Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn ba mươi năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.. Bộ Thương mại Tru
Trang 1Nghiên cứu mặt trái của FDI vào Trung Quốc
Nguyễn Thị Thu Hà
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế đối ngoại; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thái Quốc
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc Nghiên cứu, làm rõ hơn nguyên nhân hình thành, hậu quả từ những mặt trái của FDI ở Trung Quốc Tổng hợp, đánh giá những giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại của Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả
thu hút FDI, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Keywords: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đầu tư; Trung quốc; Kinh tế quốc tế
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện chính sách cải cách mở cửa về ngoại thương
và đầu tư nước ngoài, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú
ý của cả thế giới Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn ba mươi năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước Trung Quốc đã trưởng thành và phát triển Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được biết đến như một quốc gia điển hình về trì trệ, không phát triển thì sau hơn 30 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này chạm mức cao kỷ lục 105.74 tỷ USD trong năm 2010, tăng 17.4% so với năm trước, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới trong năm
2010, tạo nên một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”
Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó còn có rất nhiều mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc Sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng trong hơn ba thập kỷ qua biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới Ở nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc, các vấn đề môi trường
và sức khỏe không được ưu tiên bằng phát triển công nghiệp Bầu không khí ở nhiều thành phố bị nhuốm đen bởi khói từ các nhà máy Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc không thể
tiếp cận với nước sạch Hai vụ nhiễm độc chì gần đây mà ít nhất 2.000 trẻ em Trung Quốc là
nạn nhân chỉ là những trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc dường như xảy ra
liên tục, chỉ là một trong nhiều biểu hiện mặt trái của sự bùng nổ kinh tế ở quốc gia này
Chính vì vậy một vấn đề đặt ra hiện nay với Trung Quốc là đằng sau những lợi ích mà FDI mang lại là một số những vấn đề tồn tại thuộc về mặt trái phát sinh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống và tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của một Đất nước Có thể nói rằng mặt trái của FDI vào Trung Quốc là một vấn đề khá mới mẻ chưa có nhiều
Trang 2nghiên cứu, vì trong những năm qua FDI vẫn được nhìn nhận như một liều thuốc đại bổ cho nền kinh tế thiếu dinh dưỡng và không mấy ai mảy may nghĩ đến mặt trái của FDI Bởi vậy, dường như chỉ mới gần đây những tác động tiêu cực của FDI mới được bộc lộ rõ nét và mới được công luận chú ý và bắt đầu có cái nhìn mang tính phê phán hơn so với cái nhìn mầu hồng mang nặng tính thực dụng trước đây Những mặt trái này tồn tại như là tất yếu của quá trình thu hút FDI, đồng thời cũng xuất phát từ những thiếu sót trong quá trình quản lý nguồn vốn của Nhà nước Trung Quốc, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm hết sức có giá trị cho Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặc dù rất khó bóc tách những tác động tiêu cực nào do khu vực kinh tế trong nước gây ra, những tác động tiêu cực nào do
khu vực FDI gây ra Tuy nhiên xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên tôi lựa chọn đề tài “
Nghiên cứu mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc”
2 Tình hình nghiên cứu
Có thể nói rằng FDI là nguồn vốn quan trọng đóng góp vào vào sự phát triển của một quốc gia, cùng với sự vận động của nền kinh tế thế giới, vai trò và hình thức của nguồn vốn FDI cũng có những biến đổi phức tạp Do vậy trong vài năm trở lại đây đã và đang có rất nhiều đề tài, sách báo, truyền thông nghiên cứu, thảo luận về FDI, có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu:
Ở trong nước có một số nghiên cứu chính sau: Nhiệm vụ cấp Bộ: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế” do VS.Võ Đại Lược và TS Lê Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm,
hoàn thành năm 1997, tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và phát triển kinh tế trong bối cảnh trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á
Nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Bảo về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc
từ năm 1979 đến nay” sách xuất bản năm 2004, chủ yếu tập trung nghiên cứu vào những chính sách thu hút FDI vào Trung Quốc, lợi ích và thành tựu đã đạt được, nghiên cứu này có
đề cập đến một số tồn tại của quá trình thu hút FDI ở Trung Quốc nhưng chưa đi sâu vào đánh giá và phân tích cụ thể
Nghiên cứu của TS Phạm Thái Quốc “Điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong quá trình hội nhập quốc tế ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay” đăng trên Tạp chí kinh tế & chính trị thế giới, xuất bản năm 2008 đã đề cập khá rõ nét về quá trình điều chỉnh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc nhưng chưa đề cập cụ thể đến vấn đề mặt trái của FDI vào Trung Quốc
Hội thảo quốc tế Pháp – Việt: “Bối cảnh kinh tế mới, các dòng đầu tư nước ngoài với
việc phát triển thương mại và thị trường ở Châu Á và Việt Nam” (Do ĐH Thương Mại Hà
Nội cùng Đại học Pari và ĐH Thương Mại Pari tổ chức tại Hà Nội 13 – 14/2/2003) tập trung vào vai trò và xu hướng phát triển thương mại của Việt Nam trong bối cảnh mới Trong hội thảo cũng có một số tham luận đề cập đến vấn đề FDI vào một số nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc, tuy nhiên hội thảo chưa đề cập đến vấn đề mặt trái của quá trình thu hút FDI vào các nước
Ở nước ngoài có một số công trình đáng chú ý như: Nghiên cứu chung, mang tính lý
thuyết của tác giả Imad A Moosa, về Đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn chứng và thực tiễn
(Foreign Direct Investment: Theory, Evident and Practise (2002)), nội dung đề cập đến tác động của FDI vào phát triển kinh tế ở các nước sở tại và sự tăng trưởng của các công ty đa quốc gia, cùng với các phương pháp đánh giá dự án đầu tư FDI
Nghiên cứu của Friedrich Wu, FDI to China and Asean: has Asean been losing out? www.mti.gov.sg đã đề cập đến vấn đề thu hút FDI ở Trung Quốc và khu vực Asean Những cái được và mất trong quá trình thực hiện FDI
Một nghiên cứu khác của K.Cheung, P.Lin: “Spillover effects of FDI on innovation in
China; Evidence from the provincial data” đăng trên Tạp chí kinh tế Trung Quốc số 15 năm
2004 đã bàn về hiệu ứng lan tỏa của FDI vào sự đổi mới ở Trung Quốc Nghiên cứu này đã chỉ ra FDI là hoạt động có thể có lợi cho việc đổi mới trong nước chủ nhà qua lan toả các
Trang 3kênh như kỹ thuật đảo ngược, doanh số lao động có tay nghề cao, hiệu ứng trình diễn, và nhà cung cấp – mối quan hệ khách hàng
Như vậy có thể nói các công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến luận văn đều
là những tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu đi vào nghiên cứu một cách khái quát về sự vận động của dòng FDI nói chung và vai trò của FDI với phát triển kinh tế, gia tăng thương mại…, hoặc nghiên cứu chính sách thu hút FDI, việc điều chỉnh các chính sách này tại Trung Quốc Do vậy luận văn này đi sâu vào nghiên cứu, làm rõ hơn về “mặt trái của FDI vào Trung Quốc”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về FDI và cơ sở tồn tại những mặt trái, làm
rõ những khía cạnh thuộc về mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, đánh giá đúng nguyên nhân, thực trạng tồn tại của những mặt trái này Đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam Để thực hiện mục đích trên luận văn dự kiến trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, bên cạnh những cái được trong quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc thì
những mặt trái của quá trình này là gì?
Thứ hai, phải chăng FDI luôn kèm theo một số vấn đề, đó là căn bệnh cố hữu? Hay do
quản lý FDI không tốt?
Thứ ba, làm thế nào để khắc phục mặt trái của FDI?
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc
- Nghiên cứu, làm rõ hơn nguyên nhân hình thành, hậu quả từ những mặt trái của FDI ở Trung Quốc
- Tổng hợp, đánh giá những giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại của Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1 Không gian: Trung Quốc, không bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao
4.2.2 Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2010, tập trung vào giai đoạn 2002 - 2010
4.2.3 Nội dung: Phân tích, đánh giá thực tế về các vấn đề liên quan đến mặt trái của FDI vào
Trung Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, định tính, định lượng, hỏi ý kiến chuyên gia kết hợp những kết quả thống kê với việc vận dụng lý luận để làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu Mặt khác, luận văn cũng sử dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng & nhà nước Trung Quốc để khái quát, hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu
6 Đóng góp mới của luận văn
Với những nội dung chính vừa nêu, đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng góp phần làm rõ hơn các vấn đề về lý luận và các vấn đề về thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, luận văn đã góp phần nghiên cứu những vấn đề thuộc về mặt trái của FDI
vào Trung Quốc Từ đó đi đến khẳng định mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nền kinh tế, đưa ra những giải pháp khắc phục của Trung Quốc
Trang 4Thứ hai,luận văn tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề đi
kèm FDI ở một nước láng giềng gần gũi - Trung Quốc, và đề xuất một số giải pháp FDI của Việt Nam
7 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và phần tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề chung về FDI và nguyên nhân của sự tồn tại mặt trái trong quá
trình thu hút FDI vào Trung Quốc
- Chương 2: Thực trạng của quá trình thu hút FDI và mặt trái của FDI ở Trung Quốc
- Chương 3: Một số giải pháp của Trung Quốc trong khắc phục mặt trái của FDI và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ TỒN TẠI MẶT TRÁI TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI VÀO TRUNG QUỐC
1.1 Những vấn đề cơ bản về FDI
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ thuật, khả năng quản lý…từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu
Đầu tư quốc tế được biểu hiện chủ yếu dưới hai hình cơ bản là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (Portfolio Foreign Investment - PFI) Trong hai hình thức trên của đầu tư quốc tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được các nhà kinh tế rất chú ý và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”
1.1.2 Vai trò của FDI
1.1.2.1 Đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động
Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại Bên cạnh việc làm này, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp
vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này
1.1.2.2 Đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động
Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo
và quá trình làm việc của lao động
1.1.2.3 Đối với sự phát triển của thị trường lao động
Trang 5Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động
1.1.2.4 Đối với chuyển giao công nghệ
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản
lý thì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn
1.1.3 Tác động hai mặt của FDI
1.1.3.1 Tác động tích cực
- Bổ sung vốn cho quá trình công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Chuyển giao và phát triển công nghệ, nâng cao năng suất các thành tố
- Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm
- Tạo ra khả năng mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu
- Liên kết các ngành công nghiệp
1.1.3.2 Tác động tiêu cực
- Gây ra những hậu quả xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên
- Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước
- Phát sinh các xung đột trong quan hệ chủ - thợ gây ảnh hưởng đến môi trường lao động trong doanh nghiệp
- Xuất hiện hiện tượng chuyển giá giữa các chi nhánh trong MNC
- Làm phát sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và chảy máu chất xám từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Nước tiếp nhận đầu tư trở thành “bãi rác kỹ thuật” do phải đón nhận công nghệ lạc hậu đã bị thải hồi từ các nước đầu tư phát triển
1.2 Nguyên nhân chủ quan và khách quan của sự tồn tại những mặt trái của FDI ở Trung Quốc
1.2.1 Nguyên nhân chủ quan
- Nền kinh tế khép kín, trì trệ, sa sút trên mọi lĩnh vực
Ngay khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín Việc thực hiện nền kinh tế hiện vật, xóa bỏ mối quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa, dẫn đến kết quả là trong những năm
1959 – 1962 đời sống người dân bị hạ thấp trầm trọng và có tới 31 triệu người chết đói.[16]
Những chính sách thực hiện thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bế quan tỏa cảng
đã khiến cho nền kinh tế của Trung Quốc bị tụt hậu so với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản mà ngay cả với những nền kinh tế cận kề như Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc lục địa cũng không thể theo kịp, cùng với đó là những lạc hậu về khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Các điều kiện của một nền kinh tế
Trung Quốc được biết đến là một quốc gia có diện tích đứng thứ 4 trên thế giới, giáp với 14 quốc gia Dân số Trung Quốc từ lâu đã luôn đứng số 1 thế giới, được biết đến với nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ và là thị trường tiềm năng nhưng một vấn đề được đặt
ra là việc làm với nguồn lao động khổng lồ đang trong độ tuổi lao động Tài nguyên thiên nhiên là một trong những điểm mạnh của Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI, như: thủy điện, than, quặng, dầu mỏ, khí đốt Tuy nhiên tài nguyên chưa được khai thác thì chỉ là tiềm năng cho phát triển
1.2.2 Nguyên nhân khách quan
Trang 6Quá trình tiếp nhận FDI có những tác động tích cực nhưng đi kèm theo đó là những gì
mà nguồn vốn này chưa làm được và còn để lại những tác động tiêu cực cho nền kinh tế Thực tế tại các quốc gia đang phát triển đã minh chứng điều này, qua đó nói lên rằng tác động tiêu cực trong quá trình thu hút FDI là khó tránh và việc xác định chính xác các tác động tiêu cực đó cùng với việc tìm ra giải pháp khắc phục là rất cần thiết
Tuy nhiên FDI vào Trung Quốc cũng đặt ra cho quốc gia này một số vấn đề khó khăn Vào đầu thế kỷ 20, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư chủ yếu tham gia phát triển các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu như: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, in ấn và xuất bản, vật liệu xây dựng, hóa học và nhựa Nguồn vốn FDI chảy vào các khu đô thị, thành phố lớn quá nhiều và quá nhanh làm tăng mạnh chênh lệch phát triển giữa các khu kinh tế Việc phát triển nhanh khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa nhanh do quá trình tiếp nhận nguồn vốn FDI dẫn đến một số vấn đề như quá tải dân số, tội phạm và phá hỏng các dịch vụ công, ngoài ra dẫn đến sự xuất hiện của các khu nhà ổ chuột của người dân nghèo đô thị, sự mất ổn định xã hội
và các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều
Chất lượng môi trường cũng bị suy giảm nghiêm trọng Ô nhiễm nguồn nước cũng hết sức trầm trọng, chất thải hữu cơ trong nước sông hồ tăng lên
Như vậy, FDI vào Trung Quốc đã phần nào làm tăng gánh nặng và đe dọa phá hoại môi trường, việc phá hủy các vùng đất để xây dựng các đặc khu kinh tế với quy mô lớn không chỉ gây ảnh hưởng đến nền nông nghiệp mà còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường và hệ sinh thái như gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường do rác thải, khí bụi của các nhà máy, khu công nghiệp
Những phân tích trên cho thấy hầu hết các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu thu hút FDI đều coi trong mặt được, mặt tích cực của FDI và sao nhãng mặt trái của FDI Trung Quốc cũng không là một trường hợp ngoại lệ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI VÀ MẶT TRÁI CỦA FDI Ở TRUNG QUỐC
2.1 Thực trạng quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc
2.1.1 Khái quát chung về qúa trình thu hút FDI vào Trung Quốc
Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc đã có những biến chuyển mạnh mẽ
Để làm được điều này chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách cơ bản để thu hút FDI, đó là:
Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung
Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI
Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua
các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó
Thứ ba: Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài
- Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc Thời hạn, lãi suất và phí vay về
cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc
- Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn
Trang 7- Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài
- Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu
- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng , giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư
Thứ tư: Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: như Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu
tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất…
Từ những chính sách trên đã giúp cho Trung Quốc từng bước thực hiện thu hút nguồn vốn FDI được nhiều hơn Có thể tóm tắt quá trình thu hút FDI tại Trung Quốc thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985)
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên FDI tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò mức độ chậm chạp, quy mô không lớn Chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào công trình nhà hàng, khách sạn thu lợi tương đối cao Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn
- Giai đoạn phát triển ổn định (1986 - 1991)
Đầu năm 1986 Trung Quốc có sự điều chỉnh Chiến lược thu hút FDI được cựu Bí thư Đảng cộng sản Trung Hoa Triệu Tử Dương gọi “Lưỡng đầu tại ngoại” tức là dựa vào bên ngoài cả về đầu vào lẫn thị trường đầu ra Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy công nghiệp xây dựng làm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế
Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991
(Đơn vị: tỷ USD) Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
- Giai đoạn phát triển mạnh (1992 - 2001)
Trang 8Đây là giai đoạn bùng nổ vốn FDI vào Trung Quốc do Chính phủ xác nhận nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, cùng với quãng thời gian hơn 10 năm mở cửa đã tạo lòng tin cho các nhà đầu tư Nhà đầu tư không còn chỉ bao gồm Hoa Kiều hay các TNCs nhỏ mà còn có sự góp mặt của các tập đoàn tư bản lớn của người Hoa và TNCs lớn từ Châu Âu, Châu Mỹ
Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1991- 2001
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm 1992 1993 1995 1996 1997 1999 2000 2001
Số vốn 10 27,5 37,5 41,72 45,27 40,4 42,1 48,8
Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
- Giai đoạn điều chỉnh (từ năm 2002 đến nay):
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, đây là giai đoạn mở cửa toàn diện từ Đông sang Tây, thực hiện đầu tư đa lĩnh vực và đa ngành nghề Trong giai đoạn này, một dấu mốc quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI nói riêng và nền kinh tế của Trung Quốc nói chung, đó là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11-2001 Việc này đã tạo ra môi trường cởi mở hơn giúp Trung Quốc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn thông qua việc mở cửa một số lĩnh vực mới
mà trước kia còn hạn chế như các ngành dịch vụ, ngân hàng Thực hiện lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường và tăng mức nhập khẩu một số mặt hàng, không trợ giá nông nghiệp Đặc biệt chuyển từ mở cửa đơn phương sang đa phương,
từ việc thực hiện các chính sách theo chủ trương của chính mình sang hoạch định theo yêu cầu của các đối tác nước ngoài đã làm cho môi trường đầu tư của Trung Quốc trở nên minh bạch và thông thoáng hơn
Biểu đồ 2.1: FDI vào Trung Quốc năm 2010
Nguồn: Bộ Thương mại – Trung Quốc
2.1.2 Nhận xét và đánh giá
Với những biện pháp và chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện để đạt được những kết quả tốt về nguồn vốn FDI, Trung Quốc đã nâng cao niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần xóa đi những tàn dư của nền kinh tế lạc hậu và đạt được mục tiêu tăng trưởng kình tế
Trang 9Bộ mặt kinh tế - xã hội Trung Quốc đã thay đổi với tốc độ thần kỳ, từ một đất nước với nền kinh tế trì trệ đã trở thành một cường quốc kinh tế lớn mạnh và trưởng thành
Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp của
Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2008
Nguồn: Trung Quốc thống kê sách năm NBS
2.2- Mặt trái của quá trình thu hút FDI vào Trung Quốc
2.2.1 FDI và môi trường
- Ô nhiễm nguồn nước
Trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thế nhưng đi đôi với nó là môi trường của nước này đang phải đối mặt với một vấn đề lớn chưa từng có Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi có khu công nghiệp khai thác quặng
mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây
Nguồn nước xung quanh các khu vực này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân Từ năm 2004-2008, chính quyền tỉnh Hà Nam đã đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit có quy mô nhỏ trong toàn tỉnh, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề
- Ô nhiễm không khí
Trang 10Mặt trái của FDI đối với môi trường không chỉ dừng lại ở tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm bầu không khí nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Ngay từ đầu thời kỳ thu hút FDI, Trung Quốc đã phải hứng chịu những hậu quả lớn về môi trường, bắt đầu từ các thành phố công nghiệp như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân, Nam Kinh…Các nhà máy, xí nghiệp hoạt động với công suất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn nhận đầu tư, thường nhận phải những công nghệ lạc hậu, trong đó có nhiều máy móc thiết bị quá cũ hoặc đã hết khấu hao Những thiết bị công nghệ lạc hậu này không mang lại hiệu quả cao mà ngược lại còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn
- Ô nhiễm đất
Theo thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường Nhà nước Trung Quốc vào đầu năm
2010 thì Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất trầm trọng Sự suy giảm chất lượng đất đã trở thành một trong những điều đáng lo ngại nhất trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia này Các kim loại nặng được tích tụ trong đất, làm cứng
bề mặt đất, làm giảm khả năng sinh sôi của đất, cặn từ phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được lưu lại trên các sản phẩm nông nghiệp gây ngộ độc cho người và gia súc Tính đến thời điểm này có khoảng 10 triệu ha đất canh tác tại Trung Quốc bị ô nhiễm Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là việc ô nhiễm do quá trình công nghiệp hóa để phát triển kinh tế
* Hậu quả:
- Gia tăng bệnh tật
Trong vòng vài năm qua, các con số thống kê đã chỉ ra: Trung Quốc đang là quốc gia Châu Á phải đối diện với nhiều thách thức nhất liên quan đến dị tật bẩm sinh ở trẻ em Tháng 2/2009, chuyên gia Jiang Fan đến từ Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc đã khiến nhiều người phải lo lắng khi tuyên bố số trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở quốc gia này đã
"tăng với tốc độ đáng báo động".Ví dụ, tính đến năm 2007, tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ em đã tăng tới 40% so với năm 2001, từ 104,9 trường hợp/10.000 ca sinh năm 2001 tăng lên 145,5 trường hợp vào cuối năm 2006 Theo tính toán, cứ 30 giây lại có một trẻ em Trung Quốc chào đời bị dị tật bẩm sinh
- Bất ổn xã hội
Trung Quốc có luật bảo vệ môi trường nghiêm khắc, nhưng việc thực hiện lại lỏng lẻo Nhiều vụ nhà máy thải chất độc hại ra môi trường, tác hại đến sức khỏe cư dân đã khiến dân chúng bất bình và biểu tình phản đối
Trong thời gian gần đây, tại Trung Quốc đã bùng lên nhiều vụ dân chúng biểu tình phản đối các nhà máy thải chất độc hại ra môi trường, tác hại đến sức khoẻ cư dân trong khu vực Sự kiện mới nhất được báo giới quan tâm là hai vụ nhiễm độc tại Hồ Nam và Nội Mông trong tháng 7 /2009
* Hiệu quả chuyển giao công nghệ:
- Quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ
Trong giai đoạn ban đầu thực hiện cải cách mở cửa thu hút FDI, việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao về cơ bản đi theo con đường hình thành nên các doanh nghiệp hiện đại quy
mô lớn nhưng chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực sản xuất, thường là những loại hình
sử dụng nhiều lao động nhận được từ những chủ đầu tư nhỏ người Hoa Kiều ở Hồng Kông,
Ma Cao; phải từ năm 1997 chuyển giao công nghệ mới được thực hiện với việc nâng cao năng lực sản xuất ở quy mô lớn hơn Chính vì vậy mà khi nhận chuyển giao công nghệ ở giai đoạn sau, công nghệ hiện đại vượt quá khả năng tiếp thu của nước chủ nhà, cùng với đó là những hạn chế, yếu kém, lỏng lẻo, thiếu cơ chế giám sát của các cán bộ trong liên doanh hay tại các cửa khẩu làm cho tình trạng tiếp nhận công nghệ lạc hậu trở nên vô cùng trầm trọng
- Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật của doanh nghiệp liên doanh
Đối với việc thành lập các liên doanh, vai trò và quyền hạn của các bên đều đã được quy định rõ và mang tính công bằng cao Trong đó các đối tác nước ngoài cung cấp vốn, công