HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT bưởi THANH TRÀ ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

70 3.1K 17
HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT bưởi THANH TRÀ ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT BƯỞI THANH TRÀPHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Hoàng Thị Dạ Thảo Trần Minh Trí Lớp: K42A KTNN Niên khóa: 2008 - 2012 Huế, tháng 05 năm 2012 i Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, các cô chú trong Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Biều, bà con phường Thủy Biều và các cán bộ trong UBND phường Thủy Biều. Sau đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Các quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong quá trình những năm học qua. Thầy giáo ThS. Trần Minh Trí đã quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Các cán bộ của UBND phường Thủy Biều cũng như Hợp tác xã phường Thủy Biều cùng các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Thị Dạ Thảo ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HTX Hợp tác xã TLSX Tư liệu sản xuất ĐVT Đơn vị tính CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa UBND Uỷ ban nhân dân TTH Thừa Thiên Huế GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian TC Tổng chi phí NTTS Nuôi trồng thủy sản BQ Bình quân BQC Bình quân chung KH Khấu hao SL Số lượng Lđ Lao động KTCB Kiến thiết cơ bản NN Nông nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long iii DANH MỤC BẢNG BIỂU  !"###$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$% &''()*+, /.01!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$& 345( +6/.01!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&& 75( 89-*+, -:-,+1;<'=),>$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&7 ?4@6-.0 -:-,+1$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$&A %B4C-8=!"&22#D&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3 A,E(4C-8/.01*!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3& FB4C-E!6:GH!"=$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$33 #B4C-EG -:-,+1!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$37 2I/<+J8 -:-,+1!"&2$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3% GE(*-/<K*+,L$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$3# &4=M(* -:-,+1$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$7 iv ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m 2 1 ha = 10000 m 2 v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà. - Đánh giá kết quảhiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều. * Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: - Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, Huế, 2007. - Báo cáo chính trị, kinh tế xã hội năm 2009, 2010 của UBND phường Thủy Biều. - UBND phường Thủy Biều (2011), Báo cáo Những hoạt động của HTX đối với quá trình xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”, HTX Thủy Biều , Huế. * Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của các ban ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế, phường Thủy Biều. Ngoài ra còn thu thập những thông tin các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí, các trang điện tử. - Số liệu thứ cấp: phường Thủy Biều có 19 tổ dân phố thuộc 6 khu vực với 147 ha trồng bưởi Thanh trà, tôi đã chọn ngẫu nhiên và tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ có diện tích trồng Bưởi Thanh trà trên địa bàn phường. Do đặc trưng của cây Bưởi Thanh trà là cây lâu năm trong khi các hộ điều tra chưa có số cây có độ tuổi lớn từ 6 năm đến 25 năm nên tôi thực hiện tiến hành điều tra 50 hộ trồng Bưởi vi Thanh trà theo 4 nhóm tuổi: từ 1- 5 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi, từ 11 đến 16 tuổi, từ 16 đến 20 tuổi và từ 21 đến 25 tuổi. Nội dung phỏng vấn bao gồm: thông tin chung về hộ, tình hình sản xuất, chi phí, kết quả sản xuất, khó khăn của các hộ, nhu cầu của các hộ nông dân và một số thông tin liên quan khác. - Các phương pháp khác: + Phương pháp thống kê kinh kế. + Phương pháp tổng hợp và so sánh. + Phương pháp chỉ số. + Phương pháp phân tích phân tích kinh tế. * Các kết quả mà nghiên cứu đạt được: - Đánh giá được thực trạng sản xuất Bưởi Thanh trà phường Thủy Biều, thành phố Huế. - Đánh giá được tình hình sử dụng các nguồn lực và yếu tố đầu vào của các hộ trồng Bưởi Thanh trà. - Đánh giá được các kết quảhiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà ở phường Thủy Biều. - Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ Bưởi Thanh trà trong thời gian tới phường Thủy Biều. vii Khoá Luận Tốt Nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một nước có sự tiến bộ đáng kể trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong nền nông nghiệp. Trải qua hơn 20 năm đổi mới đó nền nông nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ mặc dù hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp. Hiện nay, sản xuất cây ăn trái giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong các loại cây trái nhiệt đới có giá trị cao Việt Nam không thể không nhắc tới cây bưởi Thanh trà. Bưởi là loại cây đặc sản quý được trồng từ Bắc vào Nam. nước ta đã hình thành nhiều vùng trồng bưởi và có giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà (Thừa Thiên Huế), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai),bưởi Năm Roi (Vĩnh Long),… Bưởi thanh trà Thừa Thiên - Huế được trồng chủ yếu trên đất phù sa bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi với diện tích khoảng trên 1100ha. Phân bố chủ yếu tại các huyện: Hương Trà (481ha); Phong Điền (258ha); Quảng Điền (50ha), Phú Lộc (60ha); thị xã Hương Thủy (105ha). Trong những năm qua, bưởi thanh trà đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của hàng nghìn hộ nông dân Thừa Thiên - Huế. Phường Thủy Biều nằm phía Tây Nam thành phố Huế với điều kiện tự nhiên ưu đãi của phường rất phù hợp cho cây Bưởi Thanh trà phát triển, tạo ra một loại cây trái ngon nổi tiếng cho địa phương. Chính quyền địa phương đã xác định đặc sản Bưởi Thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của phường. Cùng dòng họ với Bưởi thanh trà, Thủy Biều còn nhiều loại Bưởi như bưởi Bành, bưởi Láng (bưởi Đỏ), bưởi Trẹm, bưởi Cốm (bưởi trắng),… nhưng diện tích không đáng kể hơn nữa chất lượng không bằng bưởi Thanh trà nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong những năm gần đây, phường đã tiến hành nhiều chương trình và dự án để phát triển cây đặc sản, tạo thương hiệu Thanh Trà Huế cho địa phương nói riêng và cho thành phố Huế nói chung. Bên cạnh những thuận lợi có được thì việc trồng và phát triển cây Bưởi thanh SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN  Khoá Luận Tốt Nghiệp trà còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Việc các vườn trồng Bưởi Thanh trà đều nằm vị trí vùng ven sông nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của lũ lụt hàng năm là không thể tránh khỏi. Ngoài ra tình hình thiếu nguồn vốn, kỹ thuật chưa đáp ứng được như yêu cầu, chưa mạnh dạn đầu tư và tâm lý ngại thay đổi trong bộ phận người dân trồng Bưởi Thanh trà cũng gây khó khăn cho sản xuất, cho việc đưa thương hiệu Thanh trà Huế ra thị trường, và chưa tương xứng với tiềm năng vùng. Chúng ta cần so sánh kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra để đánh giá khách quan về hiệu quả của nghề trồng Bưởi Thanh trà phường Thủy Biều. Từ kết quả đó có thể làm cơ sở trong việc hoạch định chiến lược lâu dài cho sản xuất Bưởi Thanh trà trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà phường Thủy Biều, thành phố Huế” làm khóa luận cho mình. * Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà. - Đánh giá kết quảhiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên đại bàn phường Thủy Biều. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng: Kết quảhiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều, thành phố Huế. + Phạm vi: i, Về không gian: phường Thủy Biều. ii, Về thời gian: đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi Thanh trà trong những năm 2009 –2011 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất trong thời gian tới. * Phương pháp nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của các ban ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế, phường Thủy Biều. Ngoài ra còn thu thập những thông tin các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí và các trang điện tử. SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN & Khoá Luận Tốt Nghiệp + Số liệu sơ cấp: Phường Thủy Biều có 19 tổ dân phố thuộc 6 khu vực với 147 ha trồng Bưởi Thanh trà vì vậy tôi đã chọn mẫu ngẫu nhiên và tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ trong 4 khu vực có diện tích trồng Bưởi Thanh trà trên địa bàn phường. Do đặc trưng của cây Bưởi Thanh trà là cây lâu năm trong khi các hộ điều tra chưa có số cây có độ tuổi lớn từ 6 năm đến 25 năm nên tôi tiến hành điều tra 50 hộ trồng Bưởi Thanh trà theo 4 nhóm tuổi: từ 1- 5 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi, từ 11 đến 16 tuổi, từ 16 đến 20 tuổi và từ 21 đến 25 tuổi. Nội dung phỏng vấn bao gồm: thông tin chung về hộ, tình hình sản xuất, chi phí, kết quả sản xuất, khó khăn của các hộ, nhu cầu của các hộ nông dân và một số thông tin liên quan khác. + Phương pháp phân tích thông tin số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, NPV. Do điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ lý luận và kiến thức thực tế chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đọc bổ sung và góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN 3 [...]... và sản lượng đáp ứng được yêu cầu thị trường CHƯƠNG II KẾT QUẢHIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI THANH TRÀ CỦA PHƯỜNG THỦY BIỀU 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thủy Biều là phường nằm cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7 km Phường Thủy Biều có ba mặt giáp sông Hương • Phía Đông giáp với xã Thủy Xuân và phường Phường Đúc (thành. .. luật của nền sản xuất xã hội đó là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó Quan hệ so sánh đây là quan hệ so sánh tương đối 1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quảhiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà  Chỉ tiêu kết quả: - Tổng giá trị sản xuất (GO): là... trà Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh gây hại là một yêu cầu cần quan tâm đúng mức của nhà sản xuất và địa phương 1.4 BẢN CHẤT, CHỈ TIÊU, HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢHIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY BƯỞI THANH TRÀ 1.4.1 Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế: Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả. .. quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp,… Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các SVTH: Hoàng Thị Dạ Thảo - K42A KTNN 9 Khoá Luận Tốt Nghiệp doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” TS Nguyễn Thế Mạnh cho rằng: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan... Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Bưởi Thanh trà Để sản xuất cây Thanh trà hiệu quả thì hệ thống giao thông cũng như hệ thống tưới tiêu phải đáp ứng được nhu cầu của nó + Thị trường: Nhu cầu xuất phát từ thị trường luôn là cơ sở quan trọng để tiến hành sản xuất, xác định diện tích trồng là bao nhiêu, chất lượng sản phẩm... Vườn Huế có sự góp mặt của các vườn cây Thanh trà đặc sản của địa phương - Giá trị kinh tế- xã hội: Bưởi Thanh trà là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu đem lại cho người nông dân lớn, tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân trồng bưởi Thanh trà hơn so với một số loại cây trồng khác Nếu những năm có điều kiện thuận lợi và được mùa thì thu nhập của người trồng Thanh trà. .. HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới Trên thế giới, Bưởi được trồng ít hơn các loại cây ăn quả khác khác, sản lượng bưởi năm 1990 là 4 triệu tấn Mậu dịch bưởi năm 1991 cho thấy sản lượng bưởi nhập khẩu trên thế giới là 1.080.000 tấn Các nước nhập khẩu nhiều là Nhật Bản (255.000 tấn), Pháp (149.000 tấn), Đức (95.000 tấn), Anh (94.000 tấn) Sản. .. kết quả đó trong những điều kiện nhất định Nói chung, hiệu quả mà chủ thể nhận được trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra thì càng có lợi Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động Hiệu quả được biểu diễn theo nhiều góc độ khác nhau vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả. .. cây Bưởi Thanh trà trong mùa nắng nóng và mùa mưa luôn được người dân xem trọng + Bảo vệ thực vật: Công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Bưởi Thanh trà nói riêng Với điều kiện nhiệt đới gió mùa của vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây Thanh. .. dính tay, khi quả chín có vị ngọt và chua nhẹ, tỷ lệ phần trăm ăn được là 50 - 60% Quả chín thu hoạch vào cuối tháng 8 đến tháng 9, trái vụ so với các loại bưởi khác miền Bắc và miền Nam - Hạt: đơn phôi có màu trắng, số hạt trên quả là 20- 80 hạt/ quả Trong công tác tuyển chọn thì quả có ít hạt là một trong những tiêu chuẩn để chọn dòng 1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI THANH TRÀ Bưởi Thanh trà là loại . sở lý luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà. - Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên địa bàn phường Thủy Biều. - Đề xuất. luận về hiệu quả kinh tế cây bưởi Thanh trà. - Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Thanh trà trên đại bàn phường Thủy Biều. - Đề xuất một số

Ngày đăng: 08/02/2014, 09:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan