1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam và pháp luật của một số quốc gia ở đông nam á

22 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 333,97 KB

Nội dung

Các biện pháp chủ yếu thực thi quyền SHTT - Thực thi quyền SHTT thông qua biện pháp tư pháp: Việc thực thi quyền SHTT thông qua biện pháp tư pháp được xem xét trước hết và chủ yếu là ho

Trang 1

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số

quốc gia ở Đông Nam Á

Dương Đình Công

Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60

Người hướng dẫn: PGS TS Hoàng Phước Hiệp

Năm Bảo vệ: 2011

Abtract: Làm rõ những nội dung cơ bản về SHTT (Sở hữu trí tuệ), quyền

SHTT, thực thi quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan Tìm hiểu thực tiễn của việc thực thi quyền SHTT ở Việt Nam; thực tiễn thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về SHTT và việc thực thi quyền SHTT ở Việt Nam: đòi hỏi khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về SHTT và nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT, xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển và bảo vệ SHTT, hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, kiện toàn hệ thống các cơ quan nhà nước về SHTT,

In-đô-nê-Keywords: Pháp luật; Quyền sở hữu trí tuệ; Việt Nam; Đông Nam Á

Content

Sở hữu trí tuệ (SHTT) và thực thi quyền SHTT là một nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực Việc nhận thức tác động to lớn của tài sản trí tuệ và những lợi ích do việc có một

cơ chế hiệu quả nhằm bảo hộ quyền SHTT trở thành một hoạt động nổi bật của các quốc gia và các thiết chế quốc tế về bảo hộ quyền SHTT

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng khẳng định phát triển khoa học, công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh

và bền vững… “ Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học

và công nghệ Thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tập trung phát triển và khai thác tài sản trí tuệ”[9, 135] Tiếp tục thực hiện các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về chính trị, an ninh, kinh tế; chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh

Trong xu thế chung của thời đại Việt Nam đã ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của lĩnh vực SHTT cũng như bảo hộ quyền SHTT theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết Các quy định pháp luật Việt Nam về SHTT, thực thi quyền SHTT khá đầy

đủ và tương thích với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn

Trang 2

Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Luật quốc tế của mình

Luận văn được cấu trúc theo ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia ở Đông Nam Á

Chương 2: Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và

ở một số quốc gia Đông Nam Á

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỰC THI QUYỀN

SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ

QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm thực thi quyền SHTT 1.1.1 Khái niệm “tài sản trí tuệ”, quyền SHTT

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm “tài sản trí tuệ” và quyền SHTT

Từ rất lâu, tài sản trí tuệ đã hiện hữu trong đời sống và có ý nghĩa cũng như tác động to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người Tuỳ theo cách tiếp cận và ý chí nhà nước mà sự ghi nhận về tài sản trí tuệ có nhiều quan điểm không giống nhau Sản phẩm trí tuệ đã được nhà nước ghi nhận lần đầu tiên một cách có hệ thống trong đạo luật Venice năm 1474[12, 13] Năm 1883 và năm 1886 thế giới chứng kiến sự ra đời của hai công ước quốc tế về SHTT lần lượt là Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN và Công ước Berne về bảo hộ các sản phẩm văn học nghệ thuật Đây chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống các quyền liên quan đến tài sản trí tuệ

Mặc dù không có khái niệm trực tiếp và chính thống về tài sản trí tuệ nhưng chúng ta có thể định nghĩa quyền SHTT được hiểu là tập hợp các quyền đối với sản phẩm trí tuệ là thành quả lao động sáng tạo của con người hay uy tín kinh doanh của các chủ thể được pháp luật quy định bảo hộ Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước khác trên thế giới không đưa ra định nghĩa trực tiếp thế nào là SHTT mà chỉ định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại SHTT[15, 22]

Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới( WIPO) đưa ra khái niệm quyền SHTT theo hướng liệt kê các quyền và không giới hạn:

Quyền SHTT bao gồm các quyền liên quan tới: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Việc thực hiện biểu diễn nghệ thuật, phát minh, phát thanh, ghi âm, truyền hình; Các sáng chế trong lĩnh vực đời sống của con người; Các phát minh khoa học; Kiểu dáng công nghiệp; Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại

và chỉ dẫn thương mại; Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học

hay nghệ thuật

Hiệp định Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs/WTO) đưa ra 07 nhóm quyền sở hữu được bảo hộ, bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan; Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa; Nhãn hiệu hàng hóa; Sáng chế; Thiết kế bố trí( topography) mạch tích hợp; Thông tin bí mật; và Kiểu dáng công nghiệp

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tại chương 2 điều 2, điểm 3 định nghĩa về quyền SHTT bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương

Trang 3

trình đã được mã hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống thực vật

Luật SHTT Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) khoản 1, điểu 4 định nghĩa: quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng

Đặc điểm của quyền SHTT:

- Thứ nhất, quyền SHTT là quyền đối với những tài sản trí tuệ có tính sáng tạo

- Thứ hai, do tài sản trí tuệ mang thuộc tính “vô hình” nên việc bảo hộ tài sản này chỉ mang tính tương đối

- Thứ ba, phần lớn quyền SHTT được pháp luật bảo hộ trong một thời hạn nhất định

- Thứ tư, tài sản trí tuệ mang thuộc tính “ tích lũy”

1.1.1.2 Phân loại quyền SHTT

Quyền SHTT được phân thành ba nhóm chính: quyền tác giả và quyền liên quan; quyền SHCN; quyền đối với giống cây trồng

1.1.2 Khái niệm thực thi quyền SHTT

1.1.2.1 Định nghĩa thực thi quyền SHTT

Trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ, chính thức về thực thi quyền SHTT Thực thi trong Tiếng Anh (Enforcement) nghĩa là bắt tuân theo pháp luật [34, 209] “Enforcement” có gốc Tiếng Anh là “force” với nghĩa dùng sức mạnh (quyền lực nhà nước) bắt làm đúng quy định Thuật ngữ này có nghĩa buộc mọi người phải tuân theo một luật lệ để làm cho chúng có hiệu lực; là sự thi hành nghiêm ngặt một luật lệ và được bảo đảm bằng các biện pháp chế tài

Khái niệm thực thi quyền SHTT gần với khái niệm thực hiện pháp luật về SHTT và khái niệm thi hành (chấp hành) pháp luật về SHTT nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau

Thực hiện (implementation) có nghĩa là tự nguyện, tận tâm làm theo đúng quy định [34, 441]; là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy tắc xử sự chứa đựng trong các quy phạm pháp luật SHTT trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chể thể pháp luật

Thi hành (execution) có nghĩa tự mình phải làm theo lẽ phải [34, 306]; là việc các chủ thể trong quan hệ pháp luật về SHTT thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình trong những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu bằng hành động tích cực

TRIPs sử dụng thuật ngữ enforcement of intellectual property rights với nghĩa thực thi

1.1.2.2 Nguyên tắc, biện pháp thực thi quyền SHTT chủ yếu

a Nguyên tắc thực thi quyền SHTT

- Nguyên tắc hiện đại, khoa học

- Nguyên tắc hiệu quả

- Nguyên tắc đúng đắn và công bằng

- Nguyên tắc minh bạch và không quá tốn kém

- Nguyên tắc cân bằng lợi ích

b Các biện pháp chủ yếu thực thi quyền SHTT

- Thực thi quyền SHTT thông qua biện pháp tư pháp: Việc thực thi quyền SHTT thông qua biện pháp tư pháp được xem xét trước hết và chủ yếu là hoạt động của tòa án và các cơ quan tư pháp khác theo thủ tục TTDS, TTHS và tố tụng hành chính

Trang 4

- Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của các cơ quan hành chính: Trong hoạt động thực thi quyền SHTT, các cơ quan hành chính thực hiện các chức năng chủ yếu: xử lý vi phạm hành chính về quyền SHTT; giải quyết các khiếu nại hành chính, thực thi quyền SHTT ở nội địa và hoạt động kiểm soát thực thi quyền SHTT tại biên giới

- Các biện pháp tạm thời: Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng phổ biến nhất là lệnh điều tra trước khi xét xử

và lệnh Mareva

1.2 Cơ chế thực thi quyền SHTT theo quy định của pháp luật Việt Nam

và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á

Cơ chế thực thi quyền SHTT về tổng thể là cơ chế vận hành chính xác dựa trên các nguyên tắc, phương thức, trình tự, thủ tục thực thi quyền SHTT và các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực quyền SHTT nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể hưởng quyền SHTT; lợi ích nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế, duy trì trật tự, kỉ cương xã hội [8, 54] Ngoài các bộ phận cấu thành cơ chế nêu trên, trong luận văn này, cơ chế thực thi quyền SHTT được tập trung xem xét dưới các góc độ về: thể chế thực thi quyền SHTT; thiết chế thực thi quyền SHTT; yếu tố con người trong quá trình thực thi quyền SHTT và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố cấu thành cơ chế thực thi quyền SHTT

1.2.1 Các quy định về thể chế thực thi quyền SHTT

Thể chế ở đây ý nói là hệ thống các văn bản quy phạm do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hoặc tổ chức ban hành nhằm quản lý các mặt của đời sống xã hội, buộc mọi người, tổ chức phải tuân theo [35, 320] Thể chế thực thi quyền SHTT là hệ thống các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề về thực thi quyền SHTT

1.2.1.1 Thể chế thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Việc xây dựng thể chế thực thi quyền SHTT đã được Đảng và nhà nước xác định từ rất sớm Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 90 của thế kỷ

XX, hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề hài hòa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc

tế, hoàn thiện về thể chế là đòi hỏi hàng đầu Thể chế thực thi quyền SHTT ở Việt Nam được đánh dấu bằng việc Quốc hội Việt Nam ban hành BLDS năm 1995 với 61 điều luật quy định liên quan đến quyền SHTT và chuyển giao công nghệ Đặc biệt ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật SHTT (có hiệu lực ngày 01/7/2006) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật SHTT ngày 19/6/2009 đã đánh dấu bước tiến dài trong việc xây dựng thể chế thực thi quyền SHTT ở Việt Nam Cùng với đó, một loạt các Nghị định cũng đã được Chính phủ ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định của luật SHTT

1.2.1.2 Thể chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai –xi-a, Xin-ga-po

và Thái Lan

- Thể chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a[65]

SHTT và quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a là một lĩnh vực kém phát triển so với các lĩnh vực pháp luật khác trong những thập niên sau khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1945 Đầu những năm 90 của thế kỷ 20 luật SHTT đã trở thành lĩnh vực pháp lý phát triển nhanh nhất ở In-đô-nê-xi-a và chính phủ In-đô-nê-xi-a đã thực hiện các cải cách lập pháp lớn trong lĩnh vực này[40]

Với Hiệp định TRIPs, chính phủ In-đô-nê-xi-a đã cải cách luật SHTT của quốc gia bằng cách sửa đổi các quy chế hiện hành In-đô-nê-xi-a đã ban hành hầu hết các luật điều chỉnh lĩnh vực SHTT và thực thi quyền SHTT In-đô-nê-xi-a cũng đã kí kết các thỏa thuận song phương về bảo hộ quyền tác giả với một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Australia và các nước EU, … Như vậy có thể thấy rằng với việc phê

Trang 5

chuẩn Hiệp định TRIPs/WTO, chính phủ In-đô-nê-xi-a đã có những thay đổi quan trọng về mặt lập pháp và thể chế để cải thiện và thúc đẩy hoạt động thực thi quyền SHTT hiệu quả hơn

- Thể chế thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a[67]

Hệ thống pháp luật Ma-lai-xi-a là sự hòa hợp giữa những đặc điểm của hệ thống Thông luật của Anh và những điều chỉnh cụ thể phù hợp với đặc điểm của đất nước Ma-lai-xi-a Cơ quan lập pháp của nước này ban hành một loạt các luật, đạo luật điều chỉnh các đối tượng liên quan đến tài sản trí tuệ phù hợp với thực tế địa phương

và các điều ước quốc tế mà Ma-lai-xi-a kí kết, tham gia Ma-lai-xi-a cũng đã xây dựng một Chính sách quốc gia về SHTT Chính phủ Ma-lai-xi-a cam kết cung cấp bảo vệ đầy đủ cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước Hệ thống luật pháp về SHTT của Ma-lai-xi-a phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

- Thể chế thực thi quyền SHTT ở Xin – ga – po[69]

Hệ thống pháp luật SHTT của Xin – ga - po được xây dựng toàn diện và phù hợp với các tiêu chuẩn của TRIPs từ năm 1999 Xin – ga - po đã ban hành hầu hết các luật điều chỉnh các đối tượng của quyền tác giả, quyền kề cận, đối tượng quyền SHCN

và giống cây trồng mới Các quy chế, quy định cũng được chính phủ nước này ban hành để điều chỉnh các lĩnh vực SHTT liên quan

Song song với điều đó, chính sách quốc gia về SHTT được quốc gia này triển khai với việc nâng cao năng lực thể chế và hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật

đã mang lại những kết quả rõ rệt Xin – ga - po nhiều năm liên tiếp là quốc gia hàng đầu Châu Á về thực thi quyền SHTT theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới

- Thể chế thực thi quyền SHTT ở Thái Lan[71]

Cũng như tình trạng chung của các nước trong khu vực, chính sách pháp luật

và hoạt động thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Thái Lan vẫn bị đánh giá là yếu kém Trong những năm qua hoạt động lập pháp, xây dựng thể chế về thực thi quyền SHTT ở quốc gia này đã có những bước cải thiện đáng kể

Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật của Thái Lan đã sớm có các quy định

về quyền sở hữu nói chung, quyền SHTT và thực thi quyền SHTT nói riêng Chính phủ Thái Lan cũng đã xây dựng nhiều đề án về mặt lập pháp được xem là tích cực nhất trong khu vực Đông Nam Á nhằm tạo thuận lợi cho những nỗ lực thực thi pháp luật Thái Lan cũng là quốc gia tham gia hơn 20 công ước, hiệp ước quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về SHTT và thực thi quyền SHTT

1.2.2 Các quy định về thiết chế thực thi quyền SHTT

Thiết chế ở đây ý nói là hệ thống bộ máy các cơ quan, tổ chức( hệ thống bộ máy nhà nước là trung tâm) được thiết lập trên cơ sở một thể chế nhất định nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quản lý mọi hoạt động của xã hội theo mục tiêu, yêu cầu của giai cấp thống trị đề ra [35, 323] Thiết chế thực thi quyền SHTT chính là các cơ quan, tổ chức được thiết lập nhằm thực thi các vấn đề liên quan đến quyền SHTT

Pháp luật Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, TháiLan đều có các quy định cụ thể về các thiết chế thực thi này

1.2.2.1 Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc thực thi quyền SHTT thuộc nhiệm vụ của nhiều cơ quan, bao gồm: Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Bản quyền tác giả( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền[23, 173,174]

1.2.2.2 Thiết chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po

và Thái Lan

Trang 6

* Thiết chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a [66]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a thuộc thẩm quyền của nhiều

cơ quan khác nhau: Tổng cục SHTT( DGIPR), Cảnh sát quốc gia, tòa án, hải quan

- Thiết chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Ma-lai-xi-a [68]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm: Tổng công ty SHTT (MyIPO), Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước, Cảnh sát, Tòa án SHTT và hải quan quốc gia

- Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po[70]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po thuộc nhiệm vụ của nhiều cơ quan khác nhau của chính phủ: Văn phòng SHTT Xin-ga-po (IPO), Chi nhánh sở hữu trí tuệ thuộc Lực lượng cảnh sát Xin-ga-po (IPRB), Lực lượng Hải quan, Tòa án…

- Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Thái Lan[72]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở Thái Lan thuộc nhiệm vụ của nhiều cơ quan khác nhau: Cục SHTT Thái Lan; Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan; Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế( CIPIT); Hải quan Hoàng gia Thái Lan

1.2.3 Yếu tố con người trong quá trình thực thi quyền SHTT

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng quy định của luật pháp dù có hoàn thiện và ngày càng tiệm cận gần với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội mà không có một bộ máy thực thi với những con người thực thi có năng lực thì quy định đó cũng không thể phát huy được hiệu quả điều chỉnh của nó

Trong thời đại ngày nay, gần như bất kỳ quốc gia nào, dù ở trình độ phát triển cao hay thấp đều đặt yếu tố con người lên hàng đầu trong hoạt động thực thi quyền

Chiến lược SHTT quốc gia và chương trình hợp tác về SHTT của các nước ASEAN đều đề cao hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và hợp tác đào tạo nguồn lực thi hành pháp luật về SHTT

1.2.4 Mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành cơ chế thực thi quyền SHTT

Trong cơ chế thực thi quyền SHTT thì các yếu tố thể chế, thiết chế, con người đều có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời, yếu tố trước làm tiền đề cho yếu tố sau và yếu tố sau bổ sung để hoàn thiện yếu tố trước

1.3 Cơ chế giải quyết các tranh chấp về SHTT

Trên cơ sở yêu cầu thực thi quyền SHTT theo hiệp định TRIPs, các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của quốc gia mình Về cơ bản, giải quyết tranh chấp về SHTT có các cơ chế sau: cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán (bao gồm tố tụng tòa án và trọng tài); cơ chế giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán (tham vấn, môi giới, trung gian hòa giải) và các cơ chế giải quyết khác Trong phần này chủ yếu trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán

1.3.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định các cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền SHTT khá phong phú, phù hợp với thực tiễn quốc tế từ cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài con đường tài phán (thương lượng, hòa giải…) đến cơ chế tài phán ( theo thủ tục tố tụng tại TAND, trọng tài…)

1.3.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật In-đô-nê-xi-a[66] Việc giải quyết tranh chấp ở In-đô-nê-xi-a được tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau: giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải và các biện pháp giải quyết tranh chấp khác

Trang 7

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật Ma-lai-xi-a[68]

Các tranh chấp về SHTT ở Ma-lai-xi-a được giải quyết bằng các biện pháp kiện dân sự, biện pháp hình sự, hành chính và các biện pháp giải quyết tranh chấp khác

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật Xin-ga-po[70]

Các tranh chấp về quyền SHTT được giải quyết bằng các biện pháp kiện dân

sự, biện pháp hình sự và hành chính

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật Thái Lan[72]

Thái Lan duy trì một hệ thống các cơ quan và các biện pháp giải quyết tranh chấp đa dạng bao gồm hòa giải và trọng tài thuộc thẩm quyền của DIP và các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng kiện dân sự, hình sự

* Cùng với các cơ chế giải quyết tranh chấp nêu trên thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và trung gian hòa giải đều là phương thức giải quyết tranh chấp cho hiệu quả cao

1.4 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực thi quyền SHTT trong hoàn thiện pháp luật và phát triển kinh tế quốc gia

1.4.1 Vị trí của quy định về thực thi quyền SHTT trong hệ thống pháp luật quốc gia

Vị trí của chế định về thực thi quyền SHTT trong hệ thống pháp luật của các quốc gia là không giống nhau

Theo pháp luật Việt Nam chế định thực thi quyền SHTT được quy định ở nhiều các văn bản luật và văn bản dưới luật

Quy định thực thi quyền SHTT trong hệ thống pháp luật, bên cạnh việc quy định khá đầy đủ các nội dung của quyền SHTT thì luật của các quốc gia In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan đều quy định khá chi tiết, cụ thể về hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan có thẩm quyền trong các luật chuyên ngành điều chỉnh các đối tượng cụ thể của quyền SHTT và các quy chế hoạt động của các cơ quan thực thi

1.4.2 Ý nghĩa của việc thực thi quyền SHTT trong hoàn thiện pháp luật

và phát triển kinh tế quốc gia

Việc thực thi quyền SHTT hiệu quả là tiền đề quan trọng để hệ thống quy phạm pháp luật về SHTT không ngừng được bổ sung, hoàn thiện dần tiệm cận và tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế

Hoạt động thực thi quyền SHTT hiệu quả góp phần kích thích nền kinh tế sáng tạo là nhân tố đem lại sự tăng trưởng kinh tế không chỉ cho chủ thể sở hữu mà còn cho toàn xã hội SHTT là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia Việc tuân thủ hệ thống quản lý SHTT là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế[28]

Kết luận: SHTT và thực thi quyền SHTT ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế không chỉ ở các nước phát triển cả ở các nước đang và kém phát triển Ngoại trừ Xin-ga-po đã có một hệ thống pháp luật và hệ thống thực thi quyền SHTT tương đối hoàn thiện, hoạt động khá hiệu quả thì In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Việt Nam đều đang có những nỗ lực đáng kể nhằm hoàn thiện về mặt lập pháp và thể chế, tăng cường năng lực thực thi quyền SHTT Dựa trên nền tảng các nội dung bảo hộ tối thiểu do TRIPs đặt ra, hệ thống pháp luật của các quốc gia này không ngừng được sửa đổi, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thực thi quyền SHTT

Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ở VIỆT NAM VÀ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Trang 8

2.1 Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam về SHTT và thực thi quyền SHTT tương đối đầy

đủ, hoàn thiện so với yêu cầu của TRIPs/WTO.Về cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHTT Trong luật

tố tụng, pháp luật có các quy định cụ thể về các biện pháp thực thi chủ yếu theo các thủ tục hình sự, dân sự, hành chính và bảo đảm cho các bên có liên quan có quyền tiếp cận dễ dàng theo yêu cầu tối thiểu của hiệp định TRIPs

Thực tiễn cho thấy thực thi quyền SHTT của Việt Nam được đánh giá là một trong những khâu yếu nhất Tình trạng chủ sở hữu quyền, doanh nghiệp và đa số người dân chưa hiểu biết về SHTT là phổ biến Hoạt động xác lập quyền, hành vi xâm phạm quyền SHTT

và hoạt động ngăn chặn, xử lý vi phạm quyền SHTT còn nhiều bất cập Ý thức tuân thủ pháp luật SHTT của người dân còn thấp

2.1.2 Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

2.1.2.1 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

Hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan hành chính được xem xét chỉ bao gồm: hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT và hoạt động phát hiện, xử lý vi phạm quyền SHT

* Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT: Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT tập trung chủ yếu vào hoạt động của Cục Bản quyền tác giả và Cục SHTT

Theo số liệu thống kê của Cục kể từ năm 1986 đến nay Cục đã tiếp nhận và cấp trên 20.000 giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho các chủ sở hữu quyền

Hoạt động trọng tâm của Cục SHTT là xác lập quyền SHCN Nếu năm 2005

số lượng đơn nộp tại Cục SHTT là 21.548 đơn thì năm 2010 tăng lên 62.104 đơn các loại

Qua số liệu báo cáo về hoạt động SHTT của Cục SHTT trong giai đoạn 2005-

2010 có thể thấy rằng hoạt động tiếp nhận đơn, xử lý cũng như cấp Văn bằng bảo hộ của Cục SHTT là khá lớn

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT: Trước thực tế tình hình xâm phạm quyền SHTT ngày càng có dấu hiệu phổ biến, mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền SHTT ngày càng có dấu hiệu gia tăng[8, 127] thì hoạt động của các cơ quan công an, thanh tra chuyên ngành về SHTT, quản lý thị trường trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp xâm phạm quyền tác giả, quyền SHCN có ý nghĩa quan trọng

Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1.092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả

Trong năm 2009, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh

tế và chức vụ cũng đã điều tra, phát hiện và bắt giữ 76 vụ; khởi tố nhiều đối tượng có các hành vi sản xuất, buôn bán các hàng hóa giả mạo SHTT

2.1.2.2 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án

Hoạt động của cơ quan tư pháp trong bảo đảm thực thi quyền SHTT ở Việt Nam thuộc nhiều cơ quan khác nhau Ở đây chỉ xem xét hoạt động của cơ quan tòa án trong thụ lý, xét xử các vụ, việc liên quan đến tài sản trí tuệ theo các thủ tục hình sự,

dân sự và hành chính mà cơ bản nhất vẫn là xét xử theo thủ tục dân sự

Từ năm 2000 đến 2005, toàn ngành tòa án đã thụ lý 93 vụ tranh chấp về SHTT:

đã giải quyết 61 vụ (16 vụ đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc rút đơn kiện; 12 vụ hòa giải thành;

Trang 9

đưa ra xét xử 33 vụ) Từ năm 2006 đến năm 2009, toàn ngành đã thụ lý 108 vụ tranh chấp quyền SHTT; trong đó: đã giải quyết 57 vụ( chuyển hồ sơ 4 vụ, đình chỉ 16 vụ; công nhận

sự thỏa thuận 11, đã xét xử 25) Như vậy, số liệu giai đoạn 2006 đến 2009 cho thấy mặc

dù luật SHTT đã được ban hành và có hiệu lực nhưng tình hình giải quyết các tranh chấp của TAND các cấp không có nhiều chuyển biến

Nguyên nhân: Thứ nhất, người dân còn mang nặng tâm lý ngại ra tòa Thứ hai, một số đối tượng quyền SHTT thuộc lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến bí mật kinh doanh, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cũng là một cản trở chủ sở hữu quyền tìm đến tòa án Thứ ba, các vụ việc liên quan đến SHTT rất phức tạp và nhiều trường hợp phải kéo dài thời gian thụ lý, giải quyết Thứ tư, việc thiếu các thẩm phán có đủ năng lực và trình độ chuyên sâu về SHTT đã làm cản trở hoạt động xét xử của tòa án Thứ năm, tình trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự

2.1.2.3 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm

2005 và Luật SHTT, cơ quan Hải quan có quyền thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa XNK liên quan đến bảo hộ quyền SHTT Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, cơ sở pháp lý và quy định trình tự, thủ tục về bảo hộ quyền SHTT tại biên giới

đã tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, hoạt động thực thi quyền SHTT thông qua kiểm soát biên giới của hải quan trong thời gian qua vẫn tồn tại những hạn chế nhất định

2.1.2.4 Các hoạt động thực thi quyền SHTT khác

* Bên cạnh hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan hành chính, tư pháp, hải quan thì các hoạt động thực thi khác, bao gồm: hoạt động phối hợp giữa các

cơ quan thực thi và công chúng, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT

Thứ nhất, về hoạt động quản lý, xác lập quyền SHTT

Thứ hai, hoạt động phát hiện, ngăn chặn, xử lý và hoạt động phối hợp giữa các

cơ quan thực thi pháp luật

Thứ ba, về hoạt động của tòa án

Thứ tư, hoạt động kiểm soát biên giới

2.2 Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a

2.2.1 Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở nê-xi-a [66]

In-đô-Hệ thống pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ của In-đô-nê-xi-a từng bước được hoàn thiện và dần tương thích với các nghĩa vụ TRIPs đề ra In-đô-nê-xi-a cũng sớm xây dựng Chính sách quốc gia về SHTT (IPNP)

Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật về SHTT nhưng nhìn chung tình trạng vi phạm quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a vẫn là vấn đề nóng và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế cũng như hình ảnh của đất nước đối với thế giới

2.2.2 Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a 2.2.2.1 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

* Hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHTT: Tổng cục SHTT( DGIPR) nê-xi-a là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng đăng ký các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, và quyền sở hữu công nghiệp Theo thống kê của DGIPR thì số lượng

Trang 10

In-đô-đăng ký về ứng dụng nhãn hiệu thương mại và Nhãn hiệu dịch vụ từ 2000-2009 đã liên tục tăng

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của mình thì việc thực thi quyền SHTT của DGIPR thuộc nhiệm vụ của các điều tra viên( CSI/PPNS)

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT

- Nhóm đặc trách quốc gia về SHTT: Trong năm 2006 Nhóm Đặc trách quốc gia về SHTT được thành lập theo nghị định của tổng thống để thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a Đội đặc nhiệm này là một cơ thể đa ngành, gồm đại diện từ các Bộ khác nhau

- Lực lượng cảnh sát: Cảnh sát In-đô-nê-xi-a đã có những tiến bộ đáng kể, đặc

biệt liên quan đến đĩa quang Tuy nhiên hầu hết các hành động của cảnh sát chỉ giới hạn trong việc giải quyết vi phạm bản quyền và các hình phạt được quy định trong luật là không đáng kể và không ngăn chặn xâm phạm

2.2.2.2 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp SHTT thuộc thẩm quyền của tòa án thương mại Hiện tại, In-đô-nê-xi-a có 5 tòa án thương mại được thành lập: tòa án thương mại trung ương Jakata, tòa án thương mại Semarang, tòa án thương mại Surabaya, tòa án thương mại Medan và tòa án thương mại Makasar

Hoạt động của tòa án trong việc giải quyết các trường hợp xâm phạm quyền SHTT là không hiệu quả Rất ít trong hàng trăm báo cáo vi phạm bản quyền của lực lượng cảnh sát được đưa ra trước tòa án Hơn nữa, có sự thiếu minh bạch về các trường hợp và kết quả vụ án; tiền phạt rất thấp và không có tính ngăn chặn[52, 50]

2.2.2.3 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động của hải

quan[42]

Theo luật Hải quan(luật số 10/1995, sửa đổi theo luật số 17 năm 2006), lực lượng hải quan In-đô-nê-xi-a có thẩm quyền để thực thi quyền SHTT(IPR) bằng biện pháp kiểm soát biên giới

Các biện pháp biên giới đặc biệt đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT khác( như vi phạm bằng sáng chế, quyền đối với giống cây trồng, thiết

kế bố trí, chỉ dẫn địa lý …) được thực hiện theo quy chế của Chính phủ

2.2.3 Những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở nê-xi-a [40]

In-đô Thứ nhất, trong cơ chế thực thi quyền SHTT thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

- Thứ hai, nhìn chung cán bộ thực thi trong các cơ quan thực thi quyền SHTT còn thiếu kiến thức và nhận thức giá trị của quyền SHTT

- Thứ ba, ngân sách hạn chế cho công tác phổ biến, thi hành và cơ sở hạ tầng cho hoạt động thực thi cũng làm hạn chế năng lực thực thi của cán bộ và cơ quan hữu quan

- Cuối cùng, điều kiện xã hội và văn hóa của In-đô-nê-xi-a gây nhiều cản trở cho hoạt động thực thi

2.3 Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a

2.3.1 Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở xi-a [67]

Ma-lai-Hệ thống pháp luật Ma –lai –xi –a dựa trên cơ sở truyền thống pháp luật án lệ( common law) Trong thời gian qua chính phủ Ma- lai-xi- a đã có những nỗ lực đáng

kể trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT Nhìn chung hệ thống pháp luật Ma-lai- xi- a về SHTT cơ bản tương thích, phù hợp với các yêu cầu của TRIPs/WTO

2.3.2 Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a

Trang 11

2.3.2.1 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

* Hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHTT: Văn phòng SHTT Ma-lai- xi- a (MyIPO) thuộc Bộ thương mại và tiêu dùng trong nước là cơ quan có chức năng: Đảm bảo các quy định của pháp luật về SHTT được quản lý và thực thi phù hợp; cung cấp dịch vụ, lệ phí và các khoản phí khác theo quy định của pháp luật SHTT…Trong giai đoạn 2006 -2010 MyIPO đã cấp 21.620 Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế; 98.362 nhãn hiệu thương mại và 8.150 kiểu dáng công nghiệp được đăng ký

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT:- Bộ phận thực thi của Bộ Thương mại và tiêu dùng trong nước: Theo đạo luật Bản quyền, Đội ngũ cán bộ của MDTCC được bổ nhiệm để thi hành đạo Luật và được trao quyền để vào cơ sở bị nghi là

có dấu hiệu sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền SHTT Năm 2009, MDTCC đã xử lý 409 trường hợp liên quan đến hàng giả, 902 trường hợp liên quan đến bản quyền và 4.130 trường hợp về bí mật kinh doanh [49,27]

MDTCC thường xuyên phối hợp với các cơ quan chính phủ như cảnh sát, hải quan, tổng chưởng lý, MyIPO để tiến hành các hoạt động thực thi quyền SHTT trọng tâm

2.3.2.2 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án [50]

Tháng 7/2007, tòa án về SHTT được thành lập tại 15 bang để xét xử các trường hợp liên quan đến SHTT và 06 tòa án cấp cao tại các bang: Kuala Lumpur, Selangor, Johor, Perak, Sabah và Sarawak để xem xét các trường hợp vi phạm quyền SHTT

Trong năm 2005 tòa án Ma-lai- xi- a chỉ giải quyết được 14% các trường hợp liên quan đến SHTT do tòa thụ lý Khi tòa án SHTT được thành lập số vụ án do tòa này giải quyết đã tăng lên khoảng 70% Sự ra đời của tòa án SHTT ở Ma-lai- xi- a là một cột mốc quan trọng phản ánh những nỗ lực trong việc cải thiện tình hình thực thi quyền SHTT, góp phần giáo dục công chúng tôn trọng quyền SHTT, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2.3.2.3 Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan [42]

Lực lượng hải quan hoàng gia Malaysia là cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền SHTT bằng việc tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thương mại theo quy định tại phần thứ XIVA( điều 70C- 70P) của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa 1976 (đã được sửa đổi bởi Đạo luật A1138 năm 2002) về các biện pháp kiểm soát biên giới

Cùng với việc thiết lập các cơ quan thực thi quyền SHTT ở nội địa thì việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thực thi tại biên giới của cơ quan hải quan cũng là những nỗ lực đáng kể của chính phủ Tuy nhiên, tình trạng thiếu cán bộ hải quan được đào tạo chuyên sâu về SHTT là trở ngại làm giảm hiệu quả hoạt động của lực lượng này

Thực tế các hoạt động thực thi nói chung và kiểm soát biên giới nói riêng thường dựa trên cơ sở khiếu nại của chủ sở hữu quyền hoặc người có quyền lợi liên quan Một nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động thực thi của cơ quan hải quan là không phải lúc nào chủ thể quyền cũng đều có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan này

2.3.3 Những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở xi-a [49, 28, 29]

Ma-lai-Thứ nhất, mặc dù tòa án SHTT đã được thành lập năm 2007, tuy nhiên đương

sự vẫn gặp phải sự chậm trễ quá mức trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc Trình

độ của thẩm phán và tính phức tạp của tranh chấp về SHTT đã gây nên tình trạng kéo dài thời gian giải quyết

Thứ hai, trong nhiều trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để truy tố vụ án tại tòa án (như nhân chứng chuyên môn hoặc hỗ trợ chuyên nghiệp để tạo thuận lợi cho việc truy tố)

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w