iới thiệu về thị trường lao động. Những thực trạng phát truyển thị trường lao động ở Việt Nam. Luật về tiền lương tối thiểu làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và làm việc không hiệu quả. Đưa
Trang 1Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG :
1 Khái niệm :
Theo Adam Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ nào đó
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường : như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền….Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ cung và cầu của thị trường lao động Vậy cung cầu là gì ?
Hình 1
Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được Cầu lao động được coi là cầu dẫn xuất hoặc là cầu gián tiếp Bởi lẽ, xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó Cầu về lao động khác với lượng cầu về lao động Cầu về lao động mô tả tồn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra Ở mỗi mức giá có một lượng cầu xác định
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ với giá cả sức lao động ( tiền lương ), khi giá cả tăng ( hoặc giảm ) sẽ làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại ( tức là cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với giá cả sức lao động) Bởi vậy, nếu vẽ trên đồ thị ( hình 1) đường cầu là đường AB Tại mỗi điểm trên đường cầu này sẽ ứng với mỗi lượng tiền lương nhất định và số lượng sức lao động nhất định Ví dụ tại A có mức giá là J1; số lượng sức lao động tương ứng là Q1; Tại điểm B với mức giá là J2; số lượng sức lao động tương ứng là Q2 và J1> J2 nên Q2> Q1
Cung lao động : là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định Cũng giống như cầu và lượng cầu Cung lao động mô tả tồn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng Trên đồ thị hình 1 biễu diễn đường cung là
CD Tại điểm C với mức giá J3 lượng cung sức lao động là Q3 Tại điểm D với mức giá J4 lượng cung sức lao động là Q4 và do giá J4> J3 nên Q4> Q3
Điểm cân bằng : E là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu Tại đó lượng cầu bằng lượng cung ( tức Q0 ) mức giá J0 gọi là mức giá cân bằng
2 Các nhân tố tác động tới cung lao động :
Cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp Tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, độ dài của thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao động Sau đây chúng ta xem xét mộ t số trong các nhân tố trên
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động :
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 1
J0
C
J4
A
B E
J1
J3
J2
Q1 Q3 Q0 Q2 Q4
Trang 2Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn
và tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân lực trong tương lai
Cung sức lao động là bộ phận sức lao động được đưa ra trên thị trường nó phụ thuộc không chỉ vào quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực, nó còn phụ thuộc vào số người (tỷ lệ) tham gia của lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được tính bằng cách so sánh lực lượng lao động thực tế với lực lượng lao động tiềm năng
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong tuổi lao động, có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm
Lực lượng lao động tiềm năng là khả năng lao động của xã hội tức là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( nguồn nhân lực có sẳn trong dân số hoặc là dân số hoạt động ) ( Labor foree participation rate LFPR)
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = - x 100 Lực lượng lao động tiềm năng
Tỷ lệ tham gia có thể được xác định tương tự cho các nhóm trong dân số khác nhau : nam, nữ, nữ
có gia đình…
Rõ ràng tỷ lệ này cao ( tiến dần đến 100%) khi lực lượng lao động trên thị trường tăng lên
và khai thác được triệt để tiềm năng về nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế – xã hội
2.2 Cung thời gian lao động :
Quỹ thời gian của con người là có hạn, mỗi người phải lựa chọn để sử dụng quỹ thời gian đó một cách hợp lý nhất Do nhiều nguyên nhân, mỗi người có cách lựa chọn khác nhau song thực tế có mấy loại :
- Tăng thời gian làm việc, giảm thời gian nghỉ ngơi Đây là những người ham công việc hoặc có nhu cầu thu nhập cải thiện mức sống
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, giảm thời gian làm việc : đó là đối với người có thu nhập cao hoặc do tuổi cao
- Lựa chọn thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý vừa đảm bảo thu nhập, vừa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí
Thứ hai, nhân tố khách quan đó là giới hạn thu nhập trên thị trường lao động
Ta xét nhân tố chủ quan : sở thích của cá nhân Một điều hết sức rõ là xem xét mối quan hệ giữa thu nhập, thời gian làm việc và giải trí ta thấy : thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và
tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí Để mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian giải trí, người ta dùng khái niệm đường bàng quan Đường bàng quan thể hiện những kết hợp khác nhau của thu nhập thực tế và thời gian giải trí mà nó đưa lại cho cá nhân người lao động ( đường S trên đồ thị hình 2 ) Với một điểm bất kỳ trên đường bàng quan thể hiện một cách kết hợp giữa thu nhập và giải trí tức là đạt được độ thỏa dụng nhất định Tất cả mọi điểm trên đường bàng quan đều có độ thỏa dụng như nhau
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 2
32 16 48
0
4 8 12 16 20 24
Thu nhập
N Tg giải trí
24 20 16 12 8 4 0
Tg làm việc
Trang 3Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
Hình 2
Ta xét nhân tố khách quan : sự ràng buộc về khả năng thu nhập trên thị trường lao động Bản thân mỗi người chịu sự giới hạn bởi lượng tiền mà anh ta có và tiền lương trên thị trường là cho trước và không thay đổi Để mô tả khả năng này người ta dùng đường ngân sách Đường ngân sách thể hiện khả năng thu nhập của người lao động trong mối quan hệ với thời gian làm việc và nghỉ ngơi ( chúng ta giả định rằng người lao động chỉ có thất nghiệp duy nhất từ thị trường lao động Trên đồ thị hình 2, đường N là đường ngân sách
Sự kết hợp tối ưu giữa ưa thích cá nhân ( chủ quan ) được biểu hiện trên đường bàng quan với các thông tin trên thị trường mang tính khách quan được biểu hiện trên đường ngân sách là độ thỏa dụng tối ưu Và vị trí tối ưu đó là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan ( điểm I)
Ảnh hưởng của hai nhân tố là thu nhập và thay thế tới sự lựa chọn của người lao động
- Do ảnh hưởng của thu nhập : do tăng mức lương dẫn đến tăng thu nhập, người lao động
có thể dùng số thu nhập tăng thêm đó để mua hàng hóa nào đó để thỏa mãn nhu cầu, ở đây là giải trí ( cũng là một loại hàng hóa ) do đó dẫn đến giảm thời gian làm việc
- Do ảnh hưởng của thay thế : Khi mức lương tăng dẫn đến thời gian muốn làm việc tăng Khi mức lương tăng, giá tương đối của thời gian giải trí là được thay thế, tức là làm tăng chi phí cơ hội của thời gian giải trí Điều đó có nghĩa là khi mức lương tăng, thời gian giải trí đắt hơn, vì vậy sẽ tăng thời gian làm việc
3 Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Như trên đã trình bày, cầu lao động là cầu dẫn xuất, có nghĩa là lượng cầu về một loại lao động nào
đó sẽ dựa trên 2 cơ sở :
- Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
- Giá trị thị trường của các loại hàng hóa, dịch vụ đó
Như vậy, việc xác định cầu lao động dựa trên hiệu suất biên của lao động và giá trị ( giá cả ) của hàng hóa, dịch vụ
3.1 Cầu lao động ngắn hạn :
Sự phát triển sản xuất có thể mô tả dưới dạng hàm sản xuất Hàm sản xuất là mối quan hệ tương quan giữa khối lượng các đầu vào và đầu ra của sản xuất
Các giả định :
- Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào : vốn (K) và lao động (L)
- Chỉ có một loại lao động
- Trong thời gian ngắn thì có ít nhất một đầu vào được cố định ( ở đây là k : máy móc thiết bị và công cụ khác ) còn trong thời gian dài thì các yếu tố đều thay đổi
TP SR = f(L,K)
Trong đó : TP SR = tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn.
Từ hàm sản xuất trong ngắn hạn ta thấy có thể thay đổi mức độ sử dụng yếu tố sản xuất của nó bằng cách chuyển từ kỹ thuật sản xuất này sang một kỹ thuật sản xuất khác Nếu xem xét về nhu cầu lao động ta thấy khi tăng lao động đến một mức độ nào đó thì quy luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động, Do đó, nhu cầu thuê nhân công của hãng là hãy mở rộng ( hay thu hẹp) mức thuê nhân
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 3
Trang 4Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
công nếu như sản phẩm giá trị biên của lao động lớn hơn ( hoặc nhỏ hơn ) tiền công của người công nhân thuê thêm Trong điều kiện lao động có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa mãn điểu kiện Tiền công = sản phẩm giá trị biên của lao động
Có thể biểu diễn đường cầu trên đồ thị V.3 như sau :
Giả thiết rằng quy luật năng suất biên giảm dần có hiệu lực ở mọi mức thuê nhân công Đường sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) dốc xuống Một hãng có sức cạnh tranh có thể thuê lao động với mức tiền công không đổi là Wo bởi vì nó là người chấp nhận phương án trên thị trường lao động Bên trái L, lợi nhuận có thể tăng do việc mở rộng thuê nhân công, bởi vì MVPL vượt quá mức tiền công, hay chi phí biên để thuê thêm nhân công Bên phải L, có lợi hơn nếu thu hẹp việc thuê nhân công bởi vì mức tiền lương vượt quá MVPL L là mức thuê nhân công tối đa hóa được lợi nhuận
3.2 Cầu lao động dài hạn :
Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn được biểu diễn như sau :
TP LK = f(L,k)
Từ việc nghiên cứu hàm sản xuất ta thấy : trong việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nào đó bằng kỹ thuật hiện có rẻ nhất, việc tăng giá của mỗi đơn vị sức lao động so với vốn của một đơn vị vốn sẽ đưa hãng đến chỗ chuyển sang dùng kỹ thuật nhiều vốn hơn Ngược lại nếu vốn trở nên đắt hơn thì kỹ thuật tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nào đó phải dùng sức lao động nhiều hơn Hãng thay yếu tố sản xuất mà đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng yếu tố khác
Mặt khác, nhu cầu về các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mức sản lượng và giá tương đối của chính những yếu tố sản xuất đó Có thể minh họa ảnh hưởng của tăng tiền công đối với sản lượng
( xem hình V.4 )
Chi phí biên là mức tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị Doanh thu biên là mức tăng tổng doanh thu khi sản lượng tăng thêm mỗi đơn vị Khi tất cả các nhân tố khác không thay đổi, việc giảm mức lương sẽ làm giảm giá trị biên ( từ MC1 xuống MC2 ) và làm tăng mức lợi nhuận tối
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 4
MVPL
L
P
MC1
MC2
MR
W1
W2
a
c b
Q0 Q1 Q2
Trang 5Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
đa ( MR = MC ) của sản lượng ( từ Q1 đến Q2 ) Trong trường hợp này để sản xuất thêm sản phẩm cần tuyển nhiều lao động hơn
Việc giảm mức lương từ W1 đến W2 làm tăng tương ứng lao động trong ngắn hạn ( hình V.5)
từ Q0 tới Q1 Trong dài hạn hãng thay thế lao động với vốn đưa đến có sự tác động thay thế của Q1Q2 Do đó đường cầu vẽ được do sự tác động của cả hai yếu tố bằng cách nối a và c Đường ac là đường cầu dài hạn
B THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY :
1 Thực trạng về cung lao động :
Như đã biết, cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem
ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội
Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng sức lao động , tức là các phẩm chất cá nhân người lao động Trong đó, trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động…là những yếu tố chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét yếu tố cung trên thị trường lao động Việt Nam từ những khía cạnh này
1.1 Cung lao động xét từ giác độ số lượng :
a) Dân số và lực lượng lao động :
Theo quy định của Bộ Luật Lao Động, ở Việt Nam trong độ tuổi lao động gồm những người
từ 15 đến 60 tuổi đối với nam, và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ Số liệu của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội cho thấy, đến ngày 1 tháng 7 năm 2002, dân số Việt Nam là 79.930.000 người, số người trong độ tuổi lao động là 48.485.538 người, chiếm 60.66% tổng dân số Trong đó, số người tham gia vào lực lượng lao động là 40.694.360 người ( tăng 2.99% so với năm 2001) Tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong hơn một thập kỷ qua là 1.7%; mức tăng trung bình/năm của dân
cư trong độ tuổi lao động ở nước ta là 2.6% So với tốc độ tăng dân số, thì tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều
Bảng 1 : Cơ cấu dân số chia theo độ tuổi
Trong đó :
Dưới tuổi lao
Tỷ lệ (%)
30.
35
28.
56
24.
99
23.
23
32.
06
30.3
3 Trong tuổi lao
Trên tuổi lao
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 5
Trang 6Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
Những con số kể trên cho thấy tốc độ tăng nguồn lao động là lớn, kể cả so với một số nước Đơng Nam Aù cĩ các điều kiện về dân số và mức phát triển gần với Việt Nam ( Thí dụ : mức tăng nguồn lao động trung bình năm trong cùng khoảng thời gian của Thái Lan là 2.1%, của Trung quốc là 1.5%, Hàn Quốc là 2.3%, Indonesia là 2.2%, các nước Đơng A Ù- Thái Bình Dương là 1.8%, các nước Châu Âu : 0.8%) Kết quả là mỗi năm nước ta cĩ khoảng 1.3 triệu người bước vào độ tuổi lao động
Các con số trên cho thấy, Việt Nam hiện đang cĩ lực lượng lao động rất lớn, với tỷ lệ tăng hàng năm của số người đến tuổi lao động khá cao Hơn nữa, nếu so với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ ở nước ta ( khoảng từ 1.4% đến 2% năm), thì cĩ thể thấy rõ hiện cĩ một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động khơng thể tìm kiếm được việc làm
b) Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động :
Do mức tăng dân số trong thập kỷ qua cao trong những năm gần đây, tỷ trọng dân số trẻ tuổi đã tăng đáng kể, và trở thành nguồn cung lao động tiềm năng của nhĩm những người trong độ tuổi lao động Theo số liệu của điều tra thực trạng lao động – việc làm năm 2002 của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội cho thấy tại thời điểm 1-7-2002, cả nước cĩ 40.694.360 người trong độ tuổi lao động cĩ hoạt động kinh tế thường xuyên, so với năm 2001 tăng 467.100 người (bằng 2.49%); trong đĩ nữ cĩ 20.061.462 ( chiếm 49.30%), nam cĩ 20.632.908 ( chiếm 50.7%)
Bảng 2 : Cơ cấu lực lượng lao động của Việt Nam
Đến ngày
Trong đĩ :
I Theo giới
II Theo khu vực
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Dựa vào các số liệu hiện cĩ, cĩ thể thấy rằng, trong khi tỷ trọng nhĩm người trong độ tuổi lao động
ở nước ta tăng với tốc độ nhanh, thì tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của dân số nhìn chung lại giảm So sánh các số liệu cho thấy, nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 1989 là 90.8% thì đến năm 2002, con số này chỉ cịn 83.9%
c) Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động :
Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước hầu như tương đương với các nước trong khu vực, thì tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động lại lớn hơn hẳn Thí dụ : nếu ở Việt Nam năm 1997-1998 tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm 79.5% thì theo số liệu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippin, Inđơnêxia, Hàn Quốc, tỷ lệ này chỉ trên dưới 50% Đặc biệt ở các vùng nơng thơn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều hầu như ngang bằng với nam giới Tại các vùng đơ thị, tỷ lệ nữ tham gia
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 6
Trang 7Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
vào lực lượng lao động có ít hơn so với ở các vùng ở nông thôn, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực
1.2 Cung lao động xét từ giác độ chất lượng :
a) Trình độ học vấn của người lao động :
Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương trên thế giới và có xu hướng tăng lên Bảng 3 cho thấy, trình độ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong lực lượng lao động của ta tương đối cao (80.31%) Tỷ lệ người mù chữ rất thấp ( 3.75% trong năm 2002) so với tỷ lệ này của Thái Lan (4%)
là nước có trình độ phát triển cao hơn Trong đó, lao động ở thành thị và lao động trẻ tuổi có tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cao hơn lao động nông thôn và lao động ở lứa tuổi lớn hơn
Bảng 3 : Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học
vấn , 1-7-2002.
Chưa biết chữ Chưa TN tiểuhọc Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệpTHCS Tốt nghiệpTHPT
6,494,820
12,953,015
12,232,725
7,495,901
15.96
31.83
30.06
18.42
I Theo giới tính
6,347,447 5,837,885 3,470,633
3,014,156
6,605,568
6,394,839
4,025,268
14.61
32.01
30.99
19.51
II Theo vùng
(%)
Duyên hải Nam
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
b)
Theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội đến 1-7-2002, tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên ) chỉ chiếm có 19.62% tổng lực lượng lao động Riêng đối với nữ,
tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ có 15.67%
Trầm trọng hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44.6%, nông thôn là 11.89% Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, các nông-lâm trường, trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác Hơn thế nữa, cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý Điều này có thể thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 7
Trang 8Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
của ta với cơ cấu đào tạo ( được coi là hợp lý) của một số nước khác Bảng 5 cho thấy, số lao động
có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu Hơn nữa,
số này chủ yếu chỉ tập trung tại các thành phố và khu đô thị lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh
và một số thành phố, trung tâm công nghiệp lớn khác ) Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm 60.5% tổng số lực lượng lao động của cả nước, nhưng chỉ chiếm 3.85% số người được đào tạo
Bảng 5 : So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp
nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Cơ cấu đào tạo
Cơ cấu của Việt
Nguồn : Báo cáo của Bộ LĐTBXH, 31-07-2002
c) Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam :
Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt nam năm 1996, người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền Cụ thể là, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1.47m; cân nặng 34.4 kg thì các con
số tương ứng của người Philippin là 1.53m, 45.5kg; người Nhật là 1.64m; 53.3kg Số người không
đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48.7% Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% ( số liệu điều tra năm 2000 ) Các số liệu điều tra năm 2001 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%
d) Kỷ luật lao động của người lao động :
Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nhiệp tiển nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ( trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp
Nhiều vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ – thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động
2 Thực trạng về cầu lao động :
2.1 Thực trạng về cầu lao động :
Nước ta là một nước nông nghiệp, nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng còn cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động, bởi vậy trong nền kinh tế luôn tồn tại lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.42%, còn ở nông thôn tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chỉ là 76.58% Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội về lâu dài Vậy cần phải có các giải pháp như thế nào để tăng cầu lao động ở nước ta Trước hết chúng ta xem xét hiện trạng và xu hướng thay đổi việc làm trong những năm gần đây
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 8
Trang 9Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
Bảng 10 :số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên thời kỳ 1996-2002
Tổng số
33,978
34,352
34,801
35,679
Trong đó:
1 Theo nhóm ngành :
Xây dựng, công
nghiệp
3,698
4,170
4,049
4,425
Dịch vụ
2 Theo thành phần
Kinh tế
Có vốn đầu tư NN
-
130
184
190
Nguồn : Số liệu thống kê Lao động - Thương binh và Xã hội
Nếu xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kỳ này thì thấy rằng: năm 1996 nếu tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành sẽ là : nông, lâm, ngư nghiệp là 69%, xây dựng công nghiệp
là 10.9% và dịch vụ 20.1% Năm 2002 tỷ lệ tương ứng cho 3 nhóm ngành trên sẽ là 60.67%, 15.12% và 24.21% Như vậy tỷ trọng việc làm trong nông, lâm, ngư đã giảm đi gần khoảng 9%, tương ứng là số việc làm tăng lên trong xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong thời kỳ năm 1996-2002
Đối với cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, chúng ta thấy xu hướng trăng trong cả 3 nhóm : nhà nước, ngồi quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngồi Nếu so sánh về tốc độ tăng việc làm trung bình năm thì thứ tự là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi nhanh nhất (43%), sau đó đến nhà nước (5.35%) và ngồi nhà nước (1.64%) Điều này cũng có thể được giải thích vì kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi mới được hình thành và phát triển trong vài năm nay, kinh tế ngồi quốc doanh với số lượng lao động đông đảo đang dần được chú ý khuyến khích, đặc biệt sau Đại Hội Đảng VIII, còn đối với việc làm trong thành phần kinh tế nhà nước còn nhiều bất cập về tinh giảm biên chế và đang trong quá trình cải cách hành chính và bộ máy quản lý
Khu vực ngồi quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực phi kết cấu ở thành thị, là nơi có nhiều khả năng tạo việc làm vì những ưu thế về quy
mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ làm việc, tính chất năng động và lợi ích trực tiếp của người lao động và trình độ quản lý Tuy nhiên, tiềm năng thu hút thêm lao động của khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập, sản phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, ngồi ra môi trường kinh doanh chưa ổn định, còn nhiều rủi ro, thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ, hạn chế về vốn Đối với khu vực nhà nước tạo việc làm cũng gặp thách thức không nhỏ Nhiệm vụ và yêu cầu cải cách bộ máy quản lý và thủ tục hành chính đòi hỏi phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại số biên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới Các doanh nghiệp Nhà Nước, măïc dù có nhiều khoản đầu tư và chính sách hỗ trợ, cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trước yêu cầu nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, chống độc quyền, do đó cơ hội tạo thêm việc làm là rất hạn hẹp Hơn thế nữa tình trạng dư thừa lao động tại các doanh nghiệp nhà nước cũng đang là vấn đề đáng quan tâm với tỷ lệ lao động dôi dư năm 1999 lên tới hơn 9% Khu
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 9
Trang 10Thị trường lao động GVHD: TS Nguyễn Như Ý
vực có vốn đầu tư nước ngồi tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khá cao, khoảng 17% song tỷ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản, đó là nhữnh ngành cần nhiều vốn, có hệ số bảo hộ cao, bởi vậy khả năng thu hút lao động không nhiều Sau nữa phải kể đến chất lượng lao động của nước ta còn yếu kém, trình
độ tay nghề thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp với yêu cầu, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất cao, chiếm khoảng 90% lực lượng lao động, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Lý thuyết kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng, muốn tăng cầu lao động thì có hai cách, một là giảm
tương đối tiền công và hai là khai thác các yếu tố tác động đến cầu lao động Trước hết sự thay đổi
cơ cấu kinh tế sẽ tác động mạnh đến số lượng và chất lượng cầu lao động Nước ta với hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng đang có xu hướng giảm mặc dù còn chậm do sức ép của quy mô lớn và tốc độ gia tăng dân số còn cao.Sự chuyển dịch cơ
cấu sẽ diễn ra theo hai hướng; một là, chuyển một bộ phận lao động hiện có của khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; hai là, có thể chuyển trong nội bộ khu vực từ nông
nghiệp sang ngư nghiệp, vì ngư nghiệp ở nước ta có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và đang được khuyến khích phát triển theo hướng hàng hóa thương phẩm và khai thác thị trường xuất khẩu Điều kiện cần để thu hút lực lượng lao động vào công nghiệp và dịch vụ là yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, do đó vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Ngồi ra, sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm ( GDP) cũng tác động đến cầu lao động, một khi thu nhập đầu người tăng lên làm nhu cầu thay đổi theo hướng chuyển từ các hàng hóa nông nghiệp sang các hàng hóa công nghiệp và dịch vụ, kết quả làm tăng việc làm trong các khu vực kinh tế này
Yếu tố thứ hai tác động đến việc làm là tăng trưởng kinh tế Như đã biết hàm sản xuất được viết : Q = f(K,L), trong đó Q là sản lượng, K là vốn, L là lao động, f biểu thị công nghệ Nếu công nghệ và giá cả là cố định thì tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng cầu lao động Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi này thường tăng nhu cầu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Yếu tố thứ ba là lựa chọn kiểu và mức độ công nghiệp hóa Đảng và nhà nước ta xác định đường lối phát triển đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một trong những khó khăn gặp phải
là làm thế nào để công nghiệp hóa có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động lớn và đang tăng lên ở nước ta Rõ ràng là phải đứng trước sự lựa chọn “ công nghệ với chi phí tối thiểu” để sử dụng lao động nhiều hơn thay vì nhập khẩu và áp dụng các công nghệ với dung lượng lớn Bởi vậy chiến lược đặt ra là làm sao thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, cả truyền thống và hiện đại, thường có khả năng tạo việc làm nhiều hơn, khả thi hơn về vốn đối với lựa chọn công nghệ
Thứ tư là yếu tố giá cả Đây là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc làm Như đã biết, mối liên hệ giữa giá cả và cầu lao động có thể được biểu diễn như sau: p*Q=W*L + r*K, trong đó p là mức giá, Q là sản lượng đầu ra, W là mức tiền công, r là lãi suất vốn Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn các phương án sản xuất, tác động đến tỷ trọng lao động và vốn Ở nước ta cũng như trong nhiều nước đang phát triển, giá cả dao động với biên độ lớn, làm sai lệch lớn so với giá trị hàng hóa, do chính sách tài chính tín dụng, ngân hàng đang chuyển đổi và hiện đại hóa Mặt khác, nếu điều tiết tiền lương, tiền công không tốt sẽ làm biến dạng giá cả, chẳng hạn nếu tăng tiền lương ở khu vực quản lý nhà nước và hành chính sự nghiệp và vẫn giữ nguyên biên chế thì sẽ làm tăng tiền lương đối với khu vực khác
Thứ năm là yếu tố phân phối thu nhập và các hình thức tiêu dùng Nếu các hình thức tiêu dùng như thế nào đó để có nhu cầu lớn đối với hàng hóa trong nước và các dịch vụ được tạo ra bởi các phương pháp sản xuất cần nhiều lao động, thì sẽ tăng được nhu cầu tiêu dùng, kết quả sẽ làm tăng nhu cầu lao động Trái lại, nếu nhu cầu tiên dùng chỉ hướng tới các sản phẩm và hàng hóa nhập
SV : Đinh Thị Tường Vi – Lớp Đêm 2 – Cao học 14 Trang 10