Các Tội Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam

100 941 6
Các Tội Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ VÕ NGUYỄN TRÚC BẠCH Đề tài: CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2008 – 2012 GV HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH 2 KHOA LUẬT HÌNH SỰ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Đề tài: CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SVTH: VÕ NGUYỄN TRÚC BẠCH KHÓA: 33 MSSV:0855030107 GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, 2012 Lời cảm ơn 3 Sau bốn năm học, bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức pháp lý và kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai. Môi trường tại Đại học Luật TP.HCM đã cho tôi nhiều cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm, phát huy những thế mạnh vốn có và đồng thời khắc phục những yếu điểm theo thời gian. Song song đó là sự quan tâm, dạy dỗ và chia sẻ rất đáng quý đến từ đội ngũ giảng viên của nhà trường. Đây là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới. Là sinh viên lớp Tiếng pháp AUF nhưng tôi đã lựa chọn đề tài của Khoa Luật Hình sự để làm Khóa luận tốt nghiệp. Với sự giúp đỡ, truyền đạt và hướng dẫn một cách tận tình của Thạc sỹ.Nguyễn Thị Ánh Hồng_Giảng viên Khoa Luật hình sự, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu về “Các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự Việt Nam”. Đồng thời những tài liệu của nhiều tác giả cũng đã mang đến cho tôi nhiều kiến thức nhằm bổ sung và làm phong phú hơn đề tài của mình. Những tài liệu trích dẫn đã được ghi nhận rõ nguồn, tên tác giả, tác phẩm một cách trung thực và chính xác. Bên cạnh đó phải kể đến sự ủng hộ, quan tâm và những lời nhận xét đến từ gia đình cũng như những người bạn của tôi. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Ánh Hồng cùng những người đã góp phần giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Những thiếu sót là không thể tránh khỏi, vì lẽ đó rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn đến từ các đọc giả. Điều này sẽ giúp cho nội dung của đề tài được tốt hơn. Tác giả đề tài Võ Nguyễn Trúc Bạch 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 Bộ luật dân sự Bộ luật dân sự 2005. 2 Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 3 Bộ luật tố tụng hình sự Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 4 BTA Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 14 tháng 7 năm 2000. 5 TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. 6 Luật Sở hữu trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số: 36/2009/QH12. 7 PLHSVN Pháp luật hình sự Việt Nam. 8 Thông tư liên tịch số 01/2008 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 29/02/2008 của liên Bộ Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ. 9 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới . 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam 12 1.1.1.Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ 12 1.1.2.Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam 14 1.1.2.1. Pháp luật dân sự 15 1.1.2.2. Pháp luật hành chính 18 1.1.2.3. Pháp luật hình sự 19 1.1.2.4. Các Điều ước quốc tế 21 1.1.2.5. Sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các Điều ước quốc tế quy định về quyền sở hữu trí tuệ 26 1.2.Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia 1.2.2.Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 27 1.2.3.Vương quốc Thụy Điển 28 1.3. Khái niệm về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 29 1.4.Lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 31 1.4.1.Bộ luật hình sự 1985 32 1.4.2.Bộ luật hình sự 1999 34 1.4.3.Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 37 6 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PLHSVN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PLHSVN VỀ CÁC TỘI PHẠM NÀY 2.1.Quy định của PLHSVN về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 40 2.1.1.Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 41 2.1.1.1. Khái niệm về Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) 41 2.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý 41 2.1.1.3. Hình phạt 47 2.1.2. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) 49 2.1.2.1. Khái niệm về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 49 2.1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý 50 2.1.2.3. Hình phạt 57 2.1.3. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) 59 2.1.3.1. Khái niệm về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 59 2.1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý 59 2.1.3.2. Hình phạt 65 2.2.So sánh với các tội phạm khác có liên quan trong pháp luật hình sự hiện hành 2.2.1.Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (Điều 139) 67 2.2.2.Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) 68 2.2.3.Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142) 69 2.2.4.Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, 157, 158) 70 2.2.5.Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) 72 2.2.6.Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271) 73 7 2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của PLHSVN về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 2.3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ 75 2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của PLHSVN về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 84 2.3.2.2. Hoàn thiện những quy định của PLHSVN về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 84 2.3.2.3. Những kiến nghị khác 88 KẾT LUẬN 93 8 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu từ giai đoạn sơ khai con người chỉ tạo ra được các sản phẩm vật chất từ lao động bằng chân tay, bằng cơ bắp thì dần dần con người đã biết sáng tạo ra những sản phẩm của khối óc, của trí tuệ. Những sản phấm ấy được xem như một đòn bẩy thúc đẩy xã hội loài người ngày càng tiến bộ và vượt ra khỏi khả năng vốn có. Chính khả năng sáng tạo và tìm tòi không ngừng đã mở rộng chân trời hiểu biết cho nhân loại cũng như mang đến những sản phẩm giúp đời sống của con người được tốt hơn. Có thể kể đến là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học…hay các giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…Trong giai đoạn hiện nay, các sản phẩm trí tuệ ngày càng gia tăng không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Đó là những sản phẩm được tạo ra bởi hoạt động trí óc và mang giá trị tri thức hàm chứa rất cao. Để cho ra đời được những sản phẩm như thế thì phải mất rất nhiều “chất xám”, thời gian cũng như tiền bạc. Vì vậy, pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người được xem là tác giả hay chủ sở hữu của các sản phẩm đó. Quyền này được pháp luật gọi tên là quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ nhận được sự bảo vệ từ các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bằng chứng là quyền này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, pháp luật hành chính và cả pháp luật hình sự. Mỗi ngành luật điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ ở một khía cạnh, bằng cách thức riêng và nhằm những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp hình sự vẫn còn hạn chế so với các biện pháp khác khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra. Theo những số liệu thống kê thì đến nay vẫn chưa có một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn “nằm im trên giấy” sau khoảng 27 năm tính từ khi được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1985 đến nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn vì biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được 9 ghi nhận trong Bộ luật hình sự vẫn chưa được áp dụng vào thực tế. Do đó, việc xác định rõ ranh giới để xử lý hình sự với các hình thức xử lý khác; các yếu tố cấu thành tội phạm; ưu_ nhược điểm của những quy định trong pháp luật hình sự trong lĩnh vực này là một điều rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Mặt khác giá trị của những đối tượng sở hữu trí tuệ là rất lớn, do đó những hành vi xâm phạm chúng còn có thể ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế nói riêng, cả nền kinh tế nói chung. Vì những lý do trên mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và mong muốn trả lời được những câu hỏi còn vướng mắc trên. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm được xem là khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam nói riêng và trong pháp luật quốc tế nói chung cả về mặt thời gian xuất hiện cũng như số lượng của các quy định về lĩnh vực này. Hơn nữa, gắn liền với thực tiễn của Việt Nam hiện nay đã có luật chuyên ngành về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó, khi lựa chọn đề tài này tác giả xin phép bám sát những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ. Và thông qua những nghiên cứu đó sẽ đưa ra sự so sánh, đối chiếu với nội hàm của những quy định trong các ngành luật khác về cùng lĩnh vực. Trong bối cảnh Việt Nam ban hành Luật Sở hữu trí tuệ cũng là một trong những bước nhằm được gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vì thế sự ảnh hưởng của các Điều ước quốc tế là không thễ chối cãi. Thế nhưng vẫn có một vài đối tượng sở hữu trí tuệ không được đề cập trong pháp luật Việt Nam hoặc có đề cập nhưng chỉ nêu chung chung. Vì vậy, tác giả sẽ không trình bày cũng như nghiên cứu tất cả các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng nhất mà chỉ tập trung vào những quy định của pháp luật trong nước. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được tiến hành theo phương pháp thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan bao gồm những văn bản quy định về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các sách, tạp 10 chí, bài viết … Sau khi hệ thống hết những tài liệu đã tìm được, sử dụng phương pháp phân tích và đối chiếu để chọn lọc ra những điểm giống cũng như khác nhau giữa các tài liệu (nếu có) về cùng một vấn đề. Từ đó đưa ra những đặc điểm chung nhất của nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm xác định các tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự. Các tội phạm cụ thể này sẽ được phân tích các yếu tố cấu thành và đồng thời đối sánh với nội hàm được pháp luật dân sự quy định về những vấn đề có liên quan. Dựa trên những phân tích đó, tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Sau khi nghiên cứu, tác giả mong muốn rằng sẽ mang đến cho người đọc những hình dung sơ lược nhất về quyền sở hữu trí tuệ cũng như nội hàm, cách thức bảo vệ quyền này trong pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó là những quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự hiện hành với những phân tích cụ thể nhằm xác định rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, đối chiếu với những quy định của pháp luật dân sự, các điều ước quốc tế…về cùng lĩnh vực. Đồng thời, tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn những quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ bằng biện pháp hình sự nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khi biện pháp hình sự đã có những quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự thì trên thực tế nó vẫn chưa lần nào được áp dụng cho một hành vi vi phạm. Vì lẽ đó thông qua đề tài này, tác giả hướng đến việc đưa ra những ý kiến xoay quanh quy định trong Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao khả năng áp dụng trong thực tế của những quy định này. Từ đó, phần nào có thể nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống, xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra hiện nay và đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền này. [...]... niệm về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Không giống như những tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay các tội xâm phạm quyền sở hữu , các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhóm tội phạm phát sinh từ pháp luật dân sự Nếu Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp bảo vệ quyền này gồm hình sự, hành chính và dân sự thì Bộ luật hình sự chính... sánh các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với một số tội phạm khác có những điểm tương đồng nhất định được quy định trong Bộ luật hình sự Sau cùng, đề tài phản ánh về thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm quyền này 11 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1... KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Chương 1 nhằm giới thiệu một cách khái quát về các tội xâm phạm quyền này được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam Đầu tiên là xác định được khái niệm quyền sở hữu trí tuệ để dựa vào đó xác định các quy định của pháp luật liên quan đến quyền này Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế đều có những quy định về quyền sở hữu trí tuệ Những quy... tác giả nhận thấy có ba tội phạm được xem là các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: tội vi phạm các quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ (Điều 170); tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 29 171) Từ việc xác định phạm vi của các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, tác giả xin... nội dung, cách thức xác lập, chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ Một trong các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến chính là biện pháp hình sự Để thực hiện biện pháp này, pháp luật hình sự đã đưa ra những quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể là Bộ luật hình sự Theo thời gian, những quy định cũng đã có sự thay đổi nhất định về đối tượng tác động của tội phạm, hành... quát về quyền sở hữu trí tuệ và những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam 1.1.1.Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu đời, nó gắn liền với quá trình con người hình thành sự tư hữu đối với những tài sản do mình tạo ra Quyền sở hữu hiểu một cách đơn giản là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Quyền sở hữu bao... hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là phù hợp với các điều ước quốc tế Đặc biệt là biện pháp hình sự áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định trong pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Bộ luật hình sự Điều này thể hiện sự thích nghi với quan điểm của các điều ước khi xác định biện pháp hình sự là một trong số những biện pháp nhằm bảo hộ quyền. .. các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể là chủ thể thường hoặc chủ thể đặc biệt Tùy từng tội phạm cụ thể mà nhà làm luật quy định chủ thể của tội phạm đó là chủ thể thường hay chủ thể đặc biệt Các tội phạm cụ thể thuộc nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được tác giả phân tích chi tiết trong mục 2.1 của Chương 2 1.4.Lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm. .. đưa ra những đặc điểm của các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Thứ nhất, khách thể của các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là quyền được bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền này Hành vi phạm tội đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với những đối tượng thuộc quyền đang được pháp luật Việt Nam bảo hộ Ngoài ra còn ảnh hưởng đến... 01/7/2006 Từ vị trí là một chế định trong Bộ Luật dân sự, những quy định về sở hữu trí tuệ đã hình thành một ngành luật độc lập_ ngành luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam Hay nói cách khác, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ ở tầm vóc là một đạo luật Nó đã quy định một cách đầy đủ và trọn vẹn về những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong giai . VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam 12 1.1.1.Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ. về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 29 1.4.Lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 31 1.4.1.Bộ luật hình sự 1985 32 1.4.2.Bộ luật. dân sự. Trong Bộ luật dân sự 2005 quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Phần sáu Quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ. Quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật dân sự bao gồm: quyền

Ngày đăng: 20/08/2015, 21:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • *Điều ước quốc tế song phương

  • Điều ước quốc tế song phương là thỏa thuận giữa hai chủ thể luật quốc tế về một hoặc một số vấn đề nào đó cần được điều chỉnh. Với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng các mối quan hệ thì giữa những chủ thể của luật quốc tế ngày càng hình thành nhiều...

  • Hiệp định với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  • 1. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1985.

  • 2. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999.

  • 3. Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999.

  • 4. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

  • 5. Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

  • 15. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan do Chính phủ ban hành ngày 13/5/2009.

    • 24. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

    • B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

    • 4. Gíao trình Luật hình sự Việt Nam (tập 1, tập 2) năm 2007, Đh Luật Hà nội_Nxb Công an nhân dân.

    • 13. Tập bài giảng Những vấn đề chung về Luật hình sự và tội phạm, trường Đại học Luật TPHCM.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan