1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH các BIỆN PHÁP xử lý HÀNH VI xâm PHẠM QUYỀN sở hữu TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

66 220 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA LUAT BO MON LUAT TU PHAP LUAN VAN TOT NGHIEP - LUAT KHOA 31 (2005 — 2009)

CAC BIEN PHAP XU LY HANH VI

XAM PHAM QUYEN SO HUU TRI TUE THEO PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Tuyên Đỉnh Bích Phượng

MSSV: B060285

Lớp: Luật Hành chính-K31

> Can Tho, 4/2009 <

Trang 3

P90 0087107 1

1 Tính cấp thiết của để tài G-G- 111991 1191515111 1111111111111 111gr ryg 1 2 Mục tiêu nghiên cứu để tải - S991 E111 8111151511111 re rkri 1 3 Phạm vi nghiên cứu để tải - - x31 EEEE9EEEEEEE5E E111 xxx 2 4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - << << << c1 1 311111333311111115 1188853111111 11 krrrrrre 2 5 Kết cầu của để tài s1 151111 111111121511 111101151111 111111111 1111111111 2 0710/9)1050 5 2

NHẬN THỨC CHUNG VÉ QUYÉN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, .- 5 3 1.1 Lịch sử hình thành quyên sở hữu trí tuệ + << SE cxevcxd 3 1.1.1 Sự phát triển của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới 4

1.1.2 Sự phát triển của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 5

1.2 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ ¿+ << cxcvcxd 8 1.2.1 Khái niệm quyén sO hitu tri tué occ cccccccececcscececssssevscssssevevssstssessveteeeees 8 1.2.2 Các đối tượng cla quyén sO hitu tri tue vec ceeesssesesessseeeseteestseeeeteeeees 9 1.2.3 Phân biệt quyên sở hữu trí tuệ so với các quyền sở hữu đôi với các tài sản hữu hình khác - - << +2 1111111111331 1 1111911 ng 11 1.3 Các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ ¿+ s22 +E+E£x+v+Eexd 12 1.3.1 Các căn cứ xác định hành vi xâm phạm . 5-5555 <<<+<<<++++2 12 1.3.2 Các hành vi cụ thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật VIỆt Nam - LLc c G1 TS nh vết 12 1.4 Sự cần thiết phải có các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ 21 01109) 10201535 22

CÁC BIỆN PHÁP XỨ LÝ HÀNH VI XÂM PHAM QUYEN SO HUU TRI TUE THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM HIỆN NAY 22

2.1 Xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ băng biện pháp hành chính 22

2.2 Xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ biện pháp dân sự 23

2.2.1 Chủ thể khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 24

2.2.2 Thâm quyên xét xử của Tòa án trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ 25

Trang 4

2.3.2 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam hiện hành - - - 1 066111010101 111110303 191911000 1n cớ 38

2.3.3 Vấn đề quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả trong Bộ luật Hình sự

và Luật Sở hữu trí tUỆ - EE c2 E111 1SE vn HH nh ret 41

010/9) 10.055 44

THỰC TRẠNG XAM PHAM QUYÈN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ NHỮNG KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ BẢO VỆ QUYN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở

in 44 3.1 Thực trạng xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ ở Việt Nam . s5: 5-5¿ 44

3.1.1 Thực tiễn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay tại Việt Nam 44

3.1.2 Nguyên nhân của thực trạng giải quyết xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ bang

các biện pháp dân sự hành chính, hình sự: . -<<<<<<<<+sss+++2 46

3.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyên sở hữu trí

QUAN eee ae 52

3.2.2 Xây dựng bộ phận quản lý tài sản vô hình trong doanh nghiệp 53 3.2.3 Phát huy vai trò của các tổ chức chuyên môn, trường và trung tâm đào tạo

VỀ Sở hữu trÍ tUỆ -©5:5+ 2t x2 221221211211211121121111121111211111111211 1111 xe 54

3.2.4 Tăng cường nhận thức của người dân về quyên sở hữu trí tuệ 54

3.2.5 Van để xây dựng Tòa Sở hữu trí tuệ - - 66t +EsEeEsEsEseeesree 55

3.2.6 Chủ văn băng bảo hộ cần nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo

hộ quyền sở hữu công nghiệp - ¿k3 EEEEEESESEEEEESESESEkEkrkrkrererees 56 3.2.7 Phát huy vai trò của hệ thống các tô chức nghề nghiệp, hiệp hội 56 3.2.8 Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ 57

3.2.9 Cần xét xử vi phạm sở hữu trí tuệ tại Tòa dân sự . - - - scscscscse 58 3.2.10 Sửa đơi, hồn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về xâm phạm quyển

SỞ hữu trÍ TUỆ - CC 1 0111 ST vết 59

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển của nên kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ ngày cảng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong những năm qua đang từng bước phát triển không

ngừng cho phù hợp với hệ thống pháp luật thế giới về sở hữu trí tuệ Các văn bản pháp

luật về sở hữu trí tuệ ngày càng được ban hành nhiều hơn, quy định từng bước sửa đổi, bồ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu và đòi hỏi của hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ Các đối tượng bảo hộ ngày một mở rộng hơn, nhìn chung đã bảo hộ đây đủ các đối tượng theo yêu câu và đòi hỏi của pháp luật quốc tế, bước đầu tạo khung pháp lý cơ bản để thực hiện vững chắc những quy định của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu

trí tuệ Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ còn là lĩnh vực mới mẻ, xa lạ với đa số bộ phận tầng

lớp nhân dân Hơn nữa, do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội

nhập các quan hệ kinh tế còn chưa ôn định, các văn bản pháp luật chỉ mới được ban

hành trong những năm gần đây còn nhiều thiếu sót Thêm vào đó, nhận thức về pháp

luật của người tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến việc xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ

diễn ra ngày càng phố biến

Hiện nay tình trạng xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ đang phát triển theo chiều hướng đa dạng và phức tạp, tăng về số lượng và nâng cao vẻ tính chất, quy mô, công nghệ Để tạo điều kiện góp phân thúc đây nên kinh tế phát triển, giảm bớt các vụ việc vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong hoạt động sở hữu trí tuệ, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ là nhu cầu cần thiết và hoàn toàn phù hợp Đó là lý do người viết chọn để tài “Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Người viết chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng qua quá trình tìm hiểu các quy định hiện hành về việc xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ cũng như

thực tiễn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam Trên cơ sở đó tìm ra nguyên

nhân của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Từ đó, người viết đưa ra một số đề xuất để kịp thời giải quyết những khó khăn hiện tại và hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu tìm hiều thực tiên về vần đê xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ

Trang 6

sẽ hoàn thiện hơn nữa kiến thức cho bản thân và tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho cong tac sau nay

3 Phạm vỉ nghiên cứu đề tài

Lĩnh vực quyên sở hữu trí tuệ nói chung cũng như các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ nói riêng là tương đối rộng Với thời gian hạn hẹp, người viết chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp xử lý dân sự, hình sự khi có hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, người viết kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng Chủ nghĩa Mác — Lênin, phương pháp phân tích — thông kê, kết hợp lý luận với

thực tiễn, suy luận, so sánh, đánh giá sẽ được phối hợp sử dụng để tạo nên tính logic

và trình bày có hiệu quả đề tai nay

5 Kết cầu của đề tài

Để trình bày đề tài một cách mach lạc, kết câu của luận văn được chia làm 3

chương:

Chương 1: Nhận thức chung về quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi xâm phạm quyền

sở hữu trí tuệ

Chương 2: Xử lý hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự và hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Chương 3: Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1

NHAN THUC CHUNG VE QUYEN SO HUU TRI TUỆ

1.1 Lịch sử hình thành quyền sở hữu trí tuệ

Những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ra đời từ rất lâu trong lịch sử loài người Chúng thể hiện trong những thành quả mà nhân loại đã đạt được trong suốt quá trình phát triển của mình Nhìn vào những thành quả đó, người ta có thể nhận thấy giá trị to lớn mà những đối tượng của quyên sở hữu trí tuệ mang lại cho con người Chúng

trở thành nền tảng cơ bản, nỗi tiếp nhau bảo đảm cho sự tôn tại và phát triển của xã hội

loài người Tuy nhiên, trong thời gian dài, chúng bị xem là những công cụ, phương

tiện tất yếu pho bién phuc vu cho cudc song và được xem là tài sản chung của xã hội

Vì vậy, những người tạo ra những đối tượng đó không được đảm bảo về quyên lợi Từ những đòi hỏi của những người này, vào năm 1474, chính quyền Céng hoa Venice (một phân thuộc nước Y ngày nay) đã ban hành Luật bảo vệ quyền của những nhà phát minh Luật này xây dựng những nội dung cơ bản như về điều kiện, thủ tục bảo hộ thời

hạn bảo hộ Mục đích của việc bảo hộ không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ sở

hữu phát minh mà còn buộc người năm giữ đối tượng là phát minh phải sử dụng đối tượng vì lợi ích của cộng đồng

Quyên sở hữu công nghiệp chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công

nghiệp diễn ra tại Châu Âu Chính môi trường thuận lợi của cuộc cách mạng công

nghiệp, sự cạnh tranh khóc liệt đã đặt ra yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp như một loại tài sản có giá trị Quyền sở hữu công nghiệp đã mang lại lợi ích cho người năm giữ quyên và cho các công ty trong hoạt động kinh doanh rồi trở thành công cụ cho các công ty trong quá trình cạnh tranh Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đó không còn đơn thuần thúc đây sự phát triển khoa học kĩ thuật mà còn thúc đây sự phát triển của nền kinh tế

Tại quê hương của cách mạng công nghiệp, Luật về quyền sở hữu công nghiệp

xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1640 tại Anh!, Luật này ra đời như một kết

quả tất yêu của nền sản xuất hàng hoá, nơi các tài sản được khai thác đến mức cao nhất

nhằm phục vụ lợi ích con người

Quyên tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn Trước khi công nghệ in ấn ra đời, các quyền sách thường được chép tay, do đó khả năng bị người khác sao chép tác phẩm gốc là không đáng kể Khi công nghệ in ấn ra đời, một quyền sách có thể được nhân thành nhiều bản Tác giả không thể kiểm sốt

Ì L2 Nét Quyên sở hữu trí tuê_nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh _2006

Trang 8

hay quản lý tác phẩm của mình có bao nhiêu người đã bỏ tiền ra mua sách do mình in, bao nhiêu người đã mua sách từ những người in lậu Chính vi lẽ đó, các tác giả và các nhà in đã kiến nghị nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất

bản, in ân Nước đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc

cách mạng công nghiệp (theo luật của nữ hoảng Anne năm 1709) Sau đó đến lượt Mỹ

(1790), Pháp (1791) và Đúc

Xét trên phương diện lịch sử hình thành và phát triển, giống cây trồng mới có thể được coi là thế hệ “sinh sau đẻ muộn” trong gia đình các đối tượng của quyên sở hữu trí tuệ Mãi đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cùng với việc thông qua Công ước Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV) vào tháng 12 năm 1961, quyên sở hữu trí tuệ của những người sáng tạo giống cây trồng lần đầu tiên được cộng đồng quốc tế thừa nhận và bảo hộ Các quốc gia đã nhanh chóng nhận ra răng, hoạt động sáng tạo giống cây trồng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc thúc đây phát triển kinh tế mà còn cả trong bảo vệ môi trường Do đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã trở thành một cam kết bắt buộc mà tất cả các nước cân phải thực hiện trước khi tiến hành gia nhập Tổ chức thương mại thế giới” 1.1.1 Sự phát triển của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới

Hệ thống pháp luật về quyên sở hữu trí tuệ của các nước trên thế giới được hình thành vào các thời điểm khác nhau Ở một số nước, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

được hình thành từ rất sớm, ở một số nước khác nó lại được hình thành muộn hơn

Nước đâu tiên ban hành luật về quyên tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp (theo luật của nữ hoàng Anne năm 1709) Sau đó đến lượt Mĩ (1790), Pháp (1791) và Đức Kế từ khi luật về quyên tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyên tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương tiện lưu trữ, truyền thông Ban đầu là các tác phẩm viết, tac pham sân khấu, rồi đến tác phẩm điện ảnh, video, phần mềm máy tinh va gan đây là các phương tiện truyền thông và Internet Điều đó có nghĩa là các loại hình tác phẩm được bảo hộ tăng trong tương lai Kế đến, Luật về sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế

giới năm 1640 tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế) Nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên

trên thế giới cũng được cấp tại Anh, do Anh là nước đi đầu trong cuộc cách mạng công

nghiệp thời bấy giờ Các luật này chủ yếu khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả

sáng tạo mang lại Các công ty năm Băng Độc quyền sáng chế mau chóng trở thành

? Lê Nét, Quyền sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành Phó Hỗ Chí Minh, 2006

3 Trần Trung Kiên, Bảo hộ giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ khi Việt Nam là thành viên WTO, tạp chí

ÀIghiên cứu lập pháp sô 01/91) thang 1/2007

Trang 9

các đại công ty là cơ hội phát triển mau chóng của những người đi tiên phong và luôn năng động, sáng tạo

Bên cạnh pháp luật riêng biệt của mỗi quốc gia quy định về quyền sở hữu trí tuệ còn có hệ thông các Điều ước quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ được hình thành Đó là những quy định ngoại lệ đối với những quyền được công nhận lẫn nhau trong các hiệp định giữa các nước về quyên sở hữu trí tuệ Hai công ước đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công ước Be- rne về quyền tác giả năm 1886 Nguyên nhân hình thành hai Công ước đó gần giống nhau - đó là mối lo ngại về nạn làm hàng giả, sao chép lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên

được đề cập vào năm 1873 tai Hoi cho Sang ché quốc tế ở Vienne Sau đó, ngày 20

tháng 3 năm 1883, 14 nước thành viên đã ký kết Công ước Paris về sở hữu công nghiệp đồng thời thành lập Văn phòng quốc tế bảo hộ sở hữu công nghiệp (BIRPI) Tiếp đó, các công ước về sở hữu công nghiệp liên tiếp ra đời, cùng với sự phát triển

của khoa học kĩ thuật, thí dụ Công ước Madrid I89T và Công ước Washington 1970

1.1.2 Sự phát triển của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Tư tưởng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng

thế kỷ 19: “Nếu như có ích cho việc trong dân gian thì được cấp băng để tự chế tạo ra ma phát hành”Ẻ Dù tư tưởng này được du nhập từ phương Tây, nhưng việc đề cập đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cho thấy sự quan tâm rất hợp thời của người Việt đến

lợi ích của việc khai thác một loại tài sản mới Tiếc rằng, tư tưởng đó đã không được

thể hiện trong chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ

Liên quan đến quyển sở hữu công nghiệp, mặc dù sớm tham gia các Điều ước quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp, đến năm 1981 nhà nước Việt Nam mới xây dựng được văn bản cụ thể đầu tiên quy định về quyền sở hữu công nghiệp (Điều lệ về sáng chế cải tiễn kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế)” Sau văn bản này, nhiều quy định khác lần lượt được ban hành nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các chủ thê đối với sở hữu công nghiệp

Kê từ năm 1989 (năm ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp)Š,

pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi lớn khi các văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên tục ra đời, sửa đối và thay thế Những thay đồi này giúp cho pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường Quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ

* Trương Bá Cân, Nguyễn Trường Tộ, Con người và Di thảo, Di thảo số 18 về việc học thực dụng, trang 224 > http:/Avww.noip.gov.vn

Sta Jw noin gov vn

Trang 10

tốt hơn với tư cách là một độc quyên đối với tài sản Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và mới nhất là Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 19/11/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) là minh chứng rõ nhất cho sự phát triển

của pháp luật sở hữu công nghiệp của Việt Nam

Việc bảo hộ quyền tác giả là vấn đề quan tâm của các quốc gia phát triển và đang phát triển Cách đây vài chục năm, nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật về

quyền tác giả Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các đạo luật về quyền tác giả của nhiều nước vẫn tiếp tục được sửa đổi, bồ sung hay ban hành mới

Ở nước ta, lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả đã được xây dựng từ rất lâu

Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền

cơ bản của công dân, trong đó có các quyên liên quan đến tác giả, thể hiện tư tưởng

tiến bộ, nhân văn về quyền con người Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, là

việc Nhà nước bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyên tư hữu tư nhân về tài sản

Các quyên trên tiếp tục được khăng định ở Hiến pháp 1959, 1980, 1992

Tuy nhiên, thời điểm bấy giờ hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, về

quyên tác giả nói riêng chưa phải là một hệ thông pháp luật đầy đủ và có hiệu quả so

với thế giới Các quy định tập trung chủ yếu ở Nghị định 142-HĐBT ngày 14/11/1986

của Hội đồng Bộ trưởng quy định về quyền tác giả Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện, Nghị định 142-HĐBT đã bộc lộ một số hạn chế nhất định cả về nội dung lẫn hình

thức Hạn chế về nội dung như đối tượng bảo hộ của quyên tác giả còn nhiều hạn chế so với quốc tế, phần mềm máy tính, các quyên liên quan chưa được quy định bảo vệ, thời gian bảo hộ quyền tác giả còn quá ngắn (cuộc đời của tác giả cộng với 30 năm sau

khi tác giả chết) Về hình thức thì Nghị định này là văn bản dưới luật, vì thế hiệu lực

thi hành chưa cao Đề khắc phục các khuyết điểm trên đây của Nghi định trên, ngày

12/12/1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyên tác giả”

Khi Bộ luật Dân sự 1995 ban hành, quyên tác giả được quy định như là một nhánh chính trong pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ Nhằm hướng dẫn các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự, Chính phủ ban hành Nghị định 76/1996/NĐ-CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn một cách chỉ tiết hơn các quy định về lĩnh vực này Tuy

nhiên, cần phải có một số quy định chỉ tiết hơn nữa Chính vì lẽ đó, Bộ Văn hóa -

Thông tin ban hành Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định 76/2006/NĐ-CP ngày 29/11/1996, Nghị định 60/1997/NĐ-CP ngày 06/6/1997 của Chính Phủ hướng dẫn thực hiện các quy định về quyên tác giả trong Bộ

Trang 11

ban hành Thông tư liên tịch số 34/2003/TTLT/BVHTT-BXD ngày 24/01/2003 hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Năm 2004, Việt Nam chính thức tham

gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật (có hiệu lực 06/07/2005)

Việc tham gia Công ước trên nhằm tạo mối quan hệ bình đăng giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực quyên tác giả

Ngày 14/06/2005, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực từ

ngày 01/01/2006 Trong Bộ luật này, quyển tác giả và quyền liên quan được quy định

một cách cơ bản

Pháp luật Việt Nam về quyên tác giả còn khá mới mẻ Song có bước phát triển

nhất định Cần khuyến khích hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyên tác giả Đó là yêu

cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

Quyền đối với giống cây trông là một trong những đối tượng còn khá mới mẻ, ra đời sau trong số các đối tượng của quyên sở hữu trí tuệ

Kê từ khi ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp thì các quy

định về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng vẫn chưa tách khỏi các quy định về quyên sở hữu công nghiệp Hình thức bằng tác giả sáng chế được áp dụng cho việc bảo hộ đối với giống cây trồng, vật nuôi, các phương pháp chân đoán, phòng và chữa

bệnh

Lúc mới bắt đầu hình thành việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trước những năm 1930, Cục Sáng chế (hiện là Cục Sở hữu trí tuệ) là cơ quan cấp bằng sáng chế về thực vật Cùng với quá trình phát triển của đất nước việc bảo hộ giống cây trồng được chuyển sang cho Cục Nông nghiệp (hiện nay là Cục Trồng trọt) thuộc Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân Sự năm 1995,

Nhưng đến năm 2001, quyền đối với giống cây trồng mới được đề cập lần đâu tiên ở

Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng

mới và Thông tư số 119/20001/TT-BNN ngảy 21/12/2001 ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 13/2001/NĐ-CP Sau ba năm, ngày 24/03/2004, Ủy ban thường vụ

Quốc hội mới ban hành Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQHII về bảo hộ giống cây trồng và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004

Quyên đối với giỗng cây trông được chính thức ghi nhận dưới hình thức văn

bản luật tại Bộ luật Dân sự năm 200%

Nhằm mong muốn xây dựng hệ thống luật phù hợp với Công ước UPOV 1991

để tham gia vào Hiệp hội Bảo hộ giống cây trồng quốc tế, ngày 19/11/2005 Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu

lực kế từ ngày 01/07/2006 Ngày 24/12/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành

Trang 12

viên thứ 63 của Công ước UPOV Việc bảo hộ giống cây trồng được luật hóa nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ đồng thời đáp ứng đòi hỏi của tiêu chuẩn quốc tế

1.2 Khái quát chung về quyên sở hữu trí tuệ

1.2.1 Khái niệm quyên sở hữu trí tuệ

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sở hữu trí tuệ Một cách khái quát nhất,

khi nói “sở hữu trí tuệ”, ta liên tưởng ngay đến “tài sản” và “quyền sở hữu” Sở hữu trí

tuệ là một khái niệm được dùng để nói về một loại sở hữu mà đối tượng của nó là sản phẩm của trí tuệ, tỉnh thần của con người Như vậy, tài sản ở đây được xem xét tới là

tài sản vô hình.Š Theo Kamil Idris, sở hữu trí tuệ là thuật ngữ mô tả những ý tưởng,

sáng chế, công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học, những cái vô hình khi

mới được tạo ra trở nên đáng giá dưới dạng tác phẩm hữu hình.” Theo cách định nghĩa trên, sở hữu trí tuệ là những ý tưởng ấn hiện đăng sau sản phẩm

Thuộc tính vô hình của tài sản sở hữu trí tuệ là điểm khác biệt đáng chú ý nhất

giữa tài sản trí tuệ và các tài sản khác Tài sản trí tuệ không thể được xác định băng các đặc điểm vật chất của chính nó mà nó chỉ có thê được nhận thức qua một hình thức cụ thé

Xuat phat từ thuộc tính vô hình nên tài sản sở hữu trí tuệ không thé duoc chiếm

hữu về mặt thực tế Khả năng tải sản trí tuệ bị người khác sử dụng trái phép là rất cao và khó có khả năng kiểm soát Do đó, người ta đã tìm cách để khuyến khích các hoạt động sáng tạo băng cách bảo hộ những hoạt động sáng tạo thông qua các đặc quyền về nhân thân và kinh tế cho người sáng tạo ra tác phẩm của họ Việc bảo hộ này đã đem lại cho người sáng tạo khả năng kiểm soát việc người khác sử dụng thành quả của mình giống như một chủ sở hữu Việc bảo hộ trên đã tôn vinh các giá trị sáng tạo cũng như bù đắp một cách xứng đáng công sức và trí tuệ mà một người sáng tạo đã bỏ ra

Tài sản sở hữu trí tuệ mang tính xã hội và có khả năng chia sẽ rất cao Mỗi thành quả được tạo ra từ hoạt động trí tuệ của con người mang đến lợi ích cho toàn xã hội, toàn nhân loại Ngược lại, tài sản trí tuệ cũng có thể thụ hưởng từ tất cả mọi người

vì việc sử dụng, khai thác sản phẩm trí tuệ từ những người này không làm suy giảm hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng của người sáng tạo ra chúng.!?

Theo luật Việt Nam, tại Khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa:

“Quyên sở hữu trí tuệ là quyên của tô chức, cá nhân đôi với tài sản trí tuệ, bao gôm

8 Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Pháp luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Cần thơ, 2007

? Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, 2005

!9 Định Thị Mai Phương (chủ biên), Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn, Câm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ

Trang 13

quyền tác giả và quyền liên quan đến quyên tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trông”

Theo cách định nghĩa trên, quyền sở hữu trí tuệ có ba nhánh chính: quyên tác giả và quyên liên quan đến quyền tác giả (gọi là quyền liên quan), quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giỗng cây trồng

Như vậy, quyển sở hữu trí tuệ được hiểu một cách khái quát và đơn giản nhất là

quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với các sản phẩm trí tuệ - những kết quả từ hoạt động tư duy sáng tạo của con người - do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyên tác giả và quyển liên quan quyên tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giỗng cây trồng Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo

1.2.2 Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng quyên sở hữu trí tuệ là những sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh Đó là sản phẩm sáng tạo của tư duy, của trí tuệ con người Theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng quyên sở hữu trí tuệ bao gôm quyên tác giả, quyên liên quan đến quyên tác giả, quyên sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

1.2.2.1 Đối tượng quyền tác giá

Đối tượng quyên tác giả là những sáng tạo trí tuệ hoặc sản phẩm trí tuệ trong

lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bất kế tác phẩm được thể hiện dưới hình thức

hoặc phương pháp nào Đối tượng quyền tác giả bao gồm:!!

*® Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

¢ Tac phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 nếu

không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh

Các tác phẩm được bảo hộ quyên tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Tác phẩm “văn học, nghệ thuật” là khái niệm mà theo quy định của pháp luật hiện hành về quyên tác giả không định nghĩa thế nao là tác phẩm và tác phẩm văn học,

nghệ thuật và khoa học Nét đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học là tác phẩm được

thể hiện thông qua phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ và ký hiệu) và việc thể hiện từ ngữ, người đọc, người nghe truyền tải một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định Tác phẩm

lI Điều 14 Luật Sở hữu trí tuê 2005

Trang 14

văn học theo nghĩa truyền thống và tác phẩm khác như bản biểu, chương trình máy

tính, sưu tập dữ liệu thuộc tác phẩm văn học

Tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng hình tượng, đường nét, hình khối, màu

sắc, âm thanh, giai điệu, động tác thuộc nhóm tác phẩm nghệ thuật là tác phẩm trong

lĩnh vực hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng, bản vẽ,

sơ đồ và tương tự, các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, sân khấu

Tác phẩm khoa học có thể được hiểu là sự thể hiện ý tưởng khoa học dưới hình

thức nào đó “Khoa học” trong lĩnh vực quyên tác giả chỉ tính chất của lĩnh vực hoạt động mà trong đó sản phẩm trí tuệ được tạo ra

1.2.2.2 Đối tượng quyên liên quan đến quyền tác giả

Các đối tượng quyên liên quan đến quyền tác giả được hiểu là thành quả lao động của người biểu diễn và thành quả lao động đâu tư để sản xuất ra băng đĩa của các tô chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình và của các tô chức phát thanh, truyền hình

Đối tượng quyền liên quan quyên tác giả bao gồm: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hóa của

tô chức phát sóng (Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ)

1.2.2.3 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Từ khi pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp ra đời, sáng chế đã là đối tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp Các đối tượng quyên sở hữu công nghiệp ngày cảng được mở rộng theo thời gian Điều này phù hợp với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và vai trò của những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đối với cuộc sông

Khoản 2, Điều 1, Công ước Paris quy định: “Đối tượng quyên sở hữu công nghiệp bao gồm: patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá,

nhãn hiệu dịch vụ tên thương mại, chỉ dẫn nguồn sốc hoặc tên gọi xuất xứ và chống cạnh tranh không lành mạnh”

Trong khi đó, thoả thuận về thương mại liên quan đến các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade Related Intellectual Properties, gọi tắt là TRIPS) đã cụ thể hoá Diéu 10° của Công ước Paris về cạnh tranh không lành mạnh bằng quy định yêu cầu bảo hộ đối với thông tin không được tiếp cận TRIPS cũng bồ sung thêm vào quyển sở hữu công nghiệp đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp, một thành tựu

mới của khoa học kỹ thuật hiện đại

Cùng với yêu cầu phát triển kinh tế khoa học, kỹ thuật và hội nhập kinh tế quốc

tế, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống Luật sở hữu công nghiệp bảo hộ day du các đôi tượng sở hữu công nghiệp theo các Điêu ước quôc tê mà Việt Nam tham gia

Trang 15

Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 750 về các đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn,

bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý Bộ luật dân sự 2005 đã

thể hiện chúng trong một hình thức mới so với quy định của pháp luật Việt Nam trước đây, phù hợp với bản chất của các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp Chúng được

quy định cụ thể hơn trong Luật Sở hữu trí tuệ

Theo khoản 2, Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ quy định đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp

bán dẫn bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

1.2.2.4 Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Đối tượng quyên đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân

giống (khoản 3 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ)

Giống cây trồng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là giống cây được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục giống cây trồng được bảo

hộ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt,

tính đồng nhất, tính ỗn định và có tên phù hợp

Qua đó, cho thấy chủ thể được bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng bao gồm 2 nhóm: Thứ nhất, đó là những chủ thể đã tạo ra giỗng cây trồng mới, chưa từng tôn tại trước đó: Thứ hai, đó là người phát hiện và phát triển giống cây trồng Nếu căn cứ vào đặc điểm một người chỉ có công đơn thuần trong việc phát hiện ra giống cây trồng mới thì có thể người đó sẽ không được bảo hộ quyên đối với giống

cây trồng đó Do vậy, khái niệm “phát triển” được sử dụng ở đây như là một sự bổ

sung cần thiết, là điều kiện đủ để được Nhà nước xem xét cấp bằng độc quyên đối với giống cây trồng đã được phát hiện !?

Việc quy định các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là đầy đủ đáp ứng được yêu cầu hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ 1.2.3 Phân biệt quyền sở hữu trí tuệ so với các quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình khác

Tuy cũng là quyên đối với tài sản, quyền sở hữu trí tuệ (quyền đối với tài sản vô

hình) có sự khác biệt nhất định đối với tài sản thông thường khác (quyên đối với tài

sản hữu hình)

Đối tượng của quyên sở hữu tải sản thông thường là các tài sản vật chất hữu hình Chủ sở hữu tài sản thông thường vì thế sẽ dễ dàng nắm giữ tài sản của mình Người đó có các quyên năng đây đủ của một chủ tài sản (chiêm giữ, sử dụng, định

!2 Trần Trung Kiên, Bảo hộ Giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ khi Việt Nam là thành viên WTO, tạp chí

nghiên, cứu lập pháp số 01/91) tháng OL năm 2007

Trang 16

đoạt) Việc bảo vệ tài sản của họ cũng được thực hiện thuận lợi hơn Quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng là tài sản vô hình Chúng chỉ được vật chất hóa khi con người áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Sự khác biệt về thuộc tính của đối tượng dẫn đến sự khác biệt về nội dung của

các quyển Với tài sản thông thường, việc khai thác các giá trị của tải sản được bảo

đảm trên cơ sở sự chiếm hữu tài sản đó Quyền chiếm hữu trở nên đặc biệt quan trọng

đối với tài sản vật chất Trong quyên sở hữu trí tuệ, quyền chiếm hữu không được đề cập như là cơ sở quan trọng cho việc khai thác giá trị tài sản Việc năm giữ các đối tượng sở hữu công nghiệp khơng hồn tồn quyết định khả năng bảo hộ và khai thác chúng Nếu không được phép sử dụng, việc năm giữ là vô nghĩa

Khác biệt tiếp theo là về phạm vi bảo hộ Quyên sở hữu tài sản thông thường ngoài các đối tượng sở hữu trí tuệ, pháp luật không giới hạn về thời gian Quyền sở hữu trí tuệ thì khác Về thời gian, phần lớn các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chỉ được

bảo hộ trong những khoảng thời gian nhất định

1.3 Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 1.3.1 Các căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ đối với mỗi đối tượng cụ thể được liệt kê tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188

Nội dung này sẽ được trình bày kỹ hơn trong đề mục tiếp sau

Dựa trên các quy định trên, có thể thấy rằng hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí

tuệ bị xem xét, bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có các căn cứ sau: ® Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

® Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét

® Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí

tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thâm quyên cho phép theo

quy định tại các Điều 25, 32, 33, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật

Sở hữu trí tuệ

® Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam Hành vi bị xem xét cũng bi coi là xảy

ra tại Việt nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam

1.3.2 Các hành vi cụ thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trong tiến trình xây dựng một cơ chế bảo hộ hiệu quả, để phù hợp với những chuẩn mực bảo hộ quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể những hành vi xâm

Trang 17

phạm quyên sở hữu trí tuệ Những quy định này tạo sự rõ ràng cho các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình thực hiện quyển và nghĩa vụ của mình

1.3.2.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyên tác giả là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn

nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác Các hành vi này còn gọi là hành vi trộm cắp bản quyên hay sao chép lậu Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ

được liệt kê như sau:

* Xâm phạm quyên nhân thân không gắn liền với tài sản: chiếm đoạt quyên tác

giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; mạo danh tác giả; sửa chữa, cắt

xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

* Xâm phạm quyên nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó

* Xâm phạm quyên tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả, tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả: làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp

luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác

cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác giả

Nhu vay, không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi là xâm phạm mà cả hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán, tặng cho, cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Một trong số các hành vi xâm phạm, sao chép lậu là hành vi nghiêm trọng và pho biến nhất Quyền quan trọng nhất trong các quyên tác giả hay quyền liên quan là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn của mình

Chính vì vậy, mọi hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biéu diễn nhằm mục đích kinh

doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền đều bị coi là xâm phạm quyên tác giả, trừ trường hợp đó là hành vi sử dụng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyên tác giả

Các hành vi xâm phạm phô biên bao gôm: sao chép, làm nhái, làm lậu Hiện nay, tôc

Trang 18

độ phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đặt biệt là Internet, đã làm cho việc sao chép tác phẩm thêm phong phú

Tốc độ phát triển cảng nhanh, giá thành càng giảm và công cụ sao chép cảng nhiều làm cho vẫn đề xâm phạm quyên tác giả ngày càng trầm trọng Xét về khía cạnh nhân thân, những người sao chép, ăn cắp thành quả lao động sáng tạo của người khác đã xúc phạm đến uy tín của cá nhân và cả tổ chức Xét về khía cạnh kinh tế, người sao chép tác phẩm của người khác để kinh doanh không phải nộp thuế và trả thù lao Vì

vậy, họ đã được lợi bất chính từ thành quả lao động của người khác Các hành vi trên

đã xâm phạm đến lợi ích của chủ thể quyền, những người trung gian (phát hành tác

phẩm), người tiêu dùng và Nhà nước

1.3.2.2 Hành vi xâm phạm quyên liên quan đến quyền tác giả °

Các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm:

® Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng

*® Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, tô chức phat song

* Céng bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng

* Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn

gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn

* Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm,

ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, t6 chức phát sóng

® Dỡ bỏ hoặc thay đối thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không

được phép của chủ sở hữu quyền liên quan

* Có ý huý bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền

liên quan thực hiện để bảo vệ quyên liên quan của mình

* Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu

diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở đề biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị

thay đối mà không được phép của chủ sở hữu quyên liên quan

* Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khâu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ

13 n;iằn 35 Luật Sở bữu.trítuê 200Ã

Trang 19

tính mang chương trình được mã hố

® Có ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp 1.3.2.3 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như sau:!!

* Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu đáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu

dáng công nghiệp không khác biệt đáng kế với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo

hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn băng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu

* Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đến bù theo quy định về quyền tạm thời

Hành vi xâm phạm sáng chế là các hành vi sử dụng các đối tượng được bảo hộ

trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng bảo ho, trừ trường hợp được pháp luật cho phép

Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp cũng là các hành vi sử dụng các đối

tượng được bảo hộ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ

sở hữu văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp được pháp luật cho phép Yếu tố vi phạm đối với kiêu dáng công nghiệp là sản phẩm mà hình dáng bên ngoài của nó hoặc hình dáng bên ngoài của một bộ phận trùng với một kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ hoặc trùng với thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ

Hành vi xâm phạm quyên đối với thiết kế bó trí là hành vi sử dụng thiết kế bố

tri đã được bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu Một thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn bị coi là xâm phạm nếu nó tương đồng với mạch được bảo hộ, chứ không nhất thiết phải là sự sao chép toàn bộ của mạch được bảo hộ Tuy nhiên, hai

mạch tích hợp có chức năng tương đương nhưng thiết kế bố trí khác nhau sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm

1.3.2.4 Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Theo Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm quyên đối với bí mật

kinh doanh, bao gồm các hành vi sau: Tiếp cận thu thập thông tin thuộc bí mật kinh

Trang 20

mật kinh doanh đó; Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; VI phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; Tiếp cận, thu thập thông

tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm băng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có

thấm quyên; Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết

bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi

quy định tại các điểm a, b, c va d khoản nảy; Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy

định tại Điều 128 của Luật này Quy định tại Điều 128 được áp dụng cho đối tượng là

cơ quan nhà nước có thâm quyên cấp giấy phép kinh doanh, lưu hành sản phẩm Theo đó, nếu cơ quan nhà nước có thâm quyên, trong khi thực hiện hoạt động của mình liên

quan đến bí mật kinh doanh của chủ thể mà làm tiết lộ bí mật kinh doanh của chủ thể thì bị xem là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh Thực tế thực thi pháp luật sở hữu

công nghiệp tại Việt Nam chưa phát hiện một cách triệt để những hành vi xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh

1.3.2.5 Hành vỉ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Theo Khoản I Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi sử dụng nhãn hiệu mà

không xin phép chủ sở hữu có thể diễn ra dưới nhiều dạng: Sử dụng dấu hiệu trùng với

nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; Sử dụng dau hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh

mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhằm lẫn về

nguồn sốc hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng dau hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh

mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhằm lẫn về

nguồn sốc hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng dẫu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nỗi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nỗi tiếng cho hàng

hoá, dịch vụ bất kỳ, kế cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không

liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nỗi

tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhằm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn

hiệu nỗi tiếng

Trong vụ việc giữa Công ty TNHH Trường Sinh va Cong ty Foremost Việt

Trang 21

Nam về nhãn hiệu “Trường Sinh”, hai sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa thuộc hai nhóm khác nhau Sản phẩm “sữa đặc có đường Trường Sinh” của Công ty Foremost thuộc nhóm 29 Sản phẩm “sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh” của Công ty Trường Sinh thuộc nhóm 32.! Nếu dựa vào phân nhóm hàng hóa, không thể kết luận là Công ty Trường Sinh xâm phạm quyên sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của Công ty Foremost Nếu dựa vào yếu tổ “có khả năng gây nhằm lẫn về nguồn gốc hàng hóa”, trong trường hợp nhãn hiệu “Trường Sinh” của Foremost được công nhận là nhãn hiệu nỗi tiếng thì có thể kết luận là hành vi xâm phạm Tuy nhiên, cả hai công ty đều có tư cách pháp lý

binh đăng, được pháp luật Việt Nam công nhận và nhãn hiệu “Trường Sinh” của Fore- most không được công nhận là nhãn hiệu nỗi tiếng, nên kết luận của bản án cho rằng

Công ty Trường Sinh “đã gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ lên sản phẩm cùng loại” là chưa xác đáng

Một vụ việc khác, tranh chấp giữa nguyên đơn là cơ sở sản xuất Ánh Hồng với bị đơn là cơ sở sản xuất Ánh Hằng liên quan đến tính tương tự của hai nhãn hiệu “Ánh Hồng và hình” va nhan hiéu “Anh Hang và hình” cho sản phẩm bánh Flan Trong vụ tranh chấp trên, bà Nguyễn Thị Tâm, chủ cơ sở Ánh Hằng, từng là bên cung cấp hộp

đựng bánh Flan cho cơ sở Anh Hồng Nhãn hiệu “Ánh Hồng và hình” đã được Cục sở

hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 36429, số 37509 và 37510 ngày 12/6/2001, nhãn hiệu Anh Hang không có giấy chứng nhận Các chỉ tiết

trong nhãn hiệu “Ảnh Hằng và hình vẽ” được Cục Sở hữu trí tuệ khang dinh la tuong

tự nhằm lẫn với nhãn hiệu “Ánh Hồng và hình vẽ” dù răng bà Nguyễn Thị Tâm cho

rang ching khác nhau về âm và nghĩa Chính vì vậy tại bản án sơ thâm số 704/DSST ngày 16/4/2004, Tòa án nhân dân thành phố Hỗ Chí Minh phán quyết hành vi của cơ

sở Ánh Hằng là xâm phạm nhãn hiệu “Ánh Hồng và hình” của cơ sở Ánh Hong Vụ việc trên cho thấy những phức tạp của việc xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa Những căn cứ như “nhóm sản phẩm”, “tương tự”, “

có thể giải thích thỏa đáng Hai nhãn hiệu “Ánh Hồng và hình”, “Ánh Hăng và hình”

có âm khác nhau tương đối, nghĩa khác nhau hoàn toản, nhưng vẫn bị xem là tương tự gây nhằm lẫn” khó

vì chúng gây nhằm lẫn khi nhìn bằng mắt

Đối với tên thương mại, “mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc

tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản

phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhằm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là

Is Nguyễn Văn Luật, Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, tài liệu

hội thảo, Hà Nội, 2004

16 Ran an số /QO4J SS ngày Ló/42004 Tàa án nhân dân Thành phó HÀ Chí Nữnh

Trang 22

xâm phạm quyên đối với tên thương mại” '”

Thực tế tại Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có thói quen sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trùng với tên thương mại của mình Ví dụ: Cơng ty Tồn Mỹ có nhãn hiệu Toàn Mỹ cho thùng đựng nước Tồn Mỹ, Cơng ty Đồng Tâm với Gạch Đồng Tâm Công ty Duy Lợi có võng xếp Duy Lợi

Ví dụ cụ thể là vụ “tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa” giữa nguyên đơn là Hợp tác

xã Dịch vụ hỗ trợ vận tải du lịch 27-7 có trụ sở tại 103/4A Lê Văn Thọ, Gò Vấp (HTX

27-7 Gò Vẫp) với bị đơn là Hợp tác xã vận tải du lịch 27-7, địa chỉ 38/98 Lãnh Binh Thăng, Phường 13, Quận 11 (HTX 27-7 Quận 1) Tháng 8/2002, HTX 27-7 (Gò Vấn) đã được Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) cấp giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu “HTX vận tải du lịch 27-7 và logo” cho hoạt động kinh doanh Taxi

và một số ngành nghề Trong khi đó, HTX 27-7 (Quận 11) được Ủy ban nhân dân Quan 11 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên gọi “HTX vận tải du lịch 27-7” vào tháng 11/ 2003 Theo ông Trần Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, tên thương mại của HTX 27-7 (Quận 1) có dấu hiệu tương tự (về cách trình bày kết cấu, bố cục, tên), gây nhằm lẫn cho nhãn hiệu “HTX vận tải du lịch 27-7 và lo- go”, đồng thời, vi phạm về quyên sở hữu đối với tên thương mại của HTX 27-7 Gò

Vấp 'Š

Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ những hành vi sau đây xâm phạm quyên sử dụng của chủ thể được Nhà nước giao quyên sử dụng: Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phâm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn vẻ tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn dia lý; Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm

tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tin của chỉ dẫn địa lý; Sử dụng bất ky dấu hiệu nảo trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý

được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó:

Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,

rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kế cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ

dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy

1.3.2.6 Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

! Khoản 2 Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ 2005

8 Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2004, Hai hãng vận tải cùng tên “27-7” +2 Khoản 3 Điệu 129L uất Sở hữu trí tuệ 200

Trang 23

Quyên đối với giống cây trồng có thể chia thành quyên tác giả và quyền của chủ văn bằng bảo hộ Tác giả chỉ được hưởng quyền nhân thân và quyền được hưởng thù lao Các quyền còn lại thuộc quyền của chủ văn bằng bảo hộ Tác giả giỗng cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyên sau: Sản xuất hoặc nhân giống: chế biến nhằm mục đích nhân giống: chào hàng:

bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất nhập khẩu: lưu giữ.”

Hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ văn bằng bảo hộ bao gồm: Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ băng bảo hộ; Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giỗng cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ: Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền

đến bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.”!

1.3.2.7 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê

bón trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

* Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhằm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động

kinh doanh, nguồn sốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ

* Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhằm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính

năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hang hoa, dich vu; vé diéu kién

cung cap hang hoa, dich vu

Ví dụ: Công ty Cà phê Trung Nguyên phát hiện công ty Cà phê Mê Hy Cô đã

thực hiện một số hành vi như sau: sơn bảng hiệu có các dẫu hiệu như “Cafe hàng đầu

Buôn Mê Thuột”, “Dem lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trên nền nâu, đồng thời sử dụng cả mũi tên hướng lên trên, giống của Công ty Trung Nguyên Công ty Trung Nguyên yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xác định hành vi của Mê Hy Cô là xâm phạm nhãn hiệu nhưng Cục Sở hữu trí tuệ từ chối, vì tại thời điểm đó Trung Nguyên không đăng

ký bảo hộ các yếu tố như vừa kể trên Tuy nhiên, Cục Sở hữu trí tuệ đã xác nhận rằng

hành vi của Mê Hy Cô sử dụng các dẫu hiệu đặc trưng của Trung Nguyên là hành vi sử

dụng chỉ dẫn thương mại, lợi dụng uy tín của Trung Nguyên là hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

* Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tÊ có quy định cầm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn

2° Lê Nét, Quyền Sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hỗ Chí Minh, tháng 5/2006

2l Điều 1SS L nât Sở hữu trí tuê 2005

Trang 24

hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không

được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng

Ví dụ: Nếu đại lý độc quyền của hãng cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Trung Nguyên trước khi Công ty Trung Nguyên kịp đăng ký

bảo hộ tại Nhật Bản, thì việc đăng ký của đại diện cũng bị coi là cạnh tranh không lành mạnh

* Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miễn trùng hoặc tương

tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ

dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miễn, lợi

dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu tên thương mại, chỉ dẫn

địa lý tương ứng

Dé lam rõ những hành vi sử dụng chi dẫn thương mại, khoản 3, Điều 130 của

Luật này quy định: đó là những hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có găn chỉ dẫn thương mại đó

Bên cạnh quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, pháp luật Việt Nam còn có những

quy định khác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Những hành vi đó được ghi

nhận tại Điều 39 Luật Cạnh tranh 2005 Tại quy định này, những hành vi cạnh tranh

không lành mạnh có phạm vi rộng hơn với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, vốn liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp

Vào tháng 12 năm 2005, Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) phát hiện việc Hợp Tác Xã Taxi 27-7 gắn các hộp đèn trên nóc xe Taxi gây hiểu nhằm cho khách hàng của công ty Vinasun Các hộp đèn trang trí số “27-7 27-7” dưới dòng chữ Taxi Meter trên các xe Taxi của Hợp Tác Xã 27-7 khá giống với số điện thoại 8 277 271 của Vinasun.”?” Những hành vi trên làm khách hàng tưởng rằng xe Taxi trên là của Công ty Vinasun Hành vi này có thể bị xem là hành vi cạnh tranh không lành

mạnh theo quy định tại khoản ] Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ

Tuy những quy định về hành vi xâm phạm được thể hiện chỉ tiết trong luật, trên thực tế, để nhận biết và chứng minh hành vi xâm phạm là công việc khó khăn, phức

Trang 25

1.4 Sự cần thiết phải có các biện pháp xứ lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ

Hiện nay tình trạng xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ đang phát triển đa dạng và

phức tạp Cụ thể: Số lượng vụ việc được phát hiện và xử lý càng nhiễu, vi phạm diễn

ra ở hầu hết các địa bản Quy mô, hình thức tổ chức vi phạm rất lớn, công nghệ sản xuất rất tỉnh vi, khó phát hiện Hàng hoá vi phạm rất phong phú, đa dạng từ mặt hàng đơn giản, thiết yếu, đến các mặt hàng có giá trị lớn, có nguồn gốc rất phong phú, đa

dạng, có thể sản xuất trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài do chủ thể Việt Nam sản

xuất hay chủ thể nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài để sản xuất

Do đó, cân có các biện pháp xử lý xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ là một đòi hỏi khách quan:

* Không chỉ nhằm bảo vệ các quyền của chủ nhân sáng tạo hoặc chủ sở hữu tài

sản trí tuệ, mà cao hơn nữa là đảm bảo sự công bằng, thúc đây hoạt động sáng tạo, tìm

tòi của con người, động viên hoạt động nghiên cứu góp phần đảm bảo sự bình đăng dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh: góp phân thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoải, nâng cao sự phát triển của xã hội

+ Trùng phạt, điều chỉnh hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm tránh gây thiệt hại cho người khác

® Nâng cao ý thức của người dân về quyên sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Đối với biện pháp dân sự, việc áp dụng biện pháp này sẽ phản ánh được bản chất của quyền tài sản trong quan hệ dân sự có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa các vỉ phạm đã và tiếp tục xảy ra, bù đắp phần nào thiệt hại mà chủ sở hữu phải gánh chịu

Việc áp dụng biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm trừng trị, răn đe người phạm tội, giáo dục ý thức cộng đồng

Nói chung, các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ tác động tiêu cực đến

nhiều mặt của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước Các biện pháp

ngăn chặn kịp thời thông qua hành lang pháp lý nhất định, để đảm bảo các quyền sở

hữu trí tuệ được bảo vệ thật sự có ý nghĩa là rất cần thiết tạo ưu thế cạnh tranh lành

mạnh cho chủ sở hữu trong nên kinh tế thị trường Việt Nam nói riêng và xu thế hội nhập vảo thị trường thế giới nói chung

Trang 26

CHƯƠNG 2

CAC BIEN PHAP XU LY HANH VI XAM PHAM QUYEN SO HỮU TRÍ TUỆ THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT

VIET NAM HIEN NAY

Trên thực tế có rất nhiều chủ sở hữu bị xâm phạm tới các quyền sở hữu của mình Chính vì lẽ đó mà Nhà nước đã có những quy định vẻ việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thông qua các phương thức bảo vệ quyền sở hữu khác nhau Phương thức bảo vệ quyền sở hữu chính là các biện pháp tác động băng pháp luật đối với các hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành

vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình Việc bảo vệ quyền

sở hữu được pháp luật quy định thông qua nhiều biện pháp được quy định trong các

ngành luật khác nhau như ngành luật hành chính, ngành luật hình sự, ngành luật dân

sự Trong đó, biện pháp hành chính được coi là phố biến nhưng hiện nay, việc áp dụng biện pháp nảy tỏ ra chưa hiệu quả, phải chăng cần tăng cường các biện pháp dân sự và

hình sự

2.1 Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ băng biện pháp hành chính

Một trong những nội dung quan trọng của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và

Luật Sở hữu trí tuệ quy định hiện nay là việc xác định các hành vi xâm phạm quyền SỞ

hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý hành vi đó Nói đến quyên sở hữu trí tuệ là nói đến

sự công nhận từ phía nhà nước đối với một quyền dân sự (quyên nhân thân, quyên tài

sản) của các tô chức, các nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định Ở nước ta, các

hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý băng biện pháp hành chính chiếm số

lượng lớn vì trình tự, thủ tục khá đơn giản, nhanh chóng, tạo điều kiện cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, Luật Sở hữu

trí tuệ đã luật hoá các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp

hành chính tại Điều 211 như sau:

+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội

* Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ

thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó

Trang 27

+ Sản xuất, nhập khâu, vận chuyền, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

® Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí

tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh

Do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính là rất nhiều về số lượng và luôn có chiều hướng thay đôi theo yêu cầu cụ thể của

hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Do vậy, Luật Sở hữu trí tuệ

đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ bị

xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó Đồng thời,

việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta vẫn còn dẫn đến sự điều tiết, điều chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan hành chính nhà nước đối với trật tự quản lý kinh tế nói chung và xử lý các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ nói riêng Do đó, biện pháp hành chính vẫn được coi là biện pháp quan trọng đối với việc quyền sở hữu trí tuệ Hiện nay, hệ thống cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyển sở hữu trí tuệ nói riêng bao gồm các cơ quan sau: Chính phủ, Bộ

Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Văn hố thơng tin, Bộ Nông nghiệp Phat

triển nông thôn, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Hải quan, Công an, Các cơ quan thanh tra khoa học công nghệ, thanh tra văn hoá các cấp, quản lý thị trường các cấp,

Bộ đội biên phòng Do đó, việc áp dụng biện pháp hành chính trong việc xử lý hành

vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ cũng sẽ nhanh hơn, kết quả nhiều hơn, đáp ứng nhu

cầu được số đông các chủ thể nhanh hơn các biện pháp dân sự, hình sự Cùng với sự

đa dạng của các cơ quan xử lý việc Luật Sở hữu trí tuệ giới hạn các hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ sẽ tránh được cách áp dụng tuỳ tiện của các cơ quan, fạo ra sự

thống nhất trong áp dụng pháp luật để xử lý với cùng một hành vi vi phạm như nhau Ngoài ra, việc giới hạn này sẽ giải quyết triệt để hơn các hành vi xâm phạm quyên sở

hữu trí tuệ bởi vì mức độ lỗi và hậu quả do vi phạm gây ra là nhỏ hơn, thủ tục giải

quyết vụ việc vi phạm hành chính đơn giản hơn nhiều so với vụ việc đã được giải

quyết theo thủ tục tố tung dan su, hình sự

2.2 Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ biện pháp dân sự

Quyên dân sự được ghi nhận trong Bộ luật dân sự bao gồm quyền nhân thân và quyên tài sản Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một quyền dân sự được pháp luật

ghi nhận và bảo hộ quyển này Tuy nhiên, để thực thi quyền này thì không chỉ có chế

tài dân sự mà còn có các loại chế tài khác như hành chính, hình sự cũng được áp dụng

khi có sự xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ Việc áp dụng chế tài dân sự có ý nghĩa hơn

Trang 28

vì phản ánh đúng bản chất của quyền tải sản trong quan hệ dân sự, có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm đã và tiếp tục xảy ra, bù đắp phân nào thiệt hại mà chủ

sở hữu phải gánh chịu, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ sẽ thực thi một cách hiệu quả Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã đề cao khía cạnh dân sự của quyền sở hữu trí

tuệ thông qua các quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Luật Sở hữu trí tuệ dành 9 Điều (từ Điều 202 đến Điều 209), trong đó gồm các

nội dung khá chỉ tiết về các biện pháp dân sự, quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Đáng chú ý là quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra trong trường hợp xử lý vi phạm băng biện pháp dân sự Cụ thể, thiệt hại được xác định bao

gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất được xác

định trên cơ sở xác định các tốn thất thực tế, nếu không xác định được thì mức bồi thường thiệt hại do Toà án ân định, nhưng không quá năm trăm triệu đồng Thiệt hại

về tỉnh thần có thể được bồi thường từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

Quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ đã nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của co quan hành chính nhà nước vào các vấn dé mang tính dân sự,

tránh việc hành chính hoá các quan hệ dân sự

2.2.1 Chủ thể khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện

hành vi xâm phạm tại quy định về quyền tự bảo vệ (Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ) Khái niệm “chủ thể quyền” được giải thích tại khoản 6 Điều 4 như sau: “chủ thể quyền

là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao

quyền sở hữu trí tuệ” Khái niệm này giúp tránh sự hiểu lầm khi xác định chủ thể khởi

kiện đối với hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý Do quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý là nhà nước, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý chỉ được giao cho các chủ thể sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó Thực tế cho thấy, ngay từ việc nộp đơn đăng ký, đối tượng chỉ dẫn địa lý đã gặp những vướng mắc vẻ chủ thể Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ thể nộp đơn có thể là “tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chi dan dia ly, tô

chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa

phương nơi có chỉ dẫn địa lý” Vậy chính xác ai có quyền nộp đơn nếu xảy ra tình

trạng các chủ thể này đều muốn thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nộp đơn? Điêu tương tự xảy ra với việc khởi kiện Và liệu người nộp đơn trước kia có nhât thiết

Trang 29

phải là người khởi kiện sau nảy khi có tranh chấp hay hành vi xâm phạm xảy ra

Không phải lúc nào một chủ thể thực hiện quyền nộp đơn cũng thực hiện quyền khởi

kiện đặc biệt khi có sự thay đôi trong cơ cau của chủ thể, ví dụ như thay đôi nhân sự trong các cơ quan, tô chức đó Liệu khi đó, một cá nhân hay một tô chức sản xuất sản

phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể độc lập khởi kiện hành vi xâm phạm

Bộ luật Tố tụng Dân sự ghi nhận một cách nhìn khác về người khởi kiện Theo

đó, người khởi kiện là người cho răng “quyên và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm

phạm” (khoản 2 Điều 56 Bộ luật Tổ tụng Dân sự) Trong trường hợp này, mới chỉ có

một giả định về việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể Điều chắc chắn là khi chưa có phán quyết của Tòa án, hành vi vi phạm chưa được khăng định bằng một bảo đảm pháp lý

Một khía cạnh khác cần quan tâm với chủ thể khởi kiện là trường hợp đồng chủ

sở hữu Các đối tượng sở hữu trí tuệ có thê được tạo ra bởi nhiều chủ thể, theo đó, các chủ thể này có mối quan hệ ràng buộc nhau khi thực hiện các quyền của mình Việc

nộp đơn yêu cầu khởi kiện đòi hỏi sự thống nhất giữa các chủ thể là một cản trở pháp lý đối với tính hiệu quả, nhanh chóng của hoạt động thực thi quyền Khi đó, một quy

định linh hoạt về chủ thể khởi kiện theo Bộ luật Tố tụng Dân sự tạo điều kiện tốt hơn

cho chủ thể bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ của mình

2.2.2 Tham quyền xét xứ của Tòa án trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Thâm quyên xét xử các vụ án xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ thuộc về Tòa án

nhân dân, cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Theo quy định của Bộ Luật Sở hữu trí tuệ tại điểm d khoản 1 Điều 198, chủ thể

quyên sở hữu trí tuệ có quyền: “khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyên,

lợi ích hợp pháp của mình” Quy định nảy tiếp tục được thê hiện tại Điều 199 và Điều

200 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thâm quyền của Tòa án nhân dân

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, các “tranh chấp về quyền sở hữu trí

tuệ, chuyển giao công nghệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này” thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án nhân dân (khoản 4 Điều 25 Bộ luật Tổ tụng Dân sự 2004) Dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, thâm quyên xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ được phân thành thâm quyền theo vụ việc và thâm quyền

theo lãnh tho

2.2.2.1 Tham quyén theo vụ việc

Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được chia thành các vụ tranh chấp về

quyền sở hữu trí tuệ thông thường (mang tính dân sự, là một phần trong quy định tại

Trang 30

khoản 4 Điều 25 Luật tố tụng dân sự 2004) và những tranh chấp về kinh doanh thương

mại được quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 Cơ sở của sự

phân chia này chính là “mục tiêu lợi nhuận” Trong quy định tại khoản 2 Điều 29, cả

hai bên trong quan hệ đều có mục đích lợi nhuận, dù họ là tổ chức hay cá nhân Bên cạnh đó, tùy mức độ phức tạp của vụ việc, Tòa án các cấp sẽ có thầm quyền xét XỬ

khác nhau Tòa án nhân dân cấp huyện có thâm quyển xét xử các vụ án dân sự quy định tại Điều 25, trong đó có các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ Với những vụ việc phức tạp hơn, thâm quyền xét xử thuộc về Tòa án nhân dân cấp Tỉnh Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các vụ án xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ, hầu hết các vụ án đều do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết Đó được coi là những vụ án dân sự thuộc thấm quyển của Tòa án nhân dân cấp Huyện mà Tòa án nhân dân cấp Tỉnh lấy lên để

giải quyết, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp Tỉnh còn giải quyết theo thủ tục sơ thâm những vụ án xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 3

Điều 33 và có căn cứ pháp lý là điểm e khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 2.2.2.2 Tham quyền theo lãnh thổ

Các quy định tại các Điều 35 và 36 Bộ luật tố tụng dân sự cho thấy: Tòa án nơi

bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là

cơ quan tô chức có thấm quyền giải quyết bằng con đường dân sự các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; nếu các bên có thỏa thuận với nhau băng văn bản, họ có thể chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở để giải quyết vụ việc; nguyên đơn có quyên lựa chọn Tòa án giải quyết nếu họ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1

Điều 36

2.2.3 Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nội dung quan trọng trong quá trình

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hợp lý, hiệu

quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình bảo vệ và các bên tham gia quá trình đó

2.2.3.1 Mục đích áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Dưới những đòi hỏi của hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam dẫn hoàn thiện những quy định của mình về

sở hữu trí tuệ Một trong những yêu cầu đặt ra cho hệ thống thực thi là làm sao để thủ tục thực thi không trở thành cản trở đối với hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Điều này có ý nghĩa với vẫn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Ngày nay, việc tham gia các Điều ước quốc tế, yêu cầu của các bên cũng như thực tiễn xét xử, biện pháp khan cấp tạm thời được quy định ngảy càng chặt chẽ, cụ thể Không chỉ ngăn

Trang 31

chặn những hành vi xâm phạm, bảo quản chứng cứ, ngăn chặn hành vi tiếp tục vi phạm, các biện pháp này còn ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm có thể gây ra đến

thị trường và người tiêu dùng (Điều 99 Bộ luật Tố tụng Dân sự) Điều đó phù hợp với

những mục đích mà Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Ky, va Hiép dinh TRIPS

đưa ra:

Thứ nhất, “ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt nhằm ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào các kênh thương mại” Hành vi ngăn chặn này có

thể được hiểu không chỉ ngăn chặn khi hành vi xâm phạm mới bắt đầu mà cả khi hàng

hóa đã được đưa vào nhưng cần ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm

Thứ hai, “bảo vệ các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm

”22 quyền sở hữu trí tuệ Đây là vai trò rất quan trọng của các biện pháp khan cấp phạm

tạm thời vì các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất khó chứng minh Một sự

thay đối nhỏ trong các chỉ tiết, phương pháp, hay trong đối tượng sở hữu trí tuệ vẫn có thể tạo ra những sản phẩm tương tự mà có khả năng không xâm phạm quyên nếu chủ thể quyền không có được sự bảo hộ xác đáng và chắc chắn từ giai đoạn xác lập quyên Không những thế, đối tượng và chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm dễ dàng bị che dấu, tiêu hủy Do yêu cầu của quá trình bảo vệ, các bên phải chứng minh cho những lý lẽ mà mình đưa ra, vì vậy bảo vệ được chứng cứ có ý nghĩa sống còn đến các nội dung khác trong thủ tục tố tụng

2.2.3.2 Nội dung và thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay đã được quy định khá cụ thể và chỉ tiết

trong nhiều văn bản luật khác nhau Tại Pháp lệnh Thị hành án Dân sự 2004, Bộ luật

Tổ tụng dân sự 2004 và Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005

của Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định

tại Chương VIII “Các biện pháp khan cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự, quy

định về thủ tục, thâm quyên áp dụng thay đổi hủy bỏ các biện pháp khan cấp tạm thời

đã được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện tốt vai trò của các biện pháp khan cấp tạm

thời đã được xây dựng cũng như bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của các bên Tuy nhiên, theo các văn bản trên, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều theo thủ tục như hành vi xâm

phạm những đối tượng khác là tài sản hữu hình Đây sẽ là hạn chế khi áp dụng những

Trang 32

tuệ đã có những quy định về việc áp dụng những biện pháp này Những quy định về

biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật Sở hữu trí tuệ là một bộ phận và có cơ sở từ

những biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn bản trên ® Chủ thể yêu cầu

Quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyền yêu câu áp

dụng các biện pháp khân cấp tạm thời thuộc về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Trong quan hệ tố tụng dân sự, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ do đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời không đúng có thê gây ra thiệt hại cho bên bị áp dụng Chủ thể yêu cầu phải

thực hiện nghĩa vụ bảo đảm và chịu trách nhiệm như quy định tại khoản Ì Điều 101 Bộ luật Tố tụng Dân sự

® Nghĩa vụ của bên yêu cầu

Việc thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời mang lại những lợi ích cho bên yêu cầu Pháp luật yêu cầu họ phải có những nghĩa vụ nhất định khi muốn thực hiện các

biện pháp khẩn cấp tạm thời Đề nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ đã ghi nhận nghĩa vụ của bên yêu cầu tại Điều

208, bao gồm:

Thứ nhất, chủ yếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chứng minh rang mình là người có quyền yêu câu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật Những chứng cứ chứng minh quyển yêu cầu của nguyên

đơn được quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: bản sao Giấy

chứng nhận đăng ký quyên tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Số đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Số đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Số đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ Trong trường hợp đối tượng là quyên tác giả, quyền liên quan không có Giấy chứng nhận đăng ký quyên tác giả, quyển liên quan, bên yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh Đối với đối tượng là bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng, bên yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ cần thiết chứng minh quyển của mình đối với các đối tượng đó Nếu đối tượng đã được chuyển giao quyền sử dụng, chứng cứ để chứng minh quyền yêu cầu sẽ là bản hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ

Thứ hai, trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người yêu cầu sẽ phải chịu

trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

mả mình yêu cầu gây ra cho bên bị áp dụng Quy định này nhằm đảm bảo cho việc áp

Trang 33

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị lạm dụng như một biện pháp để các bên

chống lại nhau trong hoạt động kinh doanh của mình và bảo vệ bên bị áp dụng trong những trường hợp bị áp dụng không đúng Để quy định nảy thực sự có hiệu quả, khoản 2 Điều 208 cũng đã đưa ra biện pháp buộc bên yêu cầu phải nộp một khoản bảo đảm thông qua các hình thức khác nhau Hoặc là họ nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc họ phải nộp chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác

Thực tế, việc nộp một khoản bảo đảm tương đương 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là thiếu cơ sở Trong khi chưa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án không có căn cứ hợp lý để xác định giá trị hàng hóa Tòa án cũng khơng thê dựa hoản tồn vào nội dung mà bên yêu câu đưa ra Những nội dung đó với Tòa án chỉ là những nội dung tham khảo mà không có giá trị chính xác, lúc đó Tòa án phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi pháp lý của mình

® Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng cho hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ, bao gồm bốn biện pháp cụ

thể là thu giữ; kê biên; niêm phong, cam thay đồi hiện trạng, cắm di chuyển tài sản; và cắm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đó Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được mục

dich dé ra Toa án cần có một số những biện pháp khác Do đó, khoản 2 Điều 207 đã xác nhận việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở của Bộ luật Tố tụng

Dân sự

® Thấm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo Điều 210 Luật Sở hữu trí tuệ, biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng Dân sự Tại Điều 100, quyền áp dụng, thay

đối, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi xét xử thuộc về một Thâm phán, và

trong quá trình xét xử sẽ thuộc về Hội đồng xét xử Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được chuyển ngay cho cơ quan thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan thi hành án (khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Thi hành án Dân sự 2004) Cơ quan thi hành án cùng cấp sẽ thực hiện quyết định về biện pháp khẩn cấp

tạm thời (Điểm b khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Thi hành án Dân sự 2004)

® Thời hạn thực hiện và hiệu lực của quyết định về biện pháp khẩn cấp

tạm thời

Tính chất của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đòi hỏi việc quyết định

và thực hiện quyết định phải nhanh chóng kịp thời Có như vậy, biện pháp khẩn cấp

tạm thời mới phát huy tác dụng, ngăn chặn hành vi của bên bị áp dụng, bảo quản

Trang 34

chứng cứ cho hoạt động chuẩn bị và xét xử vụ án Khi nhận được yêu cầu của chủ thể, cùng hoặc sau khi đương sự khởi kiện, Tòa án dựa vào tính chất vụ việc mà quyết định

chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu áp dụng Theo quy định tại khoản 2 Điều 99,

khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tung dan su, thời hạn dé ra quyét dinh sé la 48 gio kể từ

thời điểm nhận đơn yêu cầu Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay Do đó, theo khoản 2 Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự, quyết định thi

hành biện pháp khẩn cấp tạm thời được ra ngay sau khi nhận được quyết định từ Tòa

án Thời hạn thi hành quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, và trường hợp riêng

là quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được hướng dẫn chỉ tiết trong

Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về hướng dẫn thi hành

một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khan cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng Dân sự

Việc hủy bỏ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng là nội dung quan trọng trong các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời Căn cứ để Tòa án ra quyết

định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 209

Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 1 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Dân sự Theo các quy định trên,

các trường hợp hủy bỏ bao gồm:

® Người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng

biện pháp khân cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng:

* Người yêu câu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

* Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tải

sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có yêu

cau:

¢ Nghia vu dan su cua bén co nghia vu cham dirt theo quy định của Bộ luật dân

sự;

Quy định về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cân đối quyên và lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết vụ án về sở hữu trí tuệ Hành vi hủy bỏ áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời cũng có thể là cơ sở để chuyên quan hệ pháp luật về giải quyết vụ án dân sự qua một giai đoạn mới

Trong thời gian qua, những quy định vẻ biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đây

đủ và hiệu quả, các chủ thể thường sử dụng thủ tục hành chính để tạm gitr cac tang vat

va bao quan chung cu

2.2.4 Van dé chirng minh va ching cir

Van dé chứng minh trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là công việc rat phức tạp Những thay đổi về nghĩa vụ chứng minh tạo cho chủ thể quyền chủ động

Trang 35

trong hoạt động bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình nhưng cũng khó khăn cho các chủ thể do những khó khăn trong việc thu thập chứng cứ Nội dung của những quy định này thể hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự khi đưa ra yêu cầu Đương sự không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nếu là bên đưa ra yêu câu hay nếu có nghĩa vụ chứng minh sẽ phải chịu những hậu quả do việc không cung cấp chứng cứ chứng minh của mình Nội dung của hoạt động chứng minh trong vụ án xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ tập trung ở ba vấn đề chính: chứng minh quyền năng chủ thể của mình, chứng minh hành vi xâm phạm của bị đơn và chứng minh tính hợp lý và hợp pháp của các yêu cầu

2.2.4.1 Chứng minh quyền năng chủ thể của mình

Trong vụ án về quyên sở hữu trí tuệ, phương pháp mà các bên thường sử dụng để bác bỏ các yêu cầu của đối phương là chứng minh bên kia không phải là chủ sở hữu của đối tượng Điểm nút mà các bên tập trung phá bỏ chính là các điều kiện cấp văn

băng bảo hộ Chăng hạn như đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó là tính mới, tính

sáng tạo Đề được cấp văn bằng, cá nhân, tổ chức phải chứng minh trước cơ quan cấp văn bằng về việc đối tượng quyển sở hữu trí tuệ đáp ứng các điều kiện bảo hộ Vậy,

chỉ cần bác bỏ một điều kiện bảo hộ, như tính mới của kiểu dáng công nghiệp, văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ Đối với các đối tượng như tên thương mại, bí mật kinh

doanh việc chứng minh quyền sở hữu còn khó hơn nhiều

Ví dụ, bí mật công thức hóa chất sản xuất Coca - Cola bị đánh cắp Nếu công

thức đó đã không thé tim ra bang phương pháp chứng minh ngược, lẫy cơ sở nảo để chứng minh đó là chất sản xuất Coca - Cola, va lam sao chứng minh công thức đó thuộc về quyền sở hữu của Coca - Cola

Bác bỏ quyền chủ sở hữu là việc làm có tính khả thi và thường được sử dụng Vi vay, chứng minh quyên năng chủ thể vì thế càng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho khả năng phát sinh vụ án dân sự, cũng như các quyền của họ trong quá trình giải quyết Không có quyên năng chủ thể, bên nguyên đơn không có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ

Căn cứ để chứng minh quyền sở hữu là những chứng cứ được quy định tại Điều

203 Luật Sở hữu trí tuệ và quy định về chứng cứ trong Bộ luật Tổ tụng Dân sự

2.2.4.2 Chứng minh hành vi xâm phạm

Vì nguyên đơn yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trước hành vi xâm

phạm của bị đơn, họ phải chứng minh được việc bị đơn thực hiện hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ Nguyên đơn cần chứng minh được mối quan hệ giữa bị đơn với

hành vi và hành vi do bị đơn thực hiện có đầy đủ yếu tố của hành vi xâm phạm Thông

Trang 36

thường việc chứng minh tập trung vào yếu tố bị đơn sử dụng trái phép đối tượng được bảo hộ Những tài liệu do nguyên đơn cung cấp phải thỏa mãn các yêu cầu về chứng

cứ theo quy định của Chương VI, Phan thứ nhất, Bộ luật Tố tụng Dân sự và các quy

định của Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thâm phán

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân

sự về “chứng minh và chứng cứ” Quy định là như vậy nhưng khi thực hiện thì phát sinh nhiều vấn đề

Chăng hạn như vụ án xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng “Chốt cải cửa”, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 3972 ngày 31/3/1998, là một ví dụ Khi đưa ra yêu cầu, nguyên đơn chỉ dựa vào quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng không đưa ra chứng cứ chứng minh mối liên hệ giữa kiểu dáng đã được bảo

hộ của mình với kiểu dáng bị nghi ngờ xâm phạm Tuy vậy, trong phần nhận định, Tòa án chỉ đưa ra hai căn cứ là Điều 794 và điểm c khoản 1 Điều 796 Bộ luật Dân sự năm

1995 Hai điều khoản trên mới chỉ công nhận chủ sở hữu và quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết hành vi xâm phạm Nhưng hành vi xâm phạm gì thì chưa rõ Tòa án căn cứ vào yêu cầu của nguyên đơn để đưa ra nhận định và quyết định bị đơn đã xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp đối với kiêu dáng “chốt cài cửa” ? “Trường hợp thiếu chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm như trên sẽ là căn cứ để bị đơn kháng cáo yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của bản án sơ thấm

Việc chứng minh hành vi xâm phạm trong vụ án sở hữu trí tuệ nói chung là khó

khăn Những khái niệm trong các quy định về quyền sở hữu trí tuệ là cản trở lớn, đặc

biệt trong trường hợp Tòa án còn thiếu các cơ chế hỗ trợ, giám định Chứng minh các khái niệm “tương tự”, “trùng”, “gây nhằm lẫn”, “không khác biệt cơ bản”, “không

đồng nhất”, thật không đơn giản Với những khái niệm phức tạp hơn, thiết kế bố trí

mạch tích hợp bán dẫn, việc chứng minh còn khó hơn rất nhiều

Những phân tích trên chưa xét đến trường hợp chứng cứ chứng minh bị che giấu, tiêu hủy Trong thực tế, tình trạng nảy không hiếm do nhiều nguyên nhân khác nhau Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án băng quy định

tại khoản 5 Điều 203 Theo điều khoản này, một bên trong vụ kiện có thể yêu cầu Tòa

án buộc bên kia cung cấp chứng cứ nếu bên yêu cầu chứng minh được việc bên kia đang kiểm soát chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình Tuy vậy,

việc thực hiện quy định này trong thực tế chắc chắn gap nhiều khó khan vi chứng minh

được việc bên kia đang che dấu chứng cứ cần thiết là không khả thi

2.2.4.3 Chứng minh yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Trang 37

Yêu câu đòi bồi thường thiệt hại là nội dung quan trọng mà chủ thể hướng đến khi khởi kiện vụ xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ Bên yêu cầu sẽ phải chứng minh các căn cứ đòi bồi thường của mình Nội dung nảy sẽ được phân tích sâu hơn trong mục tiếp theo của Chương 2

2.2.5 Vấn đề bôi thường thiệt hại

Quy định về bôi thường thiệt hại phản ánh rõ nét thái độ của nhà nước đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Với các chủ thể, bồi thường thiệt hại là nội

dung mà họ rat quan tâm khi tham gia các vụ kiện dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bồi thường thiệt hại không chỉ có ý nghĩa hoàn trả những thiệt hại mà người xâm phạm gánh chịu mà còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục người xâm phạm Thực tế cho thấy, “tố tụng dân sự trong những vụ xâm phạm sở hữu trí tuệ đã tăng lên đáng kế với những khoản bồi thường lớn được quyết định trong nhiều vụ án”.?5 Tại các nước trên

thế giới, các khoản bồi thường trong vụ kiện về sáng chế lên đến hàng triệu đô la, ví dụ như vụ Polarid kiện Eastman Kodak có mức bồi thường là 873 triệu đô la Mỹ, Vụ Shi- ley, Inc kiện Bentley Laboratories, số tiền 44 triệu đô la Mỹ (Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ, Một công cụ đắc lực đề phát triển kinh tế, trang 321)

2.2.5.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

Theo quy định của Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

Phải có hành vi trái pháp luật, là hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ của chủ thể quyên;

Phải có thiệt hại xảy ra, bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần;

Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi

trái luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Việc chứng minh các yếu tố này là rất khó khăn trong thực tế giải quyết vụ án

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quan hệ giữa hành vi xâm phạm và hậu quả

thực tế Chăng hạn, những xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp thường găn liền với

hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tổ khác, do đó, việc xác định quan hệ nhân quả, như doanh số bán hàng giảm là không

thể định lượng được

2.2.5.2 Xác định thiệt hại

Kamil Idris Séhin tri tus Mt cong cu dic Ie dé phat tren kinh 1

Trang 38

Thiệt hại trong vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hai tinh than Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc xác định chính xác thiệt hại là rất khó thực hiện Tại hầu hết các quốc gia, thiệt hại vật chất được xác định dựa vào các căn cứ như: lợi nhuận đã mất của người bị xâm phạm; lợi nhuận mà bên vi phạm thu

được do có hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ Các căn cứ này đã được quy định

cụ thể tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ Đối với thiệt hại tinh thần, phương pháp

thường được sử dụng là ân định một khoản tiền cụ thể Hiện nay, tại khoản 2 Điều 611, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định thêm khoản “tồn thất về tinh thần” có giá tri

tối đa không quá “mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định” Tuy nhiên, khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, khoản bồi thường về tinh thần lớn nhất mà bên bị xâm phạm có thể nhận được là 50.000.000 đồng (khoản 2 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ)

Với những quy định về xác định thiệt hại hiện nay, các Tòa án thường khó

quyết định một khoản bồi thường hợp lý Một ví dụ về việc Tòa án quyết định vẫn đề

bồi thường vượt ngoài yêu cầu của nguyên đơn Vụ án xâm phạm kiểu dáng “Chốt cài cửa” đã nói ở trên Khi đưa ra yêu cầu bồi thường 400.000 đồng, nguyên đơn căn cứ

vào khoản lãi (500 đồng/1 cái) mà bị đơn thu được từ số hàng đã tiêu thụ (800 cái)

Tuy nhiên, Tòa án đã quyết định mức thiệt hại dựa trên tong số hàng v1 phạm được sản

xuất (4000 cái) Theo đó bị đơn phải bồi thường 5.200.000 đồng tương đương doanh

thu từ số hàng bán ra Tòa án cũng buộc bị đơn bồi thường chỉ phí tra cứu và chỉ phí luật sư của nguyên đơn với ý nghĩa khoản chỉ phí hợp lý.”

2.3 Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự

Khi một hành vi xâm phạm có dấu hiệu của tội phạm, chủ thể thực hiện hành vi

đó sẽ bị khởi tố hình sự vì hành vi xâm phạm của mình Biện pháp hình sự là biện

pháp xử lý vi phạm pháp luật ở cấp độ mạnh nhất, hiệu quả và triệt để trong số các biện pháp bảo vệ, thể hiện thái độ cương quyết của Nhà nước ta trong việc cắm các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ Các biện pháp xử lý về hình sự được ghi nhận

cu thé thông qua một loạt các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm

phạm quyên sở hữu trí tuệ, gồm 03 nhóm tội phạm sau: tội xâm phạm quyên tác giả

(Điều 131): tội xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp (Điều 171) và nhóm các tội có

liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (các Điều 156.157.158 và

170) Theo quy định tại Điều 212 thì Luật Sở hữu trí tuệ tiếp tục có sự ghi nhận việc áp

dụng các biện pháp hình sự để xử lý các hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ có

yếu tố cầu thành tội phạm Đây là quy định có tính viện dẫn tới các quy định có liên

quan tại Bộ luật hình sự 1999

” Lê Hồng Hạnh, Đỉnh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Những vấn đê lý luận va

x hà at bé Chinh Tri Oué Gi x 2004

Trang 39

Biện pháp hình sự có chế tài mạnh Tuy nhiên, chủ thể thực hiện khởi tố hình sự

lại là những cơ quan nhà nước có thâm quyền riêng biệt Đồng thời, thủ tục thực hiện

biện pháp này rất nghiêm ngặt sẽ khó khăn và không phô biến đối với các vi phạm quyên sở hữu trí tuệ đơn thuần mang tính kinh tế, dân sự

2.3.1 Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hình

sự

Bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ là một yêu cầu quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế Một trong những nội dung quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vẫn đề cần xử lý về hình sự đối với những hành vi phạm tội xâm phạm quyên sở hữu trí

tuệ Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rõ: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cầu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

quy định của pháp luật hình sự” Những hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm bảy loại hành vi sau: (1) Hành vi xâm phạm quyên tác giả (Điều 28); (2) Hành vi xâm phạm các quyên liên quan đến quyên tác giả (Điều 35); (3) Hành vi xâm phạm quyên đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

(Điều 126); (4) Hành vi xâm phạm quyên đối với bí mật kinh doanh (Điều 127); (5) Hành vi xâm phạm quyên đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều

129); (6) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 130): (7) Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trông (Điều 188)

Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đã quy định các tội danh đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm bảy loại tội danh sau: (1) Tội xâm phạm

quyền tác giả (Điều 131); (2) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); (3) Tội sản

xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

(Điều 157); (4) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân

bón, thuốc thú V, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); (Š) Tội

vi phạm quy định về cấp văn bang bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); (6) Tội xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp (Điều 171): (7) Tội vi phạm các quy định về

xuất bản, phát hành sách, báo đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình, hoặc các an pham

khác (Điều 271)

Đối chiếu các quy định nêu trên của Luật Sở hữu trí tuệ và Bộ luật Hình sự

1999 cho thấy, các quy định của hai đạo luật này còn có nhiều điểm chưa tương thích:

Một là, có một số hành vi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì có thể bị

truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng Bộ luật hình sự lại chưa quy định tội danh tương

ứng để áp dụng xử lý đối với các hành vi đó, cụ thể là: Hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến quyên tác giả (sau đây gọi tắt là quyền liên quan) Đây là những hành vi

Trang 40

xâm phạm quyên của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,

chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định mười loại hành vi xâm phạm quyên liên quan Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì những hành vi xâm phạm quyên liên quan có thể bị

truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng Bộ luật Hình sự lại chưa quy định tội danh đối với loại tội phạm này

Hành vi xâm phạm quyên đối với bí mật kinh doanh: Tại khoản 23 Điều 4 Luật

Sở hữu trí tuệ thì bí mật kinh doanh được hiểu là những “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” Khoản I Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định sáu loại hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, có thé bi truy cứu trách nhiệm hình sự,

bao gồm các hành vi sau: (1) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh băng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kiểm

soát đó; (2) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; (3) VI phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; (4) Tiếp cận thu thập

thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan

có thầm quyên; (5) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải

biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong bốn

hành vi nêu trên; (6) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 1999 lại chưa quy định tội danh

để áp dụng đối với các hành vi này

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ: Mặc dù Luật

cạnh tranh đã có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, biện pháp xử lý vi

phạm pháp luật về cạnh tranh Tuy vậy, Luật Sở hữu trí tuệ vẫn quy định về hành vi

cạnh tranh không lành mạnh Những quy định này nhằm bảo hộ đối với nguy cơ bị cạnh tranh không những trong nước mà cả ở nước ngoài Những hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ có thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự

bao gồm: (1) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhằm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ: (2) Sử dụng chỉ dẫn

thương mại gây nhằm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hang hoa, dich vu; (3) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điêu ước quôc tê có

Ngày đăng: 05/04/2018, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w