Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
465,55 KB
Nội dung
XuấtkhẩugạocủaViệtNamtronggiaiđoạn
hiện nay
Phạm Huyền Diệu
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuấtkhẩu gạo.
Phân tích đánh giá rõ thực trạng xuấtkhẩugạocủaViệtNamtronggiaiđoạnhiện nay,
trong đó tập trung vào giaiđoạn 2001 - 2011. Đề xuất một số giải pháp: Xây dựng chiến
lược kinh doanh xuấtkhẩu gạo; Hoàn thiện cơ chế và chính sách; Đổi mới cơ cấu sản
xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao; Phát triển mạnh công nghiệp chế
biến và bảo quản; Xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạoxuất khẩu; Mở rộng thị
trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuấtkhẩu gạo;
Hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà; Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa
nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian tới.
Keywords: Kinh tế chính trị; Xuất khẩu; Gạo; ViệtNam
Content
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạocủaViệtNam không những đủ đáp ứng nhu cầu trong
nước, mà còn bắt đầu xuấtkhẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo khá ổn
định, khả năng xuấtkhẩugạocủaViệtNam tăng dần hàng năm.Tính đến năm 2010 lượng gạo
của ViệtNam cung ứng cho nhu cầu lương thực của các nước trên thế giới lên tới gần 78 triệu
tấn. Xuấtkhẩugạo liên tục tăng cao cả về lượng gạo và kim ngạch, đưa mặt hàng gạo trở thành
một trong những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực củaViệt Nam, không những đóng góp quan trọng
vào kim ngạch xuấtkhẩucủa cả nước, thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế, mà còn dần
khẳng định được vị thế củaViệtNam trên thị trường gạo quốc tế. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ
cả về sản lượng và kim ngach xuấtkhẩutrong thời gian qua, ViệtNam đã trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan).
Song, hiệnnaytrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế củaViệtNam ngày càng sâu và rộng,
xuất khẩugạocủaViệtNam đang phải đối đầu với những thách thức lớn: thị trường không ổn
định, xu hướng cạnh tranh của các nước mới xuấtkhẩugạo ngày càng ngay gắt… Hơn nữa, gạo
xuất khẩucủaViệtNam không có mấy lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng còn thấp, giá gạo
xuất khẩucủaViệtNam nhìn chung thấp hơn của Thái Lan. XuấtkhẩugạocủaViệtNam tăng
về lượng nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng với tốc độ thấp hơn tăng sản lượng. Bên cạnh đó
lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo cho xuấtkhẩu không được đảm bảo, giá trị gia tăng
từ sản phẩm cuối cùng không có sự phân bổ công bằng giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh
doanh lúa gạo, trong đó người nông dân thường bị thua thiệt. Điều đó khiến cho hiệu quả của
xuất khẩugạocủaViệtNam còn thấp, thiếu tính bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Xuất
khẩu gạocủaViệtNamtronggiaiđoạnhiện nay” được chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ.
Thông qua nghiên cứu này, tác giả luận văn hy vọng đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến xuấtkhẩugạocủaViệt Nam,
điển hình là một số công trình sau:
- Phạm Văn Bính (2007), “Nông nghiệp, nông thôn ViệtNam sau 20 năm đổi mới”, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội. cuốn sách đã đề cập dến những thành tựu củaViệtNam về
xuất khẩugạo như là một trong những thành quả quan trọngcủa phát trển nông nghiệp, nông
thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông
nghiệp , nông thôn, trong đó có vấn đề sản xuất và xuấtkhẩu gạo.
- Lê Quang Phi (2007), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời
kỳ đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, cuốn sách đã phân tích nội dung cơ bản của công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá
trình nàytrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề hội nhập các thị trường
nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng.
- Bài viếtcủa Lý Hoàng Mai và Phan Thị Hạnh Thu: “Quá trình tự do hóa nông nghiệp Việt
Nam giaiđoạn 1986 - 2005” đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 345, tháng 2 năm 2007.
Trong bài viếtnày các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình tự do hóa nông nghiệp nước ta theo 2
giai đoạncủa tiến trình hội nhập quốc tế : giaiđoạn 1986 - 1996 và giaiđoạn 1997 - 2005 quá
trình tự do hóa nông nghiệp củaViệtNam diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo đó, tronggiaiđoạn 1997 -
2005 việc cải cách chính sách tronggiaiđoạnnày đã khuyến khích việc xuấtkhẩu các mặt hàng
nông sản, trong đó có gạo.
- Bài viết: “Để ViệtNam giữ vững vị trí nước xuấtkhẩugạo lớn trên thế giới” của Nguyễn
Trần Trọng đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3 (370) tháng 3 năm 2009. Trong bài viết
này, tác giả đã nghiên cứu tổng quan tình hình xuất, nhập khẩugạocủaViệtNamtrong lịch sử,
đưa ra một số nhận xét về xuất, nhập khẩugạotrong những năm gần đây và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để ViệtNam giữ vững vị trí xuấtkhẩugạo lớn trên thế giới.
- Bài viếtcủa Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Trug: “Thực trạng năng lực hội nhập
kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ViệtNamhiện nay”, đăng trên tạp chí
nghiên cứu kinh tế số 349, tháng 6 năm 2007. Bài viết Nghiên cứu thực trạng năng lực hội nhập
quốc tế của các doanh nghiệp nông nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa
gạo) theo các nhóm yếu tố sản xuất kinh doanh thị trường.
- Bài viết: “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạocủa hộ nông dân” của Phan Sĩ
Mẫn đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 7 (386) tháng 7, năm 2010. Bài viết đưa ra một số
kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa gạocủa hộ nông dân Viêt Nam. Đó là những kiến nghị tiếp
tục đổi mới cơ chế chính sách và giải pháp về đất đai, chính sách tín dụng và đầu tư cho sản xuất
lúa gạo, giải pháp thị trường (nội địa và quốc tế), phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, các loại
hình kinh tế hợp tác và liên kết.
- Bài viết: “Hoạt động sản xuất lúa gạo hàng hóa hướng vào lợi ích của nông dân” của
Nguyễn Văn Luật và Nguyễn Đức Lộc, đăng trên tạp chí Khoa học phát triển nông nghiệp và
nông thôn ViệtNam số 1, tháng 6 năm 2012. Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến một số
vấn đề trong chuỗi giá trị lúa gạoViệt Nam, các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo,
lưu thông phân phối trong hoạt động xuấtkhẩu gạo.
Do mục đích nghiên cứu hoặc do khuôn khổ của các công trình nghiên cứu, cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt và hệ thống từ góc độ kinh tế chính
trị về xuấtkhẩugạocủaViệtNamtronggiaiđoạnhiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian qua đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về xuấtkhẩu gạo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạocủaViệtNam
trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Xuất khẩugạocủaViệtNamtronggiaiđoạnhiệnnay
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuấtkhẩugạocủaViệtNam từ năm 1989 đến nay, trong đó tập trung
vào giaiđoạn từ năm 2001 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật, các quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách của nhà nước về xuấtkhẩu gạo, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên
quan đến đề tài.
* Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận
văn sử dụng các phương pháp: Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích,
tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuấtkhẩugạo
- Phân tích đánh giá rõ thực trạng xuấtkhẩugạocủaViệtNamtronggiaiđoạnhiệnnay
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩugạocủaViệtNamtrong thời gian tới
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuấtkhẩugạo
Chƣơng 2: Thực trạng xuấtkhẩugạocủaViệtNam
Chƣơng 3: Quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩu
gạo củaViệtNamtrong thời gian tới
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨUGẠO
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuấtkhẩugạo
1.1.1. Đặc điểm của thị trường gạo thế giới.
Thị trường gạo có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Thị trường gạo có tính thời vụ
Thứ hai: Buôn bán giữa các Chính phủ là phương thức chủ yếu
Thứ ba: Chủ thể xuấtkhẩu và nhập khẩugạo không ổn định.
Thứ tư: Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới:
Thứ năm: Trên thị trường, chủng loại gạo phong phú và có sự khác biệt về thị hiếu của mỗi
nước.
1.1.2 Những nhân tố tác động đến xuấtkhẩugạo
1.1.2.1. Sự biến động của thị trường gạo quốc tế.
* Cung và cầu gạo trên thị trường thế giới
Cầu về gạo trên thị trường thế giới tùy thuộc vào một số yếu tố sau:
- Các yếu tố dẫn đến tăng cầu về gạo
+ Sự gia tăng nhanh chóng về dân số khiến cho nhu cầu về lương thực tăng cao vượt quá khả
năng sản xuấtgạotrong nước.
+ Sự biến động theo hướng tăng lên của xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều các sản phẩm
được chế biến từ gạo nói riêng, lương thực nói chung
- Các yếu tố dẫn đến giảm cầu về gạo
+ Việc tăng dự trữ và hạn chế xuấtkhẩugạo ở một số quốc gia đạt đến mức nào đó trong một
giai đoạn nhất định khiến cho cầu về gạo nhập khẩu không tăng của các nước nhập khẩu chính.
+ Di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị diễn ra ở nhiều nước dẫn đến giảm tiêu thụ gạo
theo đầu người khá nhanh chóng vì cư dân thành thị tiêu dùng gạo ít hơn cư dân nông thôn ( tính
bình quân đầu người).
* Sự biến động của giá gạo.
Giá gạoxuấtkhẩu được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì, vận
chuyển, thu mua, chế biến Cũng như các mặt hàng khác giá gạo biến động rất phức tạp bởi nó
bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cung, cầu, cạnh tranh Khi các yếu tố thuận chiều giữ vai trò
chủ đạo thì cung gạo tăng lên. Trong điều kiện cầu về gạo không tăng hoặc tăng chậm hơn cung
thì giá gạo sẽ giảm.
* Thị hiếu người tiêu dùng.
Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong những thời
gian nhất định có những yêu cầu khác nhau. Thông thường, gạo đánh bóng và xát trắng được ưa
chuộng hơn. Tuy vậy có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹ chứa nhiều
vitamin và ngày nay trên thế giới thì xu hướng thiên về gạo ngon hạt dài.
1.1.2.2. Chất lượng gạoxuấtkhẩu
Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh trên thị trường,
đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạoxuấtkhẩu cần được hiểu một
cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu đối với
gạo xuấtkhẩu về qui cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản, chế biến là những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo
1.1.2.3. Cơ chế, chính sách đối với xuấtkhẩu gạo.
Đối với xuấtkhẩu gạo, các chính sách tác động mạnh mẽ nhất là:
- Chính sách đất đai
- Chính sách đầu tư.
- Chính sách tín dụng.
- Chính sách thị trường.
- Chính sách tỷ giá hối đoái…
1.1.3. Vai trò củaxuấtkhẩugạo
Xuất khẩu lúa gạo có vai trò rất quan trọng đối với các nước xuấtkhẩu nói chung và Việt
Nam nói riêng. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:
- Xuấtkhẩugạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
- Xuấtkhẩugạo không những góp phần cải thiện cán cân thương mại mà còn góp phần
không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế
- Xuấtkhẩugạo góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
cuộc sống của người trồng lúa và những người làm việc trong những ngành, lĩnh vực liên quan
đến sản xuất, chế biến, buôn bán và xuấtkhẩugạo
- Xuấtkhẩugạo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn,
năng động hơn bởi lẽ chỉ có sự luôn đổi mới thì mới làm cho doanh nghiệp đứng vững được
trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới.
1.2. Tổng quan về thị trƣờng gạo thế giới
1.2.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình cung ứng (bảng 1.1.)
Trong những năm gần đây, sự suy giảm đáng kể diện tích đất trồng lúa đang là mối quan tâm
hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt trong việc sử dụng những
nhân tố cơ bản như nguồn nước, diện tích đất… giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp,
cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường liên quan đến trồng trọt đặc biệt là trồng lúa
đang đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các nước trên thế giới khi lượng cầu về gạo trên thế giới
đang không ngừng gia tăng.
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Tiêu thụ gạocủa thế giới tăng mạnh trong hơn hai thập kỷ qua: năm 1989 toàn thế giới tiêu
thụ 334,685 triệu tấn, năm 1996 là 375,996 triệu tấn, và đến năm 2006 tăng lên đến 416,83 triệu
tấn. Tuy nhiên, dự trữ gạo ở các nước sản xuất cũng như nhập khẩu sẽ vẫn cao, hạn chế xu
hướng mậu dịch gạo
1.2.2. Tình hình nhập khẩugạocủa các nước trên thế giới
1.2.2.1. Sản lượng nhập khẩu
Tình hình gạo nhập khẩu thay đổi thất thường tuy nhiên xu hướng tăng lên chiếm vị thế chủ
đạo. Trong những năm tới, khi nguồn cung gạo ngày càng có nguy cơ giảm thì sản lượng gạo
nhập khẩu càng có nguy cơ tăng lên.
1.2.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩugạo (bảng 1.2.)
Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 1.2 ta thấy, không chỉ lượng gạo mậu dịch toàn cầu biến động
mà lượng nhập khẩucủa từng khu vực cũng thay đổi. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của
thời tiết không thuận lợi và dự trữ hàng năm cũng như sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu
gạo của các nước.
1.2.3 Tình hình xuấtkhẩugạo trên thế giới (bảng 1.3.)
Số liệu từ bảng 1.3 cho thấy sản lượng gạoxuấtkhẩu ít nhiều có biến động tăng giảm nhưng
xu hướng chung là tăng lên, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay. Cũng trong thời kỳ này, sản lượng
gạo xuấtkhẩu chiếm từ 6% trở lê trong tổng sản lượng gạo sản xuất được của toàn thế giới.
Thái Lan là nước đứng hàng đầu thế giới về xuấtkhẩu gạo.
Việt Nam tham gia thị trường gạo thế giới nói là khá muộn so với các quốc gia khác nhưng
đây là thành tựu đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Từ một nước thiếu đói thường xuyên, năm
1989, ViệtNam đã bắt đầu tham gia thị trường gạo thế giới và đứng thứ ba trên thế giới vào năm
1994. Nhiều năm trở lại đây, ViệtNam luôn đứng thứ hai trên thị trường gạo thế giới với mức
sản lượng ngày càng tăng.
Mỹ cũng là nước xuấtkhẩugạo lớn trên thế giới với mức sản lượng gạoxuấtkhẩu khá ổn
định
1.2.4. Giá gạoxuấtkhẩu thế giới (bảng 1.5.)
Trong hai năm đầu ViệtNam tham gia thị trường gạo thế giới, giá gạo thế giới rất cao với
mức tăng là 21%. Nhưng ngay sau đó, năm 1991 đến năm 1994, giá gạo thế giới lại có xu hướng
giảm xuống.
Chương trình dự trữ gạocủa Thái Lan được thực hiện đã làm tăng giá gạoxuấtkhẩu vào cuối
năm 2006, do đó Philipine phải tranh thủ mua gạo dự trữ.
Năm 2008 do khủng hoảng lương thực nên giá gạo tăng cao. Giá lương thực vẫn cao trong 3
năm tiếp theo
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trongxuấtkhẩugạo
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước xuấtkhẩugạo hàng đầu thế giới cả về sản lượng va kim ngạch. Yếu tố
quyết định giá của hạt gạo trên thương trường quốc tế chính là chất lượng. Gạo Thái Lan có giá
cao hơn là nhờ ngon, thơm, dẻo, mẩy…, điều đó ai cũng thừa nhận. Gạo Thái ngon nhờ giống
lúa tốt, đặc sản; nhưng nền tảng làm nên chất lượng hạt gạo không chỉ từ hạt giống, mà được xây
dựng từ ý thức của nhà khoa học - người nông dân - doanh nghiệp xuấtkhẩu - khách hàng.
1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn độ là một trongnăm cường quốc về xuấtkhẩugạo trên thế giới. sản lượng gạo sản xuất
cũng như xuấtkhẩugạo không ngừng tăng trong mấy thập kỷ qua. Điều này là do Ấn Độ áp
dụng nhiều biện pháp tổng hợp trong cuộc “cách mạng xanh”
Chính phủ Ấn Độ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác lúa Baxmati và lúa thường nhằm
phục vụ cả nhu cầu xuấtkhẩu lẫn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ấn Độ chủ trương đưa máy
móc, thiết bị đến tay nhà nông thông qua việc trợ cấp, cho vay tín dụng, nhà nông được trang bị
kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại qua các khóa học được tổ chức dưới các hình thức phù
hợp với trình độ nông dân. Các thủ tục xuấtkhẩu cũng được đơn giản hóa một cách tối đa, giảm
bớt các thủ tục hành chính nhằm khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham gia xuấtkhẩu gạo”.
1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ
Để có được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, Mỹ đã có những chính sách về vốn
cho quá trình sản xuất và chế biến gạo để xuất khẩu. Mỹ đầu tư mạnh cho công nghệ, kỹ thuật và
cho ra những loại gạo có chất lượng cao.
1.3.4. Bài học rút ra cho ViệtNam
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm để áp dụng cho ViệtNam đó là:
Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn
hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuấtkhẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông
nông thôn.
Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy chế biến gạo
nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng gạo sau thu hoạch.
Đầu tư mạnh phát triển, cải tạo các loại giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để cung
cấp cho xuất khẩu.
Phát triển và tổ chức lại hệ thống khuyến nông trên cả 4 cấp: trung ương, huyện, xã và hợp
tác xã.
Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã cổ phần sản
xuất kinh doanh lúa gạo
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XUẤTKHẨUGẠOCỦAVIỆTNAM
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuấtkhẩugạocủaViệtNam
2.1.1. Tiềm năng và lợi thế củaViệtNamtrong sản xuất và xuấtkhẩugạo
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với hai vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
và đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL).
Đồng bằng các tỉnh Duyên hải Miền trung chiếm 17,1% về diện tích và 18,8% về sản lượng
lúa cả nước.
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào, kể cả nước ở trên và
nước dưới đất. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Tài nguyên nước dồi dào là
một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồng lúa nước ở Việt Nam.
2.1.1.2 Nguồn nhân lực
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2011 dân số ViệtNam là 87,8 triệu người, trong đó
69,4% dân số đang sống ở vùng nông thôn và 55% dân số trong độ tuổi lao động. ViệtNam có
nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế về số lượng mà
còn có ưu thế về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa, cho phép chúng ta khai thác triệt để
những lợi thế của các điều kiện thiên nhiên
2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến gạo ở ViệtNam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất
Giaiđoạn trước 1955:
Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, lạc hậu với cơ cấu độc canh cây lúa.
Giaiđoạn ( 1955- 1975):
+ Từ 1955 đến 1965
- Tronggiaiđoạn 1955 - 1965, miền Bắc tạm trang trải được lương thực ở mức tối thiểu.
- + Từ 1965 đến 1975: Chiến tranh xảy ra ở cả hai miền Bắc - Nam. Sản xuất lương thực
ở miền Bắc gặp nhiều khó khăn. Ở miền Nam, sản lượng lương thực giảm rất mạnh. Bình quân
lương thực nhập khẩu mỗi năm ( từ 1965 đến 1973) là 611,4 ngàn tấn
- Giaiđoạn (1975 - 1980):
Tronggiaiđoạn này, đất nước gặp khó khăn do vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, nền
kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoach hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Do đó sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng trong gia đoạnnày bị suy giảm so với giaiđoạn
trước
Giaiđoạn ( 1981 - 1988):
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của đời sống, một số địa phương đã chủ động thực hiện khoán
đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà Nước đã nhanh
chóng nhận thức, tổng kết, xây dựng cơ chế khoán mới, ban bí thư trung ương Đảng đã ban hành
chỉ thị 100, thực chất chỉ là cải tiến chế độ khoán cũ, nhưng nó là bước khôi phục lại quyền tự
chủ trong sử dụng ruộng đất và lao động của hộ xã viên
Giaiđoạn 1989 đến nay:
Bước sang năm 1986 đặc biệt là năm 1987 - 1988, sản xuất nông nghiệp của nước ta có chiều
hướng giảm. Nhiều địa phương đã chuyển chế độ khoán 100 thành khoán gọn cho hộ xã viên, đã
đạt kết quả tốt và được đồng tình. Từ thực tế đó, Đảng ta đã tổng kết và nâng lên thành nghị
quyết 10 của Bộ chính trị( ngày 5/4/1988). “ Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”(gọi tắt là
nghị quyết 10).
Tiếp theo đó,Nghị quyết trung ương 5 khóa IX đã ra đời nhằm tăng cường đổi mới và phát
triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước.Gần
đây là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn
Như vậy, quá trình đổi mới đã đem lại cho nông dân quyền tự quyết về tổ chức sản xuất kinh
doanh, tạo ra động lực cho bước phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn, điển hình là
trên lĩnh vực sản xuất lương thực nói chung, lúa gạo nói riêng (bảng 2.1.)
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc trong nông nghiệp và kinh
tế nông thôn theo tinh thần nghị quyết 10 của bộ chính trị và các chính sách kinh tế của Đảng và
Nhà nước, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phát triển ổn định và
tăng trưởng nhanh ở nước ta. Năm 1989 sản lượng lúa gạo mới đạt 18,9 triệu tấn thì năm 2011 đã
lên tới 42,3 triệu tấn.
2.1.2.2. Tình hình chế biến
Thông thường xay xát gạo gồm 6 bước: phơi khô, làm sạch, bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, bỏ lớp
cám, làm bóng và phân loại
2.1.3. Chính sách của Nhà nước đối với xuấtkhẩugạo
- Giaiđoạn 1989 - 2000
Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuấtkhẩugạo được thiết lập
Năm 1994 bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuấtkhẩu nhằm hạn chế tình trạng
tranh mua - tranh bán
Năm 1996 Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuấtkhẩu gạo, ngừng hoạt động xuấtkhẩucủa các
doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiện xuấtkhẩugạo
làm đầu mối xuấtkhẩu nhằm nâng cao trình độ tập trung và chuyên môn hóa.
Năm 1998, hạn ngạch đã được lới lỏng dần. Hạn ngạch được phân bố từ đầu năm dựa trên cơ
sở kết quả hoạt động thực tế trongnăm trước và sự xem xét tình hình sản xuấtcủa năm.
- Giaiđoạn 2001 - 2005
Nhà nước thực hiện chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đã
góp phần làm tăng số lượng gạoxuất khẩu, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm. Giá gạo đã
tăng khiến cho người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất. Bên cạnh đó nhờ các cơ chế, chính
sách khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm bớt được khó khăn về tài chính
- Giaiđoạn 2006 đến nay
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết trung ương 7 khóa X
nhiều chính sách được ban hành và thực thi như: Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc, phân
nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho xuất khẩu; các chính sách
đảm bảo lợi ích của người trồng lúa trong so sánh với lợi ích của người trồng các loại cây trồng
khác và với các khâu thu mua, chế biến, xuấtkhẩu gạo; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo,
nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo phù hợp với từng
vùng; hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân phục vụ cho xuất khẩu, để
người nông dân không phải bán lúa với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là người dân ở
ĐBSCL
2.2. Tình hình xuấtkhẩugạocủaViệtNam
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuấtkhẩu
Sau hơn 20 năm liên tiếp xuấtkhẩugạo trên quy mô lớn, ViệtNam đã vươn lên trở thành
nước xuấtkhẩugạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp bình quân 4,5 triệu
tấn/năm cho thị trường gạo thế giới (bảng 2.2).
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuấtkhẩugạotrong thời
gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, ViệtNam trở thành nước xuấtkhẩugạo thứ 2 trên
thế giới. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là mặc dù xuấtkhẩugạocủaViệtNam gần như
liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch lại biến động hết sức thất thường do yếu tố
giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạocủaViệt Nam. Xuấtkhẩugạo tăng về lượng, nhưng
giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạoxuấtkhẩu tăng
tương xứng với sản lượng gạoxuấtkhẩu thì ViệtNam cần quan tâm đến chất lượng gạoxuất
khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạoViệtNam (bảng 2.3).
Trong năm 2011 khối lượng gạoxuấtkhẩu giữa các tháng tăng giảm liên tục, khối lượng xuất
khẩu cao nhất là tháng 3 đạt 752 nghìn tấn (tăng 22% so với tháng trước) với kim ngạch xuất
khẩu là 348 triệu USD (tăng 18% so với tháng trước). Nhưng cũng ở tháng này, tốc độ tăng kim
ngạch xuấtkhẩu thấp hơn tốc độ tăng sản lượng xuấtkhẩu
2.2.2. Cơ cấu và chất lượng gạoxuấtkhẩu
Trong những năm qua, chất lượng gạoxuấtkhẩucủaViệtNam tuy đã được cải thiện, song
vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuấtkhẩugạo chính trên thế giới. Hiện các loại gạoxuấtkhẩu
phẩm cấp cao củaViệtNam không nhiều và chủ yếu vẫn là loại gạo phẩm cấp trung bình. Trong
tỷ trọngxuấtkhẩugạonăm 2001 thì gạo chất lượng cao(5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25%
chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọnggạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên
khoảng 30%, gạo 7%-10% tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỷ
trọng lớn nhất tới trên 55% kim ngạch xuất khẩu.
2.2.3. Thị trường xuấtkhẩugạocủaViệtNam
Kể từ năm 1989, sau hơn 20 nămxuấtkhẩu gạo, thị trường xuấtkhẩugạocủaViệtNam ngày
càng rộng lớn. Năm 1989, chúng ta mới chỉ xuấtkhẩu sang một số ít nước nhập khẩu chính thì
đến năm 2007, ViệtNam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhìn chung, cho đến nay thị trường gạocủaViệtNam đã có sự phát triển đáng kể, không
những về chiều rộng mà còn theo chiều sâu. (bảng 2.5)
2.2.4. Giá gạoxuấtkhẩucủaViệtNam (bảng 2.7)
Giá cả trên thị trường thế giới không chỉ bị chi phối bởi giá trị mà còn phụ thuộc vào chất
lượng, điều kiện thương mại và quan hệ cung cầu. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ xác
định giá cả của từng loại gạo. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu trong nước
và quốc tế, và thời vụ sản xuất lúa gạo.
Giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động, do đó giá gạo
của Việtnam cũng có sự giao động theo giá gạo thế giới. Tuy nhiên, giá gạocủaViệtNam lại
thường xuyên thấp hơn so với giá gạo thế giới do gạocủa chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường (bảng 2.8).
2.2.5. Hình thức xuấtkhẩu và phương thức thanh toán
Hình thức xuất khẩu:
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, chương trình xuấtkhẩugạocủaViệt
Nam chủ yếu là hàng đổi hàng và trả nợ. Thời gian sau đó chúng ta đã sử dụng phương thức xuất
khẩu trực tiếp và qua trung gian. Đối với những thị trường dễ tính như Châu Phi thì Việt
Namvthực hiện phương thức xuấtkhẩu trực tiếp, vì đối với những thị trường này yêu cầu về chất
lượng sản phẩm không cao chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng. Còn đối với những thị trường như
[...]... động xuấtkhẩugạo còn thấp, xuấtkhẩugạocủaViệtNam còn thiếu bền vững ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này Để nâng cao hiệu quả củaxuấtkhẩugạotrong bối cảnh mới của thế giới và củaViệt Nam, cần đổi mới quan điểm về xuấtkhẩugạo và thực hiện đồng bộ tổng thể các giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và xuấtkhẩugạo Các giải pháp được đưa ra trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả xuất. .. luận và thực tiễn của hoạt động xuấtkhẩugạo Từ năm 1989 đến nay, đặc biệt là tronggiaiđoạn 2001 đến 2011 cho thấy, cùng với quá trình đổi mới, ViệtNam đã tận dụng, phát huy tiềm năng và lợi thế trong sản xuất và xuấtkhẩu lúa gạo, đã đạt được những thành tựu to lớn trongxuấtkhẩugạoXuấtkhẩugạo đã trở thành yếu tố quan trọngcủa ổn định và phát triển kinh tế - xã hội củaViệtNam Tuy nhiên hiệu... lượng gạo đáng kể Về giá gạoxuất khẩu: Giá gạoxuấtkhẩucủaViệtNam thấp hơn giá gạoxuấtkhẩucủa một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ vì thế kim ngạch xuấtkhẩu tăng chủ yếu là do tăng khối lượng xuấtkhẩu Nguyên nhân giá gạo thấp là do: Thứ nhất: Chất lượng gạoxuấtkhẩu còn kém, phẩm chất thấp, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, đã làm giá gạo nước ta thấp hơn giá gạo. .. thức của chính phủ cũng như của ngành lúa gạoViệtNam 3.2 Quan điểm định hƣớng nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạo của ViệtNam Thứ nhất: xuấtkhẩu lúa gạo trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Thứ hai: xuấtkhẩugạo phải chú trọng cả số lượng và chất lượng, tránh xa vào cái bẫy của kỷ lục mới, thứ hạng cao về khối lượng gạoxuấtkhẩu Thứ ba: xuấtkhẩugạo phải mang tính bền vững: Thứ tư: xuất. .. 2011, ViệtNamxuấtkhẩugạo vượt ngưỡng 7 triệu tấn/năm Tới hết tháng 10/2012, ViệtNam đứng đầu thế giới về khối lượng gạoxuấtkhẩu và vị trí này có thể duy trì hết 2012 thậm chí sang năm 2013 Tuy nhiên, chất lượng gạoxuấtkhẩu thấp dẫn tới giá thấp vì vậy kim ngạch xuấtkhẩugạo không tăng tương xứng với sản lượng gạoxuấtkhẩu Xét về kim ngạch xuất khẩu, trong số 3 quốc gia xuấtkhẩugạo lớn nhất... nàyViệtNam phải sử dụng qua trung gian Phương thức thanh toán: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiệnnay trên thị trường gạo quốc tế, các doanh nghiệp xuấtkhẩugạo của ViệtNam đã luôn linh hoạt trong phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau 2.3 Đánh giá hoạt động xuấtkhẩugạo của ViệtNam 2.3.1 Những thành tựu đạt được và tác động kinh tế - xã hội Xuấtkhẩugạocủa Việt. .. tiêu xuấtkhẩugạo của ViệtNam trong dài hạn, trung hạn, và những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ đột phá? Lợi thế thực sự của ViệtNam trong ngành lúa gạo thế giới hiệnnay và tương lai? Vị thế của ngành lúa gạoViệtNamtrong trung hạn và dài hạn? Vai trò của Chính phủ, doanh nghiệp và người trồng lúa? Các chủng loại lúa gạo sẽ sản xuất? Quy hoạch các vùng trồng các chủng loại lúa gạo? Việc... phải chi khoản hoa hồng môi giới Thứ bảy: Xuấtkhẩugạo qua trung gian còn tồn tại khá phổ biến và vì vậy giá xuấtkhẩu thấp 2.3.3 Một số vấn đề đặt ra đối với xuấtkhẩugạocủaViệtNam 2.3.3.1 Quan hệ giữa khối lượng và kim ngạch xuấtkhẩu Những con số tăng trưởng liên tục về khối lượng gạoxuấtkhẩu lại báo động một thực tế đáng lo về xuấtkhẩugạoXuấtkhẩugạonăm 2011 không thoát khỏi căn bệnh “tích... Cạnh tranh gay gắt giữa chính các doanh nghiệp xuấtkhẩugạocủaViệtNam trên thị trường thế giới làm cho giá gạocủaViệtNam giảm thấp Thứ ba: Việc quản lý gạotrongxuấtkhẩu còn buông lỏng, gạo chất lượng kém vẫn còn tham gia vào thị trường xuấtkhẩu đã ảnh hưởng đến uy tín củagạoViệtNam trên thị trường thế giới Thứ tư: Dự báo thị trường nông sản trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh nhạy... khẩugạo theo các nguyên tắc của thị trường mà trước hết là nguyên tắc cạnh tranh 3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩugạocủaViệtNamtrong thời gian tới 3.3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh xuấtkhẩugạo Có nhiều câu hỏi mang tính chiến lược chưa được giải đáp cần phải được trả lời trong một bản chiến lược xuấtkhẩugạotrong trung và dài hạn, đó là: quan điểm, mục tiêu xuất . cứu:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến nay, trong. thực tiễn về xuất khẩu gạo.
Phân tích đánh giá rõ thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
trong đó tập trung vào giai đoạn 2001