1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch việt nam ở khu vực ASEAN

18 806 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 430,9 KB

Nội dung

Với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ở một số

Trang 1

Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam

ở khu vực ASEAN Phạm Mạnh Cường

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn: TS Lê Anh Tuấn

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Khái quát một số vấn đề lý luận về xúc tiến quảng bá du lịch: khái niệm cơ bản

về du lịch, marketing du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, những nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cũng như kinh nghiệm của một số nước trong xúc tiến quảng bá du lịch Với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ở một số thị trường ASEAN thời gian qua Nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực ASEAN là Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, với ngành du lịch, với địa phương và các doanh nghiệp

Keywords: ASEAN; Du lịch; Dịch vụ; Xúc tiến du lịch; Việt Nam

Content

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên du lịch cả trong tự nhiên và nhân văn, có môi trường chính trị xã hội ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm phát triển, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với điều kiện mới, có vị thế uy tín và đang được tạo lập vững chắc trong quan hệ quốc tế Đồng thời với kết quả của 20 năm thực hiện chính sách đổi

mới, hình ảnh về một “Việt Nam - chiến tranh” dần dần được thay thế bằng một “Việt Nam - đổi

mới kinh tế” Những yếu tố này đã và đang là những điều kiện rất quan trọng để Việt Nam phát

triển ngành Du lịch

Tuy nhiên, trong thực tế còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát triển du lịch nhận khách còn hạn chế Cụ thể việc cần khai thác tài nguyên, phát triển cơ sở vật chất, tạo dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, xây dựng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu

Trang 2

thực tế ngành Đặc biệt, hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh về điểm đến - Việt Nam ra nước ngoài là cơ sở để thu hút khách quốc tế từ những thị trường tiềm năng còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện Du lịch Việt Nam đã xác lập một số thị trường trọng điểm trong đó có thị trường ASEAN Tuy nhiên việc khai thác các thị trường này còn chưa thực sự như mong muốn Với dân

số hơn 400 triệu người, thị trường khách du lịch từ khu vực ASEAN là một thị trường lớn đầy tiềm năng đối với du lịch Việt Nam Tuy nhiên lượng khách du lịch hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 11% - 16% so với khách du lịch vào Việt Nam Một trong nguyên nhân đó là công tác xúc tiến quảng bá du lịch của ngành hướng tới thị trường này còn nhiều hạn chế Với bối cảnh như vậy, ngoài việc khẳng định thương hiệu, hình ảnh cho khách hàng truyền thống, vấn đề đổi mới tư duy trong chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm của ngành nhằm chủ động thu hút

khách du lịch tiềm năng từ các thị trường ASEAN là rất cần thiết

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hiện nay, lĩnh vực marketing trong du lịch, đặc biệt là lĩnh vực xúc tiến quảng bá du lịch đóng vai trò quan trọng và được nhiều nhà nghiên cứu khoa học du lịch quan tâm, đã có nhiều nghiên cứu trong nước quan tâm triển khai nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp tăng cường cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngành hướng tới thị trường quốc tế trọng điểm trên

cơ sở đánh giá thực tiễn để thu hút khách Đối với thị trường ASEAN, Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2000) đã xác định được đặc điểm thị trường và định hướng khai thác Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về xúc tiến quảng bá hướng vào thị trường ASEAN, một thị trường trong tương lai gần sẽ là thị trường tiềm năng với rất nhiều lợi thế cho việc khai thác khách Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động xúc tiến của ngành Du lịch Việt Nam ở

khu vực ASEAN”

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Mục đích

Tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam hướng tới thị

trường khách ở khu vực ASEAN

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu có ba nhiệm vụ sau đây:

+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và xúc tiến du lịch

+ Phân tích thực trạng tình hình triển khai các hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng

tới thị trường khách ở khu vực ASEAN trong những năm qua

+ Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm góp phần tăng cường xúc tiến Du lịch

Việt Nam hướng tới thị trường khách ở khu vực ASEAN

4 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến Du lịch Việt

Nam

4.2 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Trang 3

Hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành Du lịch hướng tới khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực ASEAN Những thị trường chủ yếu là: Malaysia, Indonesia,

Philippines, Singapore và Thái Lan

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các yêu cầu do đề tài đặt ra, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp như sau

đây

+Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Phương pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả nghiên cứu có trước Các cơ sở thu thập tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hiệp hội du lịch ASEAN, trang website của tổ chức Du lịch Thế giới, báo chí, sách nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan Tác giả đã xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin để rút ra nhận định đánh giá thực trạng công tác xúc tiến quảng bá du

lịch vào thị trường ASEAN làm cơ sở để đưa ra giải pháp

+Phương pháp điều tra xã hội học

- Nội dung điều tra (xem phụ lục phiếu điều tra): tìm hiểu nhu cầu khách trong khu vực

ASEAN về điểm đến, các loại hình du lịch, mong muốn, yêu cầu về thông tin sản phẩm du lịch, cách xúc tiến quảng bá du lịch của ngành Du lịch Việt Nam, cho ý kiến về về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch vào thị trường ở khu vực ASEAN

- Đối tượng điều tra: là thông qua các hãng lữ hành quốc tế Tổng số mẫu là 100 mẫu,

trong đó tại Hà Nội là 70 mẫu, Tại Đà Nẵng 10 mẫu và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 20 mẫu

- Phương pháp điều tra: hình thức điều tra theo bảng câu hỏi được xây dựng trước Phiếu

điều tra được thực hiện bằng gửi tới các doanh nghiệp lữ hành một cách trực tiếp hoặc qua

đường bưu điện

- Xử lý phiếu điều tra: thông tin từ phiếu điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm

microsoft excel và phần mềm xử lý số liệu điều tra SPSS Kết quả điều tra được thể hiện ở các

báo cáo

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tác giả phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về lĩnh vực này Bao gồm chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, chuyên gia của Cục Quan hệ quốc tế và Xúc tiến du lịch, một số

lãnh đạo của các doanh nghiệp lữ hành

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

6.1 Về lý luận

+ Hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch

6.2 Về thực tiễn

+ Nghiên cứu thị trường trọng điểm khu vực ASEAN

+ Phân tích, đánh giá và chỉ ra được những mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực ASEAN

Trang 4

+ Nghiên cứu kết quả tác động của xúc tiến

+ Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam hướng tới khai thác khách ở một số thị trường trọng điểm khu vực ASEAN

7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục gồm 3 chương

Chương 1: Xúc tiến quảng bá du lịch - Một số vấn đề lý luận Chương 2: Thực trạng của hoạt động xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ở một số thị

trường ASEAN

Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam

hướng tới khai thác khách ở một số thị trường ASEAN

CHƯƠNG 1 XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN 1.1 THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm thị trường du lịch

“Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung phản ánh toàn bộ mối quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ du lịch giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch” [10,

tr 23]

1.1.2 Chức năng của thị trường du lịch

Thị trường du lịch có ba chức năng: chức năng thừa nhận; chức năng thực hiện; chức năng

thông tin

1.1.3 Đặc điểm của thị trường du lịch

Trang 5

Đối tượng mua bán còn bao gồm những giá trị tiềm ẩn trong sản phẩm du lịch như những giá trị nhân văn, giá trị của tài nguyên du lịch , đây cũng là đặc tính riêng có của thị trường du

lịch

1.1.4 Cung và cầu trong thị trường du lịch

1.1.4.1 Cầu trong thị trường du lịch

Cầu trong du lịch thường được hình thành bởi hai nhóm sản phẩm riêng rẽ và có mối liên

hệ khăng khít với nhau, đó là các dịch vụ du lịch (sản phẩm không có hình thái cụ thể) và các

hàng hoá vật chất (sản phẩm hữu hình)

1.1.4.2 Cung trong du lịch

Có thể hiểu cung du lịch là khả năng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của con người những nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch do những doanh nghiệp du lịch cung ứng cho thị trường

1.1.5 Phân loại thị trường du lịch

1.1.5.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

Thị trường nội địa, thị trường quốc tế

1.1.5.2 Phân loại theo đối tượng phục vụ, bao gồm

Thị trường cho du khách du lịch công vụ, thị trường khách du lịch đi thăm thân, thăm bạn

bè, thị trường khách du lịch thuần tuý

1.1.5.3 Phân loại theo mục đích của khách du lịch

Du lịch nhằm khám phá và tận hưởng cảm giác mạnh, du lịch để nghỉ ngơi, giải trí, du lịch

vì các mục đích khác

1.1.5.4 Phân loại theo chiến lược phân đoạn thị trường

Thị trường trọng điểm, thị trường không trọng điểm, thị trường mục tiêu

1.1.5.5 Phân loại theo loại hình các dịch vụ du lịch

Thị trường các cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú, vận chuyển khách du lịch; thị trường vui chơi, giải trí; thị trường hội nghị, hội thảo; thị trường kinh doanh kết hợp với du lịch

1.2 MARKETING DU LỊCH

Marketing du lịch có thể được hiểu là một triết lý quản trị

1.3 XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH 1.3.1 Khái niệm và bản chất của xúc tiến quảng bá du lịch

“Xúc tiến quảng bá du lịch là những nỗ lực của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng một miền hay ngành du lịch một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm du lịch có lợi

cho việc kinh doanh của mình trước công chúng ở thị trường mục tiêu ” [10, tr 20]

1.3.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của xúc tiến quảng bá du lịch

Xúc tiến quảng bá là cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch thông qua các

hoạt động nghiệp vụ đặc trưng

1.4 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU

LỊCH

Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng quảng bá

Trang 6

Xác định công cụ phục vụ cho công tác xúc tiến quảng bá

Thông tin (information), Quan hệ công chúng (public relation), Quảng cáo (advertising)

1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH 1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc xúc tiến quảng bá ra nước

ngoài

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Malaysia 1.5.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

1.5.1.3 Kinh nghiệm của Tây Ban Nha

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho ngành Du lịch Việt Nam

1.5.2.1 Bài học về nghiên cứu thị trường 1.5.2.2 Bài học về xây dựng thương hiệu điểm đến 1.5.2.3 Bài học về vận dụng linh hoạt các công cụ xúc tiến 1.5.2.4 Bài học về thiết lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài

Tóm tắt chương 1

Chương I đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về thị trường du lịch, thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu và xúc tiến quảng bá du lịch đồng thời chương I tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm xúc tiến quảng bá của Malaysia, Nhật bản và Tây Ban Nha, trên cơ

sở đó rút ra 4 bài học để xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ra các thị trường trên thế giới

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM Ở

MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG ASEAN 2.1 THỊ TRƯỜNG DU LỊCH VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về ngành Du lịch Việt nam

Giai đoạn từ 1960 đến 1989, Du lịch Việt Nam hình thành và phát triển nhưng mang nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp Hầu như giai đoạn này chưa có khái

niệm về xúc tiến quảng bá du lịch

Thời kỳ từ năm 1990 đến 1999, Du lịch Việt Nam đã chuyển biến với những bước tiến đáng kể Tháng 10/1992 Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc

Chính phủ

Do có sự chỉ đạo và định hướng phù hợp của Đảng và Nhà nước, Du lịch Việt Nam đã đổi mới và từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng nhanh Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 1990 nước ta đón được 250.000 lượt khách quốc tế Đến năm 1999, chúng ta đón được 1.78 triệu lượt, tăng trung bình hàng năm 26,5% Thu nhập từ du lịch tăng nhanh, từ 2.940 tỷ đồng năm 1990 lên gần 15.600 tỷ đồng năm

Trang 7

1999 Việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng từ 17.000 người năm 1990 lên 150.000

người năm 1999 [23, tr 45]

Từ năm 2000 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam trước vận hội mới của sự phát triển và hội nhập với du lịch toàn cầu và khu vực, du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng

Tháng 8/2007, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII đã sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ

Văn hóa - Thể thao và Du lịch

2.1.2 Thị trường khách du lịch của Việt Nam

2.1.2.1 Thị trường trong nước

2.1.2.2 Thị trường quốc tế

a Tình hình khai thác khách du lịch nước ngoài của Du lịch Việt Nam những năm qua

Theo bảng trên đây, tổng số khách quốc tế vào Việt Nam năm 2000 là 2.140.100 lượt khách năm 2001 tăng lên 8,88 %, năm 2002 tăng lên so với 2000 là 22,8%, với 2001 là 12,79% Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng chậm so với khu vực Có một số nguyên nhân như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 - 1998, sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, chiến tranh tại I rắc Năm

2003, do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS và dịch cúm gia cầm ở các nước châu Á và Việt Nam nên lượng khách du lịch đến Việt Nam có giảm đi Đặc biệt, là các tháng đầu năm 2003 Tuy nhiên, nhờ các biện pháp phòng chống và xử lý kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và các Bộ ban ngành ngăn chặn sự lây lan bệnh dịch, tích cực tuyên truyền quảng bá Việt Nam - điểm đến an toàn và thân thiện, nên lượng khách thời gian sau có chiều hướng gia tăng Năm 2004, Việt nam đã đón được 2.927.876 lượt khách quốc tế và tháng 11/2005 chúng ta đã đón người khách thứ 3 triệu sớm hơn so với dự kiến [15, tr 9]

b Thị trường khách quốc tế theo vực

Với các khu vực, thị trường khác nhau, lượng khách quốc tế đến Việt nam hoàn toàn khác nhau Chiếm tỷ lệ lớn nhất là khu vực Đông Bắc Á là 44,67% năm 2006, tiếp đến là EU và ASEAN

+ Thị trường các nước khu vực Châu Á

- Thị trường khu vực ASEAN

Tuy nhiên, trong năm qua lượng khách từ thị trường ASEAN tăng trưởng nhanh trong năm gần đây Thị trường ASEAN chiếm khoảng 11% đến 16 % so với lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ nhất là khách du lịch Thái Lan, năm 2005 tăng 62,4% so với năm 2004, tiếp đến là Singapore (61%) và Malaysia (44,6%) Thị trường ASEAN tăng mạnh có sự đóng góp của nhiều yếu tố trong đó có sự thông thoáng trong thủ tục cấp visa cho khách đi trong ASEAN

Nhưng trong tương lai, ASEAN sẽ là một thị trường tiềm năng lớn của Du lịch Việt Nam Thị trường này sẽ được quan tâm khai thác thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành

Du lịch

Trang 8

(Nguồn : Tổng cục Du lịch)

Biểu đồ 2.3 Lượng khách du lịch ASEAN đến Việt Nam từ năm 2004 đến 2006

Bảng 2.4 Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam theo thị trường Đơn vị tính: lượt khách, % Thị trường 2004 2005 2006

Slượng Tỷ lệ Slượng Tỷ lệ Slượng Tỷ lệ

Malaysia 55.717 19,0 80.579 15,0 105.558 18,0

Singapore 50.942 15,0 82.035 15,0 104.947 18,0

Thái Lan 53.682 16,0 87.180 16,0 123.804 22,0

Các thị

trường

khác

121.276 37,0 243.783 44,0 188.591 33,0

Tổng số

khách

330.410 100,0 548.478 100,0 571.566 100,0

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000

Kh¸ch quèc tÕ Kh¸ch ASEAN

Trang 9

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG ASEAN

2.2.1 Đặc điểm chung thị trường khách du lịch từ các nước ASEAN

2.2.1.1 Sơ lược về khu vực ASEAN

Bao gồm Việt Nam, Lào, Capuchia, Thái lan và Myanmar, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Đông Timor Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược cả kinh tế lẫn quân sự Ngày 08/08/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN Sự ra đời ASEAN nhằm liên kết các nước trong khu vực để đối phó với những thách thức về kinh tế, chính trị và xác định mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực kinh tế, văn hóa, xã hội Tháng 7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã có ý nghĩa lớn với Việt Nam và các nước trong khu vực

2.2.2.2 Một số thị trường tiềm năng khu vực ASEAN đến Việt Nam

a Thị trường khách du lịch Indonesia

Năm 2006, khách Indonesia đến Việt Nam tăng nhanh, theo bảng 2.4 là 21.315 lượt khách chiếm khoảng 0,4% trong tổng số khách du lịch ASEAN Do đó Việt Nam cần tập trung khai thác có hiệu quả thị trường khách Indonesia Số liệu phân tích so sánh lượng khách Indonesia đến Việt Nam với các thị trường khác tại bảng 2.9

b Thị trường khách du lịch Malaysia

Năm gần đây, lượng khách Malaysia đến Việt Nam tăng nhanh Năm 2005, tăng 44,6 % so với năm 2004 Đây là thị trường lớn, khách du lịch có mức chi trả lớn, Việt Nam cần có chiến lược để xúc tiến quảng bá thu hút khách tại thị trường này Số liệu phân tích so sánh lượng khách Malaysia đến Việt Nam so với các thị trường khác tại bảng 2.10

c Thị trường khách du lịch Philippines

Lượng khách Philippines đến Việt Nam không nhiều, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng chậm Theo thống kê, năm 2006 lượng khách Philippines đến Việt Nam là 27.355 người chiếm khoảng 5% so với lượng khách ASEAN đến Việt Nam Nhưng đây là thị trường tiền năng cần tập trung khai thác Để trong giai đoạn tới lượng khách Philippines tăng mạnh

e Thị trường khách du lịch Singapore

Lượng khách Singapore đến Việt Nam tăng mạnh trong năm gần đây Năm 2005 tăng 61%

so với năm 2004 Đồng thời đây là loại khách có mức chi trả cao Lợi nhuận thu được từ khách Singapore rất hấp dẫn Một thị trường trẻ, đầy tiềm năng để du lịch Việt Nam khai thác trong những năm tới Số liệu cụ thể phân tích lượng khách Singapore đến Việt Nam so với các thị trường khác bảng 2.11

d Thị trường khách du lịch Thái Lan

Những năm gần đây, khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh Năm

2005 tăng 62,4% so với năm 2004 Đây thực sự là thị trường mà ngành Du lịch cần quan tâm khai thác Số liệu cụ thể phân tích số lượng khách Thái Lan đến Việt Nam so với các thị trường khác bảng 2.12

Trang 10

2.3 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI VÀ ASEAN

2.3.1 Hệ thống chính sách, văn bản pháp lý và cơ quan quản lý hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam

Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến quảng bá trước đây là Cục Xúc tiến, trực thuộc Tổng

cục du lịch

2.3.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá của ngành Du lịch Việt Nam

2.3.2.1 Báo chí, phát thanh, truyền hình

Trên Đài truyền hình Trung ương, trên các bài báo viết có lượng phát hành lớn

2.3.2.2 Tài liệu thông tin du lịch và biểu ngữ

Sách giới thiệu du lịch, tờ rơi, tờ gấp, biểu tượng du lịch, khẩu hiệu, đĩa CD, video, internet, trung tâm thông tin du lịch

2.2.3.3 Tổ chức các sự kiện xúc tiến trong nước và ngoài nước

Tổ chức các sự kiện trong nước, tổ chức các sự kiện ở ngoài nước Số liệu cụ thể phân tích

bảng 2.14

2.2.3.4 Tổ chức các Fam trip, Press trip

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.1 Biểu trưng của chương trình hàng động quốc gia về du lịch 2000 - 2001

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.2 Biểu trưng của chương trình hành động quốc gia về du lịch 2005 - 2010

2.3.3 Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá hướng tới thị trường ASEAN

2.3.3.1 Thực trạng hoạt động xúc tiến quảng bá vào thị trường ASEAN của ngành Du lịch

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.M. Morrison, (Tổng cục Du lịch - biên dịch) (2005), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn
Tác giả: A.M. Morrison, (Tổng cục Du lịch - biên dịch)
Năm: 2005
2. D.L.FOSTER, (M.A Phạm Khắc Thông, BA. Trần Đình Hải - biên dịch) (2001), Công nghệ du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ du lịch
Tác giả: D.L.FOSTER, (M.A Phạm Khắc Thông, BA. Trần Đình Hải - biên dịch)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
4. PGS-PTS Trần Minh Đạo (2005), Giáo trình Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing
Tác giả: PGS-PTS Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Lao động - xã hội
Năm: 2004
7. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá Du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng điểm thuộc liên minh châu Âu ( EU), Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh quảng bá Du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng điểm thuộc liên minh châu Âu ( EU)
Tác giả: Hoàng Văn Hoàn
Năm: 2004
9. PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiên cứu Marketing
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
10. TS. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1998
12. TS. Vũ Phương Thảo (2005), Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing quốc tế
Tác giả: TS. Vũ Phương Thảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
13. TS. Vũ Phương Thảo (2005) , Giáo trình nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý Marketing
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Tổng cục Du lịch (2005), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXB Chính trị quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch
Tác giả: Tổng cục Du lịch
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà nội
Năm: 2005
20. Tổng cục Du lịch (2006), Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch
Tác giả: Tổng cục Du lịch
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà nội
Năm: 2006
21. Lê Anh Tuấn (1999), Một nghiên cứu về hoạt động xúc tiến quảng bá của Việt Nam hướng tới thị trường Nhật Bản - So sánh với Thái Lan và Malaysia, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc thường niên của Viện nghiên cứu Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một nghiên cứu về hoạt động xúc tiến quảng bá của Việt Nam hướng tới thị trường Nhật Bản - So sánh với Thái Lan và Malaysia
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 1999
22. Lê Anh Tuấn (2004), Du lịch nhận khách và công tác xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế của Thái Lan, Tạp chí nghiên cứu sau đại học của Khoa du lịch Trường Đại học Rikyo, Tôkyô, Nhật bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch nhận khách và công tác xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế của Thái Lan
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 2004
23. Nguyên Anh Tuấn (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Khoa kinh tế, Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyên Anh Tuấn
Năm: 2006
25. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2000), Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác của du lịch Việt Nam.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác của du lịch Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Năm: 2000
27. Michael M. Coltman (2006), Tourism marketing, Van nostrand reinhold Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism marketing
Tác giả: Michael M. Coltman
Năm: 2006
11. Ths. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2000), Marketing Du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Khác
14. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 - 2005 Khác
15. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Du lịch Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4. Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam theo thị trường                                                   Đơn vị tính: lượt khách, % - Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch việt nam ở khu vực ASEAN
Bảng 2.4. Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam theo thị trường Đơn vị tính: lượt khách, % (Trang 8)
Hình 2.1. Biểu trưng của chương trình hàng động quốc gia về du lịch 2000 - 2001 - Hoạt động xúc tiến của ngành du lịch việt nam ở khu vực ASEAN
Hình 2.1. Biểu trưng của chương trình hàng động quốc gia về du lịch 2000 - 2001 (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w