1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố hà nội trong tiến trình hội nhập phát triển của đất nước

9 1,2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 321,5 KB

Nội dung

Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập phát triển của đất nước Bùi Thị Diễm Trang Khoa Luật Luận v

Trang 1

Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố

Hà Nội trong tiến trình hội nhập phát triển của

đất nước Bùi Thị Diễm Trang

Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: TS Dương Thanh Mai

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hoạt động

PBGDPL Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ đặc điểm và thực trạng hoạt động PBGDPL đối với đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội Xác định nhu cầu thực tiễn phải nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với thế

hệ trẻ trước những yêu cầu phát triển mới của đất nước: Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác lập pháp, tư pháp, hành pháp; Đổi mới nhận thức về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Keywords: Giáo dục pháp luật, Hà Nội, Pháp luật Việt Nam, Thanh niên, Đoàn viên

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan của một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, đó cũng đồng thời là phương pháp chủ yếu bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước và đáp ứng những yêu cầu của

xu thế hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện được điều đó thì việc quan trọng là phải xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời, chất lượng hệ thống pháp luật và tổ chức phổ biến, giáo dục một cách toàn diện pháp luật đến mọi đối tượng trong xã hội

Trang 2

Xác định được vai trò, vị trí quan trọng của việc ban hành, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đối với đời sống xã hội nên từ nhiều năm qua và đặc biệt trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo triển khai công tác này như: Quyết định 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Chính phủ về việc phê duyệt chương trình PBGDPL từ 2003-2007; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định 212/2004/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010; Quyết định 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 về việc phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn

từ năm 2005-2010 Các quan điểm, văn bản chỉ đạo trên là cơ sở chính trị - pháp lý cần thiết đối với hoạt động PBGDPL và là động lực thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Hà Nội cũng đồng thời là nơi tập trung nhiều thành phần dân cư đến từ mọi miền đất nước và làm việc ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) là lực lượng trẻ, chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng dân cư nơi đây Bởi vậy việc đưa pháp luật đến với ĐVTN đồng thời thông qua ĐVTN đưa pháp luật tới các đối tượng khác, hình thành, củng cố ý thức pháp luật của ĐVTN, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật là hết sức cần thiết Trong những năm qua, hoạt động PBGDPL của Hà Nội nói chung và đối với ĐVTN nói riêng luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm, được xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp để triển khai hoạt động PBGDPL trên địa bàn và đã thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai hoạt động PBGDPL đối với ĐVTN trên địa bàn thành phố vẫn còn một số bất cập, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Cụ thể là ở một

số nơi, hoạt động PBGDPL vẫn mang tính hình thức, dập khuôn, kém hiệu quả; nội dung và hình thức PBGDPL còn chung chung, chưa sát với đối tượng; ý thức pháp luật của một bộ phận ĐVTN còn chưa cao; tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên còn cao…

Là người đã từng có thời gian tham gia công tác Đoàn tại Hà Nội, tôi nhận thấy hoạt động PBGDPL cho ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề cần được quan tâm

nghiên cứu Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: "Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối

với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước" làm luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Hoạt động PBGDPL là vấn đề cấp thiết, được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sát, chính bởi vậy nó trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Thành quả nghiên cứu khoa học đó được thể hiện ở các cấp độ khác nhau như: sách; các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ; các luận án, luận văn, các bài đăng báo, tạp chí…

Trang 3

Hoạt động PBGDPL không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý Việt Nam, song

việc tiến hành nghiên cứu có phần chậm hơn so với yêu cầu "Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" đã được ghi nhận từ Hiến

pháp 1980 Trong những năm 1990 mới chỉ có một số ít nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề

này như: "Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam", luận án Phó tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Đình Lộc (bảo vệ ở Liên Xô cũ năm 1977); "Giáo dục ý thức pháp luật

với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Trần

Ngọc Đường (bảo vệ ở Liên Xô cũ năm 1988);

Từ năm 1990 tới nay vấn đề PBGDPL được nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau:

+ Công trình đã viết thành sách:

Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995; Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Sống và làm việc theo

pháp luật - Một số vấn đề giáo dục pháp luật cho thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1997; Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của TS Lê Đình Khiên, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

+ Các đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ nghiên cứu về PBGDPL:

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PBGDPL trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học

cấp Bộ, mã số 92-98-223.ĐT của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; Tìm kiếm

mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người Đề tài khoa học cấp

Bộ của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1995; Đổi mới giáo dục pháp luật

trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ của Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng

chương trình quốc gia về PBGDPL trong giai đoạn tới, Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư

pháp, 2004

+ Các luận án, luận văn nghiên cứu về công tác PBGDPL:

Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước ta hiện nay,

Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Đình Khiên, 1996; Giáo dục pháp luật qua hoạt

động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Dương Thanh Mai, 1996; Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Đinh Xuân Thảo,

1996 và một số luận văn thạc sĩ luật học, Luận văn cử nhân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở khác cũng đề cập đến chủ đề PBGDPL

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật hay các cán

bộ, công chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước được công bố trên các báo, tạp chí

Trang 4

Các công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật, giáo dục pháp luật và đưa ra những mô hình, giải pháp thực tiễn về giáo dục pháp luật cho những đối tượng khác nhau như cán bộ công chức, sinh viên học sinh, dân tộc ít người…

Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài này ở những góc độ khác nhau Nhìn chung các công trình nghiên cứu đó đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động PBGDPL đồng thời góp phần bổ sung vào kho tàng tài liệu quý báu cho các thế hệ tiếp theo tham khảo, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này Tuy nhiên chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề PBGDPL đối với ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội - lực lượng trẻ đóng vai trò xung kích, sáng tạo- trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn:

Xây dựng các luận cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL cho ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước

Nhiệm vụ:

Để thực hiện tốt mục đích đề ra, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm về PBGDPL và hoạt động PBGDPL;

- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ đặc điểm và thực trạng hoạt động PBGDPL đối với ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Xác định nhu cầu thực tiễn phải nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước;

- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với ĐVTN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung đối với thế hệ trẻ trước những yêu cầu phát triển mới của đất nước

4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá hoạt động PBGDPL trên địa bàn cụ thể là thành phố Hà Nội, đối với đối tượng là ĐVTN trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay (là thời điểm thực hiện Kế hoạch PBGDPL 5 năm lần thứ hai ở nước ta: 2003-2007; đồng thời trong giai đoạn này Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đang có những bước tiến dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế Đây cũng là khoảng thời gian gần nhất đối với việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tác giả)

Trang 5

References

CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 Ban Bí thư Trung

ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị

về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị

về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

6 Chính phủ (1998), Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội

7 Chính phủ (1998), Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội

8 Chính phủ (2003), Quyết định 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ 2003 đến năm 2007, Hà

Nội

9 Chính phủ (2003), Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội

10 Chính phủ (2004), Quyết định 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng

Trang 6

cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm

2005 đến năm 2010, Hà Nội

11 Chính phủ (2006), Quyết định 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Hà Nội

12 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (1995), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

13 Quốc hội (2006), Luật Thanh niên, Hà Nội

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

14 Đảng bộ thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ

XIII, Hà Nội

15 Đảng bộ thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ

XIV, Hà Nội

16 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), "Các nguyên lý của nền pháp quyền", Chương trình

Thông tin Quốc tế

17 Bộ Tư pháp (2002), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội

18 Bộ Tư Pháp (2003), Thông tư 01/2003/TT-BTP ngày 14/3 hướng dẫn thực hiện Quyết

định 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội

19 Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội

21 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2004), Kết luận số 153 KL/TƯĐTN ngày 25/03

của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khóa VIII) về tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội

22 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Kết luận Hội nghị lần thứ 13 của Ban Thường

vụ Trung ương Đoàn (khóa VIII) về Tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên lao động tự do, Hà Nội

Trang 7

23 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội đại biểu

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XII, Hà Nội

24 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội (2004), Hướng dẫn số

14/HD-TNHN ngày 07/06/2004 của Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới, Hà Nội

25 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo số

348/BC-TNHN ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội về việc Đánh giá hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay Kết quả công tác 10 tháng năm 2006 và một số công

tác trọng tâm công tác năm 2007, Hà Nội

26 Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

27 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Nghị quyết 07/2006/NQ-HĐND ngày 22/7 về

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010,

Hà Nội

28 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (2004), Công văn số 06/BTP ngày

8/6/2004 về thực hiện triển khai Chỉ thị 32-CT/TW, Hà Nội

29 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội (2004), Tăng

cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Hà Nội, Hà Nội

30 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và

pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

31 Nguyễn Đình Đăng Lục (2004), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà

Nội

32 C Mác - Ph Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

33 Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội

34 Sống và làm việc theo pháp luật - Một số vấn đề giáo dục pháp luật cho thanh niên

(1997), Nxb Thanh niên, Hà Nội

35 Đào Duy Tấn (2003), Sự hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp

luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 8

36 Thành ủy Hà Nội (2004), Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 01/02/2004 về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Thủ đô, Hà Nội

37 Lê Văn Tích (2006), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống mấy vần đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

38 Tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2003),

Nxb Thanh niên, Hà Nội

39 Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

40 Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

41 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 02/01 ban

hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phố hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội

42 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/2 ban

hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007, Hà Nội

43 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2004, Hà Nội

44 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2005, Hà Nội

45 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2005, Hà Nội

46 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2003 , Hà Nội

47 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2004 , Hà Nội

48 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2005 , Hà Nội

Trang 9

49 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp trên địa bàn

thành phố Hà Nội năm 2006 , Hà Nội

50 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số

32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số số

27/CT-TU ngày 01/02/2004 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội

51 Trần Xuân Vinh (1994), "Đặc trưng tâm lý, tư tưởng của thanh niên hiện nay dưới tác

động của cơ chế thị trường", Thông tin khoa học Thanh niên, (5)

52 Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật

trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội

53 Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (2006), Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp

luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội

54 Nguyễn Thị Vy (2005), "Về các phương thức làm chủ của nhân dân", Nhà nước và pháp

luật, (5)

Ngày đăng: 12/02/2014, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w