1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở việt nam nghiên cứu trường hợp nghệ an

23 280 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 351,1 KB

Nội dung

1 Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Nghệ An Trần Thị Thủy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Du lịch học Ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đức Thanh Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch. Trình bày nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch: Xác định mục tiêu xúc tiến; Xác định công chúng mục tiêu; Thiết kế thông điệp; Lựa chọn công cụ xúc tiến; Xây dựng ngân sách xúc tiến; Đánh giá hiệu quả xúc tiến. Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Nghệ An. Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp tỉnh Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Keywords. Hoạt động xúc tiến du lịch; Điểm đến du lịch; Du lịch; Nghệ An Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia. Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nên trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những định hướng, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Đối với sản phẩm du lịch, việc xúc tiến quảng bá càng cần thiết hơn nữa. Những đặc điểm của xúc tiến du lịch Nghệ An cũng tương đồng với nhiều tỉnh thành Việt Nam. Do vậy Nghệ An có thể trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình của hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam. 2 Từ những lý do cơ bản trên có thể thấy việc nghiên cứu “Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An” là việc làm cấp thiết. Nó nhằm đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An nói riêng và của các tỉnh, thành phố nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nhằm các mục đích sau: - Góp phần định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cho các tỉnh thành nói chung Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của du lịch Nghệ An. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch. - Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Nghệ An. - Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp tỉnhViệt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam - Các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Nghệ An 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến do các Cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An thực hiện. - Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liện quan được sử dụng từ năm 2005 đến 2010, giải pháp đến năm 2020. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: mô tả, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp thực địa. 5. Lược sử vấn đề nghiên cứu Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về marketing du lịch còn xúc tiến du lịch vẫn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách là một chiến lược của marketing. Các công trình trên cũng chưa nghiên cứu vấn đề điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh, thành phố một cách toàn diện và hệ thống. Các công trình tiếp cận vấn đề xúc tiển điểm đến các khía cạnh khác nhau và chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện và hệ thống. Đặc biệt những nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An vẫn còn rất sơ khai. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về xúc tiến điểm đến Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến tỉnh Nghệ An Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung 4 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN 1.1. Khái niệm, vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Điểm đến Theo nghĩa hẹp: Điểm đến có thể là một tập hợp, bất cứ gì dễ nhận ra như công trình xây dựng, đài tưởng niệm, công trình kiến trúc… Theo nghĩa rộng: Điểm đến có thể là một thực thể văn hóa xã hội, nó có thể là văn hóa, lịch sử. Điểm đến có thể bao gồm nhiều điểm đến nhỏ hơn và có mối liên hệ với nhau về mặt nào đó. 1.1.1.2. Điểm đến du lịch Từ các cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu khái niệm điểm đến du lịch được tóm tắt nhưng đầy đủ tại định nghĩa của UNWTO: “Một điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” [42, tr.12]. 1.1.1.3. Xúc tiến điểm đến du lịch Xúc tiến du lịch hay xúc tiến điểm đến du lịch không phải là một hoạt động mang tính nội bộ riêng lẻ, mà là sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nên sản phẩm điểm đến du lịch vì mục tiêu chung đã đặt ra. Và các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch chính là một hệ thống các quyết định liên quan đến mục tiêu, người nhận tin, ngân sách xúc tiến nhằm phát triển và duy trì hiệu quả một hỗn hợp công cụ truyền thông trên cơ sở nguồn lực của các tổ chức, để thu hút một cách cạnh tranh các khách hàng hiện tại và tiềm năng tới điểm đến, đạt được các mục tiêu xúc tiến và các mục tiêu chung của tổ chức. 1.1.2. Vai trò, lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch 1.1.2.1. Vai trò của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Thứ nhất, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch nhằm tuyên truyền, quảng bá Thứ hai, nâng cao nhận thức của người dân 5 Thứ ba, xây dựng hình ảnh tích cực về điểm đến Thứ tư, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch được xác định như một sắp xếp toàn bộ các nỗ lực chủ động sáng tạo của điểm đến Thứ năm, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cung cấp các thông tin thị trường 1.1.2.2. Lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch * Đối với chính điểm đến du lịch và các nhà cung ứng * Đối với cộng đồng dân cư địa phương * Đối với khách du lịch 1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch 1.2.1. Phát hiện công chúng mục tiêu Công chúng có thể là những khách hàng tiềm ẩn đối với các sản phẩm du lịch, khách hàng hiện tại, những người thuộc nhóm ảnh hưởng (reference group) hay những người có khả năng quyết định. Công chúng cũng có thể là những cá nhân, nhóm, một giới công chúng cụ thể hay công chúng nói chung. Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc sẽ thông tin những gì, thông tin như thế nào, đâu, khi nào và cho ai. 1.2.2. Xác định mục tiêu xúc tiến Để thực hiện mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch cần xác định rõ ràng mục tiêu xúc tiến cần đạt được. Mục tiêu này là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức du lịch. Xác định mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch là điều rất quan trọng, mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch có thể phân thành ba nhóm cụ thể như sau: - Nhóm mục tiêu thông báo - Nhóm mục tiêu thuyết - Nhóm mục tiêu nhắc nhở 1.2.3. Thiết kế thông điệp Việc thiết kế thông điệp đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề như sau: - Nội dung thông điệp - Cấu trúc của thông điệp - Hình thức thông điệp 6 - Nguồn thông điệp 1.2.4. Lựa chọn hệ thống các công cụ xúc tiến 1.2.4.1. Quảng cáo (Advertising) Quảng cáo là các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, mà doanh nghiệp phải trả tiền, nhằm mục đích thu hút khách hàng để đạt tới mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận. Phương tiện quảng cáo bao gồm: Báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời, internet. Ngoài ra có thể sử dụng Catalogue, thư, Brochure, triển lãm, hội chợ, truyền miệng Các hình thức quảng cáo phổ biến * Quảng cáo trên ấn phẩm * Quảng cáo trên truyền thanh và truyền hình * Quảng cáo ngoài trời 1.2.4.2. Quan hệ công chúng (PR – Public relation) Quan hệ công chúng thường được gọi tắt là PR, là quan hệ của đơn vị xúc tiến với cộng đồng (khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, nhân viên, chính quyền, các tổ chức xã hội ) thông qua các chương trình khác nhau được thiết kế với mục đích tạo ra nhận thức có lợi cho công chúng, nhằm tạo lập hình ảnh tốt về sản phẩm, đề cao hay bảo vệ hình ảnh ấy, xử lý hoặc chặn đứng các sự kiện hoặc tin đồn bất lợi. Có hai nhóm đối tượng chính của hoạt động PR điểm đến có thể là quan hệ công chúng đối nội và quan hệ công chúng đối ngoại. Các hình thức phổ biến bao gồm : Tin tức báo chí (press release), họp báo (press conferences), chuyên mục (exclusives), phỏng vấn (interviews); Báo cáo hàng năm, tạp chí doanh nghiệp; Hoạt động cộng đồng: đóng góp từ thiện, tài trợ, sự kiện đặc biệt; Vận động hành lang; Mạng internet. 1.2.4.3. Marketing trực tiếp (Direct Marketing) Marketing trực tiếp bao gồm toàn bộ những hoạt động và nỗ lực trực tiếp của đơn vị xúc tiến du lịch đối với công chúng mục tiêu, thông qua việc sử dụng một hoặc nhiều phương tiện liên lạc, nhằm thông tin về sản phẩm và yêu cầu hiện có và tương lai cung cấp những phản ứng đáp lại. 7 Mục đích lớn nhất của Marketing trực tiếp là tìm kiếm một phản ứng đáp lại trực tiếp của khách hàng. Các hình thức phổ biến: Thư gửi trực tiếp, thư đặt hàng, catalog qua bưu điện; Chào hàng và mua hàng qua điện thoại, qua internet; Quảng cáo và yêu cầu phản ứng trực tiếp. 1.2.4.4. Xúc tiến bán (kích thích tiêu thụ) Để thực hiện hoạt động xúc tiến bán có hiệu quả, tùy thuộc vào đặc điểm thị trường, lợi thế về sản phẩm, dịch vụ cũng như khả năng đáp ứng của điểm đến để có thể lựa chọn chiến lược đẩy (push) hoặc chiến lược kéo (pull) cho từng thị trường mục tiêu. Các công cụ xúc tiến bán có thể sử dụng để thúc đẩy khách du lịch hiện tại và tiềm năng quyết định điểm đến tham quan du lịch, bao gồm: giá cả hợp lý, giảm giá hay tặng quà, tặng thêm sản phẩm, tăng thêm dịch vụ, những cuộc thi và những phần thưởng - Chương trình khuyến mãi, giảm giá - Quà tặng Những cuộc thi và phần thưởng 1.2.4.5. Mạng internet/truyền thông tích hợp (The internet/ Interactive media) Tiếp thị trên internet hay tiếp thị số là việc sử dụng mạng internet kết hợp với các phương tiện truyền thông tích hợp và tương tác khác nhằm tiếp thị quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay điểm đến du lịch tới công chúng và khách hàng mục tiêu. 1.2.5. Xây dựng ngân sách xúc tiến Để xây dựng được nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch, người làm xúc tiến cần phải xem xét các phương pháp sau: - Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán - Phương pháp cạnh tranh - Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ 1.2.6. Đánh giá kết quả xúc tiến Đánh giá kết quả xúc tiến là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý du lịch địa phương. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một chương trình xúc tiến là tác động của nó đến công chúng hay thị trường khách mục tiêu, so sánh kết quả và mục tiêu 8 ban đầu đề ra, điều tra mức độ nhận biết, cảm nhận, những chi tiết họ nhớ về chương trình quảng cáo, giới thiệu điểm đến. Có thể tiến hành lượng hóa bằng cách cho điểm các tiêu chí cụ thể để 1.3. Một vài đặc điểm về cấp tỉnh Việt Nam có ý nghĩa đối với việc xúc tiến điểm đến Trong số ba cấp của chính quyền địa phương, cấp tỉnhcấp cao nhất, cấp tỉnh vừa có tính độc lập vừa mang tính phụ thuộc. Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến tại một địa phương (tỉnh, thành phố) là nghiên cứu việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch do Cơ quan quản lý du lịch địa phương trực tiếp tổ chức hoặc giao cho một đơn vị, phòng ban chuyên môn trực thuộc thực hiện. Hoạt động xúc tiến điểm đến tại các địa phương, tỉnh, thành phố của nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do các Sở Du lịch, hay Thương mại và Du lịch, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đề cập tới cơ sở lý luận của điểm đến, điểm đến du lịch, khái niệm và nội dung hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch và các cấp độ xúc tiến điểm đến du lịch. Cơ sở lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch là cơ sở quan trọng để xác định, lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chương trình, hoạt động xúc tiến điểm đến của một địa phương, đồng thời cũng được sử dụng để tìm hiểu thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006 – 2010 chương 2. 9 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát chung về điểm đến du lịch Nghệ An 2.1.1. Tài nguyên du lịch 2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2. Kết quả phát triển du lịch Nghệ An - Về tổng số lượt khách du lịch: Thời kỳ 2006 - 2009 tổng số lượt khách tiếp tục tăng nhanh, bình quân đạt 14,2%/năm. Trong đó khách quốc tế đón được 95.000 lượt, đạt 63,3% so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 150.000 lượt. Năm 2010, tổng lượng khách đến Nghệ An ước đạt 2.740.000 lượt, bằng 115.3% so với năm 2009, đạt 103,4% kế hoạch; trong đó khách quốc tế đạt 97.000 lượt, bằng 120% so với năm 2009. - Về doanh thu du lịch: Trong 4 năm 2006 - 2009 doanh thu dịch vụ du lịch tăng trưởng bình quân 22,4%/năm. Năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.003 tỷ đồng, bằng 129% so với năm 2009 và đạt 111.4% kế hoạch được giao trong đó doanh thu khách quốc tế là 12.000 triệu USD/ năm (chỉ tiêu 900 tỷ đồng). - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch + Cơ sở lưu trú: + Cơ sở vui chơi giải trí: Một số hạn chế : Tỷ trọng khách quốc tế đến Nghệ An còn khá thấp (15- 20%), loại hình sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, tính cạnh tranh thấp, thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm động lực thúc đẩu du lịch vùng và cả nước. Công tác đầu tư mới chỉ chú ý đến du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển với các sản phẩm nghèo nàn, không hấp dẫn, mang tính thời vụ cao trong khi sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm, làng nghề, nông thôn chưa phát triển. Quy hoạch du lịch chưa kịp thời, một số vùng chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng nhìn chung còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao, các công ty lữ hành chưa mạnh. 10 Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ còn thiếu và yếu cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền quảng bá có bước phát triển khá song chưa vươn ra được thị trường quốc tế, nội dung còn đơn điệu, kinh phí đầu tư cho công ty quảng cáo chư nhiều, các doanh nghiệp chưa tham gia tích cực vào hoạt động xúc tiến mà còn ỷ lại, ngòi chờ đầu tư từ ngân sách. 2.2. Phát hiện công chúng mục tiêu - Khách du lịch thương mại, công vụ - Khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng - Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương - Khách du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển - Khách du lịch sinh thái - Khách du lịch cuối tuần - Khách du lịch đi tour trên tuyến Bắc – Nam Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, thị trường truyền thống là ASEAN, Tây Âu, Đông Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. 2.3. Xác định mục tiêu xúc tiến - Mục tiêu chung của hoạt động xúc tiến điểm đến - Mục tiêu cụ thể của hoạt động xúc tiến điểm đến 2.4. Thiết kế thông điệp Cho đến nay, ngành du lịch Nghệ An sử dụng logo và slogan của du lịch Việt Nam như (Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn. Biểu tượng dòng chữ Việt Nam, màu đỏ, chữ i được cách điệu thành búp hoa sen) trên các ấn phẩm quảng cáo, băng rôn, banner, pano trong các hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện nay, Nghệ An đang triển khai nghiên cứu xây dựng tiêu đề du lịch riêng của tỉnh. 2.5. Thực trạng sử dụng các công cụ xúc tiến 2.5.1. Quảng cáo - Quảng cáo trên ấn phẩm [...]... trạng hoạt động xúc tiến cùng với những mặt đạt được, những hạn chế, những mặt còn tồn tại và những nguyên nhân chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị chương 3 14 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NGHỆ AN NÓI RIÊNG VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN CẤP TỈNH VIỆT NAM NÓI CHUNG 3.1 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến. .. lượng nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh 3.2.3 Tạo nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh 3.2.4 Đa dạng hóa hình thức, nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến điểm đến 3.2.5 Một số định hướng cụ thể 3.2.5.1 Xác định cụ thể người nhận tin mục tiê 3.2.5.2 Xác định cụ thể mục tiêu xúc tiến điểm đến 3.2.5.3 Thiết kế thông điệp xúc tiến điểm đến 3.2.2.4 Lựa chọn... thiếu Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến du lịch, các nhà quản lý du lịch của Nghệ An đã quan tâm hơn tới hoạt động xúc tiến du lịch Trong thời gian vừa qua, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ Để công tác xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An thực sự phát triển sâu rộng và vươn tới các thị trường du lịch trong khu vực và... tích hợp thì hình thức quảng cáo trên internet được cơ quan xúc tiến của tỉnh sử dụng rộng rãi nhất 2.6 Ngân sách xúc tiến Nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Nghệ An hàng năm là khoảng gần 400 triệu đồng, phân bổ không đồng đều cho các hoạt động xúc tiến du lịch và còn rất nhỏ bé so yêu cầu thực tế 2.7 Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An 2.7.1... ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa Nghệ An trở thành điểm đến hấp dẫn, tạo nên hình ảnh, thương hiệu du lịch Nghệ An đủ sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch trên thị trường du lịch trong và ngoài nước Đề tài nghiên cứu của luận văn đã hệ thống được một số cơ sở lý luận cho công tác xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng Trên cơ sở phân tích thực trạng,... gia của các doanh nghiệp 1.1.6 Các giải pháp khác 1.1.6.1 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 1.1.6.2 Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 1.1.6.3 Nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch 16 3.2 Một số định hướng nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam 3.2.1 Khái quát về hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam 3.2.2 Nâng... khách (doanh thu) sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi chi phí khác nhau cho các công cụ xúc tiến Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở những phân tích về thực trạng hoạt động xúc tiến trong chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An nói riêng và các định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam nói... mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp đặc thù đối với hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Nghệ An Qua đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS Trần Đức Thanh đã tận tình hướng dẫn về phương pháp khoa học và nội dung của đề tài Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Du lịch học, các Thầy, Cô trong và ngoài trường. .. trong tỉnh - Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An trên đài, báo, truyền hình trong nước đã thực hiện khá tốt và đều đặn 2.7.2 Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những lợi thế, những điểm mạnh và kết quả đạt được trên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An cũng còn nhiều hạn chế và bất cập lớn cần sớm có giải pháp khắc phục và điều chỉnh để tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến điểm đến. .. tích hợp 1.1.4 Tạo nguồn kinh phí xúc tiến Công tác xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải lập kế hoạch cho các hoạt động, chương trình xúc tiến trước thời điểm diễn ra sự kiện ít nhất từ 01 đến 02 năm Do đó cần có các chính sách cụ thể nhằm tạo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến du lịch của tỉnh, đồng thời cần có cơ chế cấp, sử dụng nguồn tài chính hợp lý cho công tác xúc tiến du lịch tỉnh Nghệ An

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w