Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở việt nam nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an

116 492 1
Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở việt nam  nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 1 3 MỤC LỤC 1 1 3 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSLT Cơ sở lưu trú DLNA Du lịch Nghệ An NK Ngày khách NĐ Nội địa QT Quốc tế HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân TTXTDL Trung tâm xúc tiến du lịch Sở VHTT & DL Sở Văn hóa, thể thao và du lịch 2 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 1 1 MỤC LỤC 1 3 1 MỤC LỤC 1 1 3 1 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia. Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nên trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những định hướng, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, với sự chi phối mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh thì tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều đều cần phải xúc tiến. Đối với sản phẩm du lịch, việc xúc tiến quảng bá càng cần thiết hơn nữa vì những lý do: Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén về giá cả và biến động theo tình hình kinh tế tổng quát, lượng cầu của sản phẩm mang tính thời vụ rõ nét. Khách hàng mua sản phẩm du lịch thường không trung thành đối với nhãn hiệu, mức độ cạnh tranh rất cao vì sản phẩm du lịch dễ bị bắt chước và dễ dàng thay thế. Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn có tính vô hình, sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên xúc tiến đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao năng lực trong quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy, vấn đề xúc tiến du lịch là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến tại một địa phương (tỉnh, thành phố) là nghiên cứu việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch do Cơ quan quản lý du lịch địa phương trực tiếp tổ chức hoặc giao cho một đơn vị, phòng ban chuyên môn trực thuộc thực hiện. Hoạt động xúc tiến điểm đến tại các địa phương, tỉnh, thành phố của nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do các Sở Du lịch, hay Thương mại 4 và Du lịch, nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh chịu sự chỉ đạo của Trung ương. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện đặc thù riêng về tài nguyên, các tỉnh, thành phố tổ chức và triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch của địa phương theo từng giai đoạn thông qua cơ quan chuyên môn. Với vai trò đầu mối chính, Tổ chức du lịch địa phương chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá về điểm đến. Vai trò chủ đạo này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của một chiến lược hay chương trình xúc tiến điểm đến du lịch địa phương. Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, đồng thời du lịch Nghệ An luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo tỉnh. Tháng 4/2004, Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An được thành lập với chức năng nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước thông qua các hoạt động, sự kiện về du lịch. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển du lịch của tỉnh. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác xúc tiến vẫn chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế, nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu, kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến Những đặc điểm vừa nêu của xúc tiến du lịch Nghệ An cũng tương đồng với nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Do vậy Nghệ An có thể trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình của hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ những lý do cơ bản trên có thể thấy việc nghiên cứu “Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An” là việc làm cấp thiết. Nó nhằm đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường 5 hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An nói riêng và của các tỉnh, thành phố nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả nhằm các mục đích sau: - Góp phần định hướng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cho các tỉnh thành nói chung ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của du lịch Nghệ An. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xúc tiến điểm đến du lịch. - Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Nghệ An. - Đề xuất các nhóm giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xúc tiến và tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam - Các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Nghệ An * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến do các Cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An thực hiện. - Về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2005 đến 2010, giải pháp đến năm 2020. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản về hoạt động du lịch của Nghệ An từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Cục Thống kê tỉnh về du lịch Nghệ An, đặc biệt là thông tin liên quan đến xúc tiến quảng bá du lịch. Các thông tin này chủ yếu được thu thập chủ yếu từ năm 2006 đến 2010, phục vụ cho công tác phân tích, trích dẫn tại chương 2. Ngoài ra, các dữ liêu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như sách, giáo trình trong nước và nước ngoài, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, các thông tin trên mạng internet. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Luận văn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, chuyên gia du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các hướng dẫn viên du lịch, các cơ quan quản lý khu, điểm du lịch tại địa phương. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi, chung nhất. Rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Nghệ An. Phương pháp này nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu. 7 - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: mô tả, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp thực địa. 5. Lược sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu, chuyên khảo đề cập đến điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch nói chung, tỉnh thành phố nói riêng. Tiêu biểu như Ronald A. & Elizabeth J. (1984) Marketing your city”, Ernie H. & Geofrey W.(1992) “Marketing Tourism Destination”, Davidson R. and Maitland R. (1997), “Tourism destination”, Morgan, Nigel (1998), “Tourism promotion & Power: Creating images. Creating identities’’, , Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “Marketing for hospitality and Tourism”. Lawton và Weaver (2005)“Tourism management”, Steven Pike (2008) “Destination Marketing”, Simon Hudson (2008) “Tourism and Hospitality Marketing”. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Hoàng Lê Minh (2008) “Tiếp thị trong kinh doanh du lịch”, Nguyễn Văn Dung (2009) “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”, Trần Ngọc Nam - Hoàng Anh (2009) “Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch & Quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn”. Các nghiên cứu về marketing nói chung và xúc tiến nói riêng xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về marketing du lịch còn xúc tiến du lịch vẫn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách là một chiến lược của marketing. Các công trình trên cũng chưa 8 nghiên cứu vấn đề điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh, thành phố một cách toàn diện và hệ thống. Vấn đề xúc tiến du lịch cũng đã được nghiên cứu qua các luận văn thạc sỹ như: Nguyễn Thu Thủy (2007), “Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm đến Hà Nội”, Ngô Minh Châu (2009), “Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc”, Lê Tuấn Minh (2009), “Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá của hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005 đến nay)”, Bùi Văn Mạnh (2011), “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 – 2009”, Lê Thành Công (2011), “Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc – Thực trạng và giải pháp”, Đinh Trà Nhi (2011), “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”. Các luận văn này đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các luận văn đã cho thấy cần nghiên cứu kỹ phần cơ sở lý luận để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tại các điểm đến. Ngoài ra, đã có nhiều các bài báo, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến như: Bài viết của tác giả Thái Bình “Du lịch Việt Nam qua con mắt nhà báo nước ngoài và vấn đề quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004, Nguyễn Tuấn Anh, “Xây dựng và quãng bá du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 36/2008, Trịnh Xuân Dũng “Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2009 , Nguyễn Tuấn Anh, “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2010, Vụ Thị trường – Tổng cục Du lịch (2010), “Liên kết xúc tiến du lịch cho các tỉnh Bắc Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo liên 9 kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010, Trần Nguyên Trực – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khonkean Thái Lan, “Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại Lào và Thái Lan thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao”, Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010. Tuy nhiên các công trình tiếp cận vấn đề xúc tiến điểm đến ở các khía cạnh khác nhau và chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện và hệ thống. Đặc biệt những nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến ở Nghệ An vẫn còn rất sơ khai. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về xúc tiến điểm đến Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến ở tỉnh Nghệ An Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. 10 [...]... tưởng của điểm đến du lịch Thứ năm, hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cung cấp các thông tin thị trường, là cầu nối giúp các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nghiên cứu thị trường và tìm kiếm người tiêu dùng (khách du lịch) phù hợp 1.1.2.2 Lợi ích của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch * Đối với chính điểm đến du lịch và các nhà cung ứng Hoạt động xúc tiến có thể quảng bá được hình ảnh của một điểm đến. .. Theo quan điểm gần đây, điểm đến còn xem xét tới sự tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường: Điểm đến là vùng mà con người lựa chọn để sử dụng kỳ nghỉ và có tác động do hoạt động của họ” Các vùng điểm đến phong phú đa dạng: Bãi biển, thành phố, phong cảnh đẹp…, sự lựa chọn điểm đến phụ thuộc động cơ và sở thích cá nhân, hoạt động marketing có thể làm thay đổi sự lựa chọn Sự tác động của hoạt động. .. mục tiêu xúc tiến Mục tiêu xúc tiến điểm đến du lịch chỉ dẫn xem điều gì mà điểm đến du lịch sẽ mong muốn từ đó đề ra chiến lược xúc tiến điểm đến, là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức du lịch Mục tiêu xúc tiến điểm đến được xây dựng trên cơ sở kế hoạch marketing của điểm đến du lịch và không tách rời với các mục tiêu marketing Mục tiêu xúc tiến 19 điểm đến du lịch... Ngày nay, hoạt động xúc tiến du lịch đã trở nên phổ biến và có sức thuyết phục lớn đối với khách du lịch Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch có tác dụng định hướng sở thích và hình thành thị hiếu và hành vi tiêu dùng của du khách Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch góp phần nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm du lịch Bởi vì thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp du lịch phấn đấu đưa ra thị trường những... phương Xúc tiến điểm đến du lịch thuộc marketing điểm đến du lịch do tổ chức du lịch quốc gia chủ trì thực hiện và có sự phối hợp tham gia của các tổ chức liên quan, được quan niệm như sau: Xúc tiến điểm đến du lịch được xác định là sự kết hợp chủ động các nỗ lực của tổ chức du lịch và tổ chức liên quan, nhằm tạo dụng hình ảnh điểm đến du lịch, thiết lập mối quan hệ thuận lợi giữa điểm đến và các doanh... du lịch với thị trường, đảm bảo thành công việc triển khai các chương trình marketing hỗn hợp đã lựa chọn” [10, tr.17] Như vậy, xúc tiến du lịch hay xúc tiến điểm đến du lịch không phải là một hoạt động mang tính nội bộ riêng lẻ, mà là sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nên sản phẩm điểm đến du lịch vì mục tiêu chung đã đặt ra Và các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch chính... bản: Có thể phân loại điểm đến du lịch là các điểm đến có qui mô lớn, là điểm đến của một vùng, lãnh thổ hay ở cấp độ châu lục như khu vực Châu Á, Châu Âu, Nam Mỹ - Điểm đến vĩ mô cấp độ của một quốc gia như Trung Quốc, Lào, Việt Nam - Điểm đến vĩ mô bao gồm các tỉnh, thành phố, quận, huyện trong lãnh thổ một quốc gia 13 Theo hình thức sở hữu: Có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở hữu tư nhân hay... tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn” [42, tr.12] 1.1.1.3 Xúc tiến điểm đến du lịch Xúc tiến du lịch bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh: “Tourism promotion” và cũng được nhiều người hiểu là tuyên truyền, quảng bá hay chiêu thị du lịch Có nhiều quan niệm về xúc tiến như Xúc tiến nhằm tạo ra sự chú ý, sự tuyên truyền, hay thông tin” Quan niệm khác: Xúc tiến nhằm tăng thêm vị thế cho danh tiếng, nâng... hiệu quả hơn Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của du khách Vì vậy, đòi hỏi hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch phải có đạo đức, trách nhiệm và có sự ràng buộc về mặt pháp lý không được lừa dối du khách như: Đưa các thông tin sai sự thật, cường điệu khoác lác, trái thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc… 1.2 Nội dung của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch... về điểm đến du lịch, biết về những sản phẩm cốt lõi, sản phẩm kết hợp, những đặc trưng của điểm đến du lịch từ đó giúp cho điểm đến du lịch có thể xây dựng được thương hiệu Hoạt động xúc 17 tiến điểm đến du lịch có thể thu hút được các dự án đầu tư khai thác, phát triển tiềm năng của chính điểm đến du lịch Đối với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và đại lý cung ứng sản phẩm du lịch, xúc tiến điểm đến . động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An là việc làm cấp thiết. Nó nhằm đề xuất các giải pháp cơ bản tăng cường 5 hoạt động xúc tiến điểm đến Nghệ An nói. xúc tiến điểm đến du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam - Các hoạt động xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Nghệ An * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến do các. về xúc tiến điểm đến Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến ở tỉnh Nghệ An Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam

Ngày đăng: 22/09/2014, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • Vậy, điểm đến có thể là một quốc gia, một lục địa hay là toàn bộ các quốc gia, toàn bộ các lục địa..., ở khía cạnh hẹp hơn có thể là một làng nghề, khách sạn... Giữa các quan niệm điểm đến du lịch về sự đa dạng rất hẹp và rất rộng khác nhau đã nêu ở trên, sẽ có những quan niệm điểm đến du lịch khác nhau nằm ở trung gian, có thể xác định theo cơ quan quản lý, cách nhìn của khách du lịch, mục đích sử dụng hay của vị trí.

    • * Tiểu kết chương 1

      • 3.2.5.1. Xác định cụ thể người nhận tin mục tiêu

      • 3.2.5.2. Xác định cụ thể mục tiêu xúc tiến điểm đến

      • 3.2.2.3. Thiết kế thông điệp xúc tiến điểm đến

      • 3.2.2.4. Lựa chọn hệ thống các công cụ xúc tiến điểm đến du lịch phù hợp

      • 3.2.2.5. Xây dựng ngân sách cho hoạt động xúc tiến điểm đến

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan