- Tỷ lệ vi phạm về chỉ tiêu thể lệ, thủ tục, quy trình khai thác chiếm 24,44% do
Quy mô, Cơ cấu lao động BĐ Hòa Bình theo trình độ chuyên môn
1.5.3. Nguyên nhân thực trạng
- Do đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
- Đang trong giai đoạn đầu của quá trình chia tách, Khối Bưu chính Bưu điện tỉnh Hòa Bình tuy phải chịu sức ép từ Tập đoàn và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm và định hướng phát triển trong tương lai một cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
-Tổ chức bộ máy quản lý đang trong quá trình chuyển đổi, phương pháp quản lý, đặc biệt trong quản lý nguồn nhân lực đôi khi vẫn mang nặng hình thức cơ chế quản lý cũ, phản ứng chưa nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và phản hồi từ phía khách hàng.
-Chưa thực sự quan tâm tới vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cả về cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật hay đội ngũ giao dịch viên. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng cao để quản lý sử dụng trang thiết bị hiện đại.
-Bưu điện tỉnh Hòa Bình chưa quan tâm tới vần đề hình thành cho cán bộ công nhân viên hệ tư tưởng về khái niệm cung cấp một dịch vụ Bưu chính chất lượng tới
khách hàng là như thế nào, phải làm thế nào và như vậy thì có lợi ích gì đối với doanh nghiệp cũng như chính bản thân họ ? nhiều người lao động vẫn chưa thực sự hiểu rõ về điều này, khiến cho việc hoàn thiện và phát triển dịch vụ khách hàng Bưu chính gặp nhiều khó khăn.
-Điều kiện cơ sở vật chất chậm phát triển do việc đầu tư máy móc thiết bị cần có sự đồng nhất về hệ thống với trung ương, các tỉnh thành khác và trong chính nội bộ tỉnh. Mặt khác do việc đầu tư này rất tốn kém, Bưu điện tỉnh Hòa Bình chỉ có thể sắm dần cho từng Bộ phận, từng Bưu cục nên dẫn đến không sử dụng được hết hiệu quả công suất máy móc như các máy chuyển tiền, máy chia phát thư... và đồng thời cũng gây gián đoạn cho cả hệ thống mạng lưới Bưu cục. Chính điều này đã gây ra hạn chế làm chậm quá trình hoàn thiện và phát triển dịch vụ khách hàng Bưu chính.
Chương II