Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Thịnh Long, tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Chiểu Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS..
Trang 1Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường
Trung học phổ thông Thịnh Long,
tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Chiểu
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Văn Quân
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứu lý luận về chuẩn, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên
(trung học phổ thông) THPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định và công tác phát triển đội ngũ này theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên
hiện hành
Keywords Giáo dục học; Quản lý giáo dục; Quản lý giáo viên; Chuẩn nghề nghiệp;
Trường trung học phổ thông; Nam Định
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để thực hiện được mục tiêu trên thì phải làm cho nền giáo dục có những biến đổi căn bản, mang tính chất cách mạng
Để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Chính trị đã xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 2Thực tiễn phát triển giáo dục thế giới cho thấy, các nước đều có khuynh hướng chuẩn hóa Theo khuynh hướng này, các nội dung và hoạt động của quản lý giáo dục cũng được chuẩn hóa, trong đó có vấn đề chuẩn hóa đội ngũ GV, giảng viên
Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp của GV phổ thông Trong đó Chuẩn nghề nghiệp GV trung học được ban hành năm 2009 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học xác định các năng lực cơ bản của hoạt động nghề nghiệp của GV trung học Mỗi năng lực lại được cấu trúc thành 4 mức độ tương đương với các mức độ phát triển nghề nghiệp của GV từ thấp đến cao Do đó, người GV phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao mức độ đáp ứng của mình với chuẩn nghề nghiệp đã qui định
Trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam của huyện Hải Hậu, đồng thời ở phía đông nam của tỉnh Nam Định Tuy huyện Hải Hậu là vùng có điều kiện kinh
tế tương đối ổn định và ở mức trung bình so với cả nước nhưng ở phía Nam huyện, là vùng ven biển với nghề chính là chài lưới và làm muối, với trên 70% người dân theo đạo Thiên chúa thì điều kiện kinh tế, xã hội còn rất khó khăn; trường mới thành lập được 11 năm, đội ngũ GV rất trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, trong khi chất lượng đầu vào của học sinh vùng này rất thấp Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nơi đây
Từ những phân tích nêu trên, tác giả chọn đề tài “Biện pháp nâng cao mức độ đáp
ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, với mong muốn có được đội ngũ GV đáp ứng chuẩn
nghề nghiệp GV trung học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV, tư trong nước lẫn nước ngoài Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV mới được đề cập và thực hiện trong quãng thời gian 10 năm trở lại đây, bộ chuẩn nghề nghiệp GV trung học mới được xây dựng cách đây 3 năm, việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp GV chủ yếu để đánh giá GV Việc làm này không phản ánh hết chức năng và mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp GV đồng thời chưa thực sự phản ánh đầy đủ tinh thần và nội dung của quản lý GV theo chuẩn, một số đề tài đã đưa ra biện pháp nâng cao việc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Tuy nhiên phạm
vi nghiên cứu còn rộng và nhiều giải pháp chưa phù hợp với điều kiện thực tế của vùng ven biển tỉnh Nam Định, đặc biệt là trường THPT Thịnh Long Vì vậy trong phạm vi của đề tài tác giả muốn căn cứ vào tình hình giáo dục thực tế để đề ra biện pháp nâng cao việc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên của GV THPT Thịnh Long, đề xuất các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ GV trường THPT Thịnh Long của tỉnh Nam Định
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GV của trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định chính xác thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp hiện nay của GV trường THPT Thịnh Long và sử dụng đồng bộ các biện pháp quán lý tác động đến năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV nhằm rút ngắn khoảng cách này thì có thể nâng cao được mức
độ đáp ứng của đội ngũ GV trường THPT Thịnh Long của tỉnh Nam Định đối với chuẩn nghề GV hiện hành
Trang 36 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về chuẩn, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
- Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định và công tác phát triển đội ngũ này theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành
6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
- Đề tài sử dụng các số liệu về đội ngũ giáo viên của trường THPT Thịnh Long từ năm học 2009 – 2010 đến nay
7 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận chuẩn hóa là những tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu luận văn
7.2 Các phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và vận dụng các chuyên đề QLGD liên quan để xác định cơ sở lý luận của đề tài
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thử nghiệm
Nhóm phương pháp dùng các thuật toán, thống kê
Phân tích xử lí các số liệu và tính toán các xác suất thống kê liên quan đến số liệu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu (trình bày các vấn đề chung), kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường trung học phổ thông Thịnh Long
Chương 3: Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
trường trung học phổ thông Thịnh Long
Chương 3: Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
trường trung học phổ thông Thịnh Long
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quản lý dựa vào chuẩn là một trong những xu hướng của quản lý hiện đại Theo xu hướng này, yêu cầu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ GV là một đòi hỏi tất yếu trong quản lý đội ngũ GV cả ở bình diện vĩ mô và vi mô Xuất phát từ nhận thức về vai trò của GV
Trang 4và tính chất chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của GV nên các nghiên cứu về vấn đề phát triển nghề nghiệp của GV tương đối phong phú Nhiều đánh giá thiết thực về công việc của GV và đề cao kỹ năng giảng dạy như một lĩnh vực chuyên nghiệp cần được đào tạo, huấn luyện đã được khẳng định
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ GV tương đối phong phú Các công trình nghiên cứu hướng vào giải quyết các vấn đề về phát triển đội ngũ
GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Do chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học, đặc biệt là chuẩn nghề nghiệp GV trung học mới được ban hành trong thời gian gần đây nên những công trình nghiên cứu theo hướng chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT; nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT còn rất hạn chế
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên THPT
Giáo viên THPT là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục THPT, trong đó có trường THPT
1.2.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học 2009 là văn bản qui định hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với người GVTH về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ trong thời kì đổi mới giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.3 Mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
Mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT là thứ bậc về khả năng đáp lại đòi
hỏi, yêu cầu công việc của một GV THPT về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đã được xác định trong chuẩn nghề nghiệp GV THPT
1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn nghề nghiệp GV Trung học
1.3.1 Các căn cứ xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
- Căn cứ pháp lí
- Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên
- Công tác đánh giá giáo viên
1.3.1 Mục đích của việc quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
1 Giúp GV THPT tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
2 Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại GV hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV THPT
3 Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV THPT
4 Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với GV
THPT; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác
1.3.2 Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
Nội dung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT
1.3.3 Cấu trúc của chuẩn giáo viên THPT
Trang 5Sơ đồ1.1.Cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
Tiêu chí 1
1 Tiêu chí 2
Tiêu chí 3 Tiêu chí 4
Chỉ báo của mức 1 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 4 điểm
Tiêu chí 5
Tiêu chí 20
Tiêu chí 16 Tiêu chí 17 Tiêu chí 18 Tiêu chí 19
Tiêu chí 21
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 12
Tiêu chí 8 Tiêu chí 9 Tiêu chí 10 Tiêu chí 11
Tiêu chí 13 Tiêu chí 14 Tiêu chí 15
N 5 Tiêu chí 22
Tiêu chí 23
Tiêu chí 24
Tiêu chí 25
Chỉ báo của mức 1 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 4 điểm
Chỉ báo của mức 1 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 4 điểm
Chỉ báo của mức 1 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 4 điểm
Chỉ báo của mức 1 điểm
Chỉ báo của mức 2 điểm
Chỉ báo của mức 3 điểm
Chỉ báo của mức 4 điểm
Trang 6- Các lĩnh vực chuẩn hóa giáo viên THPT gắn với 6 tiêu chuẩn đã được ban hành
+ Vấn đề “chuẩn hoá”Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Về Năng lực chuyên môn (tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục)
+ Về Năng lực hoạt động chính trị xã hội
+ Về Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.3.4 Áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong đánh giá GV THPT
Để quá trình áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GV trong đánh giá giáo viên THPT được hiệu quả, những vấn đề được hiểu rõ và thực hiện đúng gồm:
- Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn
- Yêu cẩu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn
- Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
- Các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội
- Đặc điểm tình hình học sinh
- Năng lực sư phạm và điều kiện hoạt động của giáo viên
- Số lượng giáo viên trong một nhà trường và cơ cấu bộ môn
1.5 Kết luận chương 1
Xuất phát từ nhận thức về vai trò của GV và tính chất chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của GV nên các nghiên cứu về vấn đề phát triển nghề nghiệp của GV tương đối phong phú Tuy nhiên, do chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học, đặc biệt là chuẩn nghề nghiệp
GV trung học mới được ban hành trong thời gian gần đây nên những công trình nghiên cứu theo hướng chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT; nâng cao mức
độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT còn rất hạn chế
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Chuẩn nghề nghiệp GV trung học 2009 là văn bản qui định hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với người GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ trong thời kì đổi mới giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT là nâng cao thứ bậc về khả năng đáp lại đòi hỏi, yêu cầu công việc của một GV THPT về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đã được xác định trong chuẩn nghề nghiệp GV THPT Quá trình này chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV THPT; Các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội ; Đặc điểm tình hình học sinh ;Năng lực sư phạm và điều kiện hoạt động của GV; Số lượng giáo viên trong một nhà trường và cơ cấu bộ môn
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊNH LONG 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị văn hoá xã hội, giáo dục của huyện Hải Hậu, phía nam huyện Hải Hậu
2.1.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Hải Hậu là một huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định Nhìn khái quát, đất đai Hải Hậu được bao bọc bởi sông Ninh Cơ, sông Sò và Vịnh Bắc Bộ Hải Hậu là vùng đất non trẻ mới được khai phá, bồi đắp 500 – 600 năm nay - bắt đầu từ thế
kỷ XV
Trang 72.1.2 Về dân số và nguồn nhân lực
Với diện tích là 230 km2
năm 2011 huyện Hải Hậu có sấp sỉ 30 vạn người, là huyện có số dân nhiều nhất tỉnh Nam Định Mật độ dân số là 1301 người/ km2 Tổng số lao động là 145.300 lao động, chiếm gần 50% tổng số dân
Dân cư Hải Hậu có trình độ học vấn cao hơn một số địa phương khác Trình độ học vấn của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với bình quân chung của cả nước Người dân Hải Hậu có truyền thống hiếu học Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn giữa các xã phía Bắc huyện với các xã phía Nam huyện Các xã phía Nam huyện Hải Hâu, đặc biệt
là vùng ven biển, với tỉ lệ tôn giáo lên tới trên 70%, với nghề chính là nghề đi biển
2.1.3 Về kinh tế - văn hoá xã hội
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hường xã hội chủ nghĩa, thực hiện CNH – HĐH Để đưa nền kinh tế đi lên trong công cuộc đổi mới CNH – HĐH, huyện đã tập trung giải quyết hai vấn đề lớn là: bổ sung, nâng cao, hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho việc sản xuất và chấn chỉnh, sắp xếp, chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế làm cho quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất
và thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh
2.1.4 Về giáo dục
Trường THPT Thịnh Long nằm ở phía Nam của huyện Hải Hậu Đây là một vùng có điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của huyện Hải Hậu Tỉ lệ tôn giáo chiếm trên 70%; có xã có số học sinh đăng ký dự thi vào THPT chưa được 50% so với học sinh tốt nghiệp THCS và tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT chưa được 40%
2.2 Thực trạng trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
2.2.1 Quy mô trường lớp
Trường THPT Thịnh Long được thành lập từ năm học 2001 – 2002, đến nay đã bước sang năm thứ 12 Trường có diện tích rộng 15700m2, trường có 28 phòng học, 1 nhà hiệu bộ
2 và 12 phòng chức năng và thực hành bộ môn, có sân chơi bãi tập với hệ thống bồn hoa cây cảnh đảm bảo phục vụ cho 21 lớp học hiện nay của nhà trường
2.2.2 Chất lượng giáo dục THPT
Trong các năm qua, tuy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã không ngừng được nâng cao nhưng so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia thì vẫn còn nhiều mặt còn khó khăn
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà trường thì cần phải có đội ngũ giáo viên không chỉ
có chuyên môn giỏi mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ giáo viên từ đó đối chiếu với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
Bảng 2.1.Kết quả xếp loại Hạnh kiểm 3 năm gần đây:
Năm học Học
sinh
2009 – 2010 1033 727 70.4 268 25.9 38 3.7 0 0.0
2010 – 2011 986 702 71,2 239 24,2 39 4,0 6 0,6
2011 – 2012 947 678 71,6 216 22,8 48 5,1 5 0,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Thịnh Long từ năm 2010 đến 2012)
Trang 8Bảng 2.2 Kết quả xếp loại học lực 3 năm học gần đây
Năm học Học
sinh
2009-2010 1033 30 2.9 336 32.5 507 49.1 160 15.4 0 0.0 2010-2011 986 36 3,7 333 33,8 478 48,5 139 14,1 1 0,0 2011-2012 947 43 4,5 324 34,2 434 45,8 144 15,2 2 0,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPH Thịnh Long từ năm 2010 đến 2012)
2.3 Thực trạng về mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của độ ngữ giáo viên THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định
2.3.1 Thực trạng về đội ngũ giáo viên
2.3.1.1 Số lượng giáo viên
Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường: Hiện nay nhà trường có 53 cán bộ giáo viên trong đó có: 2 giám hiệu, 44 giáo viên và 7 nhân viên hành chính đủ số lượng và cơ cấu cân đối giữa nam và nữ, giữa các môn; 100% là giáo viên trẻ, có năng lực nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế
Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ giáo viên Trường THPT Thịnh Long
Nhóm
chuyên môn Số lượng
Nam Nữ Dưới
30
30
39
Từ 40 trở
Trên
ĐH
2.3.2 Kết quả đánh giá giáo viên THPT Thịnh Long theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
2.3.2.1 Kết quả chung
Trang 9Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả xếp loại GV trường THPT Thịnh Long
STT Cấp đánh giá Tổng
số
Số lượng
Tỉ lệ
% Số lượng
Tỉ lệ
% Số lượng
Tỉ lệ
% Số lượng
Tỉ lệ
%
1 Giáo viên tự
2 Tổ chuyên môn đánh giá 40 16 40,0 23 57,4 1 2,5 0 0,0
3 Hiệu trưởng đánh giá 40 14 35 24 60 2 5,0 0 0,0
Biểu đồ 2.1 Phân bố kết quả xếp loại GV do GV tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá
và hiệu trưởng đánh giá
2.3.3.2.Mức độ đáp ứng của giáo viên ở các tiêu chi đánh giá
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do GV tự đánh giá
Trang 10Biểu đồ 2.3 Biểu đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do TCM đánh giá
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do Hiệu trưởng đánh giá
Qua cách đánh giá của 3 nhóm đối tượng ta thấy: điểm mạnh của GV hiện nay chính
là có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng những yêu cầu của Chuẩn Đây