1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định

19 670 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 391,56 KB

Nội dung

Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định Nguyễn Xuân Long Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ

Trang 1

Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

Nguyễn Xuân Long

Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Trí

Năm bảo vệ: 2007

Abstract Đã xác định và làm rõ cơ sở lý luận cho công tác bồi dưỡng giáo viên dạy

nghề (GVDN), mô hình hoạt động của người GVDN, những phẩm chất và năng lực của

họ Khảo sát thực trạng đội ngũ GVDN dạy thực hành nghề May của Trường trong những năm qua Phân tích nguyên nhân của những hạn chế về trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề May công nghiệp, từ đó khảo sát nhu cầu, nguyện vọng và các đề nghị của đội ngũ giáo viên Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao trình độ ĐNGV thông qua bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề, tin học, ngoại ngữ; tăng cường công tác nghiên cứu các chuyên đề về dạy nghề; đổi mới hình thức bồi dưỡng dài hạn (từ 1 đến 5 năm), ngắn hạn (dưới 1 năm) và bồi dưỡng thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ đội ngũ GVND Trường CĐCN - Nam Định

Keywords Giáo viên; May công nghiệp; Quản lý giáo dục; Trường Cao đẳng Công

nghiệp Nam Định

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong một quốc gia giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao chính là năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của quốc gia Nhận thức rõ vai trò của giáo dục với sự phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Ưu tiên hàng

đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”

Trang 2

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Bồi dưỡng giáo viên là một vấn đề quan trọng đối với chất lượng giáo dục và đào tạo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu

Ở Việt Nam năm 1987 Bộ Giáo Dục - Đào tạo đề ra chương trình cho ngành Trung

học chuyên nghiệp - dạy nghề “Xây dựng đội ngũ giáo viên” Chương trình này chú

trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ yếu về sư phạm kỹ thuật

Năm 1991, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứu đề tài: “ Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ”, đề tài chủ yếu điều tra trực trạng mà chưa đề cập sâu về cơ

sở lý luận của công tác quản lý, bồi dưỡng

Đề tài KX 07- 14 do GS TSKH Nguyễn Minh Đường chủ trì, nói về vấn đề bồi

dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới Trong đó đề cập hai vấn đề

chủ yếu là cán bộ quản lý và giáo viên Trong đề tài này GS đã đánh giá về thực trạng

của đội ngũ GVDN trong bối cảnh đổi mới hiện nay của đất nước, GS đã đưa ra những giải pháp để nâng cao trình độ cho đội ngũ GVDN trong quá trình hội nhập quốc tế

Đề tài B99-52-36 “ Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật có trình độ Đại học

cho các trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề ” do PGS TS Nguyễn Đức Trí

làm chủ nhiệm Những nội dung đề tài nêu ra đã được các trường trong khối dạy nghề áp dụng và đã đem lại những hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện việc nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại Trường CĐCN - Nam Định

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định một số vấn đề lý luận của việc nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề

- Đánh giá thực trạng của đội ngũ giáo viên dạy thực hành tại trường CĐCN - Nam Định trong những đã năm qua

- Đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề qua khảo sát

4 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề và giải pháp quản lí nâng cao trình

độ đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại trường CĐCN - Nam Định

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, khái quát hoá, hồi cứu các tài liệu

lý luận khoa học, tạp chí, sách báo kỉ yếu hội thảo

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng các phiếu thăm dò, tìm hiểu thực tế

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia

về giáo dục đào tạo

- Phương pháp thống kê và sử lý các số liệu

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:

- Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại trường CĐCN - Nam Định trong 5 năm đã qua

- Một số giải pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại trường CĐCN - Nam Định trong 10 năm tiếp theo (Từ

2007 – 2017)

7 Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở lý luận về giáo viên dạy thực hành nghề, yêu cầu quản lí bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, và kết quả của việc đánh giá thực trạng trình độ của đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại đơn vị Các giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đề xuất trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị, nếu được thực hiện thì sẽ góp phần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề

Chương 2:Thực trạng công tác quản lý việc nâng cao trình độ giáo viên dạy thực

hành nghề May công nghiệp tại trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên dạy thực

hành nghề May công nghiệp tại trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Giáo viên và giáo viên dạy nghề

+ Giáo viên: Theo cách hiểu thông thường, giáo viên là những người làm nghề dạy học, khái niệm này được dùng rất phổ biển không chỉ trong cuộc sống mà còn thể hiện trong các văn bản pháp quy Các khái niệm liên quan đến giáo viên được định nghĩa như sau :

- Giáo viên: Là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương

- Giảng viên: Là tên gọi chung cho người làm công tác giảng dạy ở bậc Đại học và Cao đẳng

Như vậy có thể hiểu “Giáo viên” là tên gọi chung đối với tất cả những người làm công tác giảng dạy ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân

+ Giáo viên dạy nghề: Giáo viên dạy nghề là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, lý thuyết nghề và thực hành nghề Giáo viên dạy nghề có chức năng đào tạo

nguồn nhân lực có kỹ thuật, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội

1.1.2 Khái niệm quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: Quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình cũng xuất hiện theo Điều này làm nảy sinh nhu cầu

về quản lý Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất , tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo Đó là điều tất yếu của lịch sử

Khái niệm “quản lý” là khái niệm rất chung, tổng quát, nó dùng cho cả quá trình quản

lý xã hội

- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau

(xã hội, sinh vật, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động

- Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý trong

tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định

Trang 5

1.1.3 Quản lý giáo dục

* Đối với cấp độ vĩ mô: - Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có

ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất

cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ

mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

- Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi (Emergence) của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến nục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động

- Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục,

* Đối với cấp độ vi mô: - Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) hợp quy luật của chủ thể quản lý

đến tập thể giáo viên, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội

trong và ngoài nhà trường, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục

của nhà trường

- Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành tới tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.1.4 Quản lý nhà trường

- Nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn

thuần Nội dung công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành

“Nhân cách – Sức lao động” phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồn vốn con người (Hu man capital), vốn tổ chức (Organiza tional) và vốn xã hội (Social capital)

1.2 Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề

1.2.1 Vai trò của giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên (Teaching Staff) và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, quản lí các nhà trường và các cơ quan trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò rất quan trọng cho

sự thành bại của sự nghiệp giáo dục

Trang 6

Bởi vì sản phẩm của họ khác với sản phẩm của loại hình lao động khác ở chỗ: Sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách – Sức lao động”

1.2.2 Những yêu cầu chung đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên

* Những yêu cầu về phẩm chất: Lòng yêu nghề, uy tín đối với học sinh, kỉ luật nghề

nghiệp

*Những yêu cầu về cơ cấu: Đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ

cấu

1.2.3 Những nhiệm vụ của người giáo viên dạy nghề

* Truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo nghề nghiệp cho học sinh

* Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho học sinh

* Tạo tiềm năng cho học sinh

1.3 Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc

tế

Cơ chế thị trường đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển xã hội cũng như giáo dục

và đào tạo, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít khó khăn cho giáo dục nghề nghiệp Mặc

dù các trường dạy nghề đã có bước đầu thích ứng, song còn xoay quanh trong công việc

tiếp cận có hiệu quả với sự biến động, thể hiện qua các quy luật sau: Qui luật giá trị, Qui

luật cung cầu, Qui luật cạnh tranh

1.4 Những nội dung trong công tác quản lý nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề

1.4.1 Nội dung quản lý theo chức năng

1.4.1.1 Lập kế hoạch quản lý

1.4.1.2 Tổ chức thực hiện

1.4.1.3 Công tác chỉ đạo trong quản lí giáo dục

1.4.1.4 Công tác kiểm tra trong quản lí giáo dục

Đây là các chức năng quan trọng của nhà quản lí, có thể nói các chức năng này là xuyên suốt trong quá trình quản lí, của mọi cấp quản lí

1.4.2 Nội dung quản lí công tác bồi dướng nâng cao trình độ

1.4.2.1 Quản lý bồi dưỡng chuyên môn (lý thuyết và thực hành )

- Nâng cao bậc nghề

- Bồi dưỡng công nghệ sản xuất mới và hiểu biết thực tế

- Các nội dung bổ trợ

Trang 7

Ngoài những nội dung bồi dưỡng về năng lực sư phạm kỹ thuật, giáo viên dạy nghề cần phải được bồi dưỡng các nội dung bổ trợ để hoàn thiện năng lực sư phạm kỹ thuật Nội dung bồi dưỡng bổ trợ như : Tin học, ngoại ngữ… sẽ là bắt buộc đối với giáo viên dưới

45 tuổi

1.4.2.2 Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

- Chuẩn hoá bậc nghề

- Chuẩn hoá trình độ chuyên môn

1.4.2.3 Quản lý bồi dưỡng Ngoại ngữ và Tin học

*Ngoại ngữ:

Nước ta đang trong thời kì mở cửa hội nhập, hợp tác với nhiều nước Số lượng giáo viên dạy nghề đi tu nghiệp ở nước ngoài ngày càng nhiều, đòi hỏi phải biết ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc với bạn Ngoại ngữ là một điều kiện mà giáo viên dạy nghề nhất thiết phải có trong giai đoạn hiện nay

* Công nghệ thông tin

Đội ngũ công nhân kỹ thuật đựơc đào tạo trong những năm tới phải có trình độ tin học

cơ sở Đã đến lúc dạy nghề phải đưa tin học vào chương trình đào tạo chính khoá, để người công nhân trong tương lai có thể sử dụng các thiết bị tin học như là một phương tiện sản xuất

1.5 Các phương thức quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên

1.5.1 Bồi dưỡng dài hạn – ngắn hạn

1.5.2 Thực hành sản xuất – Thực tập – Thăm quan

1.5.3 Hội thảo – Hội giảng – Dự giảng

Trong các hình thức bồi dưỡng thì hội thảo, hội giảng, dự giảng là hình thức được

sử dụng để nâng cao năng lực thực hành giảng dạy và hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ

cho giáo viên dạy nghề Các hình thức này lôi cuốn được đông đảo giáo viên tham gia

1.5.4 Tự bồi dưỡng

Tự bồi dưỡng là biện pháp tốt nhất để giáo viên bù đắp những năng lực thiếu hụt và nâng cao năng lực sư phạm kĩ thuật của mình Chỉ có bản thân người giáo viên mới biết

mình thiếu gì, cần gì, để đặt ra kế hoạch tự bồi dưỡng chính xác, kịp thời

1.5.5 Bồi dưỡng từ xa

Đây là một hình thức bồi dưỡng mới phát triển, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Vô tuyến truyền hình, truyền thanh, mạng Internet

Trang 8

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề

1.6.1 Động lực của giáo viên

- Đối với mỗi người làm công tác giáo viên phải xác định cho mình một động cơ đúng đắn trong việc nâng cao trình độ Đội ngũ này phải luôn luôn phải làm mới mình bằng con đường biết “Học – hỏi – hiểu – hành”, đây là phương châm hành sử của con người hiện đại và cũng là phương châm hành xử của mỗi tập thể trong giai đoạn hiện

nay

1.6.2 Điều kiện cơ sở vật chất

Trong triết học Mác – Lênin đã nói: “Vật chất quyết định ý thức”, do đó trong công tác nâng cao trình độ của giáo viên dạy ghề vấn đề về điều kiện cơ sở vật chất đóng một vai trò rất quan trọng Điều kiện cơ sở vật chất có tồn tại và đầy đủ thì việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên sẽ đạt kết quả tốt

1.6.3 Cơ chế chính sách đối với giáo viên dạy nghề

Hiện nay chúng ta đã và đang trong con đường hội nhập quốc tế, đường lối của đảng

và nhà nước Việt Nam là phát triển nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, với nền kinh tế nhiều thành phần lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

2.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề Việt

Nam

Đội ngũ giáo viên dạy nghề nước ta hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của ngành dạy nghề

Thời kì đầu lập nước, trước yêu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến cứu nước phải có đội ngũ công nhân kĩ thuật phục vụ cho tiền tuyến, một số trường dạy nghề được thành lập, trong khi chưa chuẩn bị được lực lượng giáo viên dạy nghề Chúng ta đang theo phương châm: “người biết nghề dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít”

Trang 9

Tóm lại ngành dạy nghề nước ta phát triển chưa bền vững, có nhiều thay đổi và biến động theo chu kì 10 năm Chúng ta hi vọng trong tương lai ngành dạy nghề sẽ phát triển

ổn định để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành kinh tế khác

2.2 Khái quát về trường cao đẳng công nghiệp Nam Định

Trường CĐCN - Nam Định tiền thân là trường Trung cấp kỹ thuật III, được thành lập từ năm 1956, đến nay trường đã có hơn 50 năm tồn tại và phát triển,

Trường đào tạo ba hệ chính quy đó là hệ Cao đẳng (CĐ), hệ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và hệ Công nhân kỹ thuật (CNKT), ngoài ra còn đào tạo hệ không chính quy bậc Đại học và Công nhân kỹ thuật với nhiều ngành nghề khác nhau

2.3 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp và quyết định việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Qua phân tích và nghiên cứu các số liệu thống kê, đối chiếu với yêu cầu của

nghề đào tạo và tiêu chuẩn chức danh GVDN thi đội ngũ GVDN của trường hiện nay còn

có hiều bất cập đó là:

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa cân đối

- Phần lớn giáo viên đều tham gia giảng dạy cả ba hệ đào tạo, do đó khó có thể phân biệt rõ giáo viên dạy hệ cao đẳng với trung học chuyên nghiệp và với giáo viên dạy hệ công nhân kỹ thuật

- Đa phần đội ngũ giáo viên còn yếu về nhiều mặt trong đó có trình độ ngoại ngữ và tin học

2.3.1 Thực trạng tuổi đời, thâm niên giảng dạy và bằng cấp đội ngũ giáo viên hiện nay

Bảng 2.1: Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định - (

theo tuổi đời và thâm niên giảng dạy)

Thâm nên giảng dạy Dưới 5

năm

5 10 năm

10 15 năm

Trên 15 năm

Trang 10

Tỷ lệ % 100 13,1 30,4 17,4 39,1

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và phòng đào tạo

Trường CĐCN Nam Định - (xem phụ lục số 3)

Bảng 2.2 Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định

(theo tuổi đời và bằng cấp hiện nay)

số

Tỷ lệ

%

Bằng cấp

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và phòng đào tạo

Trường CĐCN Nam Định - (xem phụ lục số 3)

2.3.2 Năng lực chuyên môn

Tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của các đối tượng, với 3 loại phiếu: phiếu điều tra lấy ý kiến của 23 GV trực tiếp tham gia giảng dạy trong khoa hiện nay,

210 HS với 5 lớp hiện đang học tại Khoa công nghệ may – Trường CĐCN - Nam Định, 2 cán bộ quản lý của khoa, và 2 tổ trưởng tổ môn Đã cho kết quả như sau:

Ngày đăng: 08/02/2014, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Chỉ thị 40/CT.TW của Ban Bí thư, ký ngày 15/6/2004 “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
5. Vũ Ngọc Hải. Đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế kỷ 21. Tạp chí phát triển giáo dục số 4 (52), 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế kỷ 21
7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực . Đại học quốc gia HN – Tài liệu giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn nhân lực
10. Nguyễn Đức Trí: một số vấn đề mục tiêu, giải pháp xây dựng ĐNGVTHCN -DN đến năm 2020 và những năm tiếp theo trong “kỷ yếu hội thảo 10/1998” NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: “kỷ yếu hội thảo 10/1998”
Nhà XB: NXBGD
14. Nguyễn Đức Trí: Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường (2002 ) Viện chiến lược và phát triển giáo dục – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường (2002 )
1. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1998) Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
2. Quyết định số 1672 /TH -DN 18/8/1992 về việc ban hành chương trình Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (Hà Nội 1996 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia) Khác
4. Bộ giáo dục & Đào tạo (1998) Luật giáo dục NXB chính trị quốc gia, Hà nội Khác
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, được Thủ tướng phê duyệt số 201/2002/QĐ - TTg ngày 28/12/2001 Khác
7. Quyết định số 2988/GD - ĐT 28/12/1993 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 Khác
8. Quản lý giáo dục – NXB Đại học sư phạm – HN. Năm 2006 Khác
9. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về định hướng phát triển sự nghiệp GD và ĐT trong thời kỳ CNH -HĐH đất nước Khác
10. Hồ Chí Minh – toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia *Tác giả, tác phẩm Khác
3. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới - Đề tài KX 07- 14, Hà Nội Khác
4. Vũ Văn Gầu, Nguyễn Anh Quốc -Tư tưởng Hồ chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Khác
6. Phan Văn Kha: Phát triển ĐNGV trong các trường DN hiện nay. ĐT và BD GV DN /TCDN Hà Nội 3/1998 Khác
8. Nguyễn Hùng Lƣợng: Những giải pháp bồi dưỡng GV trong các trường dạy nghề, VNCPTGD - Hà Nội 1996 Khác
9. Phạm Thành Nghị: đề tài B92 -38 -18. Nghiên cứu bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và giáo viên dạy nghề. Viện NCPTGD Hà Nội 1993 Khác
11. Nguyễn Đức Trí: Các giải pháp xây dựng đội ngũ CBGV Đại học, Cao đẳng từ nay đến năm 2020. VNCPTGD - Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định ( theo tuổi đời và thâm niên giảng dạy)  - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.1 Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định ( theo tuổi đời và thâm niên giảng dạy) (Trang 9)
Bảng 2.2. Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.2. Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định (Trang 10)
Bảng 2.2.    Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.2. Đội ngũ GVDN chuyên ngành may công nghiệp trường CĐCN Nam Định (Trang 10)
Bảng 2.3. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS trên lớp - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.3. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS trên lớp (Trang 11)
Bảng 2.4: Thống kê đánh giá về năng lực dạy LT của đội ngũ GV - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.4 Thống kê đánh giá về năng lực dạy LT của đội ngũ GV (Trang 11)
Bảng 2.4: Thống kê đánh giá về năng lực dạy LT của đội ngũ GV - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.4 Thống kê đánh giá về năng lực dạy LT của đội ngũ GV (Trang 11)
Bảng 2.3. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS trên lớp - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.3. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS trên lớp (Trang 11)
Bảng 2.5: Thống kê đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV                           Mức độ đánh giá  - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.5 Thống kê đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV Mức độ đánh giá (Trang 12)
Bảng 2.6. Đánh giá về năng lực nghiệp vụ SP của đội ngũ GVdạy thực hành trong khoa CN may - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.6. Đánh giá về năng lực nghiệp vụ SP của đội ngũ GVdạy thực hành trong khoa CN may (Trang 12)
Bảng 2.5: Thống kê đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.5 Thống kê đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV (Trang 12)
Bảng 2.6. Đánh giá về năng lực nghiệp vụ SP của đội ngũ GVdạy thực hành - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.6. Đánh giá về năng lực nghiệp vụ SP của đội ngũ GVdạy thực hành (Trang 12)
Bảng 2.7. Thực trạng những tri thức và kỹ năng sư phạm cụ thể của đội ngũ GVDN - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.7. Thực trạng những tri thức và kỹ năng sư phạm cụ thể của đội ngũ GVDN (Trang 12)
Bảng 2.8. Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN  - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.8. Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN (Trang 13)
Bảng 2.8. Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động - Các giải pháp quản lí nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam định
Bảng 2.8. Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w