1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico

25 830 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 804,97 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico Nguyễn Hương Dung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS..

Trang 1

Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính

cổ phần Handico Nguyễn Hương Dung

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Trọng Tài

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về khái niệm, hoạt động của công ty tài chính, rủi ro thanh

khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản Phân tích nguyên nhân cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị thanh khoản và bài học có được từ các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam Đánh giá thực trạng hoạt động của công tác quản trị thanh khoản ở công ty tài chính cổ phần Handico Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico

Keywords: Tài chính ngân hàng; Quản trị rủi ro; Thanh khoản; Quản lý tài chính;

Công ty tài chính

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang ở trong tình trạng bất ổn, những hệ quả của suy thoái kinh tế còn sót lại của khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 Những chấn động cả về kinh tế và thiên tai buộc nền kinh tế thế giới đang đứng trước bất

ổn khó lường trước Những bất ổn tiềm ẩn này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các định chế tài chính nói riêng, mà

cụ thể đối tượng mà tôi muốn hướng tới ở đây là các công ty tài chính (CTTC), mô hình

tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang ngày càng phát triển và thể hiện tính ưu việt ở Việt Nam

Trang 2

Nhóm trung gian tài chính này “đứng giữa vòng vây” của 4 nhóm những người có vốn và cần vốn của nền kinh tế gồm: Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài Sản phẩm mà các định chế tài chính này mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích Trong hoạt động tín dụng, cho dù

hệ số an toàn vốn có đạt 9% thì so với tài sản có, số vốn tự có của bản thân NHTM hay công ty tài chính chỉ là “vô cùng nhỏ bé” trong tổng số vốn của nền kinh tế Hoạt động tài chính với việc dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ với tư cách là người “đứng giữa” lượng cung và lượng cầu về các dịch vụ tài chính Chính vì vai trò trung gian và sử dụng uy tín cùng với lượng vốn tự

có nhỏ bé tham gia trên thị trường, các hoạt động của NHTM và trung gian tài chính bao gồm rất nhiều loại rủi ro Việc đánh giá các mối quan hệ giữa rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận được, các trung gian tài chính buộc phải tìm cách hạn chế và kiểm soát nhiều nhất rủi ro để tối đa hóa mức lợi nhuận thu được của mình

Trong các loại rủi ro của hoạt động tài chính, rủi ro thanh khoản đang là loại rủi ro được quan tâm nhất Khi những biến cố xảy ra, các hệ thống tài chính trên thế giới đều đứng trước nguy cơ “đổ vỡ hàng loạt” Chính vì vậy, với mỗi định chế tài chính đều phải đặt ra mối quan tâm đặc biệt tới rủi ro thanh khoản Nhất là đối với các công ty tài chính khi mà quy mô của các CTTC mới chỉ ngang tầm với chi nhánh của ngân hàng nhưng tính ưu việt của nó trong hoạt động dẫn vốn thì lại đáng được quan tâm Sau một thời gian làm việc tại công ty tài chính cổ phần Handico, tác giả nhận thấy rằng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty nên được đặc biệt chú ý tới

Vì vậy, tác giả xin chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty

tài chính cổ phần Handico” làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình

Đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công tác quản trị rủi ro thanh khoản; đánh giá và phân tích các nguyên nhân, cùng với đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tại công

ty tài chính nói chung và công ty tài chính cổ phần Handico nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu về năng lực quản lý rủi ro thanh khoản không phải là một đề tài mới đối với hệ thống

Trang 3

tài chính ngân hàng nói chung và một luận văn thạc sỹ nói riêng Điển hình, dẫn chứng một số nghiên cứu về đề tài này mà tôi có cơ hội được tham khảo:

- Nguyễn Duy Sinh (2009): “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

- “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam (2005), kỷ yếu Hội thảo khoa học, thường trực Hội đồng khoa học & Công nghệ ngân hàng, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nxb Phương Đông

- “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam (2007), hội thảo khoa học cấp Ngành, Học viện Ngân hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

- Nguyễn Tường Vân (2004): “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, học viên Ngân hàng

- V v

Tuy nhiên, các nghiên cứu về đề tài này chủ yếu tập trung vào đối tượng là các NHTM mà chưa có đối tượng là các công ty tài chính Đề tài của tác giả tập trung vào đối tượng là công ty tài chính mà chủ thể được nghiên cứu cụ thể trong luận văn là Công ty tài chính cổ phần Handico Do đó, tác giả tin rằng đóng góp của đề tài là cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng quản lý rủi ro của công ty tài chính và những biện pháp đảm bảo rủi ro thanh khoản của công ty tài chính nói chung và công ty tài chính cổ phần Handico

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn: “Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico” với mục đích:

- Cung cấp cái nhìn cùng với kiến thức tổng quan về khái niệm, hoạt động của công

ty tài chính, rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản

- Phân tích nguyên nhân cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị thanh khoản và bài học có được từ các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam

- Đánh giá thực trạng hoạt động của công tác quản trị thanh khoản ở công ty tài chính cổ phần Handico

Trang 4

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico

Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Phạm vi về nội dung:

- Một số khái niệm về rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản

- Phân tích nguyên nhân, các yếu tố tác động, các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của các nước trên thế giới và tại Việt Nam

- Tổng quan sơ lược về hình thành và phát triển của công ty tài chính cổ phần Handico

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần Handico

Phạm vi về số liệu:

Nghiên cứu hoạt động và công tác quản trị rủi ro thanh khoản của công ty tài chính cổ phần Handico từ năm 2009 đến hết năm 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê số liệu;

- Phương pháp sử dụng bảng biểu và đồ thị;

- Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian;

- Phương pháp quan sát;

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Cung cấp tổng quan về thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản của công ty tài chính nói chung và công ty tài chính cổ phần Handico nói riêng

- Cung cấp các kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính nói chung và công ty tài chính cổ phần Handico nói riêng

7 Bố cục của luận văn

Trang 5

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Vấn đề chung về quản trị rủi ro thanh khoản ở các CTTC

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Công ty tài chính cổ phần

Theo nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 27/9/2008 của Thủ tướng chính phủ thì:

“CTTC là loại hình TCTD phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy

động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm”

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của CTTC

Theo luật các TCTD năm 2010 được thông qua ngày 16/6/2010 thì CTTC được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:

a, Nhận tiền gửi của tổ chức;

b, Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;

c, Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN Việt Nam;

d, Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

e, Bảo lãnh ngân hàng;

g, Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

h, Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận

Trang 6

1.1.3 Phân biệt CTTC với mô hình NHTM

1.1.3.1 Xét theo chức năng hoạt động

1.1.3.2 Xét theo mức vốn pháp định

1.1.3.3 Xét theo loại hình tổ chức hoạt động

1.1.3.4 Xét theo thời hạn hoạt động

1.1.3.5 Xét theo cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại

Như vậy, có thể thấy lợi ích của CTTC mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một CTTC CTTC là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, CTTC có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ CTTC có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn

1.2 Rủi ro thanh khoản ở các Công ty tài chính

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng của TCTD là rủi ro tiềm ẩn có tác động bất lợi tới thu nhập hoặc vốn phát sinh khi:

- TCTD không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn, hoặc

- TCTD có khả năng đáp ứng nghĩa vụ khi đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn để thực hiện nghĩa vụ đó

1.2.2 Thước đo rủi ro thanh khoản

Có 4 phương pháp đo lường, cảnh báo rủi ro thanh khoản:

1.2.2.1 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Phương pháp này bắt đầu với hai thực tế đơn giản:

1/ Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi và cho vay giảm

2/ Khả năng thanh toán giảm khi tiền gửi giảm và cho vay giảm

1.2.2.2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

1.2.2.3 Phương pháp tiếp cận các chỉ số

1.2.2.4 Phương pháp thang đáo hạn

1.2.3 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trang 7

- Sự mất ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

- Rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự nhạy cảm đối với lãi suất

- Nhu cầu thanh khoản của khách hàng luôn đòi hỏi ở mức ngày càng cao;

- Do TCTD suy giảm về niềm tin

- Do năng lực dự báo của các cơ quan hữu quan và của NHTW yếu

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- TCTD vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các tổ chức, cá nhân; sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn

- TCTD có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả

- TCTD chưa trang bị được cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ đủ đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản tới CTTC so với NHTM

Nếu như tác động của rủi ro thanh khoản tới NHTM nằm ở 3 mức: rủi ro thanh khoản ở mức cao, trung bình, thấp thì tác động của rủi ro thanh khoản đối với CTTC luôn ở mức cao, do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do sự khác biệt cơ bản giữa CTTC và NHTM

Thứ hai, do việc hình thành CTTC là chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho các

công ty mẹ

Thứ ba, các CTTC hoạt động ở Việt Nam chủ yếu đều là quy mô nhỏ

1.3 Nguyên tắc của Basel II trong quản lý rủi ro thanh khoản

Để quản lý rủi ro thanh khoản, Ủy ban Basel đề xuất quản lý một số chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR):

LCR = (Tài sản có chất lượng cao)/(Luồng tiền ra thuần trong 30 ngày) =>100%

Tỷ lệ quỹ ổn định ròng:

NSFR = (Nguồn vốn ổn định có sẵn $)/(nguồn vốn ổn định được yêu cầu) >=100%

Các công cụ giám sát liên quan đến thị trường liên quan đến các chỉ số cảnh

báo sớm trong việc giám sát các khó khăn về thanh khoản tiềm năng tại ngân hàng, bao gồm: thông tin thị trường, thông tin lĩnh vực tài chính, thông tin cụ thể về ngân hàng …

1.4 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại các CTTC

1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC

Trang 8

Quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC: là việc CTTC sử dụng hệ thống các cơ

chế quản lý, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi

ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho CTTC

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC

Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời

Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả lớn

Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống, có

thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính

1.4.3 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại các CTTC

Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng

cầu thanh khoản

Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau,

nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời

1.4.4 Trạng thái thanh khoản:

Trạng thái thanh khoản ròng NPL (Net Liquidity position) của CTTC hay TCTD được xác định như sau:

NPL = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản

Có ba khả năng xảy ra sau đây: Thặng dư thanh khoản, Thâm hụt thanh khoản và Cân bằng thanh khoản

1.4.5 Chiến lược quản trị thanh khoản:

1.4.5.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản:

Một là, nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ

phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho

ăn khớp với nhau

Hai là, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền,

xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn

Trang 9

Ba là, nhu cầu thanh khoản của TCTD và các quyết định liên quan đến vấn đề

thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản

1.4.5.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản:

 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” (dự trữ, bán các chứng khoán và tài sản)

 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ”:

 Chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” (quản trị thanh khoản cân bằng):

1.4.6 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại các TCTD

1.4.6.1 Kinh nghiệm trong nước

1.4.6.2 Kinh nghiệm quốc tế

 Kinh nghiệm của Mỹ:

 Kinh nghiệm của Anh – Thảm họa Northern Rock Bank

 Kinh nghiệm ở Argentina: Rủi ro thanh khoản năm 2001

1.5 Bài học đối với CTTC Handico

- Xây dựng cơ cấu quản lý RRTK phù hợp với môi trường hoạt động của công ty Đây là nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động của các TCTD, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam Mô hình CTTC là một mô hình công ty khá đặc biệt trong hệ thống tài chính- ngân hàng, với nhiều hạn chế trong kinh doanh và giới hạn về quy mô cũng như vốn điều lệ Do đó, cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản đối với mô hình công ty này cũng đặc biệt khác hơn so với mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại Chính vì thế, một cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với mô hình công ty và môi

trường kinh doanh của Việt Nam thực sự là yêu cầu cấp thiết đối với CTTC Handico

- NHTW đưa ra những quy định mang tính pháp lý cho hoạt động quản lý RRTK Tại Việt Nam, các nguyên tắc về đảm bảo quản trị rủi ro thanh khoản chưa thực sự được chú trọng cho tới khi cuộc khủng hoảng hệ thống năm 2008 tại Mỹ gây chấn động tới thị trường Việt Nam, lúc đó các Ngân hàng Việt Nam mới bắt đầu chú ý tới công tác quản trị rủi ro thanh khoản Thông tư 13 ban hành trong năm 2010 vừa qua được coi là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các

Trang 10

Tổ chức tín dụng Chính vì thế khung pháp lý để quản lý hoạt động này còn mỏng và còn chưa thực sự hiệu quả Do đó, vai trò của NHTW trong việc quy định các hoạt động này

là thực sự cần thiết

- Theo dõi các biến động của tình hình thanh khoản của hệ thống để có những đánh giá kịp thời đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản của công ty Hệ thống tài chính của một quốc gia là tập hợp các hoạt động kinh doanh của các TCTD Sự suy yếu của một TCTD nào trong hệ thống cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng và gây sụp đổ hệ thống Vì vậy, mỗi TCTD đều cần theo dõi sát sao các biến động của thị trường để tránh những rủi

ro có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN HANDICO 2.1 Khái quát chung về hoạt động của CTTC cổ phần HANDICO

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

CTTC Cổ phần HANDICO (HAFIC) là một TCTD phi ngân hàng được thành lập

và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2005 dưới hình thức công ty Nhà nước Ngày 01/07/2008, Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động từ 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội sang mô hình mới CTTC cổ phần theo Giấy phép số 157/GP-NHNN ngày 6/6/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam

Cũng như Ngân hàng, các hoạt động của HAFIC cũng là cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng như: Huy động vốn; Hoạt động tín dụng (Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh, bao thanh toán);

Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ, phát hành thẻ tín dụng; Các hoạt động đầu tư tài chính khác: góp vốn mua cổ phần, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tham gia thị trường tiền tệ, làm đại lý phát hành trái phiếu cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác…; Nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng; Kinh doanh ngoại tệ và một số hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính; Tuy nhiên, theo đúng luật pháp quy định, HAFIC không nhận tiền gửi của khách hàng dưới 01 năm và thực hiện thanh toán cho khách hàng Đây là điểm khác biệt lớn nhất của CTTC nói chung, và HAFIC nói riêng đối với NHTM

2.1.3 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính

Năm 2009, HAFIC thực hiện tăng vốn điều lệ Tổng huy động tăng gấp 3 lần so với năm 2008 và sang năm 2010 là gấp 2.4 lần Hoạt động tín dụng cũng vì thế mà tăng theo nhanh chóng Mặc dù năm 2010 ta nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng bị chậm lại do ảnh

Trang 12

hưởng khó khăn của nền kinh tế thế giới đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói chung

và CTTC nói riêng Sang năm 2011, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nằm trong suy thoái chung của nền kinh tế Tổng tài sản của Công ty vào cuối năm

2011 giảm 42% so với năm 2010 Một số chỉ tiêu khác về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng bị sụt giảm đáng kể: tổng huy động giảm 49%, thu nhập lãi giảm 73%, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, gần 50% so với năm 2010 Thực sự năm

2011 vừa qua là một năm khó khăn của HAFIC khi hoạt động kinh doanh trì trệ và không đạt hiệu quả

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC Handico

2.2.1 Khái quát chung về tình hình thanh khoản của các ĐCTC Việt Nam

Với những cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt được tưởng chừng như hệ thống NHTM vững vàng trước mọi thử thách Tuy nhiên, những gì diễn ra vào thời điểm năm 2011 vừa qua đã chỉ ra những lổ hổng của hệ thống mà đặc biệt là công tác quản trị rủi ro thanh khoản Trước những biện pháp mạnh của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, điểm yếu thanh khoản của các NHTM dần lộ rõ Tình hình khó khăn

về thanh khoản vẫn tiếp tục là câu chuyện nóng, xuyên suốt năm 2012 tới đây, một loạt các chính sách mới của NHNN nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hạ mắt bằng lãi suất được đưa ra Nhóm các NH bắt đầu công bố điểm xếp hạng của mình, đồng thời thị trường giao dịch liên ngân hàng vốn bị ứ đọng vốn, nay càng trở nên khó khăn Tóm lại, mặc dù với xu hướng giảm của lãi suất nhưng tình hình thanh khoản luôn là chủ điểm căng thẳng trong toàn năm 2012 tới đây

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC Handico

HAFIC đã ban hành quy chế về quản lý thanh khoản vào tháng 3 năm 2011 Hiện tại, HAFIC thực hiện quản lý thanh khoản thông qua một bộ phận trực thuộc phòng MIS (Management Information System), dựa trên các thông tin giao dịch được cung cấp từ các phòng Kinh doanh cơ chế đó có thể được biểu thị qua sơ đồ:

Sơ đồ 2.2: Cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần Handico

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Peter S.Rose (1999): “Commercial Bank Management”, Irwin USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Management
Tác giả: Peter S.Rose
Năm: 1999
2. Rudolf Duttweiler (2009), “Managing Liquidity in Banks” Tiếng việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing Liquidity in Banks”
Tác giả: Rudolf Duttweiler
Năm: 2009
6. “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam” (2005), kỷ yếu Hội thảo khoa học, thường trực Hội đồng khoa học & Công nghệ ngân hàng, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
Tác giả: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2005
7. “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam” (2007), hội thảo khoa học cấp Ngành, Học viện Ngân hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam
Tác giả: “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam”
Năm: 2007
8. Nguyễn Tường Vân (2004): “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, học viên Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tường Vân
Năm: 2004
9. Nguyễn Văn Tiến (2003): “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nxb Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nxb Thống Kê
Năm: 2003
10. Phí Trọng Hiển (2005): “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý luận thách thức và giải pháp cho hệ thống NHTM Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Ngành, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý luận thách thức và giải pháp cho hệ thống NHTM Việt Nam
Tác giả: Phí Trọng Hiển
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2005
11. Nguyễn Đại Lai (2005): “Vấn đề quản trị rủi ro và thạm khảo kinh nghiệm về xử lý rủi ro ngân hàng của một số nước trong khu vực”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Ngành. Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản trị rủi ro và thạm khảo kinh nghiệm về xử lý rủi ro ngân hàng của một số nước trong khu vực”
Tác giả: Nguyễn Đại Lai
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2005
12. Phan Thị Thu Hà (2009): “Quản trị ngân hàng thương mại”. Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại”
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
Năm: 2009
13. Thái Văn Long (2004): “Nhìn lại vấn đề đổi mới quản lý vĩ mô của công ty Hàn Quốc sau khủng hoảng 97”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới. Số 5 (97) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại vấn đề đổi mới quản lý vĩ mô của công ty Hàn Quốc sau khủng hoảng 97”
Tác giả: Thái Văn Long
Năm: 2004
14. Nguyễn Ngọc Long (2003): “Triển vọng kinh tế Mỹ Latin”, Tạp chí Tài chính, Số 7/Tháng 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng kinh tế Mỹ Latin”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Long
Năm: 2003
15. Trịnh Thị Hoa Mai (2001): “Kinh tế học tiền tệ ngân hàng”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học tiền tệ ngân hàng”
Tác giả: Trịnh Thị Hoa Mai
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. Các website
Năm: 2001
3. Luật các TCTD, năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.6: Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.6 Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản (Trang 13)
Bảng 2.6: Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.6 Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản (Trang 13)
Bảng 2.7: Tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản: - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.7 Tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản: (Trang 14)
một phần tình hình trước nên tỷ lệ dự trữ tài sản lỏng tăng thêm, tuy nhiên vẫn là tỷ trọng nhỏ so với quy mô tổng tài sản - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
m ột phần tình hình trước nên tỷ lệ dự trữ tài sản lỏng tăng thêm, tuy nhiên vẫn là tỷ trọng nhỏ so với quy mô tổng tài sản (Trang 15)
Bảng 2.12: Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trƣờng 2 - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.12 Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trƣờng 2 (Trang 16)
Bảng 2.12: Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trường 2 - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.12 Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trường 2 (Trang 16)
Bảng 2.13: Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trƣờng 1 - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.13 Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trƣờng 1 (Trang 17)
Bảng 2.13: Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trường 1 - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
Bảng 2.13 Tỷ lệ huy động và sử dụng vốn trên thị trường 1 (Trang 17)
Quan sát biểu đồ, ta thấy vào thời điểm cuối năm 2011 vừa qua, tình hình thanh khoản của HAFIC rất căng thẳng - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
uan sát biểu đồ, ta thấy vào thời điểm cuối năm 2011 vừa qua, tình hình thanh khoản của HAFIC rất căng thẳng (Trang 18)
Thứ nhất: Công ty thực hiện triển khai nhiều hình thức huy động vốn. Thứ hai: - Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần handico
h ứ nhất: Công ty thực hiện triển khai nhiều hình thức huy động vốn. Thứ hai: (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w