Dạy học tiếng việt 10 trung học phổ thông (ban cơ bản) theo hướng tích hợp

12 1.5K 5
Dạy học tiếng việt 10 trung học phổ thông (ban cơ bản) theo hướng tích hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy học tiếng Việt 10 trung học phổ thông (Ban bản) theo hướng tích hợp Lưu Quỳnh Nga Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ban Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Xác định sở lí luận về dạy học tích hợp, nghiên cứu thực trạng dạy học phần tiếng Việt 10 (ban bản) theo quan điểm tích hợp. Xây dựng một số cách thức triển khai dạy phần tiếng Việt 10 (ban bản) theo quan điểm tích hợp. Triển khai thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề xuất về các biện pháp dạy phần tiếng Việt 10 (ban bản) theo quan điểm tích hợp. Trên sở kết quả thực nghiệm sẽ tiến hành phân tích, nhận xét, đánh giá để những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Keywords. Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Tiếng Việt; Phổ thông trung học Content MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khối lượng kiến thức, tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Với lượng thời gian hữu hạn giáo viên không thể trang bị những kiến thức cần thiết cho HS bằng các hình thức dạy học truyền thống. 1.2. Chương trình Ngữ văn mới được biên soạn theo hướng tích hợp, ba phân môn được hợp lại thành một môn chung, mỗi phân môn là một phần của môn Ngữ văn. Những kiến thức kĩ năng của ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn được triển khai đồng thời cho mỗi bài học, theo mối quan hệ đồng quy, hỗ trợ lẫn nhau trong phạm vi và mức độ thể, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất của chương trình là giúp cho HS từng bước nâng cao và hoàn thiện năng lực đọc - hiểu văn bản và viết các loại văn bản theo phương thức biểu đạt một cách tích cực, chủ động. 1.3. Chương trình Ngữ văn 10 đã đưa ra định hướng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo tinh thần tích hợp, nhưng những nghiên cứu cụ thể về dạy học theo quan điểm tích hợp, một đặc thù của bộ môn lại chưa được triển một cách thoả đáng. Do vậy, nghiên cứu đề tài: Dạy học Ttiếng Việt 10 trung học phổ thông (ban bản) theo hướng tích hợp cần thiết và ý nghĩa với thực tế dạy học. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Dạy học tích hợp ở một số nước trên thế giới Tích hợp đã trở thành một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lý thuyết về tích hợp như: Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với dự bảo trợ của Unesco đã tổ chức tại Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học”; Hội nghị phối hợp trong chương trình của Unesco Paris 1972; Quan điểm của CEPE, Fourez, De Ketelle, Xavier Roegierf,… Quan điểm tích hợp được thể hiện khá rõ trong SGK của một số nước như: Trung Quốc, Pháp, Malaixia, Đức,… 2.2. Dạy học tích hợpViệt Nam Một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như bộ sách Thiết kế dạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp của Trương Dĩnh, Bài tập rèn luyện kĩ năng tích hợp Ngữ văn THCS [23]; Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt [21] của Nguyễn Thanh Hùng ; Đoàn Thị Kim Nhung với Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS [24]; Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp [35] của Nguyễn Thị Hồng Vân. Ngoài ra còn một số bài báo bàn về quan điểm tích hợp trong môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn của Trần Bá Hoành, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Chu Ngọc, Nguyễn Khắc Phi. Vũ Thị Sơn, Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử,… 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp dạy học phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp góp phần giúp giáo viên được những định hướng cần thiết để triển khai giờ học hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tích hợp của chương trình và SGK. Đồng thời nâng cao hiệu quả học tập tiếng Việt, nâng cao hiểu biết về văn học, lịch sử, xã hội; góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chỉ ra nội dung thể tích hợp và cách thức tiến hành dạy học tích hợp đối với phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 (ban bản); đồng thời thực hiện hoá một phần những định hướng về dạy học tích hợp qua việc thiết kế giáo án và giảng dạy thực nghiệm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: - Xác định sở lí luận về dạy học tích hợp, nghiên cứu thực trạng dạy học phần tiếng Việt 10 (ban bản) theo quan điểm tích hợp. - Xây dựng một số cách thức triển khai dạy phần tiếng Việt 10 (ban bản) theo quan điểm tích hợp. - Triển khai thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề xuất về các biện pháp dạy phần tiếng Việt 10 ( ban bản) theo quan điểm tích hợp. Trên sở kết quả thực nghiệm sẽ tiến hành phân tích, nhận xét, đánh giá để những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho hướng nghiên cứu tiếp theo. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.2. Phương pháp điều tra khảo sát 6.3. Phương pháp thực nghiệm 7. Giả thuyết khoa học. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học tiếng Việt 10 theo hướng tích hợp thì hiệu quả dạy học tiếng Việt trong nhà trường sẽ đạt cao hơn. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học tiếng Việt 10 THPT theo quan điểm tích hợp Chương 2: Đề xuất biện pháp dạy học tiếng Việt lớp 10 THPT theo hướng tích hợp Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 10 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 1.1. Một số vấn đề lý luận về dạy học tích hợp 1.1.1 Khái niệm Tích hợp là một cách tiếp cận khoa học, tích hợp ban đầu các tên gọi là: Liên hệ (Permeation), Kết hợp (Combination), Phối hợp (Coordination), Tích hợp (intergration). Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng đơn giản các thuộc tính của thành phần ấy. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Luận văn lấy quan điểm này làm sở để tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm. 1.1.1. Các cách tích hợp Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học. Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm. Cách 3: Phối hợp quá trình các môn học khác nhau bằng các đề tài tích hợp. Cách này áp dụng cho các môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những môn đóng góp bổ sung cho nhau. thường dựa vào các môn học công cụ. Cách 4: Phối hợp quá trình học tập các môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh mục tiêu chung cho nhóm, tạo thành một môn học tích hợp. 1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp - Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, vận dụng các kiến thức học được để xử lý các tình huống cụ thể, những tình huống ý nghĩa, hoà nhập thế giới học đường với cuộc sống. - Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. - Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. - Dạy học tích hợp còn giúp HS xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã được học. 1.3. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn Đối với việc giảng dạy một môn học theo hướng tích hợp hai cách thức tích hợp là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Với tư cách là một môn học trong nhà trường, dạy học môn Ngữ văn cũng hướng tới hai cách thức tích hợp đó. Tích hợp theo chiều ngang trong môn Ngữ văn được hiểu sự là gắn kết nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn kĩ năng, nội dung của các phần Tiếng Việt, Làm văn với nội dung của phần văn học và với các môn học khác trong chương trình giáo dục, với cả các tri thức của đời sống. Tích hợp theo chiều dọc là thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng học sau bao hàm những kiến thức, kĩ năng đã học trước nhưng ở mức độ cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn mối quan hệ gàn gũi về bản chất, nội dung, mục tiêu nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng HS đã lĩnh hội được vào giải quyết những tình huống trong cuộc sống. 1.4. Chương trình tiếng Việt 10 THPT 1.4.1. Mục tiêu Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 nhằm những mục tiêu chủ yếu sau đây: Một là, hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Hai là, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Ba là, bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 1.4.2. Nội dung Chương trình Tiếng Việt 10 THPT các nội dung: Đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hai phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt và nghệ thuật), nguồn gốc và lịch sử phát triển của tiếng Việt và thực hành về các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối. 1.4.3. Cấu trúc chương trình Phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10 hai loại bài: Loại bài cung cấp kiến thức và hình thành kĩ năng mới. Nội dung của những bài này chưa được dạy hoặc chưa được đề cập một cách trực tiếp trong chương trình THCS. Đó là những bài sau: - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Văn bản và đặc điểm của văn bản - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Khái quát về lịch sử tiếng Việt Loại bài cũng cố kiến thức và phát triển kĩ năng mà HS đã được học ở các lớp dưới, hoặc đã hiểu biết sơ giản. Đó là những bài sau: - Các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Các phép tu từ điệp và đối. - Yêu cầu chung về việc sử dụng tiếng Việt. - Ôn tập tiếng Việt cuối năm 1.4.4. Tính tích hợp trong chương trình tiếng Việt 10 1.3.4.1. Tích hợp theo chiều ngang Theo Ngữ văn 6 – sách giáo viên - tập 1, Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người theo nguyên tắc đồng quy: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Trong SGK Ngữ văn 10, sự tích hợp Tiếng Việt với văn học và làm văn thể hiện ở cả việc lựa chọn, sắp xếp, khai thác nội dung kiến thức môn Việt ngữ học. 1.3.4.2. Tích hợp theo chiều dọc “Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học ở trước đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm hay vòng tròn xoáy trôn ốc), cụ thể là kiến thức và kĩ năng hình thành ở bài học, lớp học, bậc học trước, nhưng cao hơn, sâu hơn trước” [8, tr.10]. Đây là kiểu tích hợp khoa học. Xét riêng từng phần trong môn học thì khi tích hợp ngang, ít nhiều phá vỡ tính hàng dọc của hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học, trong khi HS đã bước đầu phải làm quen, phải ý thức về các ngành khoa học từ bậc THCS. Nhìn trong mối quan hệ với bậc tiểu học và THCS, chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Các kiến thức bản về Tiếng Việt của chương trình THPT đã được học ở chương trình tiểu học và THCS như: Cấu tạo từ, một số lớp từ quan hệ về nghĩa (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ), các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp). Đến THCS, từ lớp 6, HS được học kĩ về từ: cấu tạo từ, một số biện pháp tu từ từ vựng, các từ mượn. Lớp 7, HS tiếp tục học về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy, nghĩa của từ ghép, từ láy), về từ mượn Hán Việt, về trường nghĩa của từ và tiếp tục học về tu từ từ vựng. HS đã bước sang từ loại và tu từ cú pháp. Đến lớp 8, HS tiếp tục học về từ Hán Việt, tính chất ngữ nghĩa của từ. Ở lớp 9, HS vẫn tiếp tục học từ Hán Việt và các vấn đề từ vựng, ngữ pháp, bắt đầu bước sang ngữ dụng học (hội thoại). Đến THPT, lớp 10 HS vẫn tiếp tục học về từ Hán Việt, các biện pháp tu từ; những kiến thức về phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; lịch sử tiếng Việt. Như vậy thể thấy tính tích hợp trong chương trình tiếng Việt đi từ những kiến thức đơn giản, đến những kiến thức phức tạp hơn. Chương trình Tiếng Việt lớp 10 đã thể hiện rõ tính tích hợp với các tri thức đã được học ở bậc Tiểu học và THCS. 1.4. Thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 10 theo hướng tích hợp 1.4.1. Nhận thức của giáo viên THPT về dạy học tích hợp Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, vấn đề áp dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn đã được giáo viên tiếp cận nhưng chưa thật sự chiều sâu. Sự tiếp cận ấy thể chỉ dừng lại ở việc nắm được quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình và SGK mới là theo định hướng tích hợp hai hình thức tích hợp là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Thế nhưng tích hợp như thế nào, với nội dung và phạm vi nào thì thực sự là vấn đề khó khăn với các giáo viên. Do vậy dẫn đến thực trạng là nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng quan điểm tích hợp, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt; nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không mối liên hệ gắn bó; nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm 1.4.2. Việc tổ chức dạy học Tiếng Việt 10 theo hướng tích hợp Theo kết quả điều tra cho thấy, số lượng giáo viên không coi trọng việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt là rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với kết quả của các giờ học này chưa đạt được mục tiêu của môn học nói chung và từng phần trong môn học nói riêng. Nguyên nhân của thực trạng này là: Một là, lý thuyết về dạy học tích hợp còn khá mới mẻ đối với GV. Hai là, tâm lý ngại thay đổi đã trở thành một trong những rào cản để giáo viên sử dụng những quan điểm mới, phương pháp mới vào dạy học. Ba là, phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tồn tại những quan điểm xem nhẹ nội dung này. Chương trình Ngữ văn 10 đã triển khai các nội dung học tập của ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn. Việc đổi mới chương trình đưa đến một yêu cầu tất yếu là phải phương pháp dạy học phù hợp. Chương 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 2.1. Một số yêu cầu bản khi dạy học Tiếng Việt 10 theo hướng tích hợp 2.1.1. Dạy học theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học 2.1.1.1 Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là các yêu cầu bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học sẽ được cụ thể hoá trong mục tiêu của từng bài học, giờ học. Một trong những sở quan trọng của quá trình dạy học là bám sát mục tiêu của môn học, từ đó xác định năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học. Đối với phần Tiếng Việt 10 thể căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (lớp 10) và cách triển khai nội dung học tập trong SGK Ngữ văn để xác định các yêu cầu, tiêu chí của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy phần Tiếng Việt 10. 2.1.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý Nội dung phần Tiếng Việt 10 hai loại bài chính là cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng mới và ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học. Do đó tiến trình dạy học bao gồm ba bước: - Bước 1: HS đọc ngữ liệu, tìm hiểu, phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi hay yêu cầu trong SGK. - Bước 2: Giáo viên dẫn dắt để HS dần dần hình thành kiến thức và kĩ năng. - Bước 3: Luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Bài luyện tập thường sử dụng các ngữ liệu khác, đa dạng hơn ngữ liệu ban đầu, hoặc đặt ra những yêu cầu luyện tập phong phú hơn. - Với loại bài luyện tập, giáo viên cần gợi dẫn để HS nhớ lại các kiến thức, kĩ năng đã được học ở lớp dưới, đồng thời nâng thêm một bước nhận thức và năng lực sử dụng. 2.1.1.3. Dạy học tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường là phải làm sao cho HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách ý thức, sở khoa học. Đối với bậc THPT, trên sở nhận thức khoa học, những kiến thức về tiếng Việt mà HS được, hình thành cho các em những kĩ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với mục đích giao tiếp đa dạng trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Đây chính là vốn liếng đầu tiên mà nhà trường phải tạo cho các em để các em dễ dàng bước vào cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp phổ thông. Do vậy, việc dạy học theo quan điểm tích hợp cần bám sát mục tiêu dạy học và đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn đối với môn học Ngữ văn. 2.1.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép Nội dung tích hợp của ba phần trong môn Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là rất phong phú, thể tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học). Bên cạnh tích hợp theo từng thời điểm, giáo viên còn thể tích hợp theo từng vấn đề. Sau khi xác định được các đơn vị kiến thức thể tích hợp trong từng tiết dạy, bài học cụ thể, giáo viên cần lựa chọn mức độ và phạm vi tích hợp. Vấn đề chọn nội dung nào để tích hợptích hợp đến đâu là vấn đề không đơn giản. Mặc dù ý đồ tích hợp được người biên soạn SGK thể hiện trong từng bài cũng như trong toàn bộ chương trình Ngữ văn 10. 2.1.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, nội dung thích hợp, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lý thì GV còn cần lựa chọn kiến thức và kỹ năng trọng tâm của bài học. Một bài học thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kỹ năng khác nhau nhưng với thời lượng hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn mạnh tới kiến thức, kỹ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp không nằm ngoài định hướng đó. Mặt khác, như đã nói ở trên, bản chất của dạy học tích hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho HS. Tức là với lượng thời gian ít nhất mà HS thể được nhiều nhiều kiến thức và kỹ năng nhất. Vì vậy cần tích hợp tối đa những kiến, kỹ năng mà HS đã để tránh sự chồng chéo, dư thừa không cần thiết. 2.2. Một số biện pháp tích hợp trong dạy học tiếng Việt 10 2.2.1. Tích hợp trong nội dung dạy học 2.2.1.1. Tích hợp trong môn học Tích hợp trong môn học trước hết là tích hợp giữa phần Tiếng Việt với phần Văn. thể thấy đối tượng giảng dạy của phần Văn là các tác phẩm nghệ thuật của nhân loại từ cổ đến kim, còn nội dung giảng dạy của Tiếng Việt là hệ thống ngôn ngữ, những quy luật hành chức của tiếng Việt trong giao tiếp và các sản phẩm lời nói bằng tiếng Việt, hệ thống các kĩ năng cần thiết để giao tiếp trong xã hội. Đối với việc tiếp nhận và tạo lập văn bản, những kiến thức về tiếng Việt sẽ giúp cho HS biết dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp với đặc trưng của từng loại văn bản; từ đó giúp HS ngày càng ý thức trau dồi tiếng Việt. cho HS thực hành viết đoạn văn hoặc tự chữa lỗi trong các bài viết văn của mình. Tích hợp trong nội bộ môn học còn đồng nghĩa với việc thực hiện tích hợp giữa Tiếng Việt với Tiếng Việt. Trong thực tế những kiến thức trong phần Tiếng Việt 10 HS đã được tìm hiểu ở các lớp học dưới. Vì vây, để tránh chồng chéo, lãng phí thời gian, gây nhàm chán cho HS thì GV cần nghiên cứu kĩ chương trình để xác định phần kiến thức nào HS đã được biết, nội dung nào cần được nhắc lại, phần nào cần bổ sung 2.2.1.2. Tích hợp liên môn Tích hợp Tiếng Việt với các môn học khác thể tích hợp ở cả mạch kiến thức và kỹ năng. Về mặt kiến thức, phần ngữ liệu trong các bài học Tiếng Việt không chỉ các văn bản văn học mà còn sử dụng các văn bản của nhiều ngành khoa học khác. Qua nội dung của các văn bản đó sẽ cung cấp cho HS kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoặc qua việc giải thích thuật ngữ của một chuyên ngành nào đó cũng sẽ giúp HS hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực ấy. Về mặt kỹ năng, mục tiêu của phần Tiếng Việt là hình thành và rèn luyện cho HS bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là bốn kĩ năng thiết yếu trong hoạt động giao tiếp của HS. Dạy học cũng là một hoạt động giao tiếp. Do đó HS muốn học tập tốt bất kì một môn học nào cũng cần thực hiện tốt cả bốn kĩ năng này. Nói đến quan hệ liên môn, còn phải chú ý đến tác dụng trở lại của các môn học khác với Tiếng Việt. Tri thức khoa học của các môn học khác được thể hiện thông qua hệ thống các khái niệm và thuật ngữ khoa học. Học tập các môn khoa học, HS đồng thời học các hệ thống thuật ngữ tương ứng và sử dụng các thuật ngữ đó. Nói cách khác vốn từ ngữ của HS sẽ được làm giàu thêm thông qua các môn học khác trong nhà trường. 2.2.1.3. Tích hợp với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống Trong chương trình Tiếng Việt 10 HS được học về đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Những bài học này HS ít nhiều đã nắm được thông qua hoạt động giao tiếp trong đời sống. Cho nên việc tích hợp với các kiến thức thực tế không chỉ giúp giờ học trở nên sinh động, kích thích hứng thú học tập của HS mà còn tiết kiệm thời gian, giúp HS thực hành nhiều hơn, lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. 2.2.1.4. Quy trình tích hợp Bước 1: Nghiên cứu và phân tích mục đích và nội dung dạy học. Bước 2: Chọn lọc những nội dung HS đã được học ở những năm trước (cả ở môn học khác). Bước 3: Lựa chọn nội dung/ vấn đề tích hợp Tiếng Việt với phần Văn và phần Làm văn, các kiến thức liên quan ở các môn học khác và từ thực tiễn cuộc sống (trang bị thêm kiến thức/ giáo dục) Bước 4: Lựa chọn cách thức tích hợp, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp. 2.2.2. Tích hợp trong kiểm tra đánh giá Phần Tiếng Việt 10 cung cấp cho HS các đơn vị kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, lịch sử tiếng Việt và luyện tập về các phép tu từ. Các đơn vị kiến thức này không học một cách riêng rẽ mà thường được tích hợp trong các bài đọc hiểu. Việc cung cấp cho HS những hiểu biết về tiếng Việt không chỉ giúp HS được những hiểu biết tương đối hệ thống về các đơn vị ngôn ngữ bản của Tiếng Việt mà còn giúp HS kĩ năng đọc, tiếp nhận các văn bản đã học dưới góc độ ngôn ngữ. Với cách triển khai tích hợp như trên thì các câu hỏi kiểm tra Tiếng Việt không nên dừng ở mức độ ghi nhớ, tái hiện các khái niệm, lý thuyết thuần tuý mà cần yêu cầu HS nhận diện chúng trong các tình huống sử dụng cụ thể, hiểu ý nghĩa của chúng trong trích đoạn hoặc văn bản, tức là gắn các đơn vị Tiếng Việt với các bài học tích hợp. Bên cạnh đó cũng cần những câu hỏi mang tính tổng kết cho từng phần. Sau mỗi giai đoạn học tập giúp HS hệ thống hoá các kiến thức đã được học. Để kiểm tra kĩ năng thực hành, vận dụng cần phải hiểu rằng năng lực tiếng Việt của HS được thể hiện qua các kĩ năng mà HS được từ các bài học về tiếng Việt. Những kĩ năng này không chỉ bộc lộ trong việc thực hành các bài học tích hợp của chương trình mà còn thể hiện trong việc ứng dụng vào các tình huống đa dạng của cuộc sống. Các kĩ năng bản của Tiếng Việt mà HS lớp 10 cần là: kĩ năng vận dụng từ ngữ, phong cách ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tạo lập văn bản. Những kĩ năng này không chỉ được hình thành trong giờ Tiếng Việt mà cả trong các giờ đọc hiểu và Làm văn (bởi năng lực bao trùm môn Ngữ văn là năng lực sử dụng tiếng Việt). Do vậy, việc kiểm tra Tiếng Việt cần kết hợp chặt chẽ với đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Các câu hỏi kiểm tra cần theo mức độ khó tăng dần để để đánh giá khả năng của HS một cách đầy đủ, chính xác từ những câu hỏi nhận diện các đơn vị Tiếng Việt trong văn bản đến phân tích, lí giải về sự phù hợp của chúng, từ việc hỏi về sự vận dụng các kĩ năng tiếng Việt theo từng bài học đến việc đánh giá và lựa chọn các đơn vị Tiếng Việt trong khi tạo tạo lập các văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau. Chương 3: THỰC NGHIỆM 3.1. Những vấn đề chung Để được những sở ban đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính phù hợp trong việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt 10, hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn cho HS, luận văn đã triển khai dạy thử nghiệm ở lớp 10D2, 10D3 và 10D4 trường THPT Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác giá trị thực tiễn của những nội dung đã được đề xuất trong luận văn. 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Việc thực nghiệm được tiến hành nhằm hướng tới những mục đích sau đây: Thứ nhất, luận văn triển khai thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm sự phù hợp của những đề xuất về dạy học phần Tiếng Việt 10 theo định hướng tích hợp được đưa ra trong luận văn. Với mục đích này chúng tôi lựa chọn một số tiết Tiếng Việt 10, thiết kế giáo án theo định hướng tích hợp và thử nghiệm cho một số đối tượng HS; thông qua phân tích, xử lý bảng hỏi và kết quả kiểm tra của HS để xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Thứ hai, qua việc thu nhận những thông tin phản hồi từ phía GV và HS về vấn đề dạy học phần Tiếng Việt theo định hướng tích hợp để phân tích, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của việc vận dụng tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt 10 đặc biệt là quy trình biên soạn một giờ học theo định hướng tích hợp để những giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng của các tiết học Tiếng Việt. 3.1.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm Đối tượng chọn để tiến hành thực nghiệm là học sinh 2 lớp 10 ở 2 lớp 10D2 và 10D3. Đây là 2 lớp học sức học đồng đều nhau, học theo chương trình bản. 3.1.3. Nội dung và các bước tiến hành triển khai thực nghiệm Việc thực nghiệm đã được tiến hành theo các nội dung sau: Bước 1: Tổ chức dạy thực nghiệm: Luận văn tiến hành dạy học thực nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiết 2). Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi soạn 2 giáo án: - Giáo án thứ nhất: Soạn theo cách dạy truyền thống, không chú trọng đến việc vận dụng tích hợp vào dạy học - Giáo án thứ hai: Soạn theo tinh thần dạy học tích hợp - Dưới đây là giáo án bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiết 2) soạn theo tinh thần tích hợp Bước 2: Phân tích các số liệu, nhận xét, đánh giá Trước hết, luận văn tiến hành so sánh đối chiếu giáo án thực nghiệm với các giáo án mà giáo viên đã dạy trên thực tế nhằm rút ra kết luận bước đầu về vấn đề tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 10 đã được nêu ra trong chương trình và sáng rõ qua các chương của luận văn. Bước tiếp theo là tiến hành thống kê các kết quả thu được từ bảng hỏi và bài kiểm tra của HS để những nhận xét bước đầu về tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học phần Tiếng Việt 10 theo định hướng tích hợp. Bước 3: Xử lý thông tin từ các kết quả được phân tích Với các thông tin thu được qua quá trình phân tích số liệu thống kê kết quả bài kiểm tra, bảng hỏi chúng tôi sẽ rút ra kết luận về tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá trên các mặt sau: - Sự hứng thú của HS đối với phần Tiếng Việt khi dạy theo định hướng tích hợp thông qua quan sát trực quan ( không khí lớp học và các câu trả lời của HS); bảng hỏi; - Hiệu quả của giờ học được đánh giá thông qua kết quả của các bài kiểm tra. 3.2. Kết quả thực nghiệm 3.2.1 Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau bài học: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiết 2) tại 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Lớp Số học sinh Kết quả thực nghiệm (%) Loại Giỏi Loại Khá Loại Trung Bình Loại yếu Loại Kém Thực nghiệm 49 23 HS 47% 18 HS 37% 8 HS 16% 0 HS 0% 0 HS 0% Đối chứng 49 14 HS 29% 13 HS 26% 18 HS 37% 4 HS 8% 0 HS 0% Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm Qua kết quả của bài kiểm tra nhanh trên thể nhận thấy, mức độ đạt được kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sự chênh lệch rất rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh bài kiểm tra đạt loại Giỏi và Khá chỉ chiếm 55% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là 84%. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh bài kiểm tra xếp loại trung bình chiếm nhiều nhất so với các mục xếp loại khác (tỉ lệ TB là 37%), trong khi đó, ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh bài kiểm tra đạt loại Giỏi lại cao nhất với 47%. 3.2.2. Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh sau khi học bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiết 2) tại lớp thực nghiệm. Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 49 học sinh lớp thực nghiệm 41 84% 7 14% 1 2% 0 0 Bảng 3.2: Điều tra về mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học thực nghiệm 84% số học sinh tỏ ra rất hứng thú với giờ học mà các em đã học chứng tỏ hiệu quả của việc dạy học tiếng Việt theo định hướng tích hợp đã tạo được hứng thú học tập cho HS. Với câu hỏi thứ 2, khi hỏi về mức độ hứng thú của học sinh thay đổi thế nào giữa việc học trong giờ học tiếng Việt tích hợp với kiến thức của phần Văn, Làm văn và kiến thức trong các môn học khác thì hầu hết học sinh đều chọn phương án: Hứng thú đã tăng lên (với 45 học sinh lựa chọn trên tổng số 49 em). Như vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú và hơn hết là làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở các em, năng lực hứng thú nhận thức. Đồng thời qua việc quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy, trong giờ học vận tích hợp HS sôi nổi, tích cực tham gia phát biểu hơn là trong giờ học theo truyền thống. Trên đây là một số vấn đề lí luận và biện pháp vận dụng tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 mà chúng tôi đề ra và tiến hành thực nghiệm. Qua đó thể khẳng định áp dụng dạy học Tiếng Việt 10 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung theo quan điểm tích hợp là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, không một biện pháp hay phương pháp nào là vạn năng thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học phần Tiếng Việt 10 nói riêng. Mỗi một biện pháp đều ưu điểm, nhược điểm riêng, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau như thế nào để hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn của mỗi giáo viên. KẾT LUẬN Trên sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi xin nêu ra một số kết luận sau: Thứ nhất: Dạy học phần Tiếng Việt 10 (ban bản) theo định hướng tích hợp đem lại hiệu quả cao. Vận dụng tích hợp vào dạy học làm cho HS thực sự say mê, thích thú với tiết học. Vì thế HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, biết cách vận dụng các tri thức đó vào phần Văn học, Làm văn và các môn học khác. Thứ hai: Với thực trạng dạy môn Ngữ văn nói chung, phần Tiếng Việt nói riêng như hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để dạy Tiếng Việt theo định hướng tích hợp đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, SGK và thực tiễn xã hội là một việc làm rất cần thiết. Nếu thực hiện tích hợp một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiểu quả dạy học nói chung. Thứ ba: Để việc dạy học phần Tiếng Việt theo định hướng tích hợp đạt được hiệu quả cao nhất thì GV đứng lớp phải được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về tích hợp. Tích hợp trong dạy học là cần thiết tuy nhiên cần phải tránh tuyệt đối hoá quan điểm này dẫn đến việc áp dụng nó một cách khiên cưỡng. Như thế sẽ dẫn tới tình trang phá vỡ đặc trưng của từng phần, từng môn học. References SÁCH 1. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), SGK Ngữ văn 10, tập 1 – 2, Nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Chương trình THCS môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục. 3. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục. 4. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. 5. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn 10 – chương trình nâng cao, Nxb Giáo dục. 6. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 7. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục. 8. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 9. Lê A , Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2010), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. [...]... Minh Thu (2007), Dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp, Nxb Đại học sư phạm Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu ( 2000), Sách giáo viên Tiếng Việt 10, Nxb Giáo dục Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp, tập 1, Nxb Giáo dục Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tập 1, Nxb.. .10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Lê A, Nguyễn Thị Thuý, Lê Minh Thu (2007), Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, Nxb Đại học sư phạm Lê A, Nguyễn Thị Thuý, Lê Minh Thu (2007), Dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp, Nxb Đại học sư phạm Lê A, Nguyễn Thị Thuý, Lê Minh Thu (2007), Dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp, Nxb Đại học sư phạm Lê... và dạy tiếng Việt ở THCS, Nxb Giáo dục Đỗ Ngọc Thống (ch.b.), Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Hồng Vân (2 010) , Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục Nguyễn Đức Tồn, Những vấn đề dạy học Tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQG HN Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn, Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội Vũ Băng Tú, 2009, Dạy tập làm văn THCS theo hướng tích hợp, ... trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Lê Thu Hương (ch.b.), Nguyễn Thị Sinh Thảo, Nguyễn Thị Tuất (2007), Tổ chức hoạt động phát triển cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục Vũ Nho, Nguyễn Thuý Hồng, Trần Thị Thành ( 2009), Bài tập rèn kĩ năng tích hợp Ngữ văn 6 Đoàn Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo hướng tích hợptích cực, Nxb ĐHQG... hợp trong dạy học Ngữ văn, tạp chí Khoa học Giáo dục số 6, 3/2006 40 Phan Trọng Luận (2006), Về chương trình Ngữ văn và sách giáo khoa chuẩn lớp 10, Dạyhọc ngày nay số 6/2006 41 Đỗ Chu Ngọc (2003), Chống tích hợp trong dạy học Ngữ văn mà không hiểu ngữ, không hiểu văn, không hiểu tích hợp, Tạp chí Thế giới trong ta, số 1/2003 42 Chu Thị Phương (2005), Về việc dạy học tích hợp môn tiếng Việt lớp... dạy học văn - Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Nguyễn Thị Hồng Vân(2004), Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp 37 Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phamh tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục BÀI BÁO, TẠP CHÍ 38 Trần Bá Hoành, 2006, Dạy học tích hợp, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 12/2006 39 Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp. .. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tập hai Nxb Giáo dục Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa Nguyễn Thuý Hồng (2007), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục Đỗ Việt Hùng , Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học sư phạm... Việt lớp 2 và lớp 3, Tạp chí Giáo dục số 121 43 Trần Đình Sử (2005), Các tính chất bản của môn Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục số 118 44 Vũ Thị Sơn (2009), Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, Dạyhọc ngày nay số 19 45 Nguyễn Ánh Tuyết (2001) Từ tích hợp trong chương trình nuôi dạy trẻ đến tích hợp trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, Tạp chí giáo dục số 1 36 ... trình Giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm Nguyễn Khắc Phi (2002), Tích hợp - một vấn đề nổi bật trong chương trình (thí điểm) và sách giáo khoa (thí điểm) môn Ngữ văn bậc THCS – Các vấn đề sách giáo dục, Nxb Giáo dục Nguyễn Khắc phi - Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Minh Thuyết (2005), Ngữ văn 6: sách giáo viên, NXB Giáo Dục Đào Trọng Quang (1997), Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp sở lý luận . pháp dạy học phù hợp. Chương 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 2.1. Một số yêu cầu cơ bản khi dạy học Tiếng Việt 10 theo. nghiên cứu đề tài: Dạy học Ttiếng Việt 10 trung học phổ thông (ban cơ bản) theo hướng tích hợp cần thiết và có ý nghĩa với thực tế dạy học. 2. Lịch sử

Ngày đăng: 08/02/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan