1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và xu hướng hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực ASEAN

14 968 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 310,7 KB

Nội dung

Bùi Trường Giang Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Phân tích xu hướ ng chính sách FTA Hiệp định thương mại tự do của một số quốc gia trong khối ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và củ

Trang 1

Thực trạng và xu hướng Hiệp định Thương mại

tự do (FTA) trong khu vực ASEAN

Trần Thị Mai Thành

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07

Người hướng dẫn: TS Bùi Trường Giang

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Phân tích xu hướ ng chính sách FTA (Hiệp định thương mại tự do) của một số quốc gia trong khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), và của toàn khối ASEAN như một tổng thể , trong đó sẽ tâ ̣p trung vào phương thức FTA ASEAN +1 Nghiên cứu các nước ASEAN nói chung song trọng tâm là các nước chủ động và tích cực tham gia xu hướng chính sách FTA của Singapore , Malaysia và Viê ̣t Nam Tìm hiểu những động thái FTA của các quốc gia và toàn khu vực từ năm 1994 đến năm 2010

Keywords: Kinh tế thế giới; Quan hệ kinh tế quốc tế; Hiệp định thương

mại tự do; Khu vực mậu dịch tự do Asean; Thương mại quốc tế

Content

1 Tính cần thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một

xu thế không thể đảo ngược Trên nền tảng là sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ; thương mại và đầu tư qui mô toàn cầu tăng trưởng theo cấp số nhân, hình thành hàng loạt những mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia như quan hệ bạn hàng, quan hệ nước đầu tư - nước nhận đầu tư,.… với hệ quả là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Một trong những đặc điểm nổi bật của xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế là sự gia tăng mạnh mẽ số lượng FTA được ký kết trong hai thập kỷ gần đây

Các nước thành viên của ASEAN nói riêng và các nước Đông Á nói chung được coi là những người đi sau trong việc ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) so với các nước thành viên khối liên minh Châu Âu (EU) và các nước Bắc Mỹ (tham gia Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA) Tuy nhiên, các quốc gia này cũng đã có chiến lược, định hướng riêng trong việc lựa chọn đối tác, hình thức hợp tác và khung khổ hợp tác trong các hiệp định FTA Có thể nói, các nước ASEAN hiện tại đang

Trang 2

theo đuổi cả hai chiến lược, ký kết hiệp định thương mại tự do độc lập với các đối tác và cùng toàn khối ASEAN ký kết hiệp định thương mại tự do

Hiểu được động cơ đằng sau chính sách FTA của các nước ASEAN, thực trạng thực thi FTA, hiệu quả mà những FTA đã thực hiện mang lại, tiềm năng của những FTA đang trong quá trình đàm phán hoặc đề xuất sẽ giúp hiểu được xu hướng FTA đang bao trùm các nước ASEAN

Một vấn đề nữa cũng cần được làm rõ là vị trí của Việt Nam trong “sân chơi” FTA của khu vực và câu trả lời sẽ giúp tìm ra triển vọng tham gia FTA của Việt Nam Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ về xu hướng FTA và chính sách FTA của các

nước ASEAN (xem chi tiết tại phần tổng thuật tài liệu bên dưới) Đây sẽ là lý do để đề

tài này thực hiện và lấp vào chỗ trống trong thời điểm hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện có

Các tài liệu nghiên cứu hiện có tập trung vào hai vấn đề: chính sách FTA của từng quốc gia riêng lẻ và triển vọng FTA cho khu vực ASEAN trên cơ sở thực tiễn đang được nghiên cứu

Chính sách FTA của từng quốc gia riêng lẻ:

Về chính sách FTA của từng quốc gia trong ASEAN, Chandra (2004) đã nêu lên

những lợi ích và nguy cơ đối với Indonesia khi tiến hành FTA song phương Sau đó, nghiên cứu khuyến cáo chính phủ Indonesia nên thận trọng với chính sách BFTA, không nên dập khuôn theo chính sách của Singapore và Thái Lan trong việc lựa chọn đối tác thương mại, và cân nhắc tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng mềm trong nước khi thực thi những hiệp định này

Medalla và Lazaro (2004) xác định chiến lược FTA của Philippine, trong đó khuyến nghị quốc gia này nên có mục tiêu rõ ràng về các yếu tố của một FTA, phạm vi và khung thể chế, tiêu chí chọn đối tác và đảm bảo rằng FTA là một cơ chế hướng tới một mục tiêu mạnh hơn là chính bản thân nó

Sally (2005) đã nêu bật những thiếu sót trong chính sách FTA của Thái Lan và đưa ra các lý lẽ ủng hộ cho việc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong chính sách FTA của Thái Lan FTA có thể phù hợp tốt hơn với chính sách thương mại ở cấp độ đơn phương và đa phương Trong đó, Thái Lan được cho là đã quá phụ thuộc vào những vụ đàm phán thương mại hơn là tiến hành những cải cách đơn phương Theo tác giả, những đàm phán

Trang 3

thương mại song hoặc đa phương là quan trọng, nhưng chỉ nên là yếu tố bổ sung cho những cải cách đơn phương trong nước của Thái Lan

Dent (2004), và Crawford và Fiorentino (2005) đều khẳng định vị thế đi đầu của Singapore và Thái Lan trong chính sách FTA đối với khu vực ASEAN Trong đó, hai quốc gia này đang hình thành một liên minh kinh tế song phương và có ảnh hưởng khá lớn tới chính sách FTA của các quốc gia khác trong khu vực cũng như liên kết toàn khu vực

FTA cho khu vực ASEAN:

Về tổng quan FTA tại khu vực ASEAN, Crawford và Fiorentino (2005) và Bùi Trường Giang (2010) đã đưa ra cái nhìn khá khái quát về xu hướng phổ biến FTA trong khu vực ASEAN, được dẫn đầu bởi Singapore và Thái Lan

Về thực trạng triển khai FTA tại khu vực ASEAN, Kawai và Wignaraja (2009), Chia (2010) đã nêu ra những thách thức các nước đang gặp phải trong quá trình thực thi các điều khoản FTA Nổi bật nhất là vấn đề về nguồn gốc xuất xứ và các quy định chồng chéo giữa các FTA mà các quốc gia tham gia

Về triển vọng hợp tác đa phương toàn ASEAN, Dent (2004) đã xem xét Singapore

và Thái Lan trong vai trò người tìm đường đối với chủ nghĩa khu vực tại Đông Nam Á Tuy nhiên, một liên minh kinh tế đang nổi được hình thành giữa hai quốc gia này không những không đảm đương được nhiệm vụ người tìm đường, mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề chệch hướng thương mại do làm xói mòn sự đoàn kết giữa các nước ASEAN Trong khi đó, Stubbs (2002) và Kawai và Wignaraja (2007) đã phân tích chiến lược

ASEAN cộng, coi đây là phương tiện cần thiết để tiến tới hợp tác kinh tế toàn Đông Á

Về tác động của FTA tới Việt Nam:

Có nhiều nghiên cứu định lượng khác đánh giá tác động của FTA đến nền kinh tế Việt Nam và khu vực như Estrada và cộng sự (2011), Dean và Wignaraja (2007), Cassing (2010), và Vanzetti (2010) Chẳng hạn, Cassing (2010) phân tích tác động của các FTA đến cấp độ ngành của Việt Nam, còn Vanzetti (2010) xem xét tác động của các FTA đến một số biến chính trong nền kinh tế Việt Nam như xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập quốc dân, doanh thu thuế, việc làm và thu nhập Mutrap (2011) cũng đã đưa ra đánh giá khá đầy đủ về tác động của cam kết mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại tự do đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam

Trang 4

Nói chung, hầu hết các tài liệu nghiên cứu hiện nay khá phong phú, đầy đủ và đa dạng trong việc đánh giá thực trạng tham gia các FTA của các quốc gia cũng như tổng thể FTA của khối ASEAN Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa thực trạng và xu hướng Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trong khu vực ASEAN, trong đó có đề cập cụ thể đến trường hợp của Việt Nam

3 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

Đề tài có mục đích là mô tả thực trạng FTA tại các nước và tổng thể của ASEAN,

làm rõ động lực kinh tế và chính trị nằm sau các FTA để từ đó chỉ ra xu hướng FTA của một số nước (có chọn lọc) và khối ASEAN, trong đó có nêu ra trường hợp cụ thể của Việt Nam để có những đề xuất chính sách tham gia FTA trong thời gian tới

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:

a) Nguyên nhân hình thành và phổ biến FTA trong khu vực ASEAN nói riêng và ASEAN mở rộng nói chung?

b) Thực trạng phát triển FTA hiện nay như thế nào?

c) Xu hướng hoặc đích đến cuối cùng của FTA trong khu vực?

d) Quá trình tham gia và triển vọng FTA cho Việt Nam như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: xu hướng chính sách FTA c ủa một số quốc

gia trong khối ASEAN , và của toàn khối ASEAN như một tổn g thể, trong đó sẽ tâ ̣p trung vào phương thức FTA ASEAN +1

Phạm vi không gian của nghiên cứu là các nước ASEAN nói chung song trọng tâm là các nước chủ động và tích cực tham gia xu hướng chính sách FTA của Singapore , Malaysia và Viê ̣t Nam

Phạm vi thời gian của nghiên cứu là những động thái FTA của các quốc gia và toàn khu vực từ năm 1994 cho đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích định tính, phương pháp tổng hợp, so sánh để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên Nói chung, luận văn sẽ sử dụng các công cụ nghiên cứu của các môn kinh tế học vĩ mô, kinh tế quốc tế và kinh tế phát triển để đạt các mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu sau: Tư liệu của các đại học, viện nghiên cứu của các nước được lựa chọn trong và ngoài khu vực ASEAN; Tư liệu của các

Trang 5

cơ quan học thuật ở các nước Mỹ, châu Âu; Tư liệu của các tổ chức quốc tế như IMF, BIS, ADB; Tư liệu của các học giả trong nước; Số liệu thống kê chính thức của các nước trong khu vực

6 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Phần chính sách FTA của các quốc gia trong khu vực ASEAN: so sánh động thái chính sách FTA của các quốc gia và đánh giá tầm ảnh hưởng của những động thái đó đối

với các quốc gia khác cũng như xu hướng FTA của toàn khu vực

Phần xu hướng chính sách FTA c ủa khu vực ASEAN: bên cạnh việc nhấn mạnh vào những xu hướng FTA tại khu vực ASEAN, luận văn sẽ đánh giá xu hướng FTA nào

đang đươ ̣c các nước ASEAN theo đuổi và đô ̣ng cơ đằng sau hành đô ̣ng đó

7 Nội dung nghiên cứu

Ngoài các phần mở đầu và kết luận, báo cáo cuối cùng của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết chung về FTA;

Chương 2: Sự hình thành và phát triển của FTA trong khu vực ASEAN;

Chương 3: Việt Nam và FTA trong khu vực ASEAN: Thực trạng, xu hướng và gợi

ý chính sách

Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FTA

1.1.1 Các hình thức và cấp độ hội nhập kinh tế khu vực chủ yếu

Chương 1 bắt đầu bằng việc đưa ra khái niệm về các cấp độ hội nhập từ khía cạnh của chính sách thương mại gồm 5 cấp độ: thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, và liên minh kinh tế

1.1.2 Khái niệm về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)

Tiếp đó là việc đưa ra khái niệm về FTA truyền thống và mở rộng FTA mở rộng không chỉ bao gồm việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà còn bao gồm thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, vấn đề Singapore, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường,…

Trang 6

1.1.3 Cơ sơ ̉ pháp lý của hô ̣i nhâ ̣p kinh tế khu vực: Các điều khoản của GATT /WTO quy đi ̣nh về Hiê ̣p đi ̣nh Thương ma ̣i Khu vực /Hiê ̣p đi ̣nh thương ma ̣i Tự do (RTA/FTA)

1.2 Lợi ích tĩnh và động của FTA

1.2.1 Lợi ích tĩnh của FTA

Sau khi đã trình bày các khái niệm về FTA, chương 1 phân tích lợi ích tĩnh và động của FTA Lợi ích tĩnh là tổng gộp của 2 hiệu ứng tạo thành thương mại và chệch hướng thương mại Ngoài ra, còn có các tác động phúc lợi tĩnh khác như giảm chi tiêu cho các cơ quan thuế, tăng sức mạnh mặc cả của các nước trong FTA,…

1.2.2 Lơ ̣i ích đô ̣ng của FTA

Tuy nhiên, lợi ích tĩnh chưa chắc đã phải là cái mà các nước khi ký kết FTA hướng tới, đôi khi họ xem xét và đánh giá lợi ích động quan trọng hơn lợi ích tĩnh Lợi ích động của FTA bao gồm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tận dụng tính kinh tế theo quy mô, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn

1.2.3 Như ̃ng điều kiê ̣n làm tăng phúc lơ ̣i

Hai điều kiện quan trọng trong số năm điều kiện làm tăng phúc lợi của mô ̣t khu vực thương mại tự do là: (i)số lượng quốc gia thành viên tham gia khu v ực thương mại tự

do lớn hơn , do đó qui mô của khu v ực thương mại tự do lớn hơn Trong điều kiê ̣n này , khả năng những nhà sản xuất giá rẻ rơi vào trong khu v ực thương mại tự do và (ii) Các nền kinh tế của những quốc gia thành viên trong khu vực thương mại tự do ca ̣nh tranh với nhau nhiều hơn là bổ sung cho nhau (ngụ ý về năng lực xuất khẩu của các thành viên)

1.3 Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng tới sự phát triển của FTA

1.3.1 Các nhân tố hi ̀nh thành FTA

Thậm chí khi đã tính đến lợi ích tĩnh và động rồi, thì hai yếu tố này cũng không chắc đã là các nhân tố hình thành nên các FTA, các yếu tố chính trị, lợi ích nhóm, an ninh quốc gia cũng luôn được xem xét đến khi hình thành lên một FTA

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của FTA

Cuối cùng, Chương 1 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của FTA trên thế giới trong suốt một khoảng dài thời gian Trong từng giai đoạn khác nhau, các nhân tố nằm đằng sau các FTA cũng sẽ khác nhau Đây là một nhận định quan trọng trong việc xem xét xu hướng các FTA trong khu vực ASEAN ở các chương sau

Trang 7

1.4 Kết luận và tóm tắt

Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA FTA TRONG KHU VỰC ASEAN

Chương 2 là trọng tâm của luận văn vì thế nó chiếm dung lượng khá lớn trong tổng thể luận văn Mục đích của Chương 2 là phân tích sự hình thành, phát triển, thực trạng và xu hướng FTA của ASEAN và các nước trong ASEAN

2.1 Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến FTA tr ong ASEAN

Trong việc tham gia các FTA, ASEAN rõ ràng đi sau nhiều khu vực khác trên thế giới; tuy nhiên, việc tham gia ký kết các FTA của ASEAN trong những năm gần đây có

xu hướng gia tăng Một số nhân tố quyết định xu hướng phát triển này là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; Chủ nghĩa khu vực nở rộ tại các quốc gia phát triển; FTA song phương bởi các quốc gia thành viên của ASEAN đe dọa sự thống nhất của ASEAN; Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh rất lớn của các nước ASEAN; và cuối cùng là vòng đàm phán Doha đang chững lại

2.2 Thư ̣c tra ̣ng FTA của ASEAN và các nước trong ASEAN

2.2.1 Thực trạng FTA của ASEAN

Sau khi phân tích các nhân tố dẫn dắt quá trình phát triển FTA trong khu vực ASEAN, thực trạng FTA của khu vực này được thể hiện và một số nét cơ bản của cam kết giữa ASEAN và một số đối tác chủ chốt (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Úc, New Zealand và Ấn Độ) được trình bày Những cam kết cho thấy, hàng rào thuế quan sẽ có xu hướng giảm dần, tuy nhiên, lộ trình giảm hàng rào thuế quan sẽ khác nhau giữa các nước do trình độ phát triển các nước đang ở các giai đoạn khác nhau Hơn nữa, FTA không chỉ bao hàm hàng hóa mà còn bao gồm cả các lĩnh vực dịch vụ, lao động, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, vận tải,…

2.2.2 Thư ̣c tra ̣ng FTA của các quốc gia trong ASEAN

Các quốc gia trong khu vực, với đặc điểm của nền kinh tế khác nhau, mục tiêu theo đuổi chiến lược phát triển khác nhau, nguồn lực kinh tế khác nhau do đó có các hướng theo đuổi FTA với các đối tác khác nhau FTA của các thành viên ASEAN có hai

đặc điểm: Thứ nhất, so với các quốc gia lớn như Nhật Bản và Mỹ, ít các quốc gia trong

khối có khả năng đưa ra các yêu cầu cụ thể, ví dụ sự loại trừ các hàng hoá nông nghiệp nhạy cảm trong trường hợp của Nhật Bản và quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp của

Trang 8

Mỹ Thứ hai, có sự khác nhau trong khả năng của các chính phủ ASEAN trong việc thực

thi những hiệp định này Singapore đã tiến hành nhiều FTA nhất trong khu vực ASEAN, với 20 FTA được ký kết, và 14 đang đàm phán hoặc đề xuất Một phần tư trong số FTA khu vực đang có hiệu lực Malaysia đã ký kết và đang thực thi hai FTA song phương và bốn FTA khu vực Thái Lan cũng là một quốc gia chủ động với FTA, đặc biệt vào thời kỳ

2001 - 2006, khi Thaksin Shiwatra làm thủ tướng Chính phủ của các nước Indonesia, Philippines, và bốn quốc gia Đông Nam Á khác có rất ít cam kết FTA, chủ yếu phản ánh mối quan tâm của họ với cải cách kinh tế trong nước và phương thức phản ứng chung chung với ngoại giao thương mại quốc tế Các nền kinh tế chuyển đổi nhỏ hơn phải gắng sức để đương đầu với nhu cầu chính thức hoá chế độ thương mại của họ, chuyển đổi nhiều rào cản thương mại phi thuế quan ngầm sang các rào cản thuế quan

2.3 Xu hươ ́ ng chính sách FTA trong khu vực ASEAN

2.3.1 Xu hướng chi ́nh sách FTA của khối ASEAN

Xu hướng chính sách FTA trong tổng thể khu vực ASEAN được dẫn dắt bởi lợi ích chính trị (tăng vai trò, tiếng nói, và năng lực đàm phán với các đối tác lớn mạnh khác trên thế giới) và lợi ích kinh tế (tăng tính kinh tế theo quy mô, tăng khả năng chuyên môn hóa); Ngoài ra, các nhân tố khác định hình xu hướng của các FTA ở ASEAN là việc chống lại hiệu ứng "bát mỳ" và làm cho tăng trưởng của khu vực Đông Á trở nên cân bằng

2.3.2 Xu hươ ́ ng chính sách FTA của các quốc gia trong khu vực ASEAN

Luận văn chọn 2 nước trong khu vực để phân tích xu hướng chính sách FTA là Singapore và Malaysia Singapore là nước đi đầu trong trào lưu FTA tại khu vực ASEAN còn Malaysia có những nét tương đồng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế như Việt Nam

Xu hướng chinh sách FTA của Singapore

Singapore luôn là quốc gia đi đầu trong khu vực ASEAN một cách chủ động và tích cực trong việc đàm phán và ký kết các FTA với các đối tác trên thế giới Đối với Singapore, chiến lược FTA mang tính bảo hiểm với phí bảo hiểm nhỏ hoặc thậm chí là không có Với các hiệp định công nhận nghĩa vụ cả hai bên, các công ty Singapore có thể

di chuyển hoạt động kinh doanh của họ ngay lập tức tới các quốc gia chi phí thấp, cải thiện tính cạnh tranh và cho phép nước này duy trì các lợi thế so sánh

Trang 9

Lựa chọn đối tác thương mại của Singapore để hình thành FTA có thể chia thành

hai nhóm Nhóm thứ nhất, bao gồm Mỹ và Nhật Bản là các đối tác thương mại lớn của

Singapore Tham gia vào các hiệp định thương mại phạm vi rộng với hai nền kinh tế siêu cường không chỉ được xem như công cụ để tiếp cận thị trường lớn hơn mà còn như một cách để tránh các công cụ bảo hộ được áp dụng trong tương lai và điều tiết những căng

thẳng thương mại (bao gồm thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp có trật tự) Nhóm

các quốc gia thứ hai Singapore hướng tới để chính thức hoá các hiệp định thương mại,

bao gồm Australia, New Zealand, các quốc gia EFTA, và một số quốc gia khác, không chiếm quá 3% của tổng xuất khẩu của Singapore, xuất khẩu nội địa hoặc tổng nhập khẩu

Có lẽ mục tiêu ở đây là tìm kiếm thị trường mới trong quan điểm có thể mất đi đà tăng trưởng với các nước láng giềng của Singapore

Xu hướng chính sách FTA của Malaysia:

Theo Mahani Zainal Abidin và Wan Khatina Wan Nawawi (2006), Malaysia xem chính sách FTA của họ liên quan tới cơ cấu của nền kinh tế, cụ thể là một nền kinh tế nhỏ, mở nhưng với qui mô cầu trong nước khá hợp lý

Những mục tiêu của Malaysia trong đàm phán FTA gồm có: (i) Tìm kiếm tiếp cận

thị trường tốt hơn bởi chú trọng vào các công cụ thuế quan và phi thuế quan; (ii) Tạo thuận lợi và xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế xa hơn; (iii) Tăng cường tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Malaysia; và (iv) Xây dựng năng lực trong các khu vực mục tiêu cụ thể thông qua hợp tác và cộng tác kỹ thuật

Để thực hiện những kế hoạch quốc gia, Malaysia đã nghiên cứu để các sáng kiến FTA hiện tại có thể giúp cải thiện năng lực cạnh tranh, mang lại tăng trưởng cao hơn, thu hút đầu tư, tái cơ cấu trong xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu Trong đó, FTA song phương là một phương thức quan trọng cho Malaysia để phản ứng lại sự phổ biến của các hiệp định ưu đãi khu vực và thương mại toàn cầu

2.4 Kết luận và tóm tắt chương 2

Chương 3: VIỆT NAM VÀ FTA TRONG KHU VỰC ASEAN: THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Cùng với chương 2, chương 3 cũng là trọng tâm của luận văn, đề cập đến thực trạng, xu hướng FTA của Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách về vấn

đề này

Trang 10

3.1 Sư ̣ hình thành và các nhân tố ảnh hưởng đến FTA của Viê ̣t Nam

Động cơ tham gia các FTA của Việt Nam trộn lẫn giữa sự dẫn dắt của thị trường

và thể chế Thứ nhất, tăng trưởng thương mại thông qua việc hạ thấp các hàng rào thuế quan, từ đó cải thiện tiếp cận thị trường xuất khẩu Thứ hai, tham gia FTA sẽ đẩy mạnh quá trình cải cách chính sách trong nước và làm cho quá trình cải cách đó đảm Thứ ba, tăng sức mạnh mặc cả Thứ tư, sự tiến triển châ ̣m trong các vòng đàm phán Doha và quá trình tự do hóa APEC Cuối cùng, mô ̣t lý do hiển nhiên nữa là do hiê ̣u ứng domino

3.2 Toàn cảnh chung quá trình tham gia FTA trong khu vực ASEAN của Việt Nam

Cột mốc đầu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam là gia nhập ASEAN vào năm 1995, và bắt đầu từ đó Việt Nam đã dần hội nhập từng bước trong và ngoài khối ASEAN Cùng với ASEAN , Việt Nam đã ký k ết và thực thi m ột số FTA là Khu vực Thương ma ̣i Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp đi ̣nh Thươn g ma ̣i Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp đi ̣nh Thương ma ̣i Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia – New Zealand (AANZFTA), Hiệp đi ̣nh Hơ ̣p tác Kinh tế Toàn diê ̣n ASEAN – Nhâ ̣t Bản (AJCEP), và Hiê ̣p đi ̣nh Thương ma ̣i Tự do ASEAN – Ấn Độ Hiê ̣p đi ̣nh Thương ma ̣i Tự do ASEAN –

EU chuẩn bị hoàn thành Bên cạnh đó, Viê ̣t Nam cũng đã ký k ết Hiê ̣p đi ̣nh Hợp tác Kinh tế Toàn diê ̣n với Nhâ ̣t Bản vào năm 2008 Hiện nay Viê ̣t Nam cũng đang quan tâm tớ i FTA song phương khác với Chile

3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nền kinh tế Việt Nam và một số tác động mô phỏng của các FTA

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:

Điểm mạnh: Điểm yếu:

Ổn định kinh tế, chính trị và xã hội Cơ sở hạ tầng yếu

Lực lượng lao động trẻ và dồi dào Các thể chế thị trường chưa hoàn thiện Qui mô thị trường nội địa đang được mở

rộng Năng lực cạnh tranh yếu

Khu vực xuất khẩu có thế mạnh về nông

sản, dệt, may

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w