“Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
2.1.3.1.Khái niệm về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
2.1.3.2.Các dấu hiệu pháp lý a. Khách thể
Khách thể mà hành vi phạm tội này xâm phạm đến là quyền được bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp. Nhà nước đưa ra những quy định bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm thiết lập chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Do đó, hành vi phạm tội còn đồng thời xâm phạm đến trật tự quản lý do Nhà nước đặt ra đối với quyền sở hữu công nghiệp và có thể ảnh hưởng đến cả trật tự kinh tế. Căn cứ vào khách thể bị hành vi phạm tội xâm phạm, nhà làm luật đã ghi nhận tội phạm này vào Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là phù hợp.
Đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm này được xác định là “nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam”.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
Nhãn hiệu là là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Mặc dù quy định tại Điều 171 chỉ ghi nhận đối tượng tác động của tội phạm là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nhưng trong nội hàm của nhãn hiệu còn bao gồm luôn cả nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Muốn đánh giá một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng thì căn cứ theo các tiêu chí được liệt kê tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ như số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến, phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa mang nhãn hiệu đã được lưu hành… Do đó, cần xác định đối tượng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đầy đủ là ba đối tượng: nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý. Vậy đối tượng tác động của tội phạm này chỉ là một phần trong số các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Khi đó, ta thấy rằng tội phạm được quy định với tên gọi là tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng lại không điều chỉnh hết tất cả các đối tượng thuộc quyền này.
Nếu so sánh với đối tượng tác động của tội phạm này trog Bộ luật hình sự 1999 thì tưởng chừng quy định trước đây có đối tượng tác động rộng hơn. Thế nhưng tại tiểu mục 2.1 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 29/02/2008 của liên Bộ Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ ( Thông tư liên tịch số 01/2008) đã đưa ra quy định hướng dẫn riêng cho Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
“Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật hình sự”.
Trong khi đó hàng hóa giả mạo nhãn hiệu lại được định nghĩa là “hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.”
Qua hướng dẫn trên ta thấy rằng, mặc dù về mặt câu chữ thì dường như đối tượng tác động của tội phạm là có thay đổi thế nhưng thực tế thì Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 cũng chỉ tác động đến hai đối tượng là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thông qua định nghĩa hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Vì vậy, Điều 171 được sửa đổi cũng chỉ là xác định cụ thể đối tượng tác động chứ không phải thu hẹp so với quy định trước đó.
“Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam” được hiểu là quyền sở hữu đối với hai đối tượng này đã phát sinh, đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, được cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp bắt buộc phải đăng ký và văn bằng bảo hộ vẫn cón hiệu lực tại thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm.
Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp:
Đối với nhãn hiệu là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng là xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Đối với chỉ dẫn địa lý là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện bảo hộ:
Đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh , kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa với hành hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Khả năng phân biệt được xác định cụ thể theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ;
3. Không thuộc các trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đối với chỉ dẫn địa lý
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Các tiêu chí đánh giá về danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực được quy định cụ thể tại Điều 81, 82 Luật Sở hữu trí tuệ;
3. Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Đối với nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Đối với chỉ dẫn địa lý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có thời hạn vô hiệu lực kể từ ngày cấp.
Ngoài ra cần lưu ý rằng, nhãn hiệu đó phải được sử dụng liên tục. Nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng liên tục 5 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 136, Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác là sự bảo hộ của Nhà nước dành cho nhãn hiệu đó cũng sẽ chấm dứt.
c. Mặt khách quan
Hành vi khách quan được mô tả là hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
Cách quy định tại Điều 171 không liệt kê các hành vi khách quan mà chỉ quy định là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để biết hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác để xác định một hành vi là xâm phạm nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.
Tại tiểu mục 2.1 Thông tư liên tịch số 01/2008 đã đưa ra quy định hướng dẫn riêng cho Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 về hành vi khách quan là thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ .Tuy Bộ luật hình sự 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 mà cụ thể là Điều 171 cũng đã có thay đổi, thế nhưng sự thay đổi đó chỉ về mặt xác định đối tượng tác động. Vì vậy, tác giả cho rằng hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2008 về việc xác định hành vi khách quan.
Thế nhưng để xác định hàng hóa giả mạo nhãn hiệu cũng cần làm rõ khái niệm “tương tự tới mức gây nhầm lẫn”. Hiện nay khái niệm này không được định nghĩa rõ ràng mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, so sánh giữa hai nhãn hiệu mà kết luận. Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT đã tổng kết phương pháp phân biệt giữa hai nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây thì được coi là “tương tự tới mức gây nhầm lẫn”:[21]
Trùng dấn hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấn hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại.
Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được nhà nước bảo hộ độc quyền.
Thuật ngữ “Quy mô thương mại” đã được trình bày trong phần hành vi khách quan của Điều 170a Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nên tác giả không trình bày lại trong nội dung của Điều 171 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
c. Chủ thể
Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể thường. Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Bởi vì, theo quy định tại Điều 171 thì khung cao nhất của hình phạt là phạt tù đến ba năm tức là tội phạm ít nghiêm trọng. Hơn nữa hành vi khách quan được mô tả cũng không cần phải là chủ thể đặc biệt mới thực hiện được.
d. Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, điều này đã được xác định cụ thể trong điều luật. Tức là người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi và thấy trước được hậu quả do hành vi gây ra. Trong quy định về các tội xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ chỉ riêng tội phạm tại Điều 171 xác định trực tiếp mặt chủ quan là lỗi cố ý. Từ đây, có thể hiểu rằng quan điểm của nhà làm luật là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn có thể có lỗi vô ý. Và nếu là vô ý thì sẽ không đặt ra việc áp dụng các chế tài hình sự. Thế nhưng, theo quan điểm của tác giả thì việc xác định lỗi không hề đơn giản trong khi hành vi xâm phạm lại được thực hiện ở quy mô thương mại nên không thể có lỗi vô ý xảy ra. Từ quy mô và thiệt hại do hành vi gây ra mà ta có thể xác định đó là lỗi cố ý, vì vậy không cần đưa yếu tố lỗi cố ý vào quy định của điều luật.
2.1.3.3.Hình phạt
Hình phạt chính:
Phạt tiền:
Khoản 1: từ năm mươi đến năm trăm triệu đồng. Khoản 2: từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng.
Cải tạo không giam giữ:
Khoản 1: cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Phạt tù có thời hạn:
Khoản 2: phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hình phạt bổ sung:
Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tình tiết định khung tăng nặng: phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần.
Tóm lại, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được hình thành từ Bộ
luật hình sự 1999 và vẫn được giữ sau khi sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng, đối tượng tác động của tội phạm này đã được xác định một cách cụ thể hơn so với quy định trước đó. Từ đây, có một số điểm cần chú ý đối với tội phạm này.
Thứ nhất, hành vi xâm phạm được quy định trong hành vi khách quan của tội phạm chỉ giới hạn là những hành vi có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãnhiệu theo Thông tư liên tịch 01/2008 là hợp lý hay cần có quy định về những hành vi khác nữa. Bởi lẽ trong cấu thành tội phạm không hề xác định là hành vi xâm phạm đã được ghi nhận trong luật chuyên ngành. Trong khi Luật sở hữu trí tuệ có quy định về hành vi xâm phạm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thì điều 171 Bộ luật hình sự chỉ xác định là hành vi xâm phạm mà không nêu rõ như thế nào là hành vi xâm phạm. Đồng thời, sau khi Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cho Điều 171.
Thứ hai, “quy mô thương mại” là một khái niệm chưa được định nghĩa một cách chính thức và đầy đủ. Đó là một trong những điểm khó để xác định việc có truy cứu hay không một hành vi xâm phạm. Vì vậy, việc chưa có hướng dẫn cụ thể cụm từ này là một hạn chế cho việc áp dụng chế tài hình sự đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Từ đó có thể dẫn đến việc bảo vệ không tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, việc quy định các đối tượng tác động của tội phạm có hợp lý hay chưa trong bối cảnh các đối tượng khác cũng phải đứng trước những hành vi xâm phạm và gây ra thiệt hại rất lớn cho người sở hữu. Trong khi việc bảo hộ cho các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được đặt ra khi chúng đáp ứng được những điều kiện luật định tương ứng thì chế tài hình sự chỉ đặt ra cho nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Liệu rằng quy định này có làm hạn chế sự bảo vệ của pháp luật dành cho các đối tượng quyền sở