1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY BAEMIN Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

89 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 13,24 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY BAEMIN Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY BAEMIN Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CỦA CÔNG TY BAEMIN Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trang 1

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

LỜI CAM KẾT

Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa họccủa chính các tác giả Dưới sự hướng dẫn của PhD Nguyễn Tiến Dũng,các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong bài tiểu luận này là trungthực, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất cứ một hình thứcnào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tàiliệu tham khảo theo đúng quy định

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2022

Người cam kếtNhóm tác giả

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

***

Lời đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trường Đại họcKinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội cùng với khoa Kinh tế và Kinh doanhquốc tế đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp chúng em có cơ hội để học tập,nghiên cứu cũng như là có thể hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu khoa họcnày

Đặc biệt, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVHD:PhD Nguyễn Tiến Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quátrình thực hiện đề tài nghiên cứu

Mặc dù đã nỗ lực và đặt rất nhiều công sức trong bài nghiên cứu, nhưng

do trình độ lý luận cũng như là kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bàinghiên cứu của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và các bạn

để chúng em có thể lấy đó làm cơ sở sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện bài nghiêncứu này cũng như là rút kinh nghiệm cho các bài nghiên cứu tiếp theo trongtương lai

Cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc toàn thể các Thầy, Cô trongnhà trường thật nhiều sức khỏe để dẫn dắt, giảng dạy các thế hệ sinh viên đạtđược nhiều thành tích cho bản thân, nhà trường và xã hội

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

***

1 Về nội dung

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

2 Về hình thức ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 6

1.2.2.5 Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media) 211.2.2.6 Tiếp thị nội dung (Content Marketing) 221.2.2.7 Thư điện tử quảng cáo (Email Marketing) 221.2.2.8 Tiếp thị di động (Mobile Marketing) 22

1.2.3.3 Giai đoạn Delight (Làm hài lòng) 261.2.4 Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing 271.2.5 Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số 29

CHƯƠNG II: BAEMIN VÀ CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING

2.1 Tổng quan về thị trường Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến 312.1.1 Quy mô thị trường đặt đồ ăn online

2.1.2 Thị phần các thương hiệu dịch vụ giao thức ăn trực tuyến 36

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING CỦA

Trang 7

3.2 Phân tích đánh giá các giai đoạn của chiến lược Digital Marketing của

3.2.1.3 Giai đoạn Delight (Làm hài lòng) 76

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.3: Nhân vật “Mèo Mặp” biểu tượng của Baemin 45

Hình 2.5: Food Collection “Quán ngon quận mình” 47Hình 2.6: Food Collection “Thử chút Healthy” 48Hình 2.7: MV ca nhạc “Em bé” kết hợp giữa Baemin, Amee và Karik 49

Hình 2.8: MV ca nhạc “Ngọt” kết hợp giữa Baemin, Justatee và Rhymastic

Hình 2.13: Các khuyến mại cho khách hàng mới của Baemin 57

Hình 2.14: Chiến dịch Baemin hợp tác cùng Pepsi 58

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Quy mô thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam 30

Trang 9

Biểu đồ 2.2: Mức độ phổ biến của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến tại

Biểu đồ 2.3: Diễn biến xu hướng thảo luận về dịch vụ đồ ăn trên các trang

Biểu đồ 2.4: Thị phần thảo luận top 5 thương hiệu giao đồ ăn lớn nhất năm

Biểu đồ 2.5: Tình hình tài chính của Now giai đoạn 2016-2020 35Biểu đồ 2.6: Doanh số thị trường giao đồ ăn trực tuyến năm 2018 36

Biểu đồ 2.7: Sự thay đổi tỷ lệ sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyếngiữa tháng 4/2020 và tháng 12/2020 tại Việt Nam 38Biểu đồ 2.8: Thống kê nguyên nhân sử dụng ứng dụng giao đồ ăn 40

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Association

Hiệp hội marketing Hoa

KỳCPA Cost Per Action Chi phí tính dựa trên

KOL Key Opinion Leader Người có sức ảnh hưởng

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990 của thế kỷ XX,thuật ngữ Marketing đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kinhdoanh của bất cứ doanh nghiệp nào khi nó trở thành cầu nối trung gian giữahoạt động của doanh nghiệp và thị trường, giữa doanh nghiệp và các kháchhàng tiềm năng Sự ra đời của Internet và các cuộc cách mạng khoa học côngnghệ, điển hình là cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi thay đổi cách thức con ngườigiao tiếp và tìm hiểu thông tin, Marketing cũng theo đó phát triển nhữngphương thức tiếp thị mới để phù hợp với xu thế hiện đại Nổi bật trong số đó làDigital Marketing - hình thức sử dụng các kênh kỹ thuật số để quảng bá hoặctiếp thị sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng và doanh nghiệp mục tiêu.Đặc biệt đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã tạo ra những tác động khôngnhỏ tới xu hướng tiêu dùng của khách hàng trên toàn cầu, Digital Marketingđang ngày càng phổ biến và dần chiếm vị thế trọng yếu trong một chiến lượcMarketing tổng thể

Giai đoạn 2000-2010 được coi là thời kỳ phát triển vượt bậc của DigitalMarketing bởi sự gia tăng không ngừng của các thiết bị có khả năng truy cậpphương tiện kỹ thuật số và sự phát triển của các phương tiện truyền thông xãhội Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 bùng phát đã trở thành một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu thúc đẩy cho xu hướng tiếp thị này bùng nổ trong nhữngvài năm trở lại đây Tính đến tháng 1 năm 2021, với số lượng người dùng điệnthoại di động trên thế giới đạt 5,22 tỷ người, chiếm 66,6% dân số toàn cầu(DataReportal, 2021), điều này đã chỉ ra những cơ hội đầy tiềm năm cho sự pháttriển dài hạn của Digital Marketing nói chung và Mobile Marketing nói riêng.Theo báo cáo của Statista (2020), ngân sách cho quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

dự kiến sẽ đạt 389,29 tỷ USD vào năm 2021 và đến năm 2024 dự kiến sẽ đạt524,17 tỷ USD, tăng 85,7% so với năm 2018 Theo đó, chi phí dành cho DigitalMarketing đã chiếm 46% tổng chi tiêu quảng cáo toàn cầu vào năm 2021(WebStrategies Inc, 2020) Những con số thống kê trên cho thấy rằng tiếp thị kỹthuật số đang ngày càng trở nên phổ biến hơn so với những phương thứcmarketing truyền thống

Cùng với sự phát triển của thế giới, Digital Marketing ở Việt Nam nhữngnăm gần đây cũng đã dần chiếm một vị thế trọng yếu trong chiến lượcMarketing tổng thể của tất cả các doanh nghiệp Theo báo cáo của We Are

Trang 12

người sử dụng, trong đó có 65 triệu người đang hoạt động trên mạng xã hội.Cùng với đó, với 95% người dùng xem video trực tuyến mỗi tháng, truyềnthông xã hội và video marketing đang là xu hướng tiếp thị kỹ thuật số chủ đạotại nước ta Năm 2021, có đến 41% các dịch vụ số mới lần đầu được xuất hiệnsau giai đoạn dịch COVID-19 và có đến 94% người dùng sẽ tiếp tục sử dụngchúng trong tương lai Trong vòng 5 năm, Digital Marketing đã phát triển vượtbậc với dự báo thị trường năm 2021 khoảng 2-3 tỷ USD Giai đoạn COVID-19ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới nhưng tốc độtăng trưởng của Digital Marketing tại Việt Nam vẫn tăng trưởng 20-30%, thậmchí có một số doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng 200-300% năm 2020(Vietnam Digital Marketing Trends 2021).

Trong số các lĩnh vực sử dụng phương thức tiếp thị này, xu hướng DigitalMarketing ở thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá có

sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất Xu hướng giao hàng thực phẩm trực tuyến được

dự báo sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD vào năm 2021 và duy trì mức tăng trưởngbình quân 11% trong 5 năm tới Đặc biệt, Baemin với vị thế là một công tynước ngoài mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2019 đã ghi nhậnnhững thành công đáng kể thông qua các chiến lược Digital Marketing củamình Thông qua các chiến dịch truyền thông và những nội dung tiếp thị phùhợp với thị hiếu người Việt, Baemin chỉ đứng sau GrabFood và Now với sốlượng thảo luận trên các trang mạng xã hội đạt 21,95% (Reputa, 2020) Tínhđến tháng 4/2021, Baemin trở thành ứng dụng giao đồ ăn dẫn đầu về lượt tảitrên Google Play và App Store Ngoài ra, theo khảo sát về thị trường giao đồ ăntrực tuyến trong năm 2020 của Q&Me, Baemin cũng là ứng dụng giao đồ ăndẫn đầu thị trường về mức độ hài lòng của khách hàng

Có thể thấy, những thành tựu mà Baemin đạt được ở thị trường Việt Namphần lớn đến từ hiệu quả của những chiến dịch Marketing nói chung và DigitalMarketing nói riêng Từ nhận định trên, nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tíchchiến lược Digital Marketing của công ty Baemin ở thị trường Việt Nam” chobài nghiên cứu khoa học của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về chiến lược Digital Marketing của công ty Baemin ở thịtrường Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021, chỉ ra những ưu điểm và hạn chếcủa chiến lược này trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu và mức độ yêuthích của khách hàng với dịch vụ của công ty, từ đó đánh giá tầm quan trọngcủa chiến lược Digital Marketing đối với hoạt động Marketing nói chung

Trang 13

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Digital Marketing

- Phân tích và tổng hợp số liệu thống kê về các khía cạnh liên quan đếnchiến lược Digital Marketing của Baemin ở thị trường Việt Nam

- Đánh giá hiệu quả chiến lược Digital Marketing của Baemin tại thịtrường Việt nam

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược Digital Marketing củaBaemin nói riêng và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực giao đồ ăntrực tuyến tại Việt Nam nói chung

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Chiến lược Digital Marketing của Baemin

- Phạm vi không gian: Việt Nam

- Phạm vi thời gian: 2017-2021

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả: phân tích các cơ sở dữ liệu thứ cấp về tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp

- Phương pháp định tính: sử dũng kết quả khảo sát từ bảng hỏi để phân tích

về chiến lược Digital Marketing của Baemin, từ đó chỉ ra những thànhtựu và hạn chế của các chiến lược đó

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Những chiến lược Digital Marketing Baemin sử dụng ở thị trường ViệtNam?

- Thành tựu và hạn chế của các chiến lược Digital Marketing của Baemin ởthị trường Việt Nam?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược Digital Marketing của Baeminnói riêng và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyếntại Việt Nam nói chung?

7 Đóng góp của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chiếnlược Digital Marketing của công ty Baemin cũng như tác động của chiến lượcnày tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng tại thị trường Việt Nam Bêncạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và thách thứctrong quá trình áp dụng các chiến lược Digital Marketing, từ đó đề xuất ra cácgiải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chiến lược Digital Marketing của Baeminnói riêng và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến tại ViệtNam nói chung trong thời gian tới

Trang 14

8 Khoảng trống nghiên cứu

Các bài nghiên cứu liên quan đến thị trường giao đồ ăn trực tuyến trước

đó hầu hết thường tập trung vào nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng đốivới dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến như: thái độ của người tiêu dùng, thói quen sửdụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến; hay những nghiên cứu về tổng quan thịtrường giao đồ ăn trực tuyến chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các phương thứctruyền thông của những thương hiệu trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến đó.Các nghiên cứu về mảng Digital Marketing của các thương hiệu phổ biến trongmảng này như Shopee Food, Grab Food, Baemin, … vẫn còn chưa được đầy đủ

và sâu rộng

9 Kết cấu bài nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Baemin và chiến lược Digital Marketing của Baemin

Chương 3: Đánh giá chiến lược Digital Marketing của Baemin dựa trên kết quảkhảo sát bảng hỏi

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Digital Marketingcủa Baemin trong thời gian tới

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan tài liệu

a Tổng quan trong nước

Với sự phát triển vượt trội của xu hướng Digital Marketing, Big Data trởthành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp có thể phân tích và tối ưu

hóa hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của mình Thông qua nghiên cứu “Một số nghiên cứu về ứng dụng Big Data trong hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp tại Việt Nam” (2015), các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và Hồ

Thanh Thủy nêu lên thực trạng các doanh nghiệp đã có nhận thức đúng đắn vềlợi ích mà Big Data mang lại cho hoạt động Digital Marketing, tuy nhiên việctriển khai áp dụng vẫn còn gặp nhiều hạn chế Khó khăn lớn nhất trong quátrình thực hiện đến từ hạn chế trong ngân sách, trình độ nhân lực cũng như tâm

lý chờ đợi, không dám tiên phong của các công ty - điều này dẫn tới sự trì trệ vàkém phát triển trong khai thác Digital Marketing tại thị trường Việt Nam

Tác giả Quán Văn Tùng trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển cho Digital Marketing ở Việt Nam” (2017) chỉ ra rằng hoạt động Digital

Marketing từ khi xuất hiện tại Việt Nam đã luôn phát triển không ngừng và tạo

ra những ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong

và ngoài nước Tác giả cũng nêu lên những xu hướng Digital Marketing được

dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới, bao gồm OnlineGraphic/Animation Design Platform - Nền tảng thiết kế hình ảnh động,OmniChannel Retail Platform - Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh, DigitalMembership Management Platform - Nền tảng chăm sóc khách hàng thân thiết,Automation Marketing Platform - nền tảng tự động hóa Marketing và WebsiteAnalytic & Optimization Platform - Nền tảng phân tích và tối ưu cho website

Nhận thức rõ được xu hướng phát triển của tiếp thị kỹ thuật số, các tác

giả Trịnh Lê Tân và Đào Thị Đài Trang trong nghiên cứu “Market Potential and Reality Application of Digital Marketing in Vietnam Enterprise during Current Period” (2019) đã chỉ ra những vấn đề mà một doanh nghiệp cần

chuẩn bị trước khi tiến hành chiến dịch Digital Marketing Các công ty cần lưu

ý trong chuẩn bị nguồn nhân lực với kỹ năng thành thạo cũng như điều kiện về

cơ sở hạ tầng, thiết bị bởi đây vẫn luôn là điểm yếu của các doanh nghiệp ViệtNam khi tiếp cận những xu hướng mới Ngoài ra, các doanh nghiệp không nênthực hiện chiến lược trong một giai đoạn ngắn mà cần phát triển các kế hoạch

Trang 16

hành vi người tiêu dùng Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần liên tục nghiêncứu về các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số mới trên thế giới để chủ động trongkhai thác công cụ này một cách có hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh với các đốithủ.

Đặt Digital Marketing trong bối cảnh Việt Nam hậu COVID-19, nghiên

cứu “Cơ hội phát triển cho Digital Marketing thời hậu COVID-19 tại Việt Nam” (2020) bởi tác giả Nguyễn Hoàng Tiến cho thấy sự dịch chuyển hành vi

tiêu dùng của khách hàng sang mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mạiđiện tử là nhân tố thúc đẩy cho tiềm năng phát triển của Digital Marketing Vìvậy, những giải pháp giúp thay đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng DigitalMarketing cho doanh nghiệp được khuyến nghị bao gồm: xác định đúng kênhquảng cáo tiềm năng, tối hóa nội dung và trải nghiệm của người dùng trên cáckênh truyền thông, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh trong sáng tạo và phát triển cácthông điệp tiếp thị theo những xu hướng mới Đặc biệt nghiên cứu cho rằngnhững chiến dịch mang tính chất dài hạn như SEO cần được cân nhắc kỹ lưỡng,doanh nghiệp cần nhận thức đúng thời điểm để thúc đẩy chiến dịch nhằm đạthiệu quả cao nhất

Anh Phạm Quốc Thụ - SEO Manager của Antopho Digital MarketingAgency cũng đã phân tích về chiến lược Digital Marketing của Baemin qua bàiviết “Chiến lược Marketing của Baemin– Thâm nhập thị trường mang tính địa phương hóa”, trong đó tác giả nhấn mạnh về chiến lược thâm nhập thôngqua các chiến dịch marketing “Vết dầu loang”, tập trung vào hoạt động trongphạm vi Hà Nội và TP.HCM, tập trung mạnh mẽ vào việc phục vụ các quận nộithành, nhằm tối ưu hoá dịch vụ và giảm thời gian giao hàng Thông qua kết hợpvới một loạt các KOL như Trấn Thành, Amee, Baemin thực hiện việc quảng

bá nhãn hiệu online của mình rất mạnh mẽ và nhận được phản hồi rất tích cực

b Tổng quan nước ngoài

Internet phát triển nhanh chóng và đã trở thành một trong những côngnghệ quan trọng nhất trên thế giới hiện nay bởi những lợi ích, cũng như tầm ảnhhưởng của nó với đời sống con người Nghiên cứu “ Digital marketing strategy

in promoting product”(2019), Christina và cộng sự đã phân tích, làm sáng tỏđược vai trò và chiến lược của các kênh tiếp thị kỹ thuật số khác nhau như trangweb, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM), PR trực tuyến, quảng cáo hiển thị,tiếp thị qua email và tiếp thị truyền thông xã hội trong việc quảng bá sản phẩm.Với phương pháp định tính mô tả, sử dụng dữ liệu từ phỏng vấn và quan sát, thuthập thông qua các tài liệu, nghiên cứu này rút ra được kết luận rằng chiến lược

Trang 17

tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) có vai trò rất quan trọng trong việcquảng bá sản phẩm

Qua nghiên cứu “Impact of Digital Marketing on online purchase intention: Mediation effect of customer relationship management” (2020), tác

giả Omkar Dastane cho rằng Digital Marketing có tác động trực tiếp và tích cựctới quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay Trongmối quan hệ với khách hàng, tiếp thị kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp thỏamãn được nhu cầu của họ, tăng doanh thu thông qua các công cụ cá nhân hóa vàtạo dựng niềm tin với người tiêu dùng Từ nghiên cứu, những yếu tố giúp mộtdoanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Digital Marketing thành công nằm ở việcthiết kế bố cục chiến lược hiệu quả, cung cấp thông tin đầy đủ, ấn tượng cũngnhư đề cao tính liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gánh chịu những tổn thấttrầm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, Digital Marketing được coi như mộtcông cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh

và thu hút khách hàng trước sự sụt giảm của nền kinh tế Tác giả Fatima

Vapiwala trong nghiên cứu “Digital Marketing - A Saviour for Businesses in Times of Pandemic” (2020) đã chỉ ra rằng khi người dùng dần trở nên quen

thuộc với các công cụ trực tuyến, Digital Marketing có thể mang lại cơ hội giúpdoanh nghiệp tăng thêm độ nhận diện thương hiệu, thu hút đối tượng kháchhàng trẻ, nâng cao tương tác với khách hàng và đặc biệt làm giảm thiểu các chiphí so với Marketing truyền thống Từ những lợi ích nêu trên, tác giả cho rằngcác doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng này và điềuchỉnh các chính sách kịp thời bởi Digital Marketing sẽ tiếp tục là xu hướng ảnhhưởng lâu dài đến nền kinh tế kể cả trong thời kỳ hậu COVID và sau này

Nghiên cứu của Venkatesh Shankar cùng cộng sự năm 2021 về DigitalMarketing trên thị trường quốc tế “ Digital marketing communication in global

marketplaces: A review of extant research, future directions, and potential approaches ” đã đề xuất việc phân tích theo 4 xu hướng chính: doanh nghiệp vớingười tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùngvới người tiêu dùng (C2C) và người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B) Nhómnghiên cứu đã phân tích và tóm tắt các tài liệu liên quan trong giai đoạn 2000–

2021 theo bốn thành phần chính: 1 Mục tiêu; 2 Kênh truyền thông, phươngtiện truyền thông và nền tảng truyền thông; 3 Nội dung; và 4 Phản hồi Nhóm

đã đề xuất các cách tiếp cận để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu này theo ba

Trang 18

cận này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc mà các nhà quản lý cần để hìnhthành tốt hơn các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số trong bối cảnh địa phương vàtoàn cầu.

Môt nghiên cứu khác của Eric M.Olson cùng cộng sự năm 2021 về Chiếnlược kinh doanh và quản lý tiếp thị kỹ thuật số “Business strategy and the management of digital marketing” đã chỉ ra Internet mang lại sự thay đổi độtphá cho bối cảnh kinh doanh thông qua việc tạo ra một loạt các chiến thuật tiếpthị kỹ thuật số Từ đó nhóm nghiên cứu kết luận các nhà quản lý tiếp thị cần (1)

Ưu tiên những gì họ muốn đạt được và (2) Xác định chiến thuật tiếp thị kỹ thuật

số nào nên đầu tư vào Nhóm xem xét những vấn đề này từ quan điểm của bốnchiến lược kinh doanh: Thăm dò, phân tích, chiến lược chi phí thấp và chiếnlược khác biệt Kết luận lại, nhóm đã cung cấp cho các nhà quản lý tiếp thịthông tin chi tiết về cách các doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược khác nhau,cách tiếp cận các vấn đề tiếp thị kỹ thuật số này, với mục tiêu cuối cùng là hỗtrợ các nhà quản lý trong việc triển khai hiệu quả và hiệu quả chiến lược đãthông qua của công ty họ

1.2 Cơ sở lý luận về Digital marketing

1.2.1 Khái niệm

1.2.1.1 Khái niệm về Marketing

Thuật ngữ “marketing” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1902, tại

giảng đường trường Đại học Michigan, Mỹ (Barton và Robin, 2003, p.51).Những năm sau đó, marketing trở thành môn học được đưa vào chương trìnhgiảng dạy tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh Mãi đến những năm 1950-1969,

nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản Kể từ khi xuất hiện trên thếgiới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về marketing

E J McCarthy (1975) định nghĩa rằng: “Marketing là quá trình thực hiện

các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoántrước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dònghàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặcngười tiêu thụ”

Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ (AMA), (1985):

“Marketing là hoạt động, tập hợp các thể chế và quy trình nhằm tạo dựng, tươngtác, mang lại và thay đổi các đề xuất có giá trị cho người tiêu dùng, đối tác cũngnhư cả xã hội nói chung”

Trang 19

Theo Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các

nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sảnphẩm và giá trị giữa các bên” (Kotler et al, 1994, p.12) Một khoảng thời giansau, ông lại nhìn nhận marketing là quy trình mang tính quản trị và xã hội Các

cá nhân, tổ chức đạt được những điều mà họ mong muốn thông qua tạo dựng vàtrao đổi giá trị với những cá nhân, tổ chức khác Trong kinh doanh, marketing làviệc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự trao đổi các giá trị sinh lợi với kháchhàng Do đó, “Marketing là quá trình mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho kháchhàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng nhằm giành được giátrị từ họ” (Kotler và Armstrong, 2012, p.8) Như vậy, Philip Kotler đã nhìn nhận

về marketing một cách bao quát hơn

Trải qua các giai đoạn phát triển có rất nhiều những quan niệm khác nhau

về Marketing Suy cho cùng, có thể hiểu một cách ngắn gọn, tổng quát nhấtmarketing là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu

và mong muốn thông qua việc trao đổi giữa người bán và khách hàng của họvới mục đích thu được lợi nhuận

1.2.1.2 Khái niệm về Digital Marketing

Xu thế phát triển của thế giới hiện đại ngày nay, cùng với thành tựu khoahọc công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếuđối với đa số các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hiện đại nói riêng.Giống như marketing, có rất nhiều khái niệm về digital marketing

Theo Kent Wertime và Ian Fenwick - hai chuyên gia trong ngành

Marketing thế giới cho rằng: “Digital Marketing diễn ra khi phần lớn, hay toàn

bộ công tác Marketing của các công ty sử dụng các kênh kỹ thuật số Các kênh

kỹ thuật số là các kênh tiếp cận, cho phép các nhà Marketing có thể giao tiếpliên tục, hai chiều và mang tính cá nhân với từng khách hàng Các cuộc giaotiếp này cho ra những dữ liệu từ mỗi lần tương tác với khách hàng để dự báocho lần kế tiếp giống như một mạng lưới trung tâm Ngoài ra nhà marketing liêntục sử dụng các thông tin thời gian thực về hành vi khách hàng và những phảnhồi trực tiếp của khách hàng để cải thiện và tối ưu hóa các tương tác” (Kent

Wertime and Ian Fenwick, 2008, “DigiMarketing: The Essential Guide to New Media and Digital Marketing”)

Theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá

trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm,dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các

Trang 20

phương tiện điện tử và Internet” (Philips Kotler, 1984, “Marketing Essentials”).

Joel Reedy lại định nghĩa rằng: “Marketing điện tử (Digital Marketing)

bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của kháchhàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”

Như vậy, Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số là hoạtđộng marketing thông qua các phương tiện điện tử

1.2.2 Các hình thức Digital Marketing

1.2.2.1 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩmhoặc dịch vụ qua các kênh quảng bá trực tuyến như: blog, fanpage, group, củacác đối tác đến khách hàng, dựa trên mô hình CPA CPA (Cost Per Action) là

mô hình tính phí quảng cáo, dựa theo hành động của người dùng để từ đó nhàcung cấp sẽ trả hoa hồng khi khách hàng mua hàng

Các kênh tiếp thị liên kết bao gồm:

● Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác YouTube

● Đăng các liên kết từ trên tài khoản mạng xã hội

● Quảng cáo sản phẩm trong nội dung liên quan trên website

Tiếp thị liên kết đặc biệt phổ biến với các trang thương mại điện tử, haycác ứng dụng online Những đơn vị liên kết sẽ quảng cáo sản phẩm của doanhnghiệp trên các kênh của họ Nếu có khách hàng nhân vào liên kết của họ đểmua hàng, các nhà tiếp thị liên kết sẽ tự động nhận được hoa hồng cho việc thúcđẩy bán hàng đó

1.2.2.2 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO là quá trình tối ưu nội dung, hình ảnh

và định dạng website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm Người tiêudùng thường có thói quen sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về sản phẩm vàdịch vụ trước khi mua Do đó, SEO được xem là công cụ quan trọng nhất, cũngnhư tiếp cận được sát với khách hàng nhất trong Digital Marketing

Mục tiêu của hình thức Digital Marketing này là nâng cao thứ hạng, giúpwebsite đó có thể hiển thị ở vị trí đầu trên trang tìm kiếm Google mỗi khi cólượt tìm kiếm Từ đó, lượng lưu lượng truy cập không mất phí mà trang web cóthể nhận được sẽ tăng lên Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm websitecủa doanh nghiệp

Trang 21

1.2.2.3 Tiếp thị công cụ tìm kiếm SEM (Search Engine Marketing)

Khác với SEO, tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) sẽ tìm kiếm lượng truycập với quy mô rộng hơn, bao gồm cả kết quả danh sách trả phí và danh sáchkhông trả phí Hình thức tiếp thị công cụ tìm kiếm SEM phổ biến nhất hiện nay

là Google Adwords Tuy đây là hình thức Digital Marketing online tốn kém khánhiều, nhưng nó mang lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp

1.2.2.4 Quảng cáo PPC

Quảng cáo PPC (Pay-per-click) là hình thức quảng cáo có trả phí trên cáccông cụ tìm kiếm Tương tự như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, quảng cáoPPC cũng có mục tiêu là thu hút lượng truy cập của người dùng cho trang web.Tuy nhiên, quảng cáo PPC sẽ bị tính phí mỗi khi quảng cáo đó (bao gồm đườnglink dẫn tới trang web) được người dùng nhấp vào

Dù vậy, đây là chiến dịch quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến và hữuích nhất thời điểm hiện tại Hình thức Digital Marketing này được các chủdoanh nghiệp ưa thích bởi mức độ cải thiện lưu lượng truy cập, thu hút rất nhiềungười dùng vào trang web của họ Điều đó có thể giúp thúc đẩy thứ hạng củawebsite lên các kết quả đầu của công cụ tìm kiếm

1.2.2.5 Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media)

Trong những năm trở lại đây, Social media marketing (tiếp thị trên mạng

xã hội) là một trong các hình thức Digital Marketing được nhắc đến nhiều nhất.Đây là loại hình tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội lớn như Facebook,Instagram, Twitter, Tiktok, …

Tiếp thị truyền thông xã hội không chỉ đơn giản là việc tạo ra những bàiviết để đăng lên và phản hồi lại các bình luận trên nền tảng mạng xã hội nhưFacebook hay Instagram Nhiệm vụ quan trọng hơn cả của hình tiếp thị truyềnthông xã hội (Social media marketing) là phải phân tích dữ liệu thu thập được từcác trang mạng xã hội và tạo ra chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp dựa trênnhững dữ liệu đó

1.2.2.6 Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Tiếp thị nội dung (Content marketing) là việc doanh nghiệp tiến hành xâydựng, lên ý tưởng về các nội dung để tăng nhận thức về thương hiệu của họ Nộidung đó phải cung cấp được những giá trị cho người tiêu dùng chứ không chỉđơn thuần là việc quảng cáo thương hiệu hay thúc đẩy việc bán sản phẩm Tiếpthị nội dung có thể được thể hiện thông qua các hình thức khác nhau như: cácbài đăng trên blog, ebook, video, hay podcast

Trang 22

Tiếp thị nội dung là một chiến lược digital marketing dài hạn, được thựchiện thông qua quá trình nghiên cứu các từ khóa để tìm ra các từ khóa mà ngườidùng thường xuyên tìm kiếm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp Từ đó thu hút khách hàng bằng cách xây dựng nội dung chất lượng chocác bài viết trên website hoặc các trang mạng xã hội.

1.2.2.7 Thư điện tử quảng cáo (Email Marketing)

Email marketing là một trong các hình thức Digital Marketing cho phépdoanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình một cách nhanhnhất thông qua việc gửi các thông tin trực tiếp đến email của khách hàng Hìnhthức Digital Marketing này có thể được sử dụng như một chiến dịch ngắn hạnhoặc dài hạn

Đầu tiên là về mặt ngắn hạn: Doanh nghiệp có thể gửi những mã giảm

giá hay những ưu đãi tới khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định

Về mặt dài hạn: Doanh nghiệp có thể gửi những tin tức hữu ích trên blog,

nhằm làm tăng lưu lượng truy cập cho trang web, cũng như củng cố, nuôidưỡng lòng tin của khách hàng

Việc tiếp thị qua email được xem là hình thức Digital Marketing khá hiệuquả Tuy nhiên cần phải đảm bảo được nội dung email bổ ích, cần thiết và thực

sự thu hút để tránh biến thông tin của bạn thành tin rác, gây phiền toái chokhách hàng, làm ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị lâu dài

1.2.2.8 Tiếp thị di động (Mobile Marketing)

Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại di động gần như trở thành vật bất lythân với đời sống của con người Do vậy, trong thế giới hiện đại, tiếp thị trênđiện thoại di động (Mobile marketing) cũng là một trong các hình thức DigitalMarketing không thể thiếu Loại tiếp thị này tập trung vào việc tiếp cận kháchhàng mục tiêu thông qua thiết bị di động của họ

Trên thực tế, quảng cáo trên thiết bị di động có thể được sử dụng đồngthời với tất cả các hình thức Digital Marketing khác Dù là tiếp thị trên mạng xãhội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay email, chúng đều có thể được phát triểnsang phiên bản cho các thiết bị cầm tay thông minh Hình thức tiếp thị di độngngày càng được đánh giá cao, trở nên thiết yếu vì người tiêu dùng luôn dànhphần lớn thời gian của họ trên các thiết bị di động, đặc biệt là những đối tượngtrẻ tuổi

1.2.3 Các giai đoạn Digital Marketing

Trong một hoạt động Marketing, các doanh nghiệp có thể lựa chọn sửdụng giữa hai hình thức Marketing phổ biến hiện nay là Outbound Marketing và

Trang 23

Inbound Marketing Trên thế giới hiện nay chưa có một định nghĩa chính thứcnào về hai hình thức này, theo lý giải từ Hubspot, Outbound thường được sửdụng cho các chiến lược Marketing truyền thống được sử dụng phổ biến, tậptrung vào việc triển khai các chiến dịch quảng cáo, thu hút khách hàng sử dụngsản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ở mọi không gian và thời gian Tuy nhiêntheo các nhà phân tích thị trường, các chuyên gia phân tích, OutboundMarketing đã không còn phù hợp với sự thay đổi của thị trường và xu hướngtiêu dùng hiện nay bởi nó đòi hỏi các thương hiệu một khoản chi phí quá lớncho quảng cáo nhưng không đảm bảo có thể thu hút đối tượng khách hàng tiềmnăng hay không Vì vậy trong bài nghiên cứu này, xét trên những điều kiện mới

và những xu hướng mới trong Marketing, nhóm nghiên cứu tiếp cận dựa trên cơ

sở lý luận về hình thức Inbound Marketing

Inbound Marketing là thuật ngữ biểu thị cho quá trình Marketing “từ bêntrong” của doanh nghiệp Khác với hình thức Outbound, Inbound Marketing làquá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa doanh nghiệp với ngườitiêu dùng, nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng nói chung (Hubspot).Đây được coi là quá trình thu hút người dùng và tạo chuyển đổi bằng cách sửdụng nội dung hữu ích, có liên quan đến khách hàng tiềm năng Nó giúp mangđến giải pháp để giải quyết vấn đề cho đối tượng mục tiêu và tạo niềm tin chokhách hàng về thương hiệu Mục tiêu cuối cùng của Inbound Marketing là việctạo ra nguồn khách hàng thực sự, từ đó hình thành nguồn doanh thu bền vữngcho hoạt động của doanh nghiệp

Chiến lược Inbound Marketing sẽ giúp khách hàng tiếp cận thương hiệumột cách chủ động hơn ở giai đoạn đầu Với nền tảng là tập trung vào việc đápứng và giải quyết nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra những nộidung đáp ứng vấn đề mà khách hàng đang tìm kiếm Trong những giai đoạn tiếptheo, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là tiếp tục tiếp cận, nuôi dưỡng và có cácchương trình hợp lý để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này, thuyếtphục họ lựa chọn dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề củamình Vì vậy, Inbound Marketing đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ và linh hoạtgiữa các kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn của quá trình

Quá trình Inbound Marketing có thể được chia thành ba giai đoạn chínhvới mục tiêu cốt lõi là nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâmcủa chiến lược Nó bao gồm các nội dung và công cụ phù hợp để đưa kháchhàng theo phễu bán hàng đến giai đoạn tiếp theo của hành trình Các giai đoạn

Trang 24

của phương pháp tiếp thị Inbound lần lượt là Thu hút (Attract), Tiếp cận(Engage) và Làm hài lòng (Delight).

1.2.3.1 Giai đoạn Attract (Thu hút)

Đây là giai đoạn đầu tiên của chiến lược, trong giai đoạn này cácMarketer cần hấp dẫn được đúng khách hàng tiềm năng, mục đích chính là cầnthu hút đúng đối tượng tiềm năng, có nhu cầu Doanh nghiệp nên xuất hiệnđúng lúc mà người dùng cần Muốn vậy, các nhà tiếp thị cần kết hợp sáng tạonội dung chất lượng với SEO, các kênh mạng xã hội Hoạt động này giúp tăngnhận diện thương hiệu, lưu lượng truy cập đến Website

Các chiến lược Marketing trong giai đoạn này cần chạm được tới kháchhàng Để làm được điều này, chiến lược nội dung và quảng bá của doanh nghiệpcần được xây dựng đúng đắn, kỹ càng Cụ thể, một số chiến lược có thể áp dụng

ở giai đoạn này bao gồm:

- Chiến dịch Content Marketing:

Trong mọi chiến dịch tiếp thị, nội dung luôn là yếu tố nền tảng, quantrọng nhất và cần đảm bảo việc có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cónhiều dạng tiếp thị nội dung như chăm sóc khách hàng, mô tả sản phẩm, cungcấp thông tin,… Doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi nội dung mà mình đemđến có đủ các tiêu chí độc đáo, mới mẻ và có sức hút với khách hàng

- Quảng cáo Google Search:

Để biến người tiêu dùng trở thành khách hàng tiềm năng với chi phí tối

ưu hơn, các nhà tiếp thị cần kết hợp quảng cáo Google Search với các chiếnlược tiếp thị khác Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàngđang có nhu cầu đúng thời điểm

- Tối ưu hóa SEO:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là công việc không thể thiếu với bất kỳ mộtWebsite nào Chiến lược này sẽ giúp khách hàng tìm thấy thông tin của doanhnghiệp một cách nhanh nhất khi tìm kiếm từ khóa liên quan

1.2.3.2 Giai đoạn Engage (Tiếp cận)

Tiếp nối giai đoạn Attract (Thu hút), giai đoạn hai là Engage (Tiếp cận)

có mục đích kết nối và tương tác với nhóm khách hàng tiềm năng để nuôi

Trang 25

dưỡng, tạo ra chuyển đổi Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp trong giai đoạnnày là làm sao để khách hàng để lại thông tin, hoặc tiếp tục tham gia vào quátrình tiếp thị và bán hàng của mình Chính vì vậy, ở giai đoạn này doanh nghiệpcần tập trung xây dựng lòng tin cho khách hàng bằng cách trả lời những thắcmắc của họ một cách chi tiết, cụ thể và dễ hiểu, cung cấp những giải pháp để xử

- Sử dụng biểu mẫu:

Biểu mẫu, hay form đăng ký thông tin nhận tư vấn được gắn trực tiếp trênwebsite cực kỳ hiệu quả với những khách hàng có nhu cầu muốn mua sản phẩm.Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể thu thập được rất nhiều thông tin từngười tiêu dùng để từ đó có những chiến lược lôi cuốn họ thành những kháchhàng tiềm năng

- Sử dụng CTA (Call - To - Action):

Doanh nghiệp có thể ứng dụng CTA (Lời kêu gọi hành động) ở nhiềutrường hợp khác nhau Một số trường hợp có thể kể đến như:

● Đặt CTA dẫn về Landing page dành cho những khách hàng muốn

tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ

● Đặt CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp trên ứng dụng hoặc trang bất kỳ, dành cho những khách hàng thật sự

quan tâm và muốn mua sản phẩm

● Đặt CTA khuyến khích người dùng nhận tài liệu miễn phí, tham gia sự kiện, nhận voucher khuyến mãi hấp dẫn, … giúp tiếp cận

những khách hàng chưa có nhu cầu về sản phẩm, để doanh nghiệp

có thể nuôi dưỡng dần

● Đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh social khác.

Trang 26

Hoàn thành giai đoạn Engage là doanh nghiệp đã chuyển đổi được mộtphần người dùng trên website hay các kênh mạng xã hội khác thành các kháchhàng tiềm năng Đồng thời trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng có thể phốihợp các cách trên để việc tiếp thị truyền thông trực tuyến của mình hiệu quảnhất thay vì thực hiện theo từng cách riêng lẻ.

1.2.3.3 Giai đoạn Delight (Làm hài lòng)

Theo Hubspot, Delight là giai đoạn doanh nghiệp cung cấp thêm cácchương trình trợ giúp và hỗ trợ nhằm trao cho khách quyền chủ động ở mức tối

đa ở hoạt động mua hàng, sử dụng dịch vụ của họ Khi khách hàng đạt đượcthành công trong hoạt động mua hàng, điều này sẽ tạo thành ấn tượng hài lòng

và khiến họ chia sẻ với những người tiêu dùng khách Thành công của giai đoạnDelight nói chung và toàn bộ quá trình Inbound Marketing sẽ tạo ra một vònglặp tự duy trì cho hoạt động thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanhnghiệp

Các chiến lược được sử dụng trong giai đoạn này hướng đến mục tiêuđảm bảo hiệu quả khách hàng cảm thấy vui vẻ, hài lòng và được hỗ trợ lâu dàisau khi họ thực hiện mua hàng/sử dụng dịch vụ

- Chiến lược chốt Sale:

Sau khi thu thập được các thông tin khách hàng từ giai đoạn Attract (Tiếpcận), doanh nghiệp sẽ tiến hành phân loại các Lead này Với những khách hàngtiềm năng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ qua các khảo sát tư vấn, cáckênh social media của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành liên hệ trực tiếptới các đối tượng khách hàng này nhằm thúc đẩy họ đưa ra quyết định cuốicùng Các chương trình khuyến mãi đúng thời điểm đánh vào tâm lý, nhu cầucủa khách hàng được coi là là phương thức chủ đạo trong chiến lược này nhằmtăng cơ hội đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

- Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng:

Với những nhóm khách hàng chưa hoàn thành quá trình mua hàng/sửdụng dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những đốitượng này, biến họ trở thành nền tảng tiếp cận cho những chiến dịch Marketingkhác của mình Những hình thức tiếp thị được sử dụng phổ biến trong giai đoạnnày bao gồm: Marketing Automation, Email Marketing, Social Media,… Ngoài

ra, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức Surveys (Khảo sát) để thu thậpđược ý kiến về mức độ hài lòng của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụngdịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Từ đó, doanh nghiệp có thể

Trang 27

nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chocông ty.

- Chiến lược chăm sóc khách hàng:

Chiến lược chăm sóc được coi là chiến lược thiết yếu đối với hoạt độngMarketing của mỗi doanh nghiệp Nó giúp nâng cao sự hài lòng đối với trảinghiệm của khách hàng khi thực hiện hoạt động mua hàng hay sử dụng dịch vụ.Những hoạt động thường được thực hiện trong chiến lược này bao gồm: chínhsách sản phẩm/dịch vụ, chính sách đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chínhsách cam kết bảo hành, hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua tổng đài, email,chatbot và các hoạt động ưu đãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt,

1.2.4 Sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing

Marketing truyền thống liên quan đến các kênh truyền thống như bảngquảng cáo; tờ rơi; phát sóng; telesales; trưng bày sản phẩm ở showroom, triểnlãm; hay tài trợ cho các chương trình, sự kiện Marketing truyền thống vẫn cómột sự ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng,nhiều khách hàng vẫn giữ thói quen tìm kiếm thông tin qua phương thứcMarketing truyền thống bởi nó có tính tác động và dễ hiểu, dễ ghi nhớ hơn Tuynhiên với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, Marketing truyềnthống thường bị các nhà Marketer đánh giá thấp hơn bởi chi phí đắt đỏ, việc đolường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị là rất khó hoặc không thể trong một

số trường hợp Khi thực hiện Marketing truyền thống, đối tượng khách hàngtiếp cận được là khá thấp do khoảng cách địa lý Vì vậy, không tương tác trựctiếp được với khách hàng chính là bất lợi lớn nhất của việc Marketing truyềnthống

Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự ra đời của Digital marketing

đã giải quyết được những nhược điểm của marketing truyền thống Những điểmkhác nhau căn bản giữa hai loại hình marketing này cụ thể như sau:

Bảng 1.1: So sánh Marketing truyền thống và Digital Marketing

Trang 28

Không gian Bị giới hạn bởi biên giới

quốc gia và vùng lãnh thổ Không bị giới hạn bởi biêngiới quốc gia và vùng lãnh

thổ

Thời gian Bị giới hạn bởi vị trí địa lý Mọi lúc mọi nơi, phản ứng

nhanh, cập nhập thông tinsau vài phút

Phản hồi Mất một thời gian dài để

khách hàng tiếp cận thôngtin và phản hồi

Khách hàng tiếp nhận thôngtin và phản hồi ngay lập tức

Khách hàng Không chọn được một nhóm

đối tượng cụ thể

Có thể chọn được đối tượng

cụ thể, tiếp cận trực tiếp vớikhách hàng

Chi phí Chi phí cao, ngân sách

quảng cáo lớn, được ấn địnhdùng một lần

Chi phí thấp, với ngân sáchnhỏ vẫn thực hiện được và cóthể kiểm soát được chi phíquảng cáo (Google Adwords)

Lưu trữ thông

tin

Rất khó lưu trữ khách hàng Lưu trữ thông tin khách

hàng dễ dàng, nhanh chóng,sau đó gửi thông tin, liên hệtrực tiếp tới đối tượng kháchhàng

(Nguồn: Lương Hạnh , (2021), Digitalmarketing.info.vn) 1.2.5 Vai trò của Digital Marketing trong thời đại số

Thời đại kỹ thuật số đang lên ngôi, chiếm ưu thế vượt trội trong thế giớingày nay Nhờ sự phát triển của công nghệ, mọi người có thể làm được mọi việcthông qua Internet như thanh toán bằng ngân hàng trực tuyến; đọc sách, báođiện tử Việc áp dụng công nghệ vào các chiến dịch marketing hiện nay cũngdần trở nên phổ biến, ưa chuộng hơn Dù marketing truyền thống vẫn giữ đượcchỗ đứng, nhưng nó ngày càng bị thu hẹp khi thế giới tràn ngập công nghệ kỹthuật số

Đối với các doanh nghiệp hiện đại, việc sử dụng Digital Marketing làmcông cụ tương tác với khách hàng có rất nhiều ưu điểm Doanh nghiệp sẽ có

Trang 29

nhiều lựa chọn hơn để tham gia Thời đại ngày nay có muôn vàn trang web,mạng xã hội, thông qua đó doanh nghiệp có thể biết được khách hàng nghĩ gì vềthương hiệu, sản phẩm; hay liệu doanh nghiệp của mình đang đi đúng hướng.

Không chỉ vậy, việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch trở nên dễ dànghơn so với Marketing truyền thống bởi các công cụ để theo dõi hiệu quả củaDigital Marketing đặc biệt chuyên sâu Những nghiên cứu về hành vi kháchhàng trở nên rõ ràng, cụ thể hơn giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàngmục tiêu chính xác, cũng như là định hướng phát triển hiệu quả hơn

Internet đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định mua hàng củangười tiêu dùng ngày nay Do đó, để theo kịp với thời đại và có những bướctiến mới thì Digital Marketing đối với các doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp hiện đại nói riêng là rất quan trọng

Trang 30

CHƯƠNG II: BAEMIN VÀ CHIẾN LƯỢC DIGITAL

MARKETING CỦA BAEMIN

2.1 Tổng quan về thị trường Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến

2.1.1 Quy mô thị trường đặt đồ ăn online

Từ những năm đầu thế kỷ XX, dịch vụ giao đồ ăn đã được hình thành vàxuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cũnggiống như nhiều lĩnh vực khác, sự phát triển công nghệ kỹ thuật số đã góp phầnhình thành nên xu hướng mới trong ngành giao đồ ăn - dịch vụ giao đồ ăn trựctuyến thông qua mạng Internet Nguyên nhân dẫn tới sự nổi lên mạnh mẽ của thịtrường giao đồ ăn trực tuyến là do nhịp sống hiện đại cùng với sự phát triển củalàn sóng đô thị hóa đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uốngcủa đại bộ phận người dân Mặt khác, do người tiêu dùng đã quen với việc sửdụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, việc thanh toán các khoản phíqua các ví điện tử, ngân hàng điện tử ngày càng trở nên phổ biến, thuận tiện chongười mua, người bán, và người giao hàng Chính vì vậy, thị trường dịch vụgiao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đã và đang diễn ra vô cùng sôi động Bêncạnh đó, theo đánh giá riêng tại thị trường Việt Nam, khảo sát của HavasRiverorchid được thực hiện vào năm 2017 chỉ ra những lý do chủ yếu khiếnngười Việt sử dụng dịch vụ này với tần suất tăng cao so với thời kỳ trước chủyếu bao gồm: sự tiện lợi (65%), thời tiết xấu (25%), sự đa dạng trong các loại

đồ ăn (6%),

Ở thị trường Việt Nam, thị trường giao đồ ăn trực tuyến bắt đầu trở nênphổ biến và mở rộng hơn kể từ giai đoạn 2017-2018 với sự tham gia của cácdoanh nghiệp vốn có nền tảng ban đầu là các hãng xe công nghệ Theo báo cáo

từ Statista (2018), doanh thu của Việt Nam trong lĩnh vực này đạt 146 triệuUSD Trong đó, giao hàng từ nhà hàng đến người tiêu dùng đạt 117 triệu USD(chiếm 80%), trong khi giao hàng từ nền tảng đến người tiêu dùng đạt 32 triệuUSD (chiếm 20%) và tăng trưởng 46% trong một năm từ 2017 đến 2018 Sốliệu từ khảo sát của Kantar TNS (2018) cũng chỉ ra thống kê tương tự với doanhthu thị trường là 148 triệu USD và tốc độ tăng trưởng trung bình là 28,5%/năm.Trong những năm tiếp theo, doanh thu của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tiếp tụcghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu lần lượt đạt 207 triệu USD(2019), 274 triệu USD (2020) và dự đoán đạt 342 triệu USD vào năm 2021(Reputa, 2020)

Trang 31

Biểu đồ 2.1: Quy mô thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt

Nam

(Nguồn: Reputa, 2020)

Xét trên những số liệu thực tế từ tốc độ phát triển của thị trường giao đồ

ăn trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của loại hình dịch vụ này tạiViệt Nam sẽ tăng lên 28,5% từ năm 2017 đến năm 2023, đạt 449 triệu USD.Trong đó, dịch vụ giao hàng đến từ bên thứ ba của các nền tảng trực tuyến(Platform – to – Consumer) ước tính sẽ chiếm 41,6% và được dự đoán sẽ còn

tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai (Biểu đồ 2.1).

Dù ghi nhận sự phát triển vượt bậc về dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trongnhững năm vừa qua nhưng xét về thị phần trong khu vực, quy mô thị trườngFood Delivery của Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,3% thị phần trênthế giới thế giới Tuy nhiên ở mặt khác, việc quy mô lĩnh vực này chưa thực sự

mở rộng tối đa đã khiến Việt Nam được coi là một thị trường đầy tiềm năng, thuhút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đặc biệt

kể từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ dẫn tới tình trạng Việt Namphải thực hiện lệnh giãn cách xã hội, các dịch vụ không thiết yếu, các quán ănphục vụ tại chỗ buộc phải đóng cửa đã khiến người tiêu dùng có xu hướng ngàycàng ưa thích sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến hơn Xu hướng này tiếp tục

Trang 32

tăng trưởng suốt năm 2021 và được dự báo sẽ còn tiếp tục mở rộng hơn nữatrong những năm tiếp theo

2.1.2 Thị phần các thương hiệu dịch vụ giao thức ăn trực tuyến

Do Việt Nam là một thị trường mới nổi với nhiều tiềm năng cho các dịch

vụ giao thức ăn trực tuyến nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này được đánh giá

là khá khốc liệt Tháng 7/2015 được coi là thời điểm khởi đầu cho sự hình thành

và phát triển của thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam với sự ra đời củaDeliveryNow (tiền thân của Shopee Food hiện nay), công ty khởi nghiệp nội địanày đã gặt hái được nhiều thành công trên cương vị người dẫn đầu và giữ vị tríthống lĩnh thị trường trong nhiều năm liên tiếp Đến năm 2018, thị trường bắtđầu trở nên sôi động và mở rộng hơn với sự tham gia của nhiều công ty trongnước như Lozi's Loship, Vietnammm, Lixibook, Ahamove's Lala cùng với cácdoanh nghiệp nước ngoài như GrabFood (thuộc Grab) và Go Food (thuộcGojek)

Tuy được đánh giá là một khu vực đầy tiềm năng nhưng trên thực tế, thịphần của hoạt động giao đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam vốn đã được thống trị hầuhết bởi ba công ty đã gặt hái được những thành công nhất định trong thời giandài, bao gồm Shopee Food, Grab Food và Gojek Việt Nam trong những nămtrở lại đây tuy đón nhận nhiều sự gia nhập của những thương hiệu mới nhưnghầu hết đều không thể cạnh tranh được thị phần với những doanh nghiệp đã cóchỗ đứng vững chắc trong ngành Lala đã tuyên bố rút lui sau một năm hoạtđộng vào tháng 12/2018, Loship và Lixiboox dần trở nên mờ nhạt trong cácchiến lược của mình, điều này đã phần nào phản ánh được sự khó khăn và sứccạnh tranh gay gắt của thị trường này Sự gia nhập và thành công đầy bất ngờcủa Baemin vào tháng 10/2019 đã mở ra một cục diện mới cho bản đồ cácthương hiệu giao đồ ăn phổ biến tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại với bốntên gọi nổi bật: Grab Food, Shopee Food (Now), Baemin và Gojek

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Namkhông chia thành từng mảng chuyên biệt mà phân thành hai nhóm ứng dụngchính Nhóm thứ nhất là các ứng dụng chỉ chuyên về giao đồ ăn như ShopeeFood, Baemin, nhóm còn lại là các ứng dụng gọi xe có thêm dịch vụ giao đồ ănnhư Grab và Gojek

Trang 33

Biểu đồ 2.2: Mức độ phổ biến của các ứng dụng giao đồ ăn trực

tuyến tại Việt Nam năm 2020

(Nguồn: Khảo sát Q&Me Vietnam Market Research)

Khảo sát của trang Q&Me Vietnam Market Research (2020) cho thấy,Grab Food và Shopee Food (tiền thân là Now) vẫn giữ được vị trí dẫn đầu thịtrường khi cả hai doanh nghiệp đều nhận được 73% lượng người sử dụng và lần

lượt 37% với 34% cho lượng người dùng hai ứng dụng này nhiều nhất (Biểu đồ 2.2) Thế “kiềng ba chân” của thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đã

được thay đổi kể từ khi Baemin gia nhập và đạt được nhiều thành tựu đáng kểvào thời điểm cuối năm 2019 Tính đến cuối năm 2020, Baemin trở thành ứngdụng phổ biến thứ ba tại thị trường này, theo sau đó lần lượt là Go Food vàLoship So với thời điểm tháng 5/2020, Grab Food giảm nhẹ về cả hai chỉ số vàkhoảng cách giữa nền tảng này và các đối thủ xếp sau cũng bị thu hẹp lại đángkể

Bên cạnh những yếu tố chính góp phần tạo nên thế mạnh của các doanhnghiệp trong ngành này như tốc độ giao hàng, sự đa dạng trong món ăn, phongcách phục vụ của tài xế, thì các chiến lược truyền thông thuộc DigitalMarketing cũng trở thành nhân tố quan trọng góp phần tăng tính cạnh tranh vàthu hút người tiêu dùng của các thương hiệu này Truyền thông trên mạng xã

Trang 34

hội được đánh giá là công cụ quảng cáo đắc lực và sự phổ biến trên những trangmạng này cũng thể hiện chính xác thị phần của từng doanh nghiệp trong lĩnhvực giao đồ ăn trực tuyến.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến xu hướng thảo luận về dịch vụ đồ ăn trên

các trang mạng xã hội năm 2020

(Nguồn: Reputa, 2020)

Trang 35

Biểu đồ 2.4: Thị phần thảo luận top 5 thương hiệu giao đồ ăn lớn

nhất năm 2020 tại thị trường Việt Nam

(Nguồn: Reputa, 2020)

Tình hình dịch bệnh COVID-19 với nhiều diễn biến phức tạp đã trở thànhyếu tố khách quan giúp thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến bùng nổ, tăng

trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 Theo số liệu khảo sát của Reputa (Biểu đồ

2.4), GrabFood là thương hiệu dẫn đầu trong thị trường, chiếm đến 33.38% thị

phần thảo luận Đuổi theo ngay sau đó là Now (Shopee Food) với 23.16%

lượng thảo luận trên social Ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng là Baemin với

21.95% Vào tháng 5 năm 2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương

GrabFood khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông củamình Kênh Fanpage chính thức nơi cập nhật các chiến dịch truyền thông vẫn lànơi đem lại nhiều lượt thảo luận nhất cho các thương hiệu, tiếp theo đó là ở cácgroup Facebook chuyên về review thức ăn, quán ăn, địa điểm ăn ngon

2.1.2.1 Shopee Food (Now Food)

Now Food (tiền thân của Shopee Food) được biết đến là thương hiệu

“tiên phong”, bắt đầu thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đầu tiên từ năm

2014 Now đạt được tiếng tăm, thành công và tăng trưởng nhanh chóng là nhờvào việc cung cấp dịch vụ giao hàng mới mẻ, độc quyền tại thời điểm ban đầu,

Trang 36

Now cung cấp dịch vụ với mức phí hợp lý cùng với khoảng 20.000 cửa hànghợp tác cung cấp đồ ăn, nước uống và nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãihấp dẫn đã nhanh chóng thu hút được người dùng Vào giữa năm 2017, CEOcủa Foody từng chia sẻ Now có gần 10.000 đơn hàng mỗi ngày Đặc biệt vàongày 12/12/2020, chương trình ưu đãi hấp dẫn đã giúp Now ghi nhận số đơn đặthàng khủng, hơn một triệu đơn đặt hàng thức ăn được giao trong 24 giờ trên

khắp Việt Nam Theo Bui An Son, (2019), “Toàn cảnh thị trường đồ ăn trực tuyến Việt Nam”, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm

2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018,đứng ở vị trí thứ 2

Tuy nhiên, việc giao hàng của Now đã gặp nhiều khó khăn trong việc duytrì đội ngũ vận tải chỉ để giao món ăn, cùng cách vận hành còn khá nặngnghiêng về thủ công Theo đó, mục tiêu “đặt đồ ăn, giao hàng từ 25 phút” củaNow đã dần bị những thương hiệu cạnh tranh đến sau như GrabFood và Baeminsoán ngôi Chưa kể, khi thị trường giao đồ ăn trực tuyến ngày càng phát triển,cũng là lúc các thương hiệu có tiếng tăm nhảy vào cuộc chiến tung ra khuyếnmãi, ưu đãi hấp dẫn, thu hút khách hàng Điều này đã làm cho Now bị thua lỗtrong nhiều năm liền

Biểu đồ 2.5: Tình hình tài chính của Now giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Foody)

Trang 37

Theo báo cáo tài chính của công ty (Biểu đồ 2.5), giai đoạn 2016-2019,

nguồn thu của doanh nghiệp tăng lên nhanh, thậm chí thường đạt mức tăngtrưởng 3 con số Cụ thể năm 2016, doanh thu thuần của công ty đạt 32 tỷ đồng,tuy nhiên, việc phải chịu quá nhiều chi phí khiến cuối năm doanh nghiệp phảibáo lỗ 40 tỷ đồng Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Foody (công ty mẹ củaNow) âm đến 112 tỷ đồng, dù doanh thu tăng gấp 4 lần (lên 130 tỷ) Lúc này,biên lợi nhuận gộp chỉ còn là 34% Lần lượt sang năm 2018 và 2019, lợi nhuậnsau thuế của doanh nghiệp vẫn không có dấu hiệu tăng trưởng lại khi số lỗ lầnlượt là 433 tỷ đồng và 650 tỷ, trong khi doanh thu thuần năm 2018 là 255 tỷ,năm 2019 là 519 tỷ Đến năm 2020, dù doanh thu của công ty đã tăng 66,3% sovới năm 2019, đạt 863 tỷ đồng, tuy nhiên con số này vẫn không thể bù lại mức

lỗ kỷ lục 1500 tỷ đồng kể từ khi Now thành lập

Trước cuộc chiến giành thị phần đầy cạnh tranh, Now đã bắt tay liên kếtvới Shopee để tăng đơn hàng khi có thêm lượng người mua hàng trên trangthương mại điện tử này, đặc biệt là khi cả hai cùng dùng chung ví điện tửAirPay (hiện là ShopeePay) Ngày 18/8/2021, Now công bố sẽ chính thức thayđổi tên thương hiệu Now thành Shopee Food với chiến lược dài hạn nhằm tạo ramột hệ sinh thái tích hợp và mạnh mẽ (thông qua Shopee và ShopeePay), từ đóđem lại nhiều tiện ích nhất cho người sử dụng

2.1.2.2 Grab Food

Trang 38

Biểu đồ 2.6: Doanh số thị trường giao đồ ăn trực tuyến năm 2018

(Nguồn: Bui An Son, 2019, “Toàn cảnh thị trường thức ăn trực tuyến

Việt Nam”).

Tại Việt Nam hiện nay, GrabFood đang được đánh giá là thương hiệu dẫn

đầu thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Về phía GrabFood, mặc dù

mới chính thức gia nhập thị trường giao thức ăn nhanh từ tháng 6/2018 nhưngdoanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn, trở thành mộttrong số những thương hiệu nắm giữ thị phần lớn nhất ở lĩnh vực này tại ViệtNam Nhờ hưởng lợi thế khổng lồ từ hệ sinh thái rộng lớn gồm ví Moca và GrabBike, Grab Food có thể tận dụng mạng lưới tài xế đông đảo, kết hợp hệ thốngquán ăn nhà hàng liên kết đa dạng, cùng ứng dụng Grab mang trải nghiệm tiệndụng cho khách hàng của họ

Sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đầu tiên tại Thành phố Hồ ChíMinh, GrabFood đã nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh sang 14 khuvực của Việt Nam trong bảy tháng kể từ khi ra mắt, trở thành công ty hàng đầutrong ngành với doanh số khoảng 96 triệu USD, chiếm 65% thị phần năm 2018

(Biểu đồ 2.6) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2018 lên tới

197%/năm Trong nửa đầu năm 2019, GrabFood đạt tổng giá trị giao dịch tăng400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lý trung bình hàng ngày lên đến 300.000

Trang 39

đơn hàng Những số liệu tích cực trong tình hình tài chính của công ty cũng thểhiện vị trí hàng đầu của Grab Food trong bản đồ các ứng dụng giao đồ ăn trựctuyến tại Việt Nam hiện nay Báo cáo tài chính của Grab Food năm 2020 ghinhận mức doanh thu 3.759 tỷ đồng, tăng 11.1% so với năm 2019 với tốc độ tăngtrưởng trung bình từ năm 2016 - 2020 là 200% Năm 2020 cũng là năm Grabghi nhận mức lợi nhuận sau thuế dương gần 238 tỷ đồng sau nhiều năm ở trongtình trạng thua lỗ.

Hiện nay, Grab giữ vị trí dẫn đầu trong các ứng dụng giao đồ ăn trựctuyến tại thị trường Việt Nam với 79% lượng người sử dụng vào tháng 4/2020

và 73% vào tháng 12/2020 (Q&Me Vietnam Market Research, 2020) Cũngtheo khảo sát của Kantar TNS (2020), GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổbiến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơnhàng

2.1.2.3 Baemin

Là một doanh nghiệp nước ngoài mới gia nhập thị trường Việt Nam từcuối năm 2019, tuy nhiên chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, Baemin đã gặt hái đượcnhiều thành tựu đáng kể Thừa hưởng những kinh nghiệm có sẵn từ công ty mẹWoowa Brothers (Hàn Quốc) và nền tảng sẵn có về công nghệ cũng như nguồnlực tài chính, Baemin dần thể hiện khả năng cạnh tranh của mình trên bản đồcác ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến Bên cạnh đó, thành công của Baemin cũng

có đóng góp không nhỏ đến từ các chiến lược Marketing nói chung và DigitalMarketing nói riêng được “địa phương hóa” dành riêng cho thị trường ViệtNam Điều này đã giúp Baemin có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng

và đạt mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh thị phần của lĩnh vực này đã đượcphân chia gần như cố định một thời gian dài

Trang 40

Biểu đồ 2.7: Sự thay đổi tỷ lệ sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến giữa tháng 4/2020 và tháng 12/2020 tại Việt Nam

(Nguồn: Q&Me Vietnam Market Research, 2020, “Food delivery

popularity in Vietnam 2020”)

Dù mới ra nhập thị trường năm 2019 nhưng trong năm 2020, Baemin đãcho thấy mức tăng trưởng vượt bậc so với các thương hiệu đi trước Cụ thể, theobáo cáo của Q&Me, trong số những người tham gia khảo sát, ứng dụng giao đồ

ăn trực tuyến của Baemin cho thấy mức tăng trưởng mạnh nhất (tăng 31%) về

số lượng người sử dụng ứng dụng giao hàng, từ 15% vào tháng 4/2020 lên 46%

vào tháng 12/2020 (Biểu đồ 2.7) theo khảo sát mới nhất do Asian Plus Inc thực

hiện Tuy nhiên, đi cùng với những chương trình khuyến mãi số lượng lớn vànhững chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, chi phí mà Baemin phải bỏ ra trongcuộc chiến giành thị phần tại thị trường Việt Nam là không hề nhỏ Theo báocáo doanh thu tài chính của Woowa Brothers Việt Nam năm 2019, Baemin báocáo mức lỗ lên tới 569 tỷ đồng so với doanh thu 76 tỷ đồng Đến năm 2020,mức lỗ này lên tới 1400 tỷ đồng

Trong thời gian tới đây, Baemin đang tiếp tục thực hiện những chiến lược

mở rộng khu vực hoạt động của mình tới nhiều thành phố mới bên cạnh Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh Điều này phần nào thể hiện được tham vọng của

Ngày đăng: 29/03/2022, 21:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dat, Đ. L. và các cộng sự. (2021). Vietnam Digital Marketing Trends 2021. Phụng, N. T., & Nhung, N. T. H. (2021). Các yếu tố digital marketing tác động đến hành vi mua căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh. PROCEEDINGS, 16(1), 44–58.https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.proc.vi.16.1.1855.2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PROCEEDINGS, 16(1)
Tác giả: Dat, Đ. L. và các cộng sự. (2021). Vietnam Digital Marketing Trends 2021. Phụng, N. T., & Nhung, N. T. H
Năm: 2021
3. Huyen, Đ.T.T (2021). Inbound Marketing là gì? Chiến lược Inbound Marketing trong từng giai đoạn. https://gobranding.com.vn/inbound-marketing-la-gi/?fbclid=IwAR3yNIfFiN0Ng9yg-XfOp0wB4IKJnBtWYCgm0JfbdYDVEsJZRN1WO7qLxn4 Link
4. Ngoc, N. M. (2021). Online food delivery in Vietnam - statistics & facts. https://www.statista.com/topics/8508/online-food-delivery-in-vietnam/#dossierKeyfigures Link
10.VietnamCredit. (2020). Overview of Vietnam’s Food Delivery. https://vietnamcredit.com.vn/news/overview-of-vietnams-food-delivery-market_13686 Link
2. Ha, N. T. T., Thuy, H. T. (2017). Một số nghiên cứu về ứng dụng Big Data trong hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp tại Việt Nam.Tạp chí Kinh tế đối ngoại Khác
5. Reputa - Social Listening. (2021). Báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 Khác
7. Tien, Nguyen. (2020). Cơ hội phát triển cho Digital Marketing thời hậu COVID-19 tại Việt Nam Khác
8. Trang, D. T. D. (2019). Market Potential and Reality Application of Digital Marketing in Vietnam Enterprise during Current Period.International Journal of Innovative Science and Research Technology, 4(3) Khác
9. Tung, Q. V. (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển cho Digital Marketing ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w