1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

65 2,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bảo vệ rừng cấp huyện đến năm 2020

Trang 1

MỤC LỤC Trang

PHẦN THỨ NHẤT 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH 1

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH 1

II CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 1

1 Những văn bản của Trung Ương 1

2 Những văn bản của tỉnh, huyện 3

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH 4

1 Đối tượng, phạm vi quy hoạch 4

2 Yêu cầu 5

3 Phương pháp áp dụng 5

PHẦN THỨ HAI 6

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH, THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG CỐNG, GIAI ĐOẠN 2001 - 2012 6

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 6

1 Vị trí địa lý 6

2 Địa hình, địa thế 6

3 Khí hậu, thuỷ văn 7

3.1 Khí hậu 7

3.2 Thuỷ văn 8

4 Đất đai, thổ nhưỡng 9

5 Tài nguyên nước 11

6 Tài nguyên khoáng sản 12

7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 12

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 13

1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 13

2 Tình hình kinh tế chung 14

3 Cơ sở hạ tầng 19

4 Thực trạng môi trường 20

5 Thực trạng văn hoá – xã hội: 21

6 Quốc phòng – an ninh: 21

7 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội 22

III QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHUNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 24

1 Hiện trạng sử dụng các loại đất 24

2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 24

IV THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG, GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 30

1 Hiện trạng rừng phân theo đối tượng rừng và đơn vị hành chính 30

2 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 31

3 Biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng 32

V TÌNH HÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 33

Trang 2

1 Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 33

2 Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 33

3 Tình hình giao đất, giao rừng 35

4 Ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện 35

5 Những thành tựu lâm nghiệp nổi bật huyện Nông Cống trong những năm qua 36

6 Những lợi thế, hạn chế và thách thức 38

PHẦN THỨ BA 40

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG CỐNG, ĐẾN 2020 40

I DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 40

1 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng có liên quan biến đổi khí hậu 40

2 Phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp 40

3 Dự báo về thị trường tiêu thụ lâm sản 41

4 Dự báo về tình hình phát triển đất lâm nghiệp 41

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 43

1 Mục tiêu phát triển kinh tế chung của huyện trong giai đoạn tới 43

2 Mục tiêu phát triển lâm nghiệp 44

III QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG CỐNG, ĐẾN 2020 46

1 Quy hoạch bảo vệ rừng 46

2 Phát triển rừng 47

3 Khai thác rừng trồng 49

4 Chế biến lâm sản 50

5 Các hoạt động khác 50

PHẦN THỨ TƯ 52

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 52

I GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 52

1 Quản lý quy hoạch 52

2 Quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp 52

3 Quản lý đối với các chủ rừng 52

4 Tổ chức sản xuất 53

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG 53

III GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 53

IV GIẢI PHÁP VỀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH 54

1 Chính sách đất đai 54

2 Chính sách hưởng lợi 54

3 Chính sách đầu tư 54

4 Chính sách thị trường 55

V GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ 55

VI GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHUYẾN LÂM 56

VII GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP 56

PHẦN THỨ NĂM 57

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ 57

I TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ 57

Trang 3

1 Nhu cầu vốn đầu tư phân theo hạng mục 57

2 Nhu cầu vốn đầu tư phân theo giai đoạn đầu tư 57

3 Nguồn vốn đầu tư: 57

4 Hình thức huy động vốn 58

II DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN 58

III HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG 58

1 Hiệu quả kinh tế 58

2 Hiệu quả xã hội 58

3 Hiệu quả về môi trường 59

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 60

1 Đối với các phòng, ban chuyên môn huyện 60

2 Đối với UBND các xã, đơn vị liên quan 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

I KẾT LUẬN 61

II KIẾN NGHỊ 61

PHẦN PHỤ BIỂU 62

MỤC LỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO Bảng 01 Cơ cấu kinh tế năm huyện Nông Cống giai đoạn 2005 – 2012 15

Bảng 02 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp những năm gần đây 17

Bảng 04 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2012 30

Bảng 05 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 31

Bảng 06 So sánh biến động đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 32

Bảng 07 So sánh biến động diện tích ba loại rừng 33

Bảng 08 Kết quả bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2001 - 2012 34

Bảng 09 Dự báo đất lâm nghiệp theo chức năng đến năm 2020 41

Bảng 10 Dự báo đất lâm nghiệp quy hoạch BVPTR theo đơn vị hành chính đến 2020 42

Bảng 11 Dự báo đất lâm nghiệp chưa quy hoạch lâm nghiệp theo đơn vị hành chính 42

Bảng 12 Dự báo đất lâm nghiệp theo chủ quản lý đến 2020 43

Bảng 13 Các chỉ tiêu trong công tác bảo vệ và PTR, khai thác và chế biến 45

Bảng 14 Khối lượng bảo vệ rừng trong thời kỳ quy hoạch 46

Bảng 15 Khối lượng bảo vệ rừng phân theo 3 loại rừng và chủ quản lý 46

Bảng 16 Tiến độ khoán quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2013 - 2020 47

Bảng 17 Khối lượng trồng rừng trong thời kỳ quy hoạch 48

Bảng 18 Tiến độ trồng rừng giai đoạn 2013 - 2020 48

Bảng 19 Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2013-2020 50

Bảng 20 Tổng hợp kinh phí đầu tư theo giai đoạn 57

Trang 4

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH.

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Nông Cống là huyện đồng bằng trung du nằm về phía Tây Nam của tỉnhThanh Hoá có diện tích tự nhiên 28.653,32 ha, đất quy hoạch lâm nghiệp theo 3loại rừng là 2.753,80 ha chiếm 9,6% tổng diện tích tự nhiên; trong đó: đất có rừng

1.976,75 ha (đất rừng trồng) và 777,05 ha đất trống; độ che phủ rừng 6,9% (theo

số liệu cập nhật diễn biến tài nguyên rừng năm 2012); địa hình bằng phẳng và đồi

núi thấp, giao thông đi lại đương đối thuận tiện cho việc vận chuyển tiêu thụ nônglâm sản, nguồn lực lao động tại chỗ dồi dào là những lợi thế quan trọng cho việcsản xuất phát triển

Mặt khác trong những năm qua kinh tế lâm nghiệp của huyện phát triểnchậm, hiệu quả thấp, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp không cao trong cơ cấucủa ngành nông nghiệp nông thôn, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất lâmnghiệp thấp, ước đạt 7,5 - 8,5 triệu đồng/ha/năm, việc phát triển kinh tế lâm nghiệpchưa tương xứng với đất đai và thế mạnh của rừng,…Nguyên nhân của tồn tại trên

là do việc đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí

để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng còn ít, từ trước đến nay chưalập được quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một cách chi tiết cụ thể và chưa

mang tính chiến lược, lâu dài Do vậy, việc xây dựng “quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, đến năm 2020” là cần thiết, làm cơ sở cho việc xây

dựng các kế hoạch, chương trình phát triển lâm nghiệp thiết thực, hiệu quả

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020, giúpđánh giá hết tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, khả năng tiêuthụ lâm sản, nhu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đánh giá kếtquả thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước (2001–2012), Xây dựngQuy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện đến năm 2020 phải phù hợp vớiQuy hoạch, Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh giai đoạn 2012-2020, Quyhoạch sử dụng đất của huyện và Quy hoạch xây dựng nông thôn mới Xác định cáchoạt động bảo vệ và phát triển rừng cho từng loại rừng, qua đó đề xuất được cácgiải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, phùhợp với thực tiễn sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện, đẩy mạnh phát triển kinh

tế lâm nghiệp theo xu hướng bền vững, hiệu quả và bảo vệ môi trường, để thúc đẩyphát triển kinh tế, xã hội của huyện theo tinh thần Nghị quyết đại hội đại biểuĐảng bộ huyện Nông Cống nhiệm kỳ (2010-2015) đã đề ra

II CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1 Những văn bản của Trung Ương

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hànhLuật Bảo vệ và phát triển rừng;

Trang 5

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chínhsách chi trả dịch vụ môi trường;

- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ vềquyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, được thuê,nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;

- Quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng,khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ

về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Phê duyệt Chiến lượcphát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới

số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ,chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011-2020;

- Thông tư số 99/2006/QĐ-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hànhkèm theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng,thu hồi rừng cho tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT-BNNngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điềucủa Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ nông nghiệp vàPhát triển và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Trang 6

- Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đượcquy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thànhrừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 07/2011/TTLT-BNN&PTNT – BTNMT ngày 29/01/2011 của

bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Tài nguyên môi trường về việc hướng dẫn một sốnội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp;

- Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây

dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày

16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

2 Những văn bản của tỉnh, huyện

- Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 17/12/2011 của Hội động nhândân tỉnh Thanh Hoá về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hoá giaiđoạn 2011-2020;

- Quyết định 3388/QĐ-UBND ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa

về Quyết định ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàntỉnh;

- Quyết định 3443/2005/QĐ-UBND, ngày 9/11/2005 của UBND tỉnh ThanhHóa về quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được thuê, nhận khoánrừng và đất lâm nghiệp;

- Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnhThanh Hoá, đến năm 2015 và định hướng năm 2020;

- Quyết định 1217/QĐ-UBND, ngày 25/4/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa

về phê duyệt định mức chi phí các hạng mục đầu tư lâm sinh Dự án 661 thuộcChương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010;

- Quyết định số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnhThanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh ThanhHóa giai đoạn 2006 đến 2015;

- Quyết định 319/QĐ-UBND, ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa

về phê duyệt danh mục loài cây gỗ mục đích trong rừng phòng hộ, sản xuất và tiêuchí rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng rừng sản xuất được phép cải tạo trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định 3669/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa

về phê duyệt phương án trồng mới và cải tạo rừng sản xuất tỉnh Thanh Hóa, giaiđoạn 2008-2015;

Trang 7

- Quyết định 700/QĐ-UBND, ngày 09/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển câycao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015;

- Quyết định 1202/QĐ-UBND, ngày 20/4/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa

về phê duyệt suất đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc Dự án 661 thuộcChương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa: về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyệnNông Cống giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của UBND tỉnh Phê duyệnmức hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015 trên địa bàntỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 3692/QĐ-UBND ngày 09/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa về việc phê duyệt Rà soát, bổ sung quy vùng nguyên liệu mía đườngNông Cống đến năm 2020;

- Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa,giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 4365/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh ThanhHóa về việc phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnhThanh Hóa;

- Quyết định số 2980/QĐ-UBND ngày 13/9/2012 của UBND tỉnh ThanhHóa về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch BV&PTR huyện NôngCống đến năm 2020;

- Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnhThanh Hóa về việc công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2012tỉnh Thanh Hoá;

- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 16/4/2012 của UBND tỉnh Thanh Hoá vềviệc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Thanh Hoá theo Quyết định số07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nghị quyết Đại hội, đại biểu Đảng bộ huyện Nông Cống (nhiệm kỳ 2015)

2010-III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

1 Đối tượng, phạm vi quy hoạch

- Về không gian: Trên phạm vị địa giới hành chính của huyện Nông Cống

- Về nội dung: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp; Quy hoạch hạ tầng

kỹ thuật phục vụ sản xuất lâm nghiệp

- Về thời gian: Xây dựng quy hoạch trong khoảng thời gian đến năm 2020,chia ra làm 2 giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020

Trang 8

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo

của các ngành có liên quan, đặc biệt các chương trình, dự án về lâm nghiệp trên địabàn được phê duyệt

- Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để tổng hợp số liệu, tài liệu phục

vụ xây dựng quy hoạch

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp

dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), điều tra kết quả hiện trạng: vềsản xuất lâm nghiệp, đất đai, hạ tầng, môi trường

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia các ngành, của địa

phương về thực trạng, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ và hạ tầng cơ sở trên địa bàn xã phù hợp với yêu cầu thực tế

- Phương pháp phân tích dự báo: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các

thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch

- Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phần mềm máy tính, dự báo đã được

công nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để tính toán hiệu quả của quy hoạch

- Phương pháp bản đồ: Bản đồ được xây dựng trên bản đồ gốc cập nhật diễn

biến tài nguyên rừng cấp xã năm 2012, tỷ lệ 1/5.000; được biên tập từ bản đồ nềnchính thức theo hệ chiếu VN2000 Các bản đồ được xây dựng bằng các phần mềmchuyên dụng Mapinfo 9.0

PHẦN THỨ HAI ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TÊ – XÃ HỘI, THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG CỐNG,

GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

Trang 9

PHẦN THỨ HAI ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TÊ – XÃ HỘI, THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG CỐNG,

- Toạ độ địa lý: + Từ 19045' 32'’ đến 19028' 36'’ vĩ độ Bắc

+ Từ 105035' 53'’ đến 105046' 41'’ kinh độ Đông

- Các tiếp giáp với các đơn vị hành chính:

+ Phía Bắc giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn;

+ Phía Nam giáp huyện Như Thanh và Tĩnh Gia;

+ Phía Đông giáp huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia;

+ Phía Tây giáp huyện Như Thanh

- Tỉnh lộ, quốc lộ 45 (trục giao thông chính) chạy qua, cùng với hệ thống cácđường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ tronghuyện, tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội

2 Địa hình, địa thế

Là huyện đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa cóđồng bằng với độ chênh cao khác nhau Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thốngsông ngòi tự nhiên Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắchuyện và từ Tây Nam tới Đông Bắc ở phía Nam huyện Có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã phía Tây Bắccủa huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa với đỉnh cao nhất 414m Là mái nhà củahuyện hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng Cây trồng chủ yếu là cây lâmnghiệp, cây công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như:Quặng crom, secfentin và nguyên liệu làm phân bón, phụ gia xi măng

- Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 74% diện tích toàn huyện(21.156 ha) Vùng này có những quả đồi độc lập và thỉnh thoảng có núi đá vôi, cóthể chia thành các tiểu địa hình:

+ Vùng thềm đồng bằng: Là vùng tiếp giữa miền núi và đồng sâu

+ Vùng ven Sông Hoàng, Sông Yên

+ Vùng có địa hình thấp trũng

Trang 10

Địa hình đa dạng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng,nhưng cũng gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất Câytrồng chủ yếu là cây lúa nước, sau đó là chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình,chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ.

3 Khí hậu, thuỷ văn

Theo tài liệu (Đặc điểm khí hậu - Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá), Nông Cốngthuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng tỉnh Thanh Hoá; chịu ảnh hưởng của vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều Chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắtđầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4năm sau Số liệu tại trạm quan trắc khí tượng Thành phố Thanh Hoá, giai đoạn

2000 – 2012 như sau:

3.1 Khí hậu

Nông Cống có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, một năm có 2mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm thấp, trời khô hanh Mùa hè nóng có gióTây Nam khô nóng, có giông bão xẩy ra từ tháng 7 đến tháng 10 kèm theo lũ, lụt

Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tọa độ địa lý, càng lên cao

độ ẩm tuyệt đối càng giảm:

- Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm dao động 83 - 88%

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm 85%

Đặc biệt vào những tháng có gió Phơn Tây Nam khô nóng (tháng 5-7), độ

ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (62% tại tháng 7); Đồng thời trongthời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (79,5-85,8mm vào tháng 5; 6; 7) Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi củavùng quy hoạch; trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thờiđiểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất

- Lượng mưa trung bình cao nhất: 334 mm vào tháng 9 hàng năm;

- Lượng mưa trung bình thấp nhất: 27 mm vào tháng 12 hàng năm;

Trang 11

- Số ngày mưa trong năm cộng dồn 149,0 ngày;

- Mùa mưa thường gây xói lở bờ sông, xói mòn đất và gây lụt lội

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 12-14% cảnăm, mùa này thường hanh khô và nứt nẻ đồng ruộng, gây khó khăn trong sản xuấtnông nghiệp và sinh hoạt nhân dân

- Gió Đông Nam thổi vào mùa hè vào tháng 6, 7, 8 hằng năm theo từng đợt

2 - 3 ngày có khi kéo dài vài tuần lễ Đây cũng là gió thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân Đặc biệt vào mùa hè xuất hiện gióTây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7 (khoảng 20 ngày) Khi có gió TâyNam nhiệt độ không khí thường lên cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trìnhsinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi

- Tốc độ gió trung bình trong năm từ 1.5 – 1.8 m/s

* Bão biển, Thiên tai

Nông Cống thuộc vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá, hàng năm từ tháng 5-10phải hứng chịu 2-3 cơn bão, với sức gió có khi lên tới cấp 11; 12 và giật trên cấp

12 gây nên sự tàn phá nặng nề cho của cải vật chất, con người Điển hình là cơnbão số 6 tháng 9 năm 1980, cơn bão số 2 ngày 5 tháng 7 năm 1981, gần đây cơnbão số 6; 7 năm 2005 gây thiệt hại lớn cho người dân trong vùng

Ngoài ra các tháng mùa mưa do lượng mưa lớn tập trung nên dễ gây ngậpúng ảnh hưởng tới sản xuất vụ mùa, về mùa Đông tháng 12 và tháng 1 có rét đậm,đôi khi xuất hiện sương muối, sương giá gây khó khăn cho việc làm mạ và gieocấy vụ chiêm xuân Nhìn chung, khí hậu và thời tiết phù hợp cho sự phát triển câylúa và cây rau màu

3.2 Thuỷ văn

Nông Cống thuộc tiểu vùng thủy văn của hệ thống sông Yên, chịu ảnhhưởng trực tiếp của các con sông: Sông Nhơm, Sông Mực, Sông Thị Long SôngYên có chế độ bán nhật triều, vào những ngày triều cường trong mùa cạn nướcmặn có thể xâm nhập vào tận cầu Chuối

Chế độ thủy văn chia thành 2 vùng:

- Vùng thủy văn đồi núi: Mùa đông khô hanh, gió rét; mùa mưa thường có lũquét nhỏ xảy ra gây xói mòn ở vùng cao và lũ lụt vùng thấp

- Vùng thủy văn đồng bằng: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của con sông Nhơm,sông Thị Long và sông Chuối

Trang 12

Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều nên đồng ruộng ven sông thuộc các

xã phía đông bị nhiễm mặn tập trung ở các xã Trường Giang, Tượng Văn, TượngLĩnh, Tượng Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Nông… khoảng

470 ha

4 Đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai được hình thành từ 2 dạng:

- Dạng địa thành, tức đá mẹ phong hóa tại chỗ lâu đời hình thành nên

- Dạng thủy thành là do nước sông đem phù sa bồi đắp lâu dài mà thành và

có thể chia thành 5 vùng sau:

+ Vùng thổ nhưỡng phía Bắc (thuộc vùng núi đá vôi Hoàng Sơn, HoàngGiang, Tân Phúc…): Diện tích 114 ha, đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đếnthịt nặng, ruộng 2 vụ nhiều glây hóa, càng xuống sâu kết von càng tăng, đạm tổng

số giầu mùn ở dạng hu mat-can xi

+ Vùng thổ nhưỡng chân núi Nưa (kéo dài từ Tân Khang, Trung Chính,Trung Thành đến Vạn Hòa, Vạn Thắng): Loại đất này thường trồng một vụ lúa vàmột vụ màu, thành phần cơ giới của lớp đất mặt là thịt nặng, trương co lớn, đấtkhông chua, tỷ lệ màu trung bình, các chất phì tổng số và dễ tiêu khá, các chất vilượng măng gan rất cao

+ Vùng thổ nhưỡng phía Nam giáp với Như Xuân (Thăng Thọ, Công Liêm,Công Chính, Công Bình, Tượng Sơn…) Đất có kết cấu xốp, bền vững thuận tiệncho việc trồng cây công nghiệp

+ Vùng thổ nhưỡng trung tâm: Đây là vùng lúa lớn nhất của huyện nôngcống để làm nên (được mùa Nông Cống sống mọi nơi) Đất có thành phần cơ giớinặng (từ thịt trung bình đến sét), glây mạnh, tỷ lệ mùn cao, các chất dinh dưỡngtổng số giàu, đất rất chua, cây trồng chủ yếu là lúa nước

+ Vùng thổ nhưỡng ảnh hưởng nước triều Sông Yên (Tế Tân, Tế Nông,Minh Khôi, Trường Trung, Trường Giang, Trường Sơn, Tượng Văn…) Đất vừa

có độ mặn cao, vừa có độ chua nhiều nên gọi là đất mặn chua; chủ yếu cấy 2 vụ lúanhưng năng suất thấp

Đất đai Nông Cống bao gồm các loại: Phù sa không được bồi hàng năm, đấtmặn ít và nhóm đất đồi núi Trong quá trình canh tác, đất cũng được biến đổi thànhnhiều loại nhỏ Nhưng nhìn chung đất đai của Nông Cống phù hợp với các loại câytrồng nông nghiệp hàng năm, lâu năm, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp

đa canh

Theo tài liệu (Điều tra, nghiên cứu bổ sung xây dựng bản đồ Thổ nhưỡngphục vụ sản xuất và quản lý nguồn tài nguyên đất tỉnh Thanh Hóa - Bản đồ phânloại đất theo mục đích sử dụng, tỷ lệ 1/100.000 theo phương pháp FAO-UNESCO), trên diện tích điều tra có các loại đất sau:

4.1 Đất phù sa bão hòa bazơ (Fle-a):

Diện tích khoảng 820 ha, nằm ngoài đê các con sông, thuộc các xã: Tân Thọ,

Trang 13

Tân Khang, Tế Tân, Tế Thắng, Hoàng Giang, Tế Nông, Minh Khôi, Thăng Thọ,Trường Minh, địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp khá, thiếu nước về mùađông.

Đất ít chua, hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, lân và kali khá, phùhợp với những loại cây ngắn ngày: Lạc, đậu đỗ, ngô khoai…

4.2 Đất phù sa bão hòa Bazo kết vón nông (Fle-fel):

Diện tích khoảng 420 ha nằm dọc theo sông hoặc các dải đất cao trong đồngbằng, địa hình vàn, vàn cao Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ,hàm lượng dinh dưỡng khá, mùn, đạm, lân từ trung bình trở lên, pH kcl >6,0

Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày: Lạc, đậu đỗ, và raumàu 2LM hoặc L2M…

4.3 Đất mặn điển hình glây nông (FLs-gl):

Diện tích khoảng 400 ha, phân bố dọc theo sông Yên và sông Thị Long (địaphận xã Trường Giang, Trường Sơn, Tượng Văn…) Địa hình thấp trũng, đất bịnhiễm mặn bởi nước ngầm và mặn tràn trực tiếp của thủy triều, pH kcl >5,5 Hàmlượng đạm, lân, kali từ trung bình đến khá Thành phần cơ giới từ thịt trung bìnhđến thịt nặng, đất mất kết cấu, lầy thụt khi ngập nước

Thường trồng cói, nuôi trồng thủy sản, sú vẹt…

4.4 Đất phù sa glây bão hòa bazơ (FLg-e):

Diện tích khoảng 700 ha, phân bố ở địa hình thấp trũng, độ no bazơ cao

>50%, thường cấy 1 vụ lúa chiêm, tiêu nước kém Thành phần cơ giới từ thịt trungbình đến thịt nặng, đất không có kết cấu glây mạnh, pH kcl 5,5 - 4,5 Hàm lượngmùn và đạm giàu, lân và kali nghèo Có ở Thăng Bình, Trường Minh, TrườngGiang, Tượng Văn, vùng đầm lầy Minh Thọ

4.5 Đất phù sa chua glây nông (FLd-gl):

Diện tích khoảng 8.300 ha, nằm ở địa hình thấp và vàn thấp, thành phần cơgiới trung bình nặng, pH kcl 5-6,5 Hàm lượng mùn đạt khá, lân nghèo, kali trungbình đến nghèo

Cây trồng chủ yếu trên loại đất này là 2 vụ lúa

4.6 Đất phù sa chua kết vón nông (fLd-fel):

Diện tích khoảng 2.800 ha địa hình cao thoát nước tốt, thành phần cơ giới từthit nhẹ đến cát pha, pHkcl <5,0 kết cấu kém rời rạc

Phân bố ở các xã vùng đồng bằng và thường là các gò cao nổi lên trongđồng bằng

4.7 Đất phù sa biến đổi cơ giới Li mon (FLc-s):

Diện tích khoảng 2.500 ha, nguồn gốc là đất phù sa, hình thành ở vùng tiếpgiáp trung du và đồng bằng, lớp đất mặt rời rạc, bở khi khô, chặt khi gặp nước, mộtphần đất bạc màu trên phù sa cổ, pHkcl<5,5 Các chất dinh dưỡng rất nghèo, thiếu

Trang 14

vi lượng.

Cần trồng cây họ đậu trong cơ cấu mùa vụ, các giống cây trồng cạn, có quả

củ để làm tăng độ phì kinh tế đất

4.8 Đất xám Feralit kết von sâu (AC fa-fel):

Diện tích 1.070 ha, hình thành vùng đồi phù sa cổ, tiếp giáp vùng núi vàđồng bằng, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày trên 50 cm, kết von trên 15%.Đất thoát nước, xuống dưới 50 cm mức độ kết von lớn hơn Độ no bazơ tầngmặt<40%, pHkcl<5,0 xói mòn trung bình

Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như: Dứa,chè hoặc các loại cây chịu hạn giỏi như ngô, kê năng suất thấp

4.9 Đất đỏ vàng trên Mácma bazơ và trung tính (FRx-h):

Diện tích khoảng 1.500 ha, nằm ở các dãy đồi (Công Liêm, Công Chính,Tượng Sơn ) Trồng cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê, cao su

Hình thành trên địa hình đồi thấp, dốc thoải, tầng đất dày, thịt trung bìnhmịn, kết cấu viên, pHkcl<4,0, độ no bzơ>10%, mùn giàu

Loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả

4.10 Đất xám Feralit đá lẫn nâu (ACFa-12):

Diện tích khoảng 2.000 ha, nằm ở các đồi núi thấp xã Công Chích, CôngBình và một số núi lẻ khác Đất xói mòn trung bình đến ít, độ no bazơ<40%pHkcl<4.0 (rất chua)

Cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, chè, dứa và cácloại cây ăn quả lâu năm

Cần trồng cây che phủ đất để chống xói mòn, rửa trôi

4.11 Đất xói mòn trơ sỏi đá (Lpe-h):

Tầng đất mỏng dưới 30 cm gặp đá ong dày, tầng trên thịt trung bình, mịn,pHkcl>6.2; độ no bazo>77%, trồng cây lâm nghiệp, có ở Tượng Sơn, Công Chính,Trường Sơn, Trường Trung, Tượng Lĩnh

Cần trồng các loại cây chịu hạn tốt như thông nhựa, các loại cây phòng hộche phủ đất chống xói mòn như keo lá chàm, tai tượng

5 Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ chứa nước, cáckênh tưới; lượng mưa lại lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào Hàng năm, tổng lượngnước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỷ m³, trong đó nước do mưasinh ra trên địa phận trên dưới 400 triệu khối, nếu được điều tiết có thể thỏa mãnnhu cầu phát triển sản xuất và đời sống Việc khai thác nước mặt còn gặp nhiềukhó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các mùa trong năm và các vùngtrong huyện Mùa mưa mưa tập trung, phía Tây Nam huyện là đồi núi, độ đốc lớnthường gây lũ lụt, ngập úng Mùa khô do có nước canh Nam, nên chỉ thiếu nước ở

Trang 15

vùng đồi núi và một số chân đất cao nằm rải rác toàn huyện.

Muốn khai thác có hiệu quả phải đầu tư mở rộng và xây dựng các hồ đập, aođầm để chứa nước kết hợp với nuôi cá nước ngọt

Nguồn nước mặt của Nông Cống chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sôngYên gồm các nhánh: Sông Nhơm, sông Hoàng, sông Thị Long, sông Mực, hồ Yên

Mỹ và nước mưa Trữ lượng nước nhìn chung đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinhhoạt

- Nước ngầm:

Theo tài liệu của trạm Dự báo và Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa tháng

2-1998, Nông Cống nằm trong giải nước ngầm của đồng bằng Thanh Hóa với địachất là trầm tích hệ thứ 4 có bề dày trung bình 60 m Có 3 lớp nước ngầm, lưulượng hố khoan có nơi tới 22l/s vàn độ khoáng hóa từ 1-2,2g/l Chất lượng nướcngầm chưa bị ô nhiễm

Với nhu cầu của sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạttrong hiện tại và tương lai thì nguồn nước của Nông Cống có khả đáp ứng đủ nhucầu

6 Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu báo cáo hiện trạng sản xuất công nghiệp, tài nguyên khoángsản năm 1998 của sở công nghiệp Thanh Hóa, Nông Cống có tài nguyên khoángsản như sau: Than bùn, phốt pho rít, secpentin, mỏ đá vôi, mỏ sét, phụ gia ximăng, quặng Bazan Crom mit…

Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng không nhiều nhưng nếu đượckhai thác sẽ góp phần đáng kể trong cơ cấu thu nhập của huyện

7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

7.1 Thuận lợi:

- Ví trí địa lý: Là một trong số các huyện đồng bằng của tỉnh, cách thànhphố Thanh Hoá không xa, có giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, có quốc lộ 45 chạyqua do vậy dễ dàng trao đổi, giao lưu hàng hoá

- Địa hình: khong quá phức tạp bao gồm những dãy đồi và núi thấp, tươngđối thuần nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp: Trồng rừng,khoanh nuôi phục hồi rừng, bảo vệ rừng, xây dựng các mô hình, vùng chuyên canhlớn, vườn rừng, trại rừng Tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật, cơ giới hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn

- Thời tiết khí hậu: nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa nên thờitiết khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió, độ ẩm không khí phù hợp cho

sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp cho phép trồngđược nhiều vụ trong năm Phù hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng vật nuôihiện đang sản xuất

- Chế độ thủy văn: Có nhiều sông, suối chảy qua và một số kênh nên nguồn

Trang 16

nước mặt tương đối dồi dào, tạo điều kiện điều tiết nước tưới tiêu cho sản xuấtnông nghiệp và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản mang lại lợi ích kinh tế cho người dân,đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.

- Tài nguyên đất đai: Nhìn chung đất đai có độ phì nhiêu khá, có nhiều loạiđất khác nhau Đa số đất đai của Nông Cống là đất phù sa nên có nhiều đặc tínhtốt cả về lý tính, hóa tính Đặc biệt là vũng đất bãi ngoài đê thường xuyên đượcbồi đắp là nguồn cung cấp lượng phân bón phù sa rất tốt, vừa tăng hàm lượngdinh dưỡng vừa cải tạo đất

- Tài nguyên nhân văn phong phú gắn với cảnh quan môi trường và nằmcạnh các trung tâm du lịch là lợi thế để phát triển du lịch

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

1.1 Dân số

Toàn huyện là: 183.358 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong những nămgần đây dao động từ 0,52 - 0,65% Cơ cấu dân số của huyện phân theo giới tínhnhư sau:

- Nam: 90.130 người, (chiếm 49%)

- Nữ: 93.228 người (chiếm 51%)

Dân số khu vực nông thôn 179.730 người (chiếm 98,3%), khu vực đô thị3.628 người (chiếm 1,7%)

Mật độ dân số trung bình 640 người/km2 Phân bố không đều: Thị Trấn

người/km2, Trung Chính 905 người/km2, Tân Thọ 884 người/km2 Các xã có mật

423 người/km2

- Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc cùng chung sống:

+ Dân tộc Kinh chiếm 99.9% dân số ;

+ Dân tộc Mường chiếm 0,07% dân số ;

+ Dân tộc Thái chiếm 0,03% dân số

1.2 Lao động, việc làm, mức sống dân cư

Toàn huyện có 113.600 lao động trong độ tuổi, chiếm 62,95% dân số Trong

đó, lao động thuộc nhóm ngành nông lâm nghiệp 87.121 người (chiếm 76,69%trong tổng số lao động), lao động nhóm nghành CN- XD 9.037 người (chiếm

Trang 17

7,95% trong tổng số lao động) và lao động nhóm DV – TM là 6.018 người (chiếm5,29%), lao động khu vực nhà nước còn lại 11.424 người (chiếm 10,07%).

1.3 Mức thu nhập bình quân đầu người

Bình quân 13,8 triệu đồng/năm Các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng tạo racông ăn việc làm như chương trình vay vốn, giải quyết việc làm, dự án trồng rừng,thành lập các HTX dịch vụ, tổ hợp sản xuất thủ công, cơ khí, sản xuất vật liệu xâydựng, lao động hợp tác quốc tế, lao động tỉnh ngoài đã giải quyết được hàngngàn lao động có thêm việc làm

2 Tình hình kinh tế chung

2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, trong điều kiệngặp không ít khó khăn cả chủ quan và khách quan Song được sự quan tâm, hỗ trợcủa tỉnh và Trung ương, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền;

sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực vượt khócủa các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nên tình hình kinh

tế - xã hội của huyện giai đoạn 2005-2010 đã đạt được những kết quả khả quan vàtương đối toàn diện trên các lĩnh vực

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,49%; GDP năm 2010 gấp 1,8 lần so vớinăm 2005 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản bình quân hàng năm tăng7,57% Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 128.000 tấn; giá trị canh tác trên 1 hadiện tích đạt 46 triệu đồng; xây dựng cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quảcao với diện tích 1.800ha ở 15 xã Giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng cả diện tích, sảnlượng và giá trị với tổng diện tích là 749 ha tăng 38,7% so với năm 2005, sảnlượng bình quân đạt 1.265tấn/năm Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được quantâm chỉ đạo, trong 5 năm đã trồng mới được 541,7ha, 18 vạn cây phân tán, khoanhnuôi tái sinh 300ha rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 10% tổng diện tích tựnhiên toàn huyện

Giá trị gia tăng ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng bình quân15,86%/năm, đạt 85,3% KH

Giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân 14,7%/năm, đạt 104,3%KH, giá trịhàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 10 triệu USD

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.550 tỷ đồng, tăng 3 lần so với thời kỳ2000-2005 và đạt 255% KH Hoàn thành các tuyến đường nhựa liên xã; giao thôngnông thôn đã làm được 250 km, các xã cơ bản hoàn thành bê tông hoá giao thôngnông thôn là: Tượng Văn, Trường Sơn, Hoàng Sơn, Hoàng Giang, Thị trấn, TrungChính, Vạn Thiện, Minh Nghĩa, Minh Thọ Nhiều công trình thuỷ lợi được đầu

tư, nâng cấp, kiên cố hoá 199,7Km kênh mương nội đồng Cải tạo, nâng cấp vàxây mới nhiều công sở lam việc, trạm y tế; cơ sở vật chất các trường học được tăngcường, đến nay 80,2% phòng học được kiên cố hoá; 100% số dân được sử dụngđiện sáng

Trang 18

2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã chuyễn dịch nhanh vàđúng hướng, tiềm năng được khai thác và phát huy hiệu quả

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thương mại; giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp Cơ cấu kinh tế huyện Nông Cống thể hiện qua bảng sau:

Bảng 01 Cơ cấu kinh tế năm huyện Nông Cống giai đoạn 2005 – 2012

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nông Cống 2012

Tổng thu nhập toàn huyện năm 2012, đạt trên 450.000 triệu đồng, trong đó:

- Ngành nông, lâm nghiệp chiếm 28,3%

- Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 37,7%

- Ngành kinh doanh dịch vụ chiếm 34,0%

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ, giảm nông lâm nghiệp nhưng tỷ trọng chưa cao Thu nhập bình quân đầungười theo các vùng trong huyện chênh lệch nhau là không đáng kể

2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước 404,9 tỷ đồng (đạt 99,9%

KH, tăng 7,4% so với năm 2008)

a Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp ở Nông Cống là ngành sản xuất chính giữ vai trò quan trọngnhất trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập của đại đa số bộ phận dân cư.Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc.Đặc biệt là sau khi giao ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân cùng vớicông tác khuyến nông đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư nên năng suất câytrồng vật nuôi tăng lên và ổn định

Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng với định hướng: Tỷ trọngcác ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng trồng trọt giảmdần (mặc dù phân ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế); giá trị sản xuất trên một đơn

vị diện tích cánh tác tăng lên; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệuquả cao, trong đó điển hình là mô hình trồng rau an toàn…

* Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá Tổng diện tích gieo

trồng cả năm 28.341,4 ha Trong đó: Vụ Đông 2.607,7 ha (ngô 853,3 ha); vụChiêm xuân 13.477,7 ha (lúa 10.497,7 ha); vụ Mùa 12.256 ha (lúa 10.495,2 ha).Năng suất lúa bình quân cả năm 57,5 tạ/ha Các cây trồng khác như: Khoai lang

Trang 19

trồng được 1.242,7 ha, SL 9.093 tấn; Lạc 613 ha, SL 1.057,6 tấn; Cói 545 ha, SL4.037,4 tấn; Mía 844,4 ha (đạt 94% KH), trong đó Mía nguyên liệu 756 ha, năngsuất ước 52 tạ/ha, là năm có năng suất cao nhất từ trước nay Thực hiện Chính sáchcủa tỉnh về xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, huyện đã xâydựng và triển khai kế hoạch với tổng diện tích 4.500 ha; vụ mùa năm 2009 triểnkhai tại 5 xã với diện tích 600 ha và tiếp tục nhân ra diện rộng Tập trung chỉ đạoquyết liệt vụ đông 2009 - 2010, tuy không đạt KH, song bước đầu đã thu được kếtquả nhất định trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở

Công tác BVTV được tăng cường, tổ chức điều tra, dự tính, dự báo chính xácthời điểm phát sinh và khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh Hướng dẫn cácbiện pháp xử lý, cử cán bộ xuống cơ sở, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh,qua các hội nghị, gửi thông báo cụ thể đến từng đơn vị; cung ứng đầy đủ và kịp thờithuốc BVTV đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra

Công tác Khuyến nông được triển khai đồng bộ, giúp nhân dân khắc phụckhó khăn trong sản xuất nông nghiệp Trạm Khuyến nông đã phối hợp với các đơn

vị tổ chức được 115 lớp tập huấn cho gần 7.000 lượt người về kỹ thuật trồng trọt

và chăn nuôi; hướng dẫn nông dân thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật trong sảnxuất Trong năm đã xây dựng được 14 mô hình trình diễn, các mô hình trồng trọtđạt kết quả tốt, năng suất lúa đạt 69-78 tạ/ha, ngô đạt 60 tạ/ha, ớt xuất khẩu 20 tấn

* Chăn nuôi: Sản xuất ngành chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại và

gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình giảm dần (toàn huyện có 305 trang trại

và gia trại, trong đó 199 trang trại đủ tiêu chí theo quy định) Công tác tiêm phònggia súc, gia cầm được chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả khá nên hạn chế được thiệthại do dịch bệnh gây ra Theo số liệu điều tra kỳ 1/10/2009, tổng đàn trâu 5.783con (bằng 87,6% KH, bằng 93,6% so với CK), đàn bò 10.109 con (bằng 63,1%

KH, bằng 81,7% so với CK), đàn lợn 50.882 con (bằng 78,3% KH, bằng 99,4% sovới CK), đàn gia cầm 1.003.800 con (tăng 0,4% so với KH, tăng 5,3% so với CK).Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 24% trong nông nghiệp

Hội VAC tập trung chỉ đạo các mô hình như nuôi lươn ở Vạn Thắng, Tân Thọ;nuôi ba ba ở Tân Khang; cá rô phi đơn tính, các lóc ở Vạn Hòa; làm phân vi sinh tạiTân Phúc; chỉ đạo xây dựng được 40/60 hầm bioga (hỗ trợ 1.200.000 đồng/hầm) CácHTX hoạt động ngày càng hiệu quả, cung ứng kịp thời các dịch vụ phục vụ sản xuất,đặc biệt là lúa giống, phân đạm và thuốc BVTV cho nông dân

Phát triển mạnh chăn nuôi trong những năm vừa qua đã tạo ra sự chuyển dịch

cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp cơ bản là tích cực và đi đúng hướng Kếtquả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nôngdân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội Tuy nhiên, thực tế cũng chothấy, chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế nói chung, vào thịtrường và các giải pháp về khoa học kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong ngành

* Dịch vụ nông nghiệp: còn chậm phát triển, năm 2010 mới chiếm 1,2% giá

trị sản xuất ngành nông nghiệp Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tướitiêu nhưng ở mức độ hạn chế Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: Sản xuấtcung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông Dịch vụ khoa

Trang 20

học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp không tính được hết vì thế giá trị dịch vụ nôngnghiệp đạt thấp.

KH, tăng 10,4% so với năm 2008) Trong đó nuôi trồng 1.154,5 tấn, khai thác243,9 tấn

Bảng 02 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp những năm gần đây

Nguồn:Điều tra; Niên giám thống kê huyện Nông Cống 2012.

* Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Nhìn chung, trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; chuyển dịch cơcấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mang tính khoa học

và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đất đai và khí hậu của địa phương

Sản xuất các ngành nông nghiệp, thuỷ sản đều có những bước phát triểnđáng khích lệ, trong đó: Ngành trồng trọt đang chuyển dần theo hướng phát triểnbền vững, tăng mùa vụ, hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao

Thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi được đưa

Trang 21

vào sản xuất, từ đó tăng giá trị sản xuất, tăng năng suất nhiều loại cây trồng quacác năm, thể hiện được ưu thế ngành trồng trọt, làm đa dạng hoá các mặt hàngnông sản trên thị trường.

2.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 530 tỷ đồng (đạt 102,9%

KH, tăng 17% so với CK)

Trong điều kiện khó khăn chung về giá cả và thị trường, nhưng công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển, giá trị sản xuấtước 319,6 tỷ đồng, tăng 16% so với CK Các sản phẩm công nghiệp chủ lực nhưsecpentin, giấy, vật liệu xây dựng đều tăng so với CK Trong năm đào tạo được2.626 lao động học các nghề làm hàng thủ công, mỹ nghệ như: Tăm hương, mâygiang xiên, mành đan, đèn lồng, dệt may, làm nón Các nghề mới đào tạo và cácnghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển Cụm làng nghề Hoàng Sơn

có 30 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chiếm 71% diện tích, tạo việc làm thườngxuyên cho gần 800 lao động với thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/người/tháng; Công tymay Trường Thắng đã đi vào sản xuất, tạo việc làm cho 750 lao động, với mứclương bình quân 1,3-1,4 triệu đồng/người/tháng; giá trị xuất khẩu đạt 3,7 triệuUSD, góp phần vượt chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009

Lĩnh vực xây dựng tiếp tục được quan tâm; bằng nội lực, tranh thủ ngoạilực, vốn ngân sách và vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đã tổ chức thực hiện nhiềucông trình như: Cầu Ngọc Lẫm (hoàn thành 98% khối lượng), cầu Vạn Hòa (60%khối lượng), hoàn thành đường Thăng Thọ - Tượng Văn; sửa chữa xong đườngMinh Nghĩa - Hoàng Giang, nhà làm việc Huyện ủy; nâng cấp 2 tuyến Quốc lộ 45cũ: Yên Thái - Hoàng Giang và Minh Thọ - Thị trấn; sửa chữa tỉnh lộ 505, 512,525 Các công trình nhà lớp học bằng vốn trái phiếu CP năm 2008 đã bàn giaođưa vào sử dụng 17 công trình và 21 công trình năm 2009 đã thực hiện ước 80%khối lượng Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng các công trình phục vụ PCLBnhư: Đắp đê Hữu sông Hoằng (xã Tế Nông, Tân Phúc); đê Tả sông Thị Long (xãTượng Văn); cống đồng Trình (xã Trường Trung) Sửa chữa, nâng cấp Hồ ĐồngKhuỷnh (xã Công Liêm), hồ Cồn Cát (xã Công Chính), hồ đồng Húng (TượngVăn) Thực hiện dự án phục hồi môi trường sau khai thác quặng tại Tân Thọ, TânKhang Triển khai thi công các công trình theo Nghị quyết HĐND huyện Nângcấp tuyến đường Vạn Thiện - Tượng Sơn, Thăng Thọ - Tượng Văn lên đường tỉnh

lộ và được UBND tỉnh giao huyện quản lý, bảo trì Tổng vốn đầu tư xây dựng ước

211 tỷ, gồm vốn trung ương 110 tỷ, vốn huyện 18 tỷ, vốn xã 15,96 tỷ, vốn dân cư,vốn khác 66,7 tỷ đồng

Trang 22

trường học, toàn huyện có 1754 thuê bao internet tốc độ cao Chi trả tiền cho nhândân qua bưu điện 110,2 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới trong phục vụ, cơ bản đáp ứng nhu cầuvốn cho sản xuất - kinh doanh và đời sống của nhân dân Thực hiệc có hiệu quảcác chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất của CP Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTtổng vốn huy động nội tệ 162 tỷ đồng, ngoại tệ 824.000 USD, tăng 35 tỷ đồng vàtăng 108.000 USD so với đầu năm; tổng dư nợ 201 tỷ đồng, tăng 17% so với đầunăm Ngân hàng CSXH tổng dư nợ 193 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm

Kho bạc NN huyện tăng cường công tác quản lý cấp phát và thanh toán đúngquy định; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chi, chấn chỉnh sai sót trong quá trìnhlàm hồ sơ, thủ tục, không để ách tắc, đảm bảo giúp chính quyền, địa phương điềuhành tốt NSNN; doanh số hoạt động 2.031 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2008

Chi cục Thuế: Tổng số thu ước 26 tỷ đồng, đạt 148% KH tỉnh giao, 79% KHhuyện giao, tăng 17% so với CK, trong đó có 9 khoản thu đạt và vượt KH tỉnhgiao (Nếu trừ tiền cấp quyền SDĐ thì đạt 119% KH tỉnh giao, 106% KH huyệngiao, tăng 13% so với CK; Tiền cấp quyền SDĐ ước 17/24,6 tỷ đồng theo KH củahuyện)

Tổng thu bốn cấp NSNN 11 tháng 292,25 tỷ đồng Trong đó thu trên địa bànhuyện 30,59 tỷ đồng, đạt 148% dự toán tỉnh giao, bằng 74% dự toán HĐND huyệngiao, tăng 20% so với CK Tổng chi NSNN huyện 179,72 tỷ đồng đạt 110% dựtoán tỉnh giao

3 Cơ sở hạ tầng

3.1 Giao thông

a Đường bộ

Huyện Nông Cống có 20,7 km đường quốc lộ 45, trên 40 km đường tỉnh lộ

505, 506, 512, Minh Thọ - Đò Trạp, 28 km đường sắt đi qua với 3 ga Yên Thái,Minh Khôi, Thị Long, tạo điều kiện trong giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật vớithị trường trong nước cũng như trên thế giới được thuận lợi Hơn 50 km đườngsông, trên 50 km đường liên huyện, trên 105 km đường liên xã và hơn 724 kmđường liên thôn, một số rải cấp phối Tuy nhiên chất lượng còn phải đầu tư nângcấp nhiều cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp đường để tạo thành mạng lưới giao thôngthủy, bộ tương đối liên hoàn Đường ô tô vào tận trung tâm 32/32 xã ở xa nhất nhưTượng Sơn, Tượng Lĩnh…

Hiện tại trên địa bàn huyện mới có 1 bến xe ô tô khách tại thị trấn huyện lỵ(được xếp bến xe loại 4, có diện tích 4.549,5 m²)

Tóm lại, giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành một mạng hoàn chỉnh,tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn và với thị trường cảtỉnh, cả nước

b Đường sắt

Trang 23

Tuyến đường sắt Thống nhất khổ 1,0 m chạy dọc qua huyện với chiều dài

21,0 km và có 3 ga phụ gồm: Yên Thái, Minh Khôi và Thị Long Năng lực thông

qua trên tuyến 30 đôi tàu/ngày đêm

c Đường thủy

Trên địa bàn huyện có sông Chu và sông Mực chạy qua Đã tạo cho huyệnNông Cống thuận lợi về việc vận chuyển hàng hóa qua đường thủy Đặc biệt là vậnchuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, than Thuyền và sà lan trọng tải lớn

có thể đi lại giao thương Tuy nhiên, do phù sa bồi đắp nên lòng sông có xu hướngcạn dần Do vậy, phần nào đã hạn chế dận việc vận chuyển hàng hóa bằng đườngthủy vào sâu trong nội địa

3.2 Thuỷ lợi

Huyện có kênh tưới của hệ thống thủy nông sông Chu dài 36,5 km và sôngMực dài 39 km Có 36 trạm bơm, tưới chủ động cho 6.076,50 ha (gần 80%) số cònlại tưới bằng các loại máy bơm công suất nhỏ của các hộ gia đình Đến năm 2010huyện có gần 50% kênh mương đã được cứng hóa Với 9 trạm bơm tiêu, đảm bảotiêu chủ động khi mưa lũ ngập úng

Ngoài ra, Nông Cống còn có kênh sông Mực và sông Chu, ngoài việc phục

vụ sản xuất nông nghiệp còn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

3.3 Mạng lưới điện

Điện đã được đầu tư, 100% số hộ đã dùng và sinh hoạt Mạng lưới điệntrong những năm qua cũng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp Đã và đang phục vụ tốtcho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

5 Thực trạng văn hoá – xã hội:

Trang 24

- Văn hoá – thông tin: được tập trung chỉ đạo, tổ chức khai trương được

114 đơn vị văn hoá, nâng tổng số lên 312 đơn vị, trong đó 159 đơn vị đạt danh hiệuđơn vị văn hoá, 6 xã tổ chức khai trương xã văn hoá 100% thôn làng xây dựnghương ước, quy ước, 235/306 thôn lang xây dựng được nhà văn hoá, 75% gia đìnhđạt danh hiệu gia đình văn hoá, 27% số người luyện tập TDTT thường xuyên,16,5% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao

Các xã, thị trấn đều có đài phát thanh, trên địa bàn huyện có 01 trạm thuphát truyền hình, 100% dân số được xem truyền hình và 100% dân số được ngheđài phát thanh, 100% số xã có bưu điện văn hoá xã, bưu chính viễn thông được mởrộng và hiện đại hoá, bình quân khoảng 20 người dân có 01 máy điện thoại, 100%

số xã có điện thoại tại trung tâm xã Huyện đã tích cực đưa văn hoá, thông tinxuống cơ sở, thông tin báo chí được đưa về tới các xã 100% Cơ sở đài phát thanh,truyền hình được tăng cường, chất lượng các chương trình được nâng lên, giao lưuvăn hoá được mở rộng, bản chất văn hoá các dân tộc được giữ vững và phát huy.Thông qua các chương trình phát thanh và truyền hình đã góp phần cho người dânnhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của rừng trong việc phòng hộ,bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn sinh thuỷ và phát triển kinh tế, xã hội trên địabàn huyện

- Giáo dục – đào tạo: Giữ vững thành quả phổ cấp Tiểu học đúng độ tuổi,

hoàn thành phổ cấp THCS, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá, cơ sở vật chất đượctăng cường 5 năm toàn huyện có 7.256 học sinh thi đậu vào các trường ĐH, CĐ;năm 2010 toàn huyện có 41 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 20 trường so với năm

2005 Các Trung tâm học tập công đồng đã hoạt động đi vào chiều sâu Đến năm

2010 toàn huyện có 23% lao động được đào tạo nghề

- Y tế - Dân số: Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh

cho nhân dân được quan tâm; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kiểm soát đượctình hình dịch bệnh; năm 2010 toàn huyện có 28 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế,60,5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 85,5% số hộ dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng giảm từ 26% năm 2005 xuống còn 18%; tỷ lệ tăng dân số tựnhiên từ 0,62% năm 2005 giảm xuống cón 0,6%

- Các chính sách xã hội: được thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời; công tác

xoá đói, giảm nghèo ngày càng được quan tâm Trong 5 năm đã tạo việc làm mớicho 11.420 người; tỷ lệ hộ nghoè còn 12,64%; toàn huyện có 89,1% số hộ có nhàkiên cố và bán kiên cố Đến năm 2010 toàn huyện đã làm mới được 1.520 ngôinhà, sửa chữa 427 ngôi nhà, với tổng số tiền 17,7 tỷ đồng cho người nghèo

6 Quốc phòng – an ninh:

Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội được giữ vững; đặc biệt đã ngăn chặn được tình trạng buôn bán, vậnchuyển, đốt pháo nổ trong dịp Tết nguyên đán Hoàn thành tuyển quân đạt 100%chỉ tiêu tỉnh giao; triển khai khám tuyển nghĩa vụ quân sự đợt Hoàn chỉnh 375 hồ

sơ chính sách cho đối tượng dân quân tập trung theo QĐ 290/QĐ-TTg; hoàn chỉnh1.263 hồ sơ chế độ, chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống mỹcứu nước theo QĐ 142/QĐ-TTg Tổng kết 5 năm thực hiện NĐ 119/2004/NĐ-CP

Trang 25

về công tác Quốc phòng Thường xuyên rà soát, bổ sung, thay thế bảo đảm về sốlượng và chất lượng DQTV, DBĐV trong huyện Tổ chức thành công kỷ niệm 65năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Xây dựng và triển khai Kếhoạch phòng chống ma túy, mại dâm; kế hoạch tháng cao điểm an toàn giao thông.

An ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa được đảm bảo; triển khai đợt cao điểm xâydựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự và tấn công trấn áp tội phạm, thu hồi vũkhí nóng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Trong năm sảy ra 83 vụ phạm pháp hình

sự, kinh tế, ma tuý (tăng 6 vụ so với năm 2008), đã điều tra làm rõ 72 vụ; sảy 9 vụ

tệ nạn xã hội, đã điều tra làm rõ 9 vụ; sảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, làm chết 16người (tăng 1 vụ và tăng 3 người chết so với năm 2008) Tuần tra, kiểm soát, pháthiện 1.585 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, tạm giữ 490 lượt phương tiện, xử lýphạt 226 triệu đồng Công an xã phát hiện 1.638 trường hợp vi phạm ATGT, xử lýphạt 71,2 triệu đồng

7 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội

7.1 Thuận lợi:

- Những năm gần đây, tình hình kinh tế của huyện ngày càng phát triển vàvững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực Tiềm năng đấtđai và lao động đang được khai thác phù hợp Một số ngành nghề truyền thốngđang được phục hồi và phát triển thu hút thêm lao động, tăng thu nhập trên địa bàn.Một số loại cây, con đang được phát triển như: Tơ tằm, bò sữa, rau quả, các loạigia cầm hướng nạc, siêu trứng

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông, y tế, trường học Đáp ứng nhu cầu đi lại, lưuthông hàng hoá, khám chữa bệnh và học tập cho mọi đối tượng

- Thông tin liên lạc phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phổ biến và ápdụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Lực lượng lao động dồi dào, cơ bản đồng bào có cuộc sống ổn định và dầnđược nâng cao, tạo điều kiện tốt để thực hiện dự án

- Tài nguyên nhân văn phong phú gắn với cảnh quan môi trường và nằmcạnh các trung tâm du lịch là lợi thế để phát triển du lịch

- Về nông nghiệp: Ổn định diện tích gieo trồng, áp dụng có hiệu quả các tiến

bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến như giống lúa lai, tăng diện tích vụ đông,các loại cây công nghiệp được duy trì và phát triển như ớt, lạc, dâu tằm đang đượcnhân rộng Hiệu quả sử dụng đất, thu nhâp tăng lên rõ rệt Chăn nuôi gia súc, giacầm tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển, giá trị sản xuất tiểuthủ công nghiệp tăng liên tục Những nơi có ngành nghề, đời sống nhân dân đượccải thiện, nâng cao

- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi không ngừng đượctăng và đúng hướng Trong đó có cả vốn nhà nước đầu tư và huy động nhân dânđóng góp

Trang 26

- Xã hội: Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Các nhu cầu thiết yếu

về đời sống được đáp ứng Về y tế giáo dục, phúc lợi được quan tâm Tinh thầnđoàn kết nông thôn được củng cố

7.2 Khó khăn:

- Tuy là huyện nằm cách không xa trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh,nhưng các cơ sở công nghiệp, nhà máy của trung ương và địa phương chưa có, nênvẫn chủ yếu là thuần nông Do vậy các tiền đề thuận lợi để phát triển các dịch vụ bịhạn chế

- Tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủcông nghiệp trên địa bàn, nhằm thu hút lao động và tăng thu nhập

- Tăng cường đầu tư cho sản xuất, đồng thời với việc liên hệ thị trường tiêuthụ để sản xuất ổn định, khuyến khích người dân đầu tư và yên tâm sản xuất nhưdâu tằm, thủy sản, chăn nuôi

- Thiếu đầu tư và đặc biệt là đầu tư ưu tiên cho chế biến nông sản, ngànhnghề

- Chưa phát triển và tạo điều kiện phát triển mạng lưới thương nghiệp, dịch

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH còn chậm Khu vựccông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa có bước đột phá lớn, công nghệ, trangthiết bị vẫn còn lạc hậu, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất còn thấp

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún còn mang tính độc canh, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mang lại hiệu quả cao Các ngành nghề khácchưa được chú trọng và phát triển

Tóm lại, từ thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện NôngCống, đặc biệt là những năm gần đây cho thấy nền kinh tế của huyện Nông Cống

đã có những bước chuyển dịch đáng kể, có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất vàtinh thần của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện; các chương trình hỗ trợ củaĐảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống làm thay đổi bộ mặt của cư dân.Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển kinh tế xã hội việc chuyển đổi mục đích

sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng nhiều và

sẽ gia tăng trong những năm tới Từ nay đến năm 2020 việc khai thác sử dụng đấthợp lý, tiết kiệm, theo hướng khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế cao là một yêucầu bức thiết cần được xem xét nghiêm túc và đó là công tác quy hoạch sử dụngđất của huyện

Trang 27

III QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHUNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

1 Hiện trạng sử dụng các loại đất

1.1 Đất nông nghiệp

Theo thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện28.653,30 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 17.496,32 ha chiếm 61.06%diện tích đất tự nhiên

1.2 Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp có diện tích là 9.068,27 ha, chiếm 31,65% diện tíchđất tự nhiên

1.3 Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện theo thống kê đất đai năm 2010 có2.088,81 ha, chiếm 7,29% DT tự nhiên, bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: 531,62 ha, chiếm 1,86% DT tự nhiên

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 765,21 ha, chiếm 2,67% DT tự nhiên

- Núi đá không có rừng cây: 791,98 ha, chiếm 2,76% DT tự nhiên

2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Nông Cống tương đối ổn định,công tác quản lý nhà nước về đất đai được đẩy mạnh và đi vào nề nếp, không còntình trạng cấp bán đất tùy tiện của cấp xã, thị trấn

2.1 Biến động đất nông nghiệp

Năm 2010 là: 17.496,22 ha so với năm 2005 giảm -365,28 ha Diện tích đấtnông nghiệp giảm do việc chuyển mục đích sử dụng sang các mục đích phi nôngnghiệp (chủ yếu do chuyển sang đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng sau đổi điền dồnthửa lần 2) và do xác định lại diện tích tại một số xã

a) Đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là: 14.760,24 ha so với năm 2005giảm -147,72 ha Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm chủ yếu do chuyển mụcđích sang đất phi nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm năm 2010 là: 13.088,40 ha so với năm 2005 giảm-146,66 ha Đất trồng cây hàng năm giảm do chuyển mục đích sử dụng sang đấtphi nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng lúa), đất cỏ dùng vào chăn nuôi giảm do xácđịnh lại diện tích Cụ thể:

+ Đất trồng lúa năm 2010 là: 11.465,03 ha so với năm 2005 giảm -129,55

ha Trong đó:

Diện tích đất trồng lúa tăng từ năm 2005 đến 2010: +259,66 ha (do chuyển

từ đất trụ sở cơ quan: 1,02 ha; từ mặt nước chuyên dùng: 3,00 ha; từ đất bằng chưa

sử dụng 20,70 ha và do xác định lại diện tích tăng 234,94 ha)

Đất trồng lúa giảm do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác là:-242,03 ha, giảm do xác định lại diẹn tích tại một số xã là -147,18 ha

Trang 28

Cân đối tăng, giảm diện tích đất trồng lúa là: -129,55 ha.

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi năm 2010 là: 133,06 ha so với năm 2005 giảm-140,16 ha Đất cỏ giảm do chuyển đất có mục đích công cộng -1,29 ha, do xácđịnh lại diện tích: -138,87 ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác năm 2010 là: 1.490,31 ha, so với năm 2005tăng: +123,05 ha

Diện tích đất trồng cây hàng năm tăng từ năm 2005 đến năm 2010 là:+226,16 (do đất trồng lúa chuyển sang: 2,96 ha; do đất nuôi trồng thuỷ sản chuyểnsang: 1,70 ha; do xác định lại diện tích là 221,50 ha)

Diện tích giảm từ năm 2005 đến 2010 là: -103,11 ha (giảm do chuyển đấtnuôi trồng thuỷ sản: 0,05 ha; do chuyển đất ở tại nông thôn: 21,97 ha, do chuyểnđất có mục đích công cộng: 15,11 ha; chuyển đất nghĩa địa: 0,08 ha; chuyển sangmặt nước chuyên dùng: 5,58 ha; chuyển đất bằng chưa sử dụng: 0,21 ha và do xácđịnh lại diện tích: 60,11 ha)

Cân đối tăng, giảm: + 123,05 ha

- Đất trồng cây lâu năm năm 2010 là: 1671,84 ha so với năm 2005 giảm:-1,06 ha

Đất trồng cây lâu năm tăng từ 2005 đến 2010 là: +116,58 ha (tăng từ đất cómục đích công cộng: 0,20 ha; tăng do xác định lại diện tích: 116,38 ha)

Đất trồng cây lâu năm giảm từ 2005 đến 2010 là: -117,64 ha (do chuyển đất

ở tại nông thôn: 41,47 ha (xác định diện tích đất ở gắn liền với vườn, ao); chuyểnđất sản xuất kinh doanh: 6,56 ha; chuyển đất công cộng: 1,97 ha; do xác định lạidiện tích: 67,64 ha)

Cân đối tăng, giảm: -1,06 ha

b) Đất lâm nghiệp năm 2010 là: 2.081,57 ha, so với năm 2005 giảm -194,01

Cân đối tăng, giảm: -234,60 ha

- Đất rừng phòng hộ năm 2010 là: 1.257,77 ha; tăng so với năm 2005 là+40,59 ha

Diện tích tăng là: +99,38 ha (do chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng: 98,23

ha, do xác định lại diện tích: 0,99 ha)

Trang 29

Diện tích giảm là: -58,79 ha (do chuyển đất khai thác khoáng sản: -21,11 ha,giảm do xác định lại diện tích: -37,68 ha).

Cân đối tăng giảm: +40,59 ha

c) Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là: 654,11 ha, so với năm 2005 giảm:-17,55 ha

Diện tích tăng là: +31,77 ha (do chuyển từ đất trồng lúa 5,86 ha, từ đất bằngtrồng cây hàng năm khác: 0,05 ha, do xác định lại diện tích: 25,86 ha)

Diện tích giảm là: -49,32 ha (do chuyển đất trồng cây hàng năm khác: 1,70ha; chuyển đất ở tại nông thôn: 4,65 ha; chuyển đất trụ sở cơ quan: 0,17 ha; chuyểnđất sản xuất kinh doanh: 0,35 ha; chuyển đất công cộng: 2,78 ha; chuyển đất nghĩađịa: 0,03 ha; do xác định lại diện tích: 39,64 ha)

Cân đối tăng, giảm: -17,55 ha

d) Đất nông nghiệp khác năm 2010 là: 0,30 ha; giảm so với năm 2005 là:6,00 ha, do đo đạc địa chính

2.2 Biến động đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp năm 2010 là 9.068,27 ha, so với năm 2005 tăng:+1.104,60 ha Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu do tăng diện tích đất ởtại nông thôn khi chuyển đất vườn, ao gắn liền với đất ở sang đất ở theo Luật đấtđai năm 2003; do chuyển mục đích từ đất nông nghiệp Cụ thể:

a) Đất ở: Năm 2010 là: 3.049,37 ha, so với năm 2005 tăng: +851,55 ha Diệntích tăng chủ yếu do chuyển từ đất vườn, ao gắn liền với đất ở theo Luật đất đainăm 2003, tăng do việc thực hiện quy hoạch đất khu dân cư tại các xã, thị trấn.Trong đó:

- Đất ở tại nông thôn năm 2010: 3.033,92 ha, so với năm 2005 tăng: +850,95 ha Diện tích tăng là: +852,45 ha (do thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất là:+93,97 ha (chuyển từ đất lúa 23,98 ha, từ đất bằng trồng cây hàng năm khác: 21,97ha; từ đất trồng cây lâu năm: 41,47 ha; từ đất NTTS: 4,65 ha; từ đất sản xuất kinhdoanh: 0,02 ha; từ đất có mục đích công cộng: 0,63 ha; từ mặt nước chuyên dùng0,03 ha; từ đất bằng chưa sử dụng: 0,91 ha; từ núi đá không có rừng cây: 0,04 ha);tăng do xác định lại diện tích đất ở gắn liền với đất vườn, ao theo Luật đất đai năm

2003 là: +758,75 ha)

Diện tích giảm là: -1,50 ha (do chuyển đất công cộng: 0,62 ha; do xác địnhlại diện tích: 0,88 ha)

Cân đối tăng, giảm: +850,95 ha

- Đất ở tại đô thị năm 2010: 15,45 ha, so với năm 2005 tăng: +0,60 ha Diệntích tăng do thực hiện quy hoạch sử dụng đất (chuyển từ đất sản xuất kinh doanh:0,61 ha); diện tích giảm: -0,01 ha (do chuyển đất công cộng)

b) Đất chuyên dùng năm 2010 là: 4.385,60 ha, so với năm 2005 tăng:+792,64 ha Cụ thể:

Trang 30

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2010 là: 27,50 ha so với năm

2005 giảm: -7,31ha

Diện tích tăng là: +2,68 ha (do chuyển từ đất trồng lúa là 0,15 ha, từ đất nuôitrồng thuỷ sản: 0,17 ha; từ đất công cộng: 0,46 ha; từ đất bằng chưa sử dụng: 0,04ha; do xác định lại diện tích: 1,86 ha)

Diện tích giảm là: -9,99 ha (do chuyển đất trồng lúa: 1,02 ha, chuyển đất sảnxuất kinh doanh: 0,72 ha, chuyển đất có mục đích công cộng: 1,59 ha và giảm doxác định lại diện tích: 6,66 ha)

Cân đối tăng, giảm: -7,31 ha

- Đất an ninh năm 2010 là: 414,03 ha so với năm 2005 tăng: +19,00 ha Diệntích tăng do chuyển từ đất rừng sản xuất tại xã Trường Trung cho Trại giam ThanhPhong

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp năm 2010 là: 229,80 ha so vớinăm 2005 tăng: +90,20 ha

Diện tích tăng là: +106,38 ha (do chuyển từ đất trồng lúa: 37,08 ha, từ đấttrồng cây lâu năm: 6,56 ha; từ đất rừng sản xuất: 21,43 ha; từ đất rừng phòng hộ:21,11 ha; từ đất NTTS: 0,35 ha; từ đất trụ sở cơ quan 0,72 ha; từ đất công cộng:2,22 ha; từ đất bằng chưa sử dụng: 3,45 ha; từ núi đá không có rừng cây: 11,41 ha;

do xác định lại diện tích: 2,05 ha)

Diện tích giảm: -16,18 ha (do chuyển đất rừng sản xuất: 8,50 ha; chuyển đất

ở tại nông thôn: 0,02 ha; chuyển đất ở đô thị: 0,61 ha; chuyển đất công cộng: 1,14ha; chuyển núi đá không có rừng cây: 0,59 ha; giảm do xác định lại diện tích: 5,32ha)

Cân đối tăng, giảm: +90,20 ha

- Đất có mục đích công cộng năm 2010 là: 3.696,44 ha, so với năm 2005tăng: +690,75 ha

Diện tích tăng là: +767,58 ha (do chuyển từ đất trồng lúa: 158,82 ha, từ đất

cỏ dùng vào chăn nuôi: 1,29 ha, từ đất trồng cây hàng năm khác: 15,11 ha, từ đấttrồng cây lâu năm: 1,97 ha, từ đất rừng sản xuất: 5,70 ha; từ đất NTTS: 2,78 ha,

từ đất ở tại nông thôn: 0,62 ha, từ đất ở đô thị: 0,01 ha, từ đất trụ sở cơ quan: 1,59

ha, từ đất SXKD: 1,14 ha, từ đất nghĩa địa: 0,63 ha, từ mặt nước chuyên dùng: 0,39

ha, từ đất bằng chưa sử dụng: 11,12 ha, từ núi đá không có rừng cây 5,55 ha, tăng

do xác định lại diện tích: 560,86 ha

Diện tích giảm: -76,83 ha (do chuyển đất trồng cây lâu năm: 0,20 ha, chuyểnđất ở nông thôn: 0,63 ha; chuyển đất trụ sở cơ quan: 0,46 ha; chuyển đất sản xuấtkinh doanh: 2,22 ha; chuyển đất bằng chưa sử dụng: 0,05 ha; do xác định lại diệntích: 73,27 ha)

Cân đối tăng, giảm: +690,75 ha

c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2010 là: 7,98 ha, so với năm 2005 tăng: +2,90 ha

Trang 31

Diện tích tăng là: +3,09 ha (do chuyển từ đất rừng sản xuất: 0,04 ha; từ đấtphi nông nghiệp khác: 0,24 ha; do xác định lại diện tích: 2,81 ha).

Diện tích giảm: -0,19 ha (do đo đạc địa chính)

Cân đối tăng, giảm: +2,90 ha

d) Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 là: 308,62 ha, so với năm 2005 giảm-33,30 ha

Diện tích tăng: +8,21 ha (do chuyển từ đất trồng lúa 1,99 ha, từ đất bằngtrồng cây hàng năm khác: 0,08 ha; từ đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,03 ha; từ đất bằngchưa sử dụng: 0,81 ha; tăng do xác định lại diện tích: 5,30 ha)

Diện tích giảm: -41,51 ha (do chuyển đất có mục đích công cộng: 0,63 ha;

do xác định lại diện tích: 40,88 ha)

Cân đối tăng, giảm: -33,30 ha

e) Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng năm 2010 là: 1.316,64 ha so vớinăm 2005 giảm: -509,01 ha

Diện tích tăng: +48,08 ha (do chuyển từ đất trồng lúa: 9,25 ha, từ đất bằngtrồng cây hàng năm khác: 5,58 ha; do xác định lại diện tích: 33,25 ha)

Diện tích giảm: -557,09 ha (do chuyển đất trồng lúa: 3,0 ha, do chuyển đất ởtại nông thôn: 0,03 ha; do chuyển đất có mục đích công cộng: 0,39 ha; do xác địnhlại diện tích: 553,67 ha)

Cân đối tăng, giảm: -509,01 ha

f) Đất phi nông nghiệp khác năm 2010 là: 0,06 ha, so với năm 2005 giảm: 0,18 ha

-Diện tích tăng: +0,06 ha (do xác định lại diện tích)

Diện tích giảm: -0,24 ha (do xác định lại mục đích sử dụng, chuyển đất tínngưỡng)

Cân đối tăng, giảm: -0,18 ha

2.3 Biến động đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng năm 2010 là: 2.088,81 ha, so với năm 2005 giảm: -757,34

ha Diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do chuyển đất nông nghiệp khi đo đạcđịa chính hiện trạng sử dụng Cụ thể:

Đất bằng chưa sử dụng năm 2010 là: 531,62 ha, so với năm 2005 giảm: 417,13 ha Trong đó:

-Diện tích tăng: +0,64 ha (do chuyển từ đất trồng lúa: 0,10 ha; chuyển từ đấtbằng trồng cây hàng năm khác: 0,21 ha; do xác định lại diện tích: 0,28 ha)

Diện tích giảm: -417,77 ha (do chuyển đất lúa: 20,70 ha; chuyển đất ở tạinông thôn: 0,91 ha; chuyển đất trụ sở cơ quan: 0,04 ha; chuyển đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp: 3,45 ha; chuyển đất có mục đích công cộng: 11,12 ha;chuyển đất nghĩa địa: 0,81 ha; giảm do xác định lại diện tích: 380,74 ha)

Trang 32

Cân đối tăng, giảm: -417,13 ha.

Đất đồi núi chưa sử dụng năm 2010 là: 765,21 ha, so với năm 2005 giảm: 314,59 ha Trong đó:

-Diện tích tăng: +0,04 (do đo đạc địa chính)

Diện tích giảm: -314,63 ha (do chuyển sang đất rừng phòng hộ: 98,39 ha;giảm do xác định lại diện tích: 216,24 ha)

Cân đối tăng, giảm: -314,59 ha

- Núi đá không có rừng cây năm 2010 là: 791,98 ha, so với năm 2005 giảm:-25,62 ha Trong đó:

Diện tích tăng: +24,65 ha (do chuyển từ đất trồng lúa (sạt lở núi đá): 1,84ha; do chuyển từ đất khai thác khoáng sản: 0,59 ha; do xác định lại diện tích: 22,22ha)

Diện tích giảm: -50,27 ha (do chuyển đất ở tại nông thôn: 0,04 ha; chuyểnđất sản xuất vật liệu xây dựng: 11,41 ha; chuyển đất có mục đích công cộng: 5,55ha; giảm do xác định lại diện tích: 23,27 ha)

Cân đối tăng, giảm: -25,62 ha

2.4 Nhận xét chung về biến động sử dụng đất:

Qua biểu trên, diện tích đất đai năm 2010 so với năm 2000 biến động tươngđối lớn, việc biến động diện tích chủ yếu do các nguyên nhân như việc thu thập,tổng hợp số liệu qua các kỳ kiểm kê trước có độ chính xác không cao Mặt khác, từnăm 2000 đến nay, huyện Nông Cống đã được đo đạc địa chính chính quy 32/33(thị trấn Nông Cống đang tiến hành đo đạc), số liệu diện tích các loại đất sau đođạc có độ chênh lệch cao so với số liệu thống kê cũ (đo đạc theo hệ thống bản đồ299), vì vậy có sự biến động lớn về các loại đất như đất nông nghiệp và đất phinông nghiệp tăng cao, còn đất chưa sử dụng giảm mạnh Nguyên nhân của việcbiến động diện tích các loại đất sau khi đo đạc địa chính là trước đây, việc sử dụngcác loại đất có nhiều biến động nhưng các đơn vị không cập nhật biến động thườngxuyên, không thu thập số liệu từ thực địa

Số liệu từ năm 2005 đến năm 2010 cũng có biến động tương đối lớn (do có

08 xã đo đạc địa chính xác định lại diện tích các năm 2005, 2006); biến động từchuyển mục đích các loại đất không lớn, chủ yếu biến động do xác định lại diệntích khi đo đạc địa chính làm tăng, giảm diện tích các loại đất (như đất lâm nghiệp,đất ở, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng )

IV THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀQUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG, GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

1 Hiện trạng rừng phân theo đối tượng rừng và đơn vị hành chính

1.1 Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đến năm 2012

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Nông Cống theo kết quả rà soát quyhoạch 3 loại rừng được công bố tại Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày

Ngày đăng: 14/02/2014, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 02. Một số chỉ tiờu phỏt triển kinh tế nụng nghiệp những năm gần đõy - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 02. Một số chỉ tiờu phỏt triển kinh tế nụng nghiệp những năm gần đõy (Trang 22)
Bảng 04. Hiện trạng rừng và đất lõm nghiệp năm 2012 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 04. Hiện trạng rừng và đất lõm nghiệp năm 2012 (Trang 35)
Bảng 08. Kết quả bảo vệ và phỏt triển rừng giai đoạn 2001 -2012 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 08. Kết quả bảo vệ và phỏt triển rừng giai đoạn 2001 -2012 (Trang 38)
Bảng 09. Dự bỏo đất lõm nghiệp theo chức năng đến năm 2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 09. Dự bỏo đất lõm nghiệp theo chức năng đến năm 2020 (Trang 46)
Bảng 11. Dự bỏo đất lõm nghiệp chưa quy hoạch lõm nghiệp theo đơn vị hành chớnh đến 2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 11. Dự bỏo đất lõm nghiệp chưa quy hoạch lõm nghiệp theo đơn vị hành chớnh đến 2020 (Trang 47)
Bảng 10. Dự bỏo đất lõm nghiệp quy hoạch bảo vệ và phỏt triển rừng theo đơn vị hành chớnh đến 2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 10. Dự bỏo đất lõm nghiệp quy hoạch bảo vệ và phỏt triển rừng theo đơn vị hành chớnh đến 2020 (Trang 47)
Bảng 13. Cỏc chỉ tiờu trong cụng tỏc bảo vệ và PTR, khai thỏc và chế biến - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 13. Cỏc chỉ tiờu trong cụng tỏc bảo vệ và PTR, khai thỏc và chế biến (Trang 50)
d Bảng tuyờn truyền BVR Bảng 15 312 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
d Bảng tuyờn truyền BVR Bảng 15 312 (Trang 51)
Bảng 16. Tiến độ khoỏn quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2013-2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 16. Tiến độ khoỏn quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2013-2020 (Trang 52)
Bảng 18. Tiến độ trồng rừng giai đoạn 2013-2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 18. Tiến độ trồng rừng giai đoạn 2013-2020 (Trang 53)
Bảng 17. Khối lượng trồng rừng trong thời kỳ quy hoạch - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 17. Khối lượng trồng rừng trong thời kỳ quy hoạch (Trang 53)
Bảng 19. Sản lượng khai thỏc gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2013-2020 - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 19. Sản lượng khai thỏc gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2013-2020 (Trang 55)
Bảng 20. Tổng hợp kinh phớ đầu tư theo giai đoạn - Thuyet minh: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Bảng 20. Tổng hợp kinh phớ đầu tư theo giai đoạn (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w