1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở trung quốc

18 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 381,14 KB

Nội dung

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao Trung Quốc Trịnh Thị Thục Anh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Thái Quốc Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu, phân tích những tồn tại trong quá trình tăng trưởng cao của Trung Quốc về quy mô, mức độ cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt của đời sống xã hội. Hệ thống, phân tích những biện pháp Trung Quốc áp dụng để giải quyết các mặt trái trong quá trình tăng trưởng cao. Rút ra bài học từ Trung Quốc nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tương tự tại Việt Nam. Keywords: Kinh tế quốc tế; Tăng trưởng kinh tế; Trung quốc Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của riêng quốc gia nào, nó đã trở thành mối quan tâm và trách nhiệm của toàn nhân loại. Theo đó, mỗi quốc gia trên thế giới đều thể hiện sự ưu tiên và tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu này những khía cạnh và mức độ khác nhau. Bởi lẽ ngày nay phát triển bền vững đã trở thành xu thế phát triển tất yếu và cấp bách của toàn thế giới. Trong khi đó, là một quốc gia đang phát triển đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công, Trung Quốc đã thu hút được sự quan tâm và thán phục của đông đảo dư luận quốc tế bởi tốc độ phát triển nhanh chưa từng có, sự thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế… Tuy nhiên, đi cùng với những thành công đó là không ít những tồn tại cần được giải quyết. Cũng như hầu hết các quốc gia khác, khi tập trung quá nhiều nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế sẽ phải đánh đổi với những cái quan trọng không kém, Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng, nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, chênh lệnh giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng, phân hoá vùng miền ngày càng sâu sắc… Những vấn đề trên không thể không được giải quyết bởi tính bức thiết của nó ngày càng lớn, có thể phá vỡ mô hình cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống con người 2 sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bài học từ các nước đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, việc giải quyết những tồn tại trên không hề dễ dàng, nhanh chóng. Những vấn đề nảy sinhTrung Quốc đang gặp phải sẽ kìm hãm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây tốn kém rất nhiều nguồn lực, và đặc biệt, nếu xử lý không tốt có thể sẽ phát sinh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội, tài nguyên, chất lượng sống… của nhiều thế hệ tiếp theo. Xét cả mặt chủ quan và khách quan, Trung Quốc đều nhận thức rõ sức ép từ những vấn đề đang phải đối mặt, cho nên quốc gia này cũng dành khá nhiều nguồn lực để tìm kiếm giải pháp và áp dụng vào giải quyết, khắc phục các vấn đề đó. Dù còn nhiều mặt hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc cũng đã thu được những thành công nhất định. Là nước láng giềng liền núi liền sông và có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, Việt Nam cần nghiên cứu, phân tích những tồn tại hiện có của Trung Quốc cũng như những vấn đề nội tại của Việt Nam, sau đó là phân tích những chính sách, giải pháp mà Trung Quốc đã và đang sử dụng để có thể vận dụng một cách linh hoạt những giải pháp đó vào giải quyết những vấn đề tương tự Việt Nam, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của toàn thế giới. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao Trung Quốc” làm Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Luận văn trả lời câu hỏi nghiên cứu: Những mặt trái trong tăng trưởng cao của Trung Quốc là gì? Phải chăng nó luôn song hành cùng với tăng trưởng cao? Và làm thế nào để hạn chế, giải quyết những mặt trái đó? 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được coi như là một hiện tượng kinh tế trên thế giới, do đó được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phân tích qua nhiều công trình lớn. Những vấn đề như lạm phát, bong bóng bất động sản, môi trường, tài nguyên, chất lượng cuộc sống của người dân hay bất bình đẳng xã hội… cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các nhà kinh tế học, xã hội học, môi trường học. Một số công trình nghiên cứu trong nước có thể kể đến như: 1) “Kinh tế Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ 21: Hai bức tranh tương phản” của PGS.TS. Phạm Thái Quốc (2010), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6/2010, thể hiện bức tranh hai mặt của kinh tế Trung Quốc, một mặt là những thành công đáng kinh ngạc mà nước này gặt hái được, mặt khác là những nhức nhối tồn tại phía sau những thành công ấy. 2) “Một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI” của TS. Hoàng Thế Anh (2011), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (05), Trg. 5-17, đề cập đến một số vấn đề về kinh tế - xã hội của Trung Quốc đặc biệt là cải cách kinh tế, phát triển nông thôn. 3) “Chính sách khai thác tài nguyên của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận (số 23) của Đỗ Tuyết Khanh (2011), chỉ ra một số vấn đề tài nguyên môi trường của Trung Quốcnhững chính sách khai thác tài ngyên mà nước này đang thực hiện. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài: 3 1) PDF, “People’s Republic of China” – 2011 Article IV Consulation, IMF Country Report No.11/192 (7/2011), báo cáo về những thách thức và một số vấn đề của Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua. 2) “Program of Action for Sustainable Development in China in the Early 21st Century” by National Development and Reform Commission (NDRC) (05/02/2007), phân tích những thành tựu và vấn đề, nguyên tắc và mục tiêu, định hướng và các biện pháp thực hiện trong chương trình hành động phát triển bền vững Trung Quốc từ đầu thế kỷ 21. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và các trang báo điện tử khác. Từ một vài công trình kể trên có thể thấy, việc phân tích, nghiên cứu từng vấn đề riêng biệt được thực hiện khá bài bản và chuyên sâu, tuy nhiên tổng thể những vấn đề đó đặt trong bối cảnh là quá trình tăng trưởng cao của Trung Quốc thì chưa thật sự được đào sâu nghiên cứu. Trong khi đó, như đã trình bày trên, thành công và tồn tại là hai mặt được thể hiện đồng thời trong quá trình kinh tế tăng trưởng nhanh tại Trung Quốc. Do vậy cần có một công trình nghiên cứu những vấn đề đó mức độ chuyên sâu và quy mô hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Phân tích những mặt trái của tăng trưởng cao Trung Quốc. - Lý giải mối quan hệ giữa tăng trưởng caonhững mặt trái của nó: có phải tăng trưởng cao luôn đi kèm với những vấn đề nảy sinh hay những vấn đề này chỉ là những yếu kém, sơ hở trong quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế phát triển quá nhanh. - Nghiên cứu việc Trung Quốc áp dụng những chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề của họ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết những vấn đề tương tự xảy ra trong quá trình tăng trưởng cao của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích của luận văn như đã nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế. - Nghiên cứu, phân tích những tồn tại trong quá trình tăng trưởng cao của Trung Quốc về quy mô, mức độ cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt của đời sống xã hội. - Hệ thống, phân tích những biện pháp Trung Quốc áp dụng để giải quyết các mặt trái trong quá trình tăng trưởng cao. - Rút ra bài học từ Trung Quốc nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tương tự tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: phạm vi chủ yếu là nghiên cứu về Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Ma Cao). 4 - Về thời gian: tập trung nghiên cứu Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2011, giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc liên tục đạt tốc độ cao và các mặt trái từng bước thể hiện rõ. - Về nội dung: những vấn đề nảy sinh có thể bao gồm những nảy sinh tích cực và nảy sinh tiêu cực. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những vấn đề tiêu cực, hay chính là những mặt trái trong tăng trưởng của quốc gia này như các vấn đề về lạm phát, bong bóng bất động sản, áp lực tăng giá đồng NDT, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, sức ép cạnh tranh quốc tế, phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền… Bên cạnh đó phân tích những vấn đề tương tự trong tăng trưởng cao của Việt Nam. Những giải pháp của Trung Quốc và bài học áp dụng cho Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích những biểu hiện của tăng trưởng caonhững mặt trái của nó trong mối quan hệ biện chứng với nhau. - Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu, dữ kiện để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế. - Phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình tăng trưởng cao của Trung Quốc, cũng như tìm hiểu việc Trung Quốc đã có những giải pháp quan trọng, mới mẻ nào để giải quyết các tồn tại đó. - Rút ra những bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu ứng dụng vào giải quyết những vấn đề tương tự của Việt Nam. 7. Kết cấu, nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương với nội dung tổng quát của từng chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởngnhững vấn đề nảy sinh: Tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và thực tiễn những vấn đề nảy sinh của một số nước có mức độ tăng trưởng nhanh đã và đang gặp phải trong thời gian qua. Chương 2: Tăng trưởng cao Trung Quốcnhững vấn đề nảy sinh: Tập trung làm rõ, phân tích và đánh giá những mặt trái trong quá trình tăng trưởng cao Trung Quốc. Chương 3: Giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong tăng trưởng cao Trung Quốc và bài học cho Việt Nam: Phân tích những giải pháp mà Trung Quốc đã sử dụng để giải quyết những tồn tại của mình. Từ những giải pháp đó rút ra bài học và vận dụng cho Việt Nam để xử lý những vấn đề tương tự. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƢỞNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và đánh giá về tăng trưởng kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm a) Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. b) Tăng trưởng cao: Tăng trưởng cao là sự tăng nhanh về GDP hay GDP bình quân đầu người trong một thời gian tương đối dài. 1.1.1.2. Đánh giá tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng thu nhập quốc dân (GNP); Thu nhập bình quân đầu người 1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế 1.1.2.1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế: Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế, Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế, Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại. 1.1.2.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế: Mô hình tăng trưởng trì trệ, Mô hình tăng trưởng bị bóp méo, Mô hình tăng trưởng bền vững. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 1.1.3.1. Nhân tố kinh tế: Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung và Các nhân tố tác động đến tổng cầu 1.1.3.2. Nhân tố phi kinh tế: Đặc điểm văn hoá – xã hội; Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội; Cơ cấu dân tộc; Cơ cấu tôn giáo; Sự tham gia của cộng đồng 1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững – quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam 6 1.1.4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.4.2. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam a) Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc: Phát triển bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên. b) Quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam: Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao Nhật Bản và Ấn Độ 1.2.1.1. Nhật Bản: Nhật Bản là một đất nước phát triển, đứng thứ 3 thế giới xét về GDP. Với nền tảng là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước đông dân, nghèo nàn về tài nguyên, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, thế nhưng kinh tế Nhật đã sớm phục hồi (1945-1954), thậm chí còn phát triển cao độ (1955-1973). Tuy nhiên, để có được những thành tựu kinh tế đó, Nhật Bản đã và đang phải đánh đổi rất nhiều về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước; về tài nguyên như khan hiếm tài nguyên dẫn đến phụ thuộc vào nước ngoài; về các vấn đề xã hội như phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội. 1.2.1.2. Ấn Độ: Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đông dân nhất thế giới đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhảy vọt. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn mức 9% trong khoảng 20 năm vừa qua và của Ấn Độ là khoảng 6% từ một thập niên qua. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải trả giá cho hàng loạt vấn đề phát triển, như nạn đói nghèo, bất bình đẳng xã hội gay gắt; ô nhiễm nước và không khí nghiêm trọng. 1.2.2. Nhận xét về các vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao tại Nhật Bản và Ấn Độ Những tồn tại tiêu cực của tăng trưởng không phụ thuộc vào trình độ phát triển của các quốc gia. Thực tế cho thấy, tăng trưởng không gắn với phát triển bền vững, nói cách khác, khi chỉ tập trung vào tăng trưởng mà không chú ý đến các mục tiêu khác của phát triển bền vững như môi trường, xã hội, thì không chỉ nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển cũng không thể tránh khỏi những mất mát to lớn. CHƢƠNG 2. TĂNG TRƢỞNG CAO TRUNG QUỐCNHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH 2.1. Biểu hiện và nguyên nhân tăng trƣởng cao Trung Quốc 7 2.1.1. Biểu hiện của tăng trưởng cao Trung Quốc 2.1.1.1. Tốc độ và quy mô tăng trưởng a) Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, gần 35 năm liên tục kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng bình quân hàng năm gần 9%. Đây có thể được xem là một kỳ tích có một không hai trên thế giới. Năm 2008, Trung Quốc vượt Đức trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới, sau Mỹ, Nhật. Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm, từ 840 USD năm 2000 lên khoảng 2.500 USD năm 2007. Năm 2010 đạt khoảng 4.400 USD, đến 2011 đã đạt mức 5.400 USD. Về cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ: Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sản xuất sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, là quốc gia sản xuất và tiêu thụ ô tô nhiều nhất thế giới lần đầu tiên vào năm 2009. Năm 2010, là nước có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới. Từ năm 1989, trở thành nhà sản xuất than lớn nhất thế giới. Trung Quốc chỉ chiếm 7% đất cấy trồng trên hành tinh nhưng đem lại tới 20% sản lượng ngũ cốc toàn thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất bông, tơ tằm nguyên liệu, các cây cho dầu, thịt, sữa, trứng 2.1.1.2. Sự gia tăng vai trò của Trung Quốc đối với thế giới và khu vực: Trung Quốc đóng góp khoảng 15% vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Thương mại của Trung Quốc với các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng nhanh, khiến các trung tâm này càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Sự phát triển nhanh về kinh tế dẫn đến tăng tiềm lực về quân sự, chính trị và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới. 2.1.1.3. Dự trữ ngoại hối và mở cửa ngân hàng a) Dự trữ ngoại hối: Tính đến tháng 1/2012, Trung Quốc nắm giữ 3200 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và lớn gấp ba lần dự trữ ngoại hối của Nhật Bản - nước đứng thứ nhì về phương diện này. b) Mở cửa lĩnh vực ngân hàng: Hệ thống ngân hàng hỗ trợ rất nhiều hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng. Chỉ trong 9 năm, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã trở thành một hệ thống tài chính toàn cầu và vượt WB về khả năng cho vay. 2.1.1.4. Thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài a) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ giữa những năm 1990 của thế kỷ 20 đặc biệt là từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành trung tâm thu hút FDI hàng đầu thế giới (trước đó chỉ sau Mỹ). 8 b) Đầu tư ra nước ngoài: Việc tăng mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã đưa quốc gia này thành nước xuất khẩu vốn nhiều thứ 5 thế giới với gần 60 tỷ USD mỗi năm. đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tập trung vào 5 lĩnh vực - các dịch vụ cho thuê và thương mại, khai mỏ, bán sỉ và bán lẻ, sản xuất và vận tải. 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng cao Trung Quốc Trung Quốc đã tạo ra mức tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng vốn và tăng năng suất lao động thông qua việc tái phân bổ nguồn lực, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phát triển nguồn vốn nhân lực. Ngoài ra còn phải kể đến: (1) Năng lực của giới lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, tiếp đến là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào; (2) Môi trường bên ngoài đặc biệt thuận lợi cho cải cách mở cửa đó là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và đội quân người Hoa thành thạo kinh doanh rải khắp Đông Nam Á và thế giới; (3) Sự kiên định đường lối cải cách mở cửa, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; (4) Thử nghiệm thể chế đối với chuyển đổi mô hình kinh tế và phát triển; (5) Cải cách mở cửa kinh tế Trung Quốc phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế trên thế giới; (6) Các yếu tố truyền thống phương Đông như chăm chỉ cần mẫn, đức tính tiết kiệm và thanh đạm. 2.2. Những vấn đề nảy sinh trong tăng trƣởng cao Trung Quốc 2.2.1. Nhóm các vấn đề kinh tế 2.2.1.1. Điều hành vĩ mô a) Tăng trưởng kinh tế và lạm phát: Tăng trưởng kinh tế quá nóng của Trung Quốc khó tránh khỏi kéo lạm phát tăng mạnh. Lạm phát có thể gây ra tình trạng đình trệ trong phát triển kinh tế. Nguyên nhân cơ bản: (1) Giá dầu mỏ, giá quặng quốc tế và một loạt các mặt hàng chủ lực trên thị trường quốc tế tăng cao; (2) Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, Trung Quốc đã áp dụng chính sách tài khoá mở rộng và chính sách nới lỏng tiền tệ, khiến lượng cung tiền quá lớn, không ngừng gia tăng áp lực lạm phát trong nước. (3) Đến nay Mỹ vẫn chưa thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới tình trạng lạm phát mang tính toàn cầu. b) Tăng trưởng kinh tế và bong bóng bất động sản: Việc đầu cơ bất động sản từ gói tín dụng năm 2008 -2009 làm cho giá nhà đất tăng vọt và tạo ra bong bóng bất động sản đe dọa tính ổn định của nền kinh tế. từ tháng 8/2010, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp điều tiết để kiềm chế cơn sốt nhà đất. 2.2.1.2. Nhân tố quốc tế a) Sức ép cạnh tranh quốc tế: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN đều định hướng phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài, thúc đẩy công nghiệp hoá và tăng trưởng cao nên tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu, nổi bật hơn cả là xuất khẩu các mặt hàng điện 9 tử, dệt may, giày dép, nông sản Trung Quốc bị chỉ trích là đã lấy đi nguồn vốn FDI của các nước đang phát triển khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn chịu thêm sức ép quốc tế do tầm vóc và vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng lớn. b) Áp lực quốc tế nâng giá đồng NDT: Việc Trung Quốc giữ tỷ giá đồng NDT mức thấp bấy lâu nay luôn là vấn đề bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tỷ giá đồng NDT thấp tạo ra sự thâm hụt lớn trong cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Trước sức ép từ phía quốc tế, Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách tiền tệ bằng cách nâng giá đồng NDT, tuy nhiên đồng tiền này vẫn cần phải được định giá cao hơn nữa. 2.2.2. Nhóm các vấn đề xã hội 2.2.2.1. Chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn: Trung Quốc là một trong những nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Vấn đề phân hoá xã hội rất phức tạp. 2.2.2.2. Tính không tương đồng giữa phát triển kinh tế và xã hội Xét theo mức tăng các chỉ tiêu phát triển nhân văn, Trung quốc còn lạc hậu hơn nhiều so với các nước đang phát triển lớn khác: nhu cầu tăng nhanh về nguyên liệu, năng lượng; hệ thống, hạ tầng sản xuất năng lượng, nguyên liệu quá cũ kỹ, lạc hậu; tranh cãi và xung đột giữa công nhân và chủ doanh nghiệp ngày càng tăng; trật tự xã hội bị vi phạm nghiêm trọng 2.2.2.3. Vấn đề tham nhũng: Tham nhũng gây mất lòng tin của quần chúng, làm suy đồi đạo đức, làm tổn hại lớn cho nền kinh tế và thất thoát tài sản nhà nước. Vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn. Cùng với sự bốc hơi tài chính là sự bốc hơi về con người, là các quan chức và nhân viên các công ty quốc doanh đã rời khỏi Trung Quốc. Khu vực kinh tế có nhiều nguy cơ tham nhũng nhất là những ngành công nghiệp nhạy cảm như tài chính, độc quyền nhà nước, xây dựng, vận tải, thuế, đầu tư và thương mại. 2.2.2.4. Tình trạng di dân và thất nghiệp: Trung Quốc chủ yếu vẫn là nước nông nghiệp, nhưng cải cách kinh với tốc độ chóng mặt đã kéo theo một lượng lớn dân số dịch chuyển ra các thành phố, các khu vực ven biển. Số lượng nông dân Trung Quốc bị mất ruộng đất cho các dự án đầu tư phi quốc hữu ngày một nhiều khiến tình trạng thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Lao động thất nghiệp từ nông thôn cùng với lượng thất nghiệp tự nhiên đang trở thành gánh nặng ngày càng lớn đối với giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội. 2.2.3. Nhóm các vấn đề tài nguyên, môi trường 2.2.3.1. Vấn đề tài nguyên: Vấn đề an ninh năng lượng của nước này trở nên căng thẳng vì nhu cầu tài nguyên đáp ứng cho các ngành công nghiệp trong nước. Trung Quốc đã trở thành nước dùng nhiều năng lượng nhất thế giới, vượt 4% so với Mỹ. Hiện nay, nước này tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới và đang là một trong những nước tiêu thụ nhôm, kẽm, niken, 10 cao su tự nhiên, than lớn nhất thế giới. Trong lúc thế giới còn trong cơn khủng hoảng, Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội vươn tay khắp nơi thu gom tài nguyên. 2.2.3.2. Vấn đề môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đã đến độ cực kỳ nguy hiểm. Hiện tượng xói mòn đất, sa mạc hóa gia tăng hàng năm. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước xảy ra nhiều vùng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Môi trường ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Trung Quốc. Tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh tại các thành phố lớn và trên toàn quốc đã tăng nhanh trong những năm qua. CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG TĂNG TRƢỞNG CAO TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 3.1 Giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng cao của Trung Quốc 3.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cho thấy mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc dễ chịu tác động bởi việc nhu cầu hàng hóa các khu vực khác trên thế giới biến động. Trung Quốc đang đứng trước một thời điểm đặc biệt quan trọng, nếu không điều chỉnh cấu trúc của nền kinh tế thì động lực tăng trưởng có thể biến mất. 3.1.1.1. Thay đổi mô hình từ góc độ tiêu dùng cá nhân Thực hiện nhiều biện pháp cần thiết chuyển đổi từ tiết kiệm sang tiêu dùng. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ những ngành công nghiệp thâm dụng vốn và không tận dụng lao động dư thừa, sang những ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao động nhiều hơn. Đồng thời nâng hạng chất lượng sản phẩm của Trung Quốc từ hạng dưới lên hạng trung và cao. 3.1.1.2. Thay đổi mô hình kinh tế từ góc độ công nghệ Phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp sử dụng ít tài nguyên và ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng đổi mới công nghệ, tăng cường phát triển một số ngành công nghiệp chiến lược mới nổi, từ công nghệ sinh học và năng lượng thay thế cho tới công nghệ thông tin và vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải trong quá trình tái cơ cấu và thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp trước những điều chỉnh của kinh tế thế giới và những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng nội địa. 3.1.2. Nhóm các giải pháp cụ thể [...]... thuyết phục Nói cách khác, vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải hy sinh những mục tiêu khác một chừng mực nhất định Do đó, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển cao Trung Quốc cho chúng ta thấy được những mất mát, những đánh đổi to lớn mà không chỉ Trung Quốc, mà tất cả những nước phát triển và đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam, lựa chọn con... Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến người dân các quốc gia khác Giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, đến nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Nhiều nước đang và kém phát triển cũng lựa chọn mô hình phát triển như của Trung Quốc Điều đó giúp các quốc gia này nhanh chóng đạt được thành công trong tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng phát sinh rất nhiều vấn. .. làm tốt các giải pháp đề ra và đã thực hiện từ các giai đoạn trước 3.2.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh: Phải tạo lập môi trường thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp KẾT LUẬN Qua những phân tích và đánh giá trên, chúng ta có thể nhận thức một cách đầy đủ và rõ ràng rằng những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao Trung Quốc đang đe doạ rất lớn... nhiều vấn đề nan giải như Trung Quốc hiện đang gặp phải Đây chính là những tồn tại gây trở ngại đến quá trình phát triển bền vững Từ thực tế cách giải quyết những vấn đề trên của Trung Quốc, ta cũng thấy được những chính sách, giải pháp mà Trung Quốc đưa ra là hợp lý và hết sức cần thiết Tuy nhiên, sự thật lại không đơn giản như vậy Phân tích về các trường hợp của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trên cho... “Một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (05), tr 5-17 2 Hoàng Thế Anh chủ biên (2009), Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam – Viện Nghiên cứu Trung Quốc 3 Nguyễn Xuân Cường (2008), “Xây dựng công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc , Tạp... trong quá trình tăng trưởng nhanh của Trung Quốc , Kinh tế và Chính trị Thế Giới: Vấn đề và xu hướng tiến triển, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 7 Trần Thu Hà (2005), Những điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc sau gia nhập WTO và một số gợi ý cho Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 8 Trần Hải Hạc (2011), Bàn về sự chuyển hóa mô hình tăng trưởng của Trung. .. kiềm chế tham nhũng”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (7(86)/2008), tr 7-16 19 Phạm Thái Quốc (2008), Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21 và triển vọng”, Kinh tế và Chính trị Thế Giới: Vấn đề và xu hướng tiến triển 20 Phạm Thái Quốc (2008), Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 21 Đỗ Tiến Sâm (2007), Trung Quốc 2006 – 2007, NXB Khoa học xã hội, Hà... http://www.vietnamchina.gov.vn, Website hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc (2009), “Khái quát chung về nông nghiệp Trung Quốc 73 http://www.vietnamnet.vn, Sầm Hoa (Theo Japantoday) (2011), “Nhật Bản lo ngại về ngân sách quốc phòng Trung Quốc 74 http://www.vietnamplus.vn, Huy Lê (2012), “GDP đầu người Trung Quốc vượt mốc 5.000 USD” 75 http://www.vietnamplus.vn, Huy Lê (2012), Trung Quốc đã có 975,34 triệu thuê bao di động”... Insider/DVT (2012), Trung Quốc tạo ra một nửa GDP Hy Lạp chỉ trong 6 tuần” 38 http://baodatviet.vn, Hoàng Linh (2011), “Ấn Độ - cường quốc người nghèo số 1 thế giới” 39 http://bpo-in-the-news.blogspot.com, Pham Van Tan (2011), “Thượng hải – Trung Quốc đẩy mạnh phát triển dịch vụ BPO” 40 http://cafef.vn, Lan Hương (Theo TTVN/Bloomberg) (2012), Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012... nhũng Trung Quốc: Những điều đáng xấu hổ” 51 http://toiyeunhatban.wordpress.com, Lê Quang Minh (2007), Ô nhiễm môi trường 52 http://tuanvietnam.vietnamnet.vn, Châu Giang (2012), “Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Động cơ và hệ lụy” 53 http://vietbao.vn, Nguyễn Đại Phượng, Tăng cường hợp tác chiến lược Nga – Trung - Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Nga” 54 http://vietbao.vn, Trường Giang (2011), Trung . Tăng trưởng cao ở Trung Quốc và những vấn đề nảy sinh: Tập trung làm rõ, phân tích và đánh giá những mặt trái trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc. . VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG TĂNG TRƢỞNG CAO Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 3.1 Giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng cao

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w