- Tỷ lệ vi phạm về chỉ tiêu thể lệ, thủ tục, quy trình khai thác chiếm 24,44% do
Cơ giới, tự động hoá:
Cơ giới hóa Bưu chính cần được thực hiện ở những công đoạn khai thác nặng nhọc như bốc xếp, đóng gói, vận chuyển Bưu gửi, báo chí…. Về vấn đề này Bưu chính Hòa Bình chỉ nên đầu tư thiết bị này tại trung tâm khai thác của tỉnh, trong tương lai khi mà lượng Bưu gửi và hàng hóa vận chuyển lớn thì vai trò của các thiết bị cơ giới tự động là rất quan trọng, đó là giải pháp cần thiết để giảm chi phí lao động, nhưng không được mắc sai lầm về việc lựa chọn công nghệ. Cần phải tính toán đến tình hình sản xuất kinh doanh thực tế như lượng Bưu gửi, sự thay đổi về cơ cấu Bưu gửi trong tương lai khi thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam. Nên tránh đầu tư vào tự động hóa khi cơ sở vật chất hiện tại chưa cho phép. Thêm nữa, việc sử dụng các thiết bị cơ giới và tự động này cần chú ý đến việc chuẩn hóa các Bưu gửi để sử dụng triệt để các tính năng của các thiết bị này.
2.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty Bưu chính Việt nam.
2.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước:
Công cuộc đổi mới Bưu chính ở hầu hết các nước được hỗ trợ mạnh mẽ nhiều mặt từ phía Chính phủ. Tiến trình đổi mới đều dựa trên một chính sách chung của Nhà nước. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc tái cơ cấu Doanh nghiệp Bưu chính và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có Doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy
quyền làm chủ của người lao động và vai trò của các đoàn thể quần chúng ở tất cả các cấp đơn vị trong Tổng Công ty.
Sau bước đầu chuyển đổi Doanh nghiệp với tư duy kinh doanh mới, trong công cuộc hội nhập chắc chắn Bưu chính Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Do vậy, để vượt qua giai đoạn quá độ này, Bưu chính Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, công nghệ, nhân lực, giải quyết lao động dư thừa, chế độ bảo hiểm xã hội khi phải cắt giảm biên chế.
Về giá cước Bưu chính cũng cần có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan của Đảng và Nhà nước để giải quyết sao cho phù hợp, có lợi cho người dân và cho cả Nhà nước và Doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế và đời sống còn thấp kém, thì mức cước của dịch vụ công ích và phổ cập cho người dân phải là ở mức đa số đông có thể chấp nhận và chi trả được, Nhà nước cần định khung giá cước, đây là vấn đề chính sách, Nhà nước chịu trách nhiệm và tìm cách bù đắp thoả đáng cho Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nói trên.
Trong giai đoạn 2010 -2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần phải có cơ chế chính sách để cho Bưu chính công ích hoạt động hiệu quả, như có thể miễn thuế GTGT, cho Tổng công ty vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA, Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư phát triển và duy trì hoạt động công ích.
2.3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty:
a) Trước đây, theo phương án tổ chức Tổng công ty Bưu chính Việt nam Bưu điện tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hàng năm căn cứ nhiệm vụ Nhà nước giao, mục tiêu kế hoạch của Tổng công ty, Tổng công ty quyết định giao kế hoạch cho Bưu điện tỉnh gồm các chỉ tiêu:
1- Doanh thu phát sinh tại đơn vị 2- Doanh thu dịch vụ BC-VT phân chia
3- Doanh thu thuần = Doanh thu phát sinh – doanh thu DV BC-VT phân chia. 4- Tổng chi phí (Bao gồm cả giá vốn hàng hoá)
5- Lợi nhuận
Trên thực tế, hiện nay với điều kiện các tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, việc chuyển phát các sản phẩm dịch Bưu chính –PHBC đòi hỏi cường độ của người lao động cao hơn ở các khu vực đồng bằng, thành thị, trong khi sản lượng đến ở các khu
vực này thường cao hơn sản lượng đi, việc phân chia cước các dịch vụ chiều đI và chiều đến hiện tại đang cùng chung một tỷ lệ như nhau cho tất cả các vùng là chưa hợp lý. Tổng công ty cần nghiên cứu để thay đổi cơ chế phân chia cước theo các vùng đảm bảo phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của các đơn vị.
b). Hướng tới mục tiêu đa dạng hóa các dịch vụ Bưu chính
Từ nhiều năm nay Bưu chính Việt nam đã rất nỗ lực trong việc nghiên cứu triển khai các dịch vụ mới tại các Bưu cục. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính truyền thống: Thư, Bưu phẩm, Bưu kiện, chuyển tiền, nhận đặt báo chí …tại các Bưu cục còn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao như: chuyển phát nhanh (EMS) chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm Bưu điện, khai giá, Bưu chính uỷ thác …Hiện tại các Bưu cục đang sử dụng đến hơn 100 loại ấn phẩm, với mỗi loại dịch vụ dùng nhiều ấn phẩm, sổ sách ghi chép khác nhau. Thể lệ thủ tục cung cấp nhiều dịch vụ còn rườm rà, giao dịch viên phải mất rất nhiều thời gian cho việc vào các loại sổ sách khi chấp nhận dịch vụ, không còn có thời gian để chăm sóc khách hàng. Có quá nhiều loại ấn phẩm sử dụng cũng dễ dẫn đến tình trạng giao dịch viên phải thao tác quá nhiều, khi đông khách hàng sẽ khiến khách hàng phải chờ đợi lâu đồng thời việc sử dụng quá nhiều loại ấn phẩm cũng dễ dẫn đến sai sót nghiệp vụ khó kiểm soát. Tổng công ty có thể nghiên cứu giảm bớt quy trình thể lệ thủ tục và giảm bớt các loại ấn phẩm sử dụng cho các loại dịch vụ, nên có chủ trương đưa ứng dụng công nghệ thông tin tại các Bưu cục để hỗ trợ giao dịch viên bằng phương pháp tích hợp các mẫu ấn phẩm để dùng chung cho các dịch vụ.
KẾT LUẬN
Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện của đất nước và của Ngành Bưu điện,là năm cuối kế hoạch 2006-2010 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng, năm có ý nghĩa quan trọng đối với Bưu chính Việt Nam trong việc giải quyết những khó khăn khi các khoản hỗ trợ của Nhà nước và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tiếp tục cắt giảm dẫn tới sự sụt giảm doanh thu rất lớn,trong khi nhiệm vụ được Nhà nước đặt ra cho Bưu chính là phải cân bằng các dịch vụ kinh doanh trong năm nay. Môi trường kinh doanh diễn ra cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhiều phương thức kinh doanh và nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế còn có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Ngành Bưu điện nói chung cũng như Bưu điện tỉnh Hòa Bình nói riêng cần phải luôn cố gắng hoàn thiện về mọi mặt, tìm cách hoàn thiện và phát riển dịch vụ khách hàng của mình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với Nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và đối với lợi ích chung của nhân dân trong quá trình cung cấp các dịch vụ công ích, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhất là đối với đồng bào các dân tộc miền núi như ở tỉnh Hòa Bình, lại càng cần hơn nữa sự quan tâm của Nhà nước và Tập đoàn Bưu chính Viến thông Việt Nam.
Em hy vọng một số đề xuất, kiến nghị mà mình vừa đưa ra sẽ góp một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện và phát triển dịch vụ khách hàng Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Hoà Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO