết trong các nhà máy Mỗi nhà máy
có thể phải cam kết với một số tiêu chuẩn CoC, và giới quản lý có thể tổ chức một buổi cung cấp thông tin tổng quát cho công nhân mới về các tiêu chuẩn lao động chính và quy tắc làm việc trong các buổi đào tạo cho công nhân mới
mà không đề cập cụ thể đó là chính sách của nhãn hàng nào.22 Do đó, nhận thức của người lao động trong các nhà cung ứng về quy tắc ứng xử của nhãn hàng khá hạn chế
UNGP không nêu rõ các nhà cung ứng cấp hai có phải thực hiện các nguyên tắc này hay không, nhưng các hàm ý rõ ràng đã bao quát đến toàn bộ chuỗi cung ứng (tất cả các đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác) Đánh giá của nhóm nghiên cứu về các chính sách của nhãn hàng cho thấy, các nhãn hàng hàng đầu đã bắt đầu ràng buộc các nhà thầu phụ tham gia vào các chính sách bền vững của họ Cụ thể, các nhà cung ứng lấy nguồn từ các nhà thầu phụ sẽ phải yêu cầu nhà thầu cấp thấp hơn ký thỏa thuận tuân thủ CoC của nhãn hàng chính Các nhà thầu phụ cũng được yêu cầu niêm yết CoC tại nơi làm việc để công nhân đọc Tuy nhiên, theo các kiểm toán viên được phỏng vấn, trừ khi các nhãn hàng tiến hành kiểm tra thường xuyên các nhà thầu phụ, nhận thức của chính nhà thầu phụ và công nhân ở đây về các chính sách nhân quyền của các nhãn hàng còn rất mơ hồ
20 Phỏng vấn với kiểm toán viên FWF tại Việt Nam, tháng 10/2018
21 Đánh giá các báo cáo bền vững của các nhãn hàng lớn trong ngành May mặc, Giày dép và Điện tử
22 Phỏng vấn với kiểm toán viên CSR tại Việt Nam, tháng 10/2018
Trang 33Ngoài yêu cầu tuân thủ chính sách, phần lớn các nhãn hàng trong cả ba ngành không làm rõ và không thống nhất các biện pháp chế tài hợp lý và khuyến khích tuân thủ đối với các đối tác kinh doanh Các cuộc phỏng vấn của nhóm nghiên cứu với cấp quản lý các nhà cung ứng cho thấy, hầu hết các nhà cung ứng tin rằng nếu vi phạm CoC sẽ dẫn đến việc tạm ngừng mối quan hệ kinh doanh với các nhãn hàng Chính sách của các nhãn hàng cũng nêu rõ, nếu các nhà cung ứng không khắc phục các vi phạm của họ, họ có thể bị đình chỉ kinh doanh Tuy nhiên, các nhà quản lý thu mua và CSR của các nhãn hàng tiết lộ trong các cuộc phỏng vấn rằng, việc tạm ngừng các mối quan hệ kinh doanh hiếm khi xảy ra Ví dụ: một nhãn hàng may mặc và giày dép lớn của Hoa Kỳ với hơn 150 nhà cung cấp tại Việt Nam trong suốt 5 năm qua chỉ đình chỉ 1-2%
các nhà cung ứng không tuân thủ.23 Biện pháp này cũng không chỉ rõ việc khắc phục vi phạm tới mức nào được xem là chấp nhận được Một cuộc khảo sát gần đây về chuỗi cung ứng điện tử ở Bắc Ninh cho thấy các nhà cung ứng liên tục vi phạm các giới hạn làm thêm giờ nhưng chỉ nhận được cảnh báo miệng
từ các nhãn hàng mà không có thời hạn cụ thể để khắc phục vi phạm, cũng như không có cảnh báo xử phạt bằng chế tài nào24
Được phản ánh trong các chính sách và quy trình hoạt động cần thiết, thông qua đó lồng ghép vào toàn bộ doanh nghiệp
Một khía cạnh rất quan trọng của Nguyên tắc 1 là sự lồng ghép các chính sách nhân quyền trong quá trình vận hành kinh doanh Cho đến nay, quá trình các nhãn hàng cố gắng tuân thủ UNGP đã cho thấy đây thực sự là thách thức rất lớn trong cả ba ngành Trong vài khía cạnh đặc biệt, các phương thức mua sắm của các nhãn hàng lại không phù hợp với các chính sách nhân quyền được thực hành trong chuỗi cung ứng Đầu tiên, xu hướng mới nổi gần đây là kết hợp giữa các ưu đãi trong chính sách mua hàng với tuân thủ chính sách CSR vẫn chỉ giới hạn ở một vài nhãn hàng hàng đầu trong ngành may mặc và giày dép Chẳng hạn, H&M đã giới thiệu hệ thống đánh giá chỉ số bền vững, giúp cho các nhà cung ứng đạt điểm số cao có được nhiều đơn hàng hơn Tương tự, Nike và Adidas duy trì đánh giá thứ hạng của các nhà cung ứng dựa trên thành tích về phát triển bền vững và sẽ ưu tiên đặt hàng với các vị trí xếp hạng cao hơn.25 Tuy nhiên, đối với một số nhãn hàng khác, các quyết định đặt hàng phụ thuộc trước hết vào chi phí và hiệu quả sản xuất trong khi việc tuân thủ Bộ quy tắc nhân quyền chỉ được cân nhắc như một điều kiện tiên quyết.26 Một quản
lý khối mua hàng của một nhãn hàng may mặc và giày dép Châu Âu cho biết:
23 Phỏng vấn với chuyên viên CSR của nhãn hàng, tháng 8/2018
Chúng tôi luôn đảm bảo việc các nhà cung ứng của mình tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững Có được
nguồn cung bền vững là nắm được chìa khóa thực tế của thị trường trong tương lai Tuy nhiên, các
nhà cung ứng của chúng tôi phải cải thiện tính hiệu quả và kiểm soát chi phí của họ, điều này rất
quan trọng để duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhãn hàng 27
Trang 34Trong ngành Điện tử, các hình thức khuyến khích các nhà cung ứng đạt thành tích tốt trong tuân thủ xã hội vẫn còn khá ít ỏi, trong khi các chế tài lại bị áp đặt một cách thiếu nhất quán Với cùng dạng vi phạm về việc tăng ca quá mức, một nhà cung ứng ở thứ hạng ưu tiên chỉ phải nhận cảnh báo, trong khi nhà cung ứng khác phải đối mặt với việc nhãn hàng sẽ cắt giảm đơn đặt hàng (Đỗ Quỳnh Chi, 2017).Thứ hai, các nhà cung ứng được phỏng vấn phàn nàn rằng, việc tuân thủ CSR
đã làm tăng chi phí của họ như chi phí liên quan đến kiểm toán xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và phải điều chỉnh mức lương tối thiểu và lương đủ sống hằng năm Tuy nhiên, trong cả ba ngành, giá mua từ các nhãn hàng đã không được tăng lên trong 5 năm qua Ví dụ, trong ngành may mặc, các nhà cung ứng cho rằng các nhãn hàng yêu cầu giảm giá 5-10%/năm, trong khi giá xuất xưởng của giày dép không được điều chỉnh trong 5 năm qua Trong ngành điện tử, giá cho mỗi mẫu sản phẩm lại hạ xuống theo từng quý sau khi ra mắt (Đỗ Quỳnh Chi, 2017) Theo các nhãn hàng, giá không thể tăng nhưng các nhà cung ứng có thể tăng lợi nhuận nếu họ đầu tư vào việc cải thiện hiệu quả sản xuất Một giám đốc mua sắm của một nhãn hàng may mặc và giày dép châu Âu đã giải thích lý do không tăng giá mua mặc dù việc tuân thủ CSR cũng khá tốn kém:
Điều này không liên quan đến việc chúng tôi tăng giá mua Trên thực tế, các nhà cung ứng của chúng tôi đã rất tích cực trong việc thúc đẩy hiệu quả và năng suất để thu được nhiều lợi nhuận hơn Tính bền vững không mang lại nhiều tác động đến hiệu quả và lợi nhuận bằng kỹ thuật công nghệ, nhưng tiêu chuẩn lao động là để đề cao quyền con người và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn cho các nhà máy nên chúng tôi vẫn phải tuân thủ 28
Các nhà cung ứng hàng may mặc và giày dép đã phản ứng với áp lực giá cả bằng cách tăng năng suất nhưng khẳng định rằng lợi nhuận của họ đã bị giảm sút Nếu giá cả không được điều chỉnh, sẽ đến lúc họ phải chuyển địa điểm sản xuất sang một nơi khác rẻ hơn Giám đốc một nhà máy sản xuất hành lý cung ứng cho các nhãn hàng châu Âu cho biết:
Lợi nhuận của chúng tôi đã bị giảm sút khi chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí lao động ngày càng tăng Hiện tại chi phí lao động chiếm tới 25% tổng chi phí sản xuất; nếu tăng tới mức 30%, chúng tôi sẽ không còn lợi nhuận nữa Tôi nghĩ chúng tôi sẽ còn 5 năm nữa ở Việt Nam trước khi chạm tới ngưỡng tăng đó Sau đó, chúng tôi sẽ phải chuyển đến một đất nước khác 29
Thứ ba, các nhãn hàng được khảo sát đã tuyên bố rất rõ trong chính sách nhân quyền của mình rằng bộ phận mua hàng của họ cần liên tục đánh giá các yêu cầu về thời gian thực hiện (giao hàng) để ngăn chặn việc lạm dụng tăng ca quá mức Lấy ví dụ, Báo cáo phát triển bền vững năm 2017 của một tập đoàn điện
tử Hàn Quốc đã nêu rõ:
[Tập đoàn] giám sát và phân tích dữ liệu về năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất của nhà sản xuất để xây dựng dữ liệu dự báo về khối lượng làm thêm giờ, như một cách để quản lý giờ làm việc
28 Phỏng vấn được tổ chức trong tháng 8/2016
29 Phỏng vấn được tổ chức trong tháng 7/2016
Trang 35Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nhà thầu phụ cung ứng độc quyền của tập đoàn này đã cho thấy điều ngược lại: tập đoàn thường xuyên ấn định thời gian sản xuất ngắn với nhiều đơn đặt hàng, đôi khi dưới một tuần, đặc biệt là trong mùa cao điểm, dẫn đến việc công nhân của nhà sản xuất phải làm vượt thời gian quá nhiều Quản lý một nhà cung ứng hàng điện tử giải thích:
Bên mua có quyền quyết định thời gian giao hàng Thời gian này dao động từ 3 ngày đến một tháng
nhưng trong mùa cao điểm, thời gian sản xuất rút lại rất nhiều vì vậy chúng tôi phải yêu cầu công
nhân làm thêm giờ 31
Làm thêm giờ quá mức đã trở thành một vấn đề phổ biến trong cả ba ngành công nghiệp Better Work Vietnam với mạng lưới hơn 400 nhà cung ứng hàng may mặc và giày dép cho các nhãn hàng thời trang lớn thừa nhận rằng giờ làm vượt quá giới hạn là "một trong những thách thức lớn nhất và kéo dài nhất
về khả năng tuân thủ của các ngành" vì 77% các doanh nghiệp thành viên
vượt quá giới hạn giờ làm thêm theo tháng và 72% vẫn vượt quá giới hạn hàng năm.32 Một khảo sát của CDI năm 2017 với 202 công nhân tại hơn 50 công ty điện tử ở Bắc Ninh cho thấy, hơn 70% công nhân được khảo sát liên tục làm thêm giờ vượt quá giới hạn luật định trong suốt cả năm Trong những tháng cao điểm, gần 70% công nhân được khảo sát phải làm thêm hơn 45 giờ/tháng
và đỉnh điểm số giờ làm thêm mỗi tháng được ghi nhận trong khảo sát của chúng tôi là 150 giờ/tháng (hoặc gần 14 giờ mỗi ngày).33
Mặc dù có nhận định rằng, chính nhà cung ứng góp phần tạo ra vấn đề làm thêm giờ khi nhận trước quá nhiều đơn đặt hàng, nhưng không thể phủ nhận rằng các nhãn hàng đã không thực hiện đầy đủ các cam kết về quyền lao động trong chuỗi cung ứng của họ Quản lý khối CSR của một nhãn hàng may mặc Châu Âu tin rằng trách nhiệm thuộc về các nhà cung ứng hơn là các nhãn hàng (trích):
Chúng tôi xem xét rất kỹ hoạt động mua hàng để đảm bảo sẽ không hối thúc buộc nhà cung ứng
phải vượt quá giới hạn giờ làm Các nhà cung ứng phải chủ động tôn trọng các chuẩn mực lao
động và tự kiểm soát được giới hạn giờ làm 34
Các cuộc phỏng vấn với các nhà cung cấp cho thấy rằng việc giải quyết thách thức làm quá giờ không chỉ phụ thuộc vào ‘tư duy’ của quản lý doanh nghiệp mà còn tính đến khả năng cân bằng giữa đòi hỏi về thời gian giao hàng của bên mua và phụ cấp cho người lao động Đầu tiên, các nhà cung ứng phải có khả năng thương lượng với bên mua về thời gian giao hàng phù hợp với giới hạn giờ làm của lực lượng lao động của nhà cung ứng Thông thường, các nhà cung ứng lớn, có mối quan hệ lâu dài với bên mua sẽ tận dụng tốt hơn sức ảnh hưởng trong thương lượng về vấn đề này, trong khi các nhà cung ứng nhỏ hơn có xu hướng chấp nhận bất kỳ điều kiện nào từ bên mua (và nhà sản xuất), dù là điều bất lợi khiến phải
30 Phỏng vấn được tổ chức trong tháng 7/2016
31 Như trên
32 Báo cáo thường niên của Better Work Vietnam, 2017 Nguồn báo cáo: https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/
Publications/WCMS_574710/lang en/index.htm
33 CDI, Khảo sát Điều kiện làm việc của lao động di cư trong các doanh nghiệp điện tử ở Bắc Ninh, năm 2017
34 Phỏng vấn quản lý khu vực khối mua sắm và CSR của nhãn hàng, tháng 8/2016
Trang 36tăng giờ làm vượt mức Thứ hai, các nhà cung ứng phải có khả năng trả cho công nhân một mức lương cạnh tranh trong giờ làm chính thức để giảm bớt việc công nhân đòi hỏi làm thêm giờ nhằm cải thiện thu nhập của họ Các doanh nghiệp trả mức lương chính thức quá thấp có nguy cơ đối mặt với xu hướng công nhân sẽ bỏ việc nếu họ không thể làm thêm giờ để có thêm thu nhập Một nhà cung cấp giày dép đã thực hiện kiểm soát giới hạn nhằm giải quyết việc làm thêm giờ giải thích:
Nguyên tắc 2
Rà soát Nhân quyền
Nếu mức lương của chúng tôi quá thấp, người lao động, đặc biệt là người lao động di cư, sẽ luôn đòi hỏi làm thêm giờ hoặc họ sẽ bỏ việc Do đó, chúng tôi có xu hướng tập trung vào việc tăng năng suất để người lao động có thể được trả lương cao hơn mà không phải làm việc quá nhiều Nhà máy của chúng tôi không ủng hộ việc làm thêm giờ vì mức phụ cấp làm thêm giờ đắt đỏ trong khi năng suất lao động còn thấp hơn 35
Nói tóm lại, về mức độ cam kết chính sách, các nhãn hàng được khảo sát trong
ba ngành đã thông qua chính sách nhân quyền ở cấp cao nhất của doanh nghiệp và nỗ lực công khai các chính sách trên website chính thức của mình, hoặc thông tin tới các đối tác kinh doanh Tuy nhiên, việc truyền đạt các hướng dẫn rõ ràng, nhất quán và chi tiết cho các đối tác kinh doanh và nhân sự của
họ đã bị hạn chế vì thiếu các khóa tập huấn và hướng dẫn cụ thể Đặc biệt, khi xuất hiện sự “vênh” giữa các CoC và luật pháp quốc gia (nếu có), các nhà cung ứng chủ yếu chọn cách sử dụng những thông lệ riêng để giải quyết Một lĩnh vực vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa các thực hành lao động trong chuỗi cung ứng và các nguyên tắc UNGP là quá trình lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong các chính sách và thủ tục kinh doanh của nhãn hàng Đặc biệt, sự trái ngược trong các chiến lược kinh doanh và các nghĩa vụ nhân quyền đã khiến nhãn hàng và các đối tác khó đạt được những cải tiến đáng kể, đặc biệt là về giờ làm việc và tiền lương Tuy nhiên, trong một sáng kiến đáng khích lệ gần đây, các nhãn hàng lớn hơn trong ngành may mặc và đặc biệt là giày dép đã bắt đầu ràng buộc việc đạt được hiệu suất bền vững của các nhà cung ứng với các quyết định đặt hàng
Nguyên tắc này chỉ ra rằng các doanh nghiệp kinh doanh cần thiết phải tiến hành rà soát nhân quyền, nhằm mục tiêu xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải trình cách doanh nghiệp giải quyết các tác động nhân quyền tiêu cực của mình Quá trình này cần bao gồm đánh giá các tác động nhân quyền trên thực
tế và tiềm ẩn, tích hợp và hành động dựa trên các kết quả đánh giá, theo dõi các phản ứng và thông tin về cách giải quyết các tác động Cụ thể, đó là:
• Đánh giá tác động: Các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá đúng
bản chất của tác động thực tế và tiềm ẩn đối với quyền của người dân,
hệ quả từ chính hoạt động của doanh nghiệp hoặc do mối quan hệ kinh doanh gây ra
• Phản ứng với các hậu quả: ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác
động Doanh nghiệp cần sử dụng những gì đã xác minh được trong nội bộ để điều chỉnh các chính sách và quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiềm ẩn Doanh nghiệp sẽ hành động dựa trên những hệ quả của tác động thực tế mà doanh nghiệp đã gây ra hoặc góp phần tạo ra
• Theo dõi tính hiệu quả: Doanh nghiệp nên theo dõi tính hiệu quả
trong cách họ hành xử để giải quyết các tác động nhân quyền tiêu cực
• Tính minh bạch: Doanh nghiệp nên thông tin với các bên khác
bên ngoài doanh nghiệp về cách thức giải quyết tác động
35 Phỏng vấn Tổng giám đốc công ty cung ứng, tháng 7/2016
Trang 37Nguyên tắc 2: Rà soát May mặc Giày dép Điện tử
Đánh giá tác động
Chi phí kiểm toán xã hội được chuyển sang phía các nhà cung ứng
Kiểm toán xã hội mở rộng dần đến các nhà cung ứng gián tiếpHình thức đào tạo/tư vấn phù hợp cho các nhà cung ứng trở nên phổ biến hơn
Chi phí cho kiểm toán xã hội được hạch toán cho các nhà cung ứngCác nhà cung ứng gián tiếp được đưa vào ranh giới kiểm toán
Các bên cung ứng được yêu cầu phải khắc phục, với
sự hỗ trợ ít ỏi từ bên mua
Kiểm toán xã hội chủ yếu áp dụng với các nhà cung ứng trực tiếp
Bên mua chỉ đưa ra sự hỗ trợ
Người lao động không được thông báo về kết quả kiếm toán
và các biện pháp khắc phục
Đã có một vài sáng kiến của các bên thứ ba nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong kết quả kiểm toánNhững nỗ lực thay đổi các thực hành thu mua nhằm giảm thiểu tác động tới các tiêu chuẩn lao động vẫn còn bị hạn chế
Kết quả kiểm toán được bảo mật giữa bên mua và các bên cung ứng, dẫn đến
sự thiếu giám sát với những phản hồi sau khi có kết quả Người lao động không được thông báo về kết quả kiếm toán và các biện pháp khắc phục
Áp dụng thiếu đồng nhất các biện pháp chế tài từ phía bên mua
Theo dõi tính hiệu
quả
Quá trình theo dõi tính hiệu quả
bị cản trở vì tính bảo mật của kết quả kiểm toán và sự thiếu kết nối với người lao động
Đã có một vài sáng kiến của các bên thứ ba nhằm theo dõi tính hiệu quả của các hành động
Quá trình theo dõi tính hiệu quả bị cản trở vì tính bảo mật của kết quả kiểm toán
và sự thiếu kết nối với người lao động
Quá trình theo dõi tính hiệu quả bị cản trở vì tính bảo mật của kết quả kiểm toán
và sự thiếu kết nối với người lao động
Tính minh bạch
Các nhãn hàng công bố các báo cáo hàng năm về tính bền vững Các báo cáo bền vững thường không rõ ràng và có thể không phản ánh chính xác các hoạt động của nhãn hàng
Các nhãn hàng công bố các báo cáo hàng năm về tính bền vững
Các báo cáo bền vững thường không rõ ràng và
có thể không phản ánh chính xác các hoạt động của nhãn hàng
Các nhãn hàng công bố các báo cáo hàng năm về tính bền vững
Các báo cáo bền vững thường không rõ ràng và
có thể không phản ánh chính xác các hoạt động của nhãn hàng
Trang 38Đánh giá tác động
Kiểm toán xã hội là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá tác động của các nhãn hàng dựa trên việc đối tác kinh doanh tuân thủ các chính sách nhân quyền của nhãn hàng ra sao, trong ba ngành may mặc - giày dép - điện tử, và xác định các tác động từ hoạt động và rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng Có 04 loại kiểm toán xã hội bao gồm tiền kiểm (đánh giá trước), kiểm toán thường xuyên, kiểm toán đặc biệt và kiểm toán truy xuất nguồn gốc (xem chi tiết ở Bảng 10)
Bảng 10: Các phương pháp đánh giá tác động
Đánh giá xã hội
Đánh giá tiền kiểm
Đánh giá ban đầu về một nhà cung ứng mới đang được cân nhắc để thiết lập mối quan hệ kinh doanh với nhãn hàng
Kiếm toán truy xuất/
Kiểm toán của nhà
thầu phụ
Nhà thầu phụ đánh giá nhà cung ứng
Đánh già lần đầu và thường xuyên (một lần/năm)
• Nhãn hàng
• Nhà cung ứng
Nguồn: Tác giả rà soát dựa trên các chính sách CSR của các tên tuổi lớn trong ngành may mặc, giày dép và điện tử
có nguồn hàng từ Việt Nam, năm 2017